Search

Vô Thường – Bình Đẳng Tánh Trí

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, hạnh phúc thay cho tới bây giờ chúng ta vẫn là những con người có tình bạn sâu sắc, cho phép gặp nhau trong cuộc đời để gợi ý những điều tốt đẹp. Các bạn thân mến, ở đời có những cộng nghiệp chung, cộng nghiệp giữa người này và người kia. Như chư Phật đã từng dạy, Ngài đưa ngón tay trỏ chỉ đến mặt trăng là chúng ta qua ngón tay của Ngài để nhìn thấy trăng, chứ đừng nắm vào ngón tay Ngài mà đu mãi ở trên cao. Các pháp phương tiện của Phật là dắt chúng ta vượt qua đau khổ, và khi đã vượt qua thì phương tiện không cần màng tới. Quan trọng là ta mang theo gì ở trong tâm. Tâm của mỗi người chúng ta luôn biết trân quý và có một cái nhìn thật khiêm tốn, để nhận thức rằng tâm của chúng ta đều bình đẳng, chúng sanh bình đẳng tánh trí.

Chúng ta bình đẳng tánh là tánh thiện, chúng ta bình đẳng trí là trí huệ của Như Lai không có khác biệt. Dù anh là bác sĩ, bác học, dù anh là nông dân nghèo khổ, có thể là kẻ ăn xin trên bờ đường xó chợ. Chúng ta đều bình đẳng tánh và trí tuệ nếu đạt tới. Khi đạt tới rồi đều bình đẳng hết, bởi trong cuộc sống của lục đạo luân hồi, lên voi xuống chó là thường, có thể là chư thiên thành người mà cũng có thể chúng ta lại rớt xuống hầm sâu của tam đồ khổ, của địa ngục ngạ quỷ súc sanh bởi chúng ta không có siêng năng tu tập để thoát luân hồi mà chúng ta chỉ tu để hưởng mà thôi. Bao nhiêu hưởng hết, đến khi gặp chuyện thì nghèo khổ, lăn đùng xuống địa ngục, hoặc là rớt vào cảnh ngạ quỷ đói khổ. Chuyện đó xảy ra thường lắm. Trong những cơn chinh chiến, cơ biến của cuộc đời, bao nhiêu kẻ đang giàu sang phú quý bất chợt thành kẻ ăn xin, bao nhiêu những kẻ hình như là có tất cả nhưng rồi mất tất cả. Trong lịch sử của nhân loại có biết bao nhiêu câu chuyện đã kể, có những con người giàu sang phú quý đỉnh đỉnh một thời, oanh oanh liệt liệt một cõi nhưng có lúc sa chân lỡ bước không còn gì trong tay.

Một câu chuyện kể để cho chúng ta ý thức sâu sắc về cuộc đời, là luôn luôn phải nhớ mình là ai với tâm bao dung, với tâm khiêm tốn. Sống, để đón nhận đối xử trong sự bình đẳng. Kẻ có quyền hôm nay có thể mất quyền chức trong ngày mai. Kẻ không có quyền lực có thể lên ngôi thay thế. Nghèo khổ ngày hôm nay có thể trở thành tỷ phú giàu có. Mà kẻ giàu có, tỷ phú có thể trở thành người ăn xin bên lề đường. Lên voi xuống chó, thay đổi từng giờ từng ngày, ai dám nói ta bền vững mãi với ngôi vị với chức quyền, với tiền tài và với danh vọng của mình đâu. Con sông nào cũng có những khúc quanh của nó, và mỗi một con người đều có lúc phải lên hoặc là xuống, ở những Pháp đó, sanh diệt trong từng sát na. Cuộc sống trong cõi luân hồi, trầm luân này thì tất cả đều là sinh lão bệnh tử, thành trụ hoại diệt chẳng bền vững. Nó vô thường, với sự vô thường như vậy ta nhìn rõ ta sống sẽ an nhiên hơn.

Câu chuyện được kể: Có một đôi vợ chồng của người tiều phu sống bên bờ rừng. Một hôm người vợ lâm bệnh nặng, anh nhà nghèo tiều phu không có nhiều tiền để mua thuốc cho vợ, mà cũng chẳng biết thuốc. Đấy, ngồi mà chờ vợ chết thôi. Nhưng rồi vô tình một hôm, có người gõ cửa vô xin chén nước, anh ta mở cửa mời người kia và tặng cho người này một chén nước, cộng thêm đồ ăn để mà ấm bụng, để mà đỡ khát. Người này uống nước hết khát rồi, ăn vào rồi thấy no nhưng bất chợt nhận ra rằng vợ của anh tiều phu này bị bệnh. Người khát nước này là một vị bác sĩ, anh ta vội vàng kê một toa thuốc bởi biết căn bệnh của người vợ này nếu uống toa thuốc vô sẽ hết bệnh, kê toa xong anh ta cảm ơn chén nước và bữa ăn, anh ta đi – người bác sĩ ra đi. Còn anh tiều phu này loay hoay vơ vét tiền mà cũng chẳng đủ để mua toa thuốc này, anh ta chạy ngược chạy xuôi bên bờ rừng thì bất chợt thấy một vị lữ khách thương gia đi ngang qua.

Anh ta mới nghĩ thôi hãy cố gắng tới mà năn nỉ xin vị thương gia này ít tiền để chữa bệnh cho vợ. Anh ta tới và quỳ lạy ông thương gia, trình thang thuốc và nói rõ hoàn cảnh của mình vợ bệnh sắp chết, có được bác sĩ cho thang thuốc mà không có tiền cho tôi xin ít tiền để chữa bệnh. Thương gia này giàu có cả một phương, thấy anh này mang thang thuốc, nhìn thấy căn nhà ngay ở đó rồi biết vợ đang bệnh sắp chết nên cho anh ta một số tiền để mua thuốc, có thêm một số tiền để ăn uống dưỡng bệnh cho vợ. Người tiều phu này mới cúi xuống lạy và nói thật lòng: Một mai nếu có dịp tôi sẽ đáp lễ và tri ân ông, và tôi luôn nhớ điều này. Số tiền đó tôi sẽ hoàn trả về giúp đỡ ông khi cần.

Người thương gia nhìn người tiều phu nghèo nàn khổ cực thì tỏ ý khinh miệt nghĩ rằng ta là một đại phú, buôn bán đây đó tiền nhiều, đâu mà phải đi nhờ người tiều phu. Có ta cho họ không hết, giúp đỡ họ, vợ chữa bệnh nọ kia, sao ông này lại có những cách suy nghĩ kỳ quái đó. Là ông thương gia nghĩ vậy thôi chứ không nói nhưng gật gù ra đi. Người tiều phu mang tiền bạc đó về mang thuốc cho vợ, vợ được khỏi và trở thành tốt đẹp. Hai vợ chồng sống hạnh phúc lắm, rồi cơ ngơi phát triển, bởi vốn liếng của người thương gia kia trao, thành công giàu có, thuận vợ thuận chồng muôn việc đều suôn sẻ và họ thành công.

Một thời gian thoáng qua, chiến tranh hoảng loạn và ôn dịch kéo tới, người thương gia năm xưa bị tán gia bại sản bởi trộm cắp, giặc giã, và ôn dịch. Gia đình trở thành nghèo nàn và khốn cực không còn chỗ dung thân, mò vào bìa rừng để sống tạm, để lẩn trốn những tên giặc thời đó nổi giận trong chiến tranh và cũng tránh xa vùng ôn dịch. Rồi trong lúc lang thang ở bìa rừng, bất chợt gặp lại lão tiều phu năm xưa xin tiền của mình, thì hỡi ơi tiều phu đó năm nay đã thành công, năm nay đã trở thành đại phú ở một cõi này. Và đúng theo như lời hứa của mình, người tiều phu năm xưa đã rước cả nhà của thương gia kia về nuôi dưỡng, cho tiền, cho ăn, cấp vốn cho tái tạo lại sự nghiệp từ đầu. Đó, người thương gia mới nhìn lại dòng tư tưởng suy nghĩ mình năm xưa, đỉnh đỉnh một cõi, rớt xuống vực sâu được gặp lại cố nhân, và được hỗ trợ trở lại thấy hoan hỉ và hối tiếc cho luồng suy nghĩ sai trái về người tiều phu này năm xưa.

Các bạn thân mến, trong cuộc đời này, đừng khi nào chúng ta vỗ ngực xưng tên. Dù cho bạn là ai, thành công trong cuộc đời. Hãy là người có kiến thức thì chúng ta và mọi người – nói cho rõ theo lời Đức Phật là chúng sanh nữa kìa – đều bình đẳng tánh trí như nhau, và phước báu của mỗi một con người chúng ta là vô thường trong cõi luân hồi này. Không có bền vững đâu, kiến thức của bạn có thể học cả một trăm năm, nhưng một giây phút các bạn bị bệnh thì não bộ cũng phải quên hết, nằm liệt một chỗ, sao có thể ứng dụng được kiến thức đó. Người nông dân bình thường không có kiến thức cũng có thể trong một giây học, hiểu và thành tựu như bạn. Chúng ta nên có sự bình đẳng đối xử với nhau, để đừng khởi nên niệm bất thiện mà thiêu cháy phước báu của chính mình, bởi ngồi trên lưng voi chưa hẳn cứ ngồi hoài ở trên đó. Một khi vận hạn nó tới, ác nghiệp nó trổ quả, chúng ta có thể té từ lưng voi xuống hóa thành loài chó đói chạy rong trong cuộc đời.

Các bạn, lên voi xuống chó là chuyện thường trong cuộc đời. Chẳng nói như vậy để các bạn sợ hãi về một tương lai khi xa cơ lỡ bước, nhưng nói như vậy theo câu chuyện và sự dạy dỗ của Đức Phật, chúng ta luôn quán chiếu sự bình đẳng để tâm niệm luôn thiện, luôn nuôi dưỡng được phước báu của mình. Giây phút nghĩ bất thiện có thể thiêu cháy phước báu. Có thể vị thương gia năm xưa nghĩ sai về người tiêu phu, có những tư tưởng bất thiện mà phước báu bị thiêu cháy, khi ôn dịch tới, gia đình bị tan nát, giặc giã thì cướp hết đồ, hết tiền hết của để trở thành những người ăn xin phải chạy bạt vào trong bìa rừng để sống. Nhưng vẫn còn một chút phước báu gặp lại người tiều phu năm xưa để rồi được hỗ trợ trở lại, để rồi tái tạo cuộc đời, cuộc sống mới đầy đủ hơn.

Chúng ta hãy có một cái nhìn bình đẳng, có một sự tôn trọng lẫn nhau để nuôi dưỡng cái. Tâm trong chánh niệm đối xử một cách bình đẳng để phước báu của chúng ta tồn tại. Và dùng phước báu đó để chuyển hóa thành những phương tiện diệu dụng mang lại hạnh phúc cho ta và hạnh phúc cho đời. Bình đẳng tánh trí rất quan trọng. Có hay không có mỗi người chúng ta đều có tâm suy nghĩ về điều đó, nhưng để thực hành được các bạn phải trở về với hơi thở của chánh niệm và luôn luôn niệm bình đẳng tánh trí. Đó là lời dạy của Thế tôn. Đó là bài thực tập thiền công của Thế tôn dạy. Đi đâu chúng ta cũng có hơi thở, hơi thở luôn luôn đi liền với chúng ta trong suốt cuộc đời, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, ngắn dài chẳng màng. Chỉ cần biết được thở vào thở ra và trong cái thở ra đó quán chiếu bình đẳng tánh trí, nhắc nhở ta mọi loài đều bình đẳng tánh trí.

Hít vào thở ra bình đẳng tánh trí. Hãy nuôi dưỡng trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu bình đẳng tánh trí đó để chúng ta giữ được phước báu mà ứng dụng nó thành phương tiện tuyệt vời nhất để san sẻ với nhau. Phước báu đó sẽ không bị tổn hại đâu. Vị thương gia chỉ khởi lên một niệm nghĩ với người tiêu phu này rất bình thường nhưng mất phước báu đó rồi, để trở thành người ăn xin lầm lủi mon men vào bìa rừng. Còn chút tình cảm của Phước báu năm xưa độ người nên gặp lại người để người trả ơn. Vòng tròn nó tròn như vậy, vòng lên vòng xuống một thời gặp nhau. Lúc trên thì ngạo nghễ để làm chi, để khi xuống dưới van xin cho nhiều.

Ta hãy tới sống với tâm chân thành để luôn luôn bình đẳng nha các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi sự gợi ý của Bảo Thành. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn