Search

Thực tập thế nào khi người xung quanh mất?

Càng lớn càng thấy rõ về sự chết của những người xung quanh, biết rằng cha mẹ rồi cũng sẽ ra đi theo luật vô thường. Mặc dù dần thích nghi với những nhân duyên tới lui trong cuộc sống nhưng đối với sự mất mát của một người là điểm tựa trong cuộc đời, con vẫn cảm thấy mình cô đơn, trống trải và buồn đau rất nhiều. Con phải thực tập thế nào để thay đổi tâm của con tích cực hơn? Xin Thầy khai thị! Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Câu hỏi này đúng ra cũng là một bài pháp dài nửa tiếng. Vô thường của sự chết ai cũng dần dần cảm nhận được sâu sắc. Sự ra đi hay là sự chết của những người ta yêu thương sẽ làm cho cuộc đời của chúng ta hụt hẫng, đau khổ và luôn luôn chới với, chẳng còn điểm tựa, nhất là những người ra đi của chúng ta là cha mẹ. Đức Phật dạy,: đời sống vô thường, thân xác này nằm trong quy luật của sinh – lão – bệnh – tử (là chết). Sanh ra bị bệnh, già và chết, hiển nhiên! Nhưng vẫn còn một thứ bất sanh bất diệt đó chính là những cái điều thiện bạn đã làm tạo ra năng lượng thiện pháp, tạm gọi là thần thức. Ở một cái góc độ nào đó, nhìn theo cái nhìn của vật lý, khi cha mẹ của chúng ta mất đi, như Bảo Thành đây (cha đã mất, tháng 8 này là vừa tròn 5 năm, còn mẹ thì tháng 9 này là tròn 30 năm) cũng trải qua biết bao nhiêu năm hụt hẫng, đau khổ, chới với bởi không còn điểm tựa là cha mẹ nữa. Ai chúng ta cũng phải trải qua những nỗi niềm đau đớn ấy để trưởng thành. Đừng chạy trốn cái cảm xúc đó, lắng nghe cảm xúc đó, tiếp cận với cảm xúc của sự mất mát đó, ta sẽ có cơ hội hiểu thấu về cuộc đời.

Chúng ta càng lớn thì sẽ có cơ hội trải nghiệm qua sự mất mát của người thân, cũng như những người chúng ta quen biết và dần dần hiểu thấu được như vậy. Cuộc đời sinh ra là đi dần về cái chết. Cái quan niệm và khái niệm về sự chết có phải là đáng sợ hay không thì chúng ta cần phải hiểu thấu, còn nếu không thì sự chết là kinh khủng và sợ hãi. Đức Phật dạy: vạn pháp tới lui, sanh diệt vô thường, sanh sanh diệt diệt liên tục, và sự sanh diệt đó đều vận hành bởi nhân quả. Cho nên, để bất sanh bất diệt như Tâm Kinh Bát Nhã nói, chúng ta phải vượt qua, nằm ngoài sự vận hành của nhân quả. Để có thể vượt ngoài cái sự vận hành của nhân quả, không còn luẩn quẩn trong sự sanh diệt đau khổ kia, ta phải nương nhờ vào thiện pháp, trụ vào đó hành pháp thiện, làm sức bật để thoát ra khỏi sự xoay chuyển của nhân quả.

Mật Thiền Song Tu chánh niệm hơi thở đưa chúng ta có cái công năng vi diệu gắng kết với Mười Phương Chư Phật để thực hành thiện pháp, thoát ra khỏi sự xoay chuyển của luân hồi nhân quả, bạn phải làm sao? Hãy nhớ lời Đức Phật dạy. Bạn cô đơn bởi cha mẹ đã mất, nhưng bạn không bao giờ cô đơn bởi Phật luôn kề cận bạn trong chánh niệm hơi thở. Và gắn kết với Mười Phương Chư Phật, chúng ta tạo ra được biết bao nhiêu phước báu để hồi hướng, chuyển tới cha mẹ, đấng bậc sinh thành của chúng ta. Và qua sự hồi hướng đó, cha mẹ của chúng ta, chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận được với nhau qua sự chứng minh và hiện diện của Chư Phật Bồ Tát trong đời sống thiện lành của chánh niệm hơi thở Mật Thiền Song Tu mà ta vận hành, ta tu hằng ngày. Bạn hãy cố gắng tu theo lời Phật dạy, giữ chánh niệm, hành pháp thiện, tạo phước đức và công đức hồi hướng cho cha mẹ. Và qua sự thể nhập của tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê, bạn sẽ gần gũi với Phật và Bồ Tát và cha mẹ của bạn vẫn luôn luôn gần gũi với bạn.

Nhớ rằng cha mẹ dù có ra đi, cơ thể vật lý của chúng ta vẫn còn có dòng máu của cha của mẹ trong đó. Nhìn theo một cách nhìn nhẹ nhàng hơn, trong ta vẫn có cha mẹ luân lưu trong trái tim và nuôi dưỡng từng tế bào của ta trong từng giây phút. Tin không, bạn đi thử máu sẽ thấy trong dòng máu của bạn sẽ có máu của cha và máu của mẹ. Thân xác cha mẹ đã đi, thần thức cha mẹ vẫn hiện hữu trong cuộc đời nơi từng giọt máu luân lưu bởi trái tim nuôi dưỡng từng tế bào trong từng giây phút bạn đang sống. Bạn không mất cha, bạn không mất mẹ, hãy chánh niệm hơi thở để từng hơi thở của bạn, bạn cảm nhận được từng giọt máu đang chuyển động trong thân này là cha mẹ để bạn cảm ứng được với Phật trong từng giây phút chánh niệm của cuộc đời. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 19, https://youtu.be/vWycrXuXC0A

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn