Search

Tùy duyên nhưng không tùy tiện

Dạ thưa Thầy, Phật có dạy là: hãy sống tùy duyên. Vậy phải hiểu và áp dụng vào đời sống phàm tục như thế nào để sống cho thật đúng nghĩa của hai từ “tùy duyên”, để có thể sống tùy duyên nhưng không tùy tiện. Xin Thầy khai thị cho chúng đệ tử. Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Ngày nay không phải Phật tử hoặc những người theo Phật giáo mới sử dụng hai chữ “tùy duyên”. Bạn hỏi câu “tuỳ duyên” kèm theo một chữ nữa gọi là “tuỳ tiện”. Hình như tiện đâu cũng nói chữ “tuỳ duyên” mà Bảo Thành cảm thấy rằng chữ “tuỳ duyên” nó như là một cái cớ để cho chúng ta muốn làm gì thì làm, chuyện gì tới thì tới, không sao. Câu hỏi thứ nhất bạn nói “thiền như thế nào”, Bảo Thành nói “tâm được làm chủ là thiền”. Nếu tuỳ duyên để tùy tiện khi sự việc xảy ra muốn sao cũng được thì cái đó tâm chưa được làm chủ, cái tuỳ duyên như vậy tội nghiệp cho Phật bởi ta đã hiểu sai. Kèm theo hai chữ làm chủ nữa thì chúng ta thấy chữ “tuỳ duyên” mới đúng. Tuỳ duyên mà làm chủ cái tâm, phải như vậy nghe các bạn. Chứ đừng tuỳ duyên mà tuỳ tiện muốn làm gì thì làm. Nói như vậy là rõ rồi phải không các bạn. Tuỳ duyên để làm chủ cái tâm chứ đừng tuỳ duyên mà tuỳ tiện muốn làm gì cũng được. Ta đã lạm dụng hai chữ “tùy duyên” để tuỳ tiện muốn sao cũng được. Chứ chẳng tùy duyên nghĩa là tuỳ mọi hoàn cảnh, mọi sự biến động trong đời, làm chủ cái tâm của mình để thoát khổ, để hạnh phúc và an vui. Tùy duyên để làm chủ tâm, người đó sẽ thành tựu được, còn ai tuỳ duyên để tuỳ tiện, muốn làm gì cũng được thường gây ra sự đau khổ và phiền não. Ta cứ cắt xén riết rồi cái gì thôi cũng tuỳ duyên, riết rồi đi tới cái tư tưởng mặc kệ chuyện gì tới thì tới, vẫn biết rằng trong Phật giáo nghiệp quả của chúng ta đã tạo ra, ta phải chấp nhận khi nó trổ. Nhưng Đức Phật đã giác ngộ, Ngài tìm được phương pháp để làm chủ những nghiệp quả ta đã tạo ra và chuyển hoá được chúng. Nếu bạn tuỳ duyên làm chủ cái tâm để làm chủ nghiệp thức nhiều đời ta đã tạo và chuyển hoá chúng thì đó chính là chữ “tuỳ duyên” cao cả. Còn nếu bạn tuỳ duyên để tùy tiện theo nghiệp quá khứ nó dẫn để rồi đổ thừa ôi đó là nhân quả, mắc nợ thì đó là cái cớ để chúng ta thỏa mãn tạo ra nghiệp. Bạn để ý nhiều cái chuyện, ví dụ đơn giản thôi, chúng ta phát nguyện tu thì khi cái nghiệp nó trổ quả, ta phải nghiên cứu để làm chủ cái tâm, không tác động vào cái quả khi nó trổ, thì quả trổ, quả trổ, tâm vẫn được làm chủ, vẫn an vui. Như cái quả độc, ta thấy quả độc mà không ăn thì không có sao, nhưng sờ vào sẽ bị độc. Do vậy, những cái nghiệp khi nó trổ mà ta tuỳ theo cái duyên khi nó trổ để làm chủ cái tâm, nhất định đó là chữ “tuỳ duyên” được hiểu đúng. Còn không, khi chúng ta phát tâm tu, chướng ngại xảy tới, ta bảo thôi duyên nợ rồi, nghiệp quả rồi, phóng tâm tuỳ tiện đi theo thì đó là ta đồng lõa với cái tà kiến. Chữ “tuỳ duyên” phải hiểu bằng chánh kiến, không đồng lõa với tà kiến để tuỳ tiện phóng tâm rượt đuổi.

Bảo Thành tiếp cận với một số các bạn khi xưa xuất gia, thọ giới tỳ kheo rồi nhưng họ lại hoàn y, hoàn tục. Khi tâm sự họ nói duyên nợ, duyên tới rồi, tuỳ duyên trả hết nợ. Nợ là phải trả nhưng bằng cách chuyển hoá, chứ nợ không phải trả để tạo thêm nợ. Duyên nợ tới, tâm được làm chủ sẽ có được phương tiện cao hơn để chuyển hoá. Còn nếu như nói cái chữ thôi duyên nợ, tùy duyên, trả trước rồi tu, thì cái đó ta đã tuỳ tiện để cho nghiệp lực kiếp trước nó làm chủ ta, tâm ta không làm chủ. Cái tuỳ duyên như vậy thường xảy ra ở đời khi ta làm chuyện gì sai ta hay dùng chữ “thôi đó là nghiệp”. Ta đổ thừa cho nghiệp, thôi tùy duyên, ta đổ thừa cho chữ duyên rồi ta tuỳ tiện phóng tâm tạo nghiệp. Câu hỏi thứ nhất trả lời thiền là tâm được làm chủ, kinh Pháp Cú Đức Phật dạy “tâm làm chủ các pháp, tâm làm chủ mọi tạo tác”. Người học Phật là người học để làm chủ cái tâm, cho nên tùy duyên để làm chủ cái tâm thì hiểu đúng, thực hành đúng như vậy, ta sẽ có sự an vui, còn tuỳ duyên hiểu để tuỳ tiện muốn sao cũng được thì ta đã để mặc cho cái nghiệp tiền kiếp nó dẫn, ta chưa được làm chủ, ta sẽ khổ.

Rõ hơn, chữ “tuỳ duyên” để tuỳ tiện là sai, còn chữ “tuỳ duyên” hiểu để mà làm chủ cái tâm là hiểu đúng. Mỗi khi thử thách tới trong cuộc đời, chúng ta hãy cố gắng trở về với chánh niệm hơi thở để tuỳ duyên vào hiện tượng đã xảy ra mà làm chủ cái tâm của mình để diện kiến, nhìn thẳng. Như câu “kiến phiền não thành bồ đề”, nhìn thẳng vào phiền não, làm chủ cái tâm để có được sự an lạc. Đừng nhìn vào sự phiền não để nó thâm nhập, phóng tâm theo, tuỳ tiện mà hành xử, không có chánh tâm, không được làm chủ tâm, ta sẽ khổ. Mô Phật!      

Tham vấn Phật Pháp 17, https://youtu.be/oey87vr9NzM

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn