Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn! Hôm nay chúng ta gặp nhau và kể cho nhau nghe về một câu chuyện. Câu chuyện đó kể như vầy: Có bốn vị tỳ kheo đệ tử của Phật họ đang bàn luận với nhau rằng gì làm cho họ khổ nhất. Có một vị tỳ kheo nói rằng sắc dục làm cho họ khổ. Vị kia thứ hai nói rằng nghèo đói làm cho họ khổ. Vị thứ ba lại nói rằng sân giận làm cho họ khổ. Người thứ tư lại nói không phải không phải, tham mới làm cho khổ. Bốn vị này trao đổi với nhau mà không ai chấp nhận của người nào đúng, người nào sai, ai cũng nghĩ rằng mình nói đúng. Chính vì điều đó mà bắt đầu to tiếng với nhau, các bạn, họ to tiếng với nhau. Và sự to tiếng đó càng ngày càng ầm lên không thể ngưng được bởi ai ai cũng muốn rằng mình nói đúng. Sự tranh luận như vậy ồn ào và rồi đi tới chỗ có thể xích mích lòng của nhau dù họ là đệ tử của Phật, là người tỳ kheo tu, nhưng ai ai cũng có tánh khí rằng ta phải nói đúng, người khác nói sai.
Rồi Chư Phật đi ngang qua mới thấy họ thảo luận về vấn đề đó, mới ghé ngang để góp ý cho họ nghe. Phật cũng hỏi các con đang bàn chuyện gì mà to tiếng thế. Họ trình cho Đức Phật thấy rằng chúng con bàn luận về cái gì làm cho cuộc đời của con người khổ nhất. Có người nói rằng do sắc dục, có người nói do nghèo khổ, túng thiếu, có người nói do sân giận, có người nói do tham và chúng con chưa thể đồng lòng được, đồng thuận rằng điều gì làm cho chúng con khổ. Chư Phật mới ngồi xuống tĩnh tọa và khai thị cho bốn ông tỳ kheo này thấy rằng tất cả những điều của các ông nói đều đúng, đều chính xác hết, sắc dục tạo cho người ta khổ, nghèo túng tạo cho người ta khổ và sân giận tạo cho người ta khổ, tham lam tạo cho người ta khổ. Nhưng Chư Phật hỏi các ông đó rằng nếu không có cái thân này thì sắc dục có làm cho cái thân khổ không, bởi thân không có thì không thể khổ và túng thiếu không có thân thì chẳng có túng thiếu, không có thân thì chẳng có tham sân. Như vậy, cái tánh sắc dục, cái tánh cảm thấy nghèo khổ, sân giận, cái tánh mà tham lam chỉ hiển lộ ở trong thân người. Cho nên nếu mang cái thân, đã mang thân tướng thì sẽ có những cảm xúc kia, nó sẽ tạo ra khổ. Do đó, thân tướng của mỗi loài, của mọi loài là nguồn gốc của khổ đau. Do đó chúng ta phải tu, phải quán chiếu để không còn luân hồi trở lại, mặc lấy thân tướng trong sáu nẻo luân hồi thì mới hết khổ đau. Còn có thân này thì bốn cái kia chỉ là chất liệu tạo ra cảm xúc gây ra khổ đau mà thôi. Bốn ông ta nghe được liền giác ngộ, chứng đắc quả thánh.
Các bạn! Hôm nay chúng ta kể về một câu chuyện nói đến vấn đề tu đạo trong cuộc đời, nhưng chúng ta thôi hãy bàn tới một cách suy nghĩ cho nó phù hợp với những người cư sĩ tại gia của chúng ta, không bàn đến vấn đề quá cao siêu. Phật nói là đúng rồi, có thân người là khổ, nhưng Bảo Thành chuyển dịch qua một ý nghĩa nhẹ nhàng hơn để cho chúng ta thấy. Đối với người cư sĩ tại gia của chúng ta, đối với các bạn đồng tu ở nơi đây, chúng ta khổ là bởi vì cái thân được dịch thành chữ là cái tôi, cái tôi quá lớn – cái khổ sẽ nhiều, cái tôi càng nhỏ – cái khổ sẽ bé, hết cái tôi – thì cái khổ không còn. Cái thân này được Bảo Thành dịch bằng cái tôi, bởi vì ta là người, là cư sĩ sống trong gia đình, chúng ta đang sống với cha mẹ, với gia đình của chúng ta và chúng ta phải quán chiếu như thế nào cho phù hợp với cảnh sống này, ngoại trừ các bạn đi xuất gia tìm cầu một con đường giải thoát thật sự, chúng ta phải hiểu đúng nghĩa của Đức Thế Tôn dạy để chúng ta quán chiếu thân này là khổ đề từ bỏ thân này. Nhưng trước khi chúng ta đi tới sự quán chiếu thân này là khổ, chúng ta hãy làm tròn bổn phận trách nhiệm của một người đang sống trong gia đình và quán chiếu rằng cái tôi sẽ làm cho chúng ta khổ, mà Bảo Thành và các bạn ai trong chúng ta cũng có cái tôi, cũng có bản ngã, cũng có tự cao tự đại và chính cái tôi đó nó làm cho ta khổ. Cái tôi mà càng lớn thì chúng ta dễ sân, cái tôi càng lớn, chúng ta dễ tự hào cho bản thân, về bản thân và đắm chìm trong tất cả mọi thứ, cái tôi càng lớn thì càng khổ. Có những con người sống trong cuộc đời khi xưa là những vị quan quyền hoặc những người có chức quyền giàu có cả một vùng và rồi được mọi người tán tụng, yêu thương, bản ngã nâng cao, cái tôi họ lớn, thế rồi đi ra ngoài có ai đó nói những lời thô lỗ chạm đến họ, họ đau khổ vô cùng, bởi họ luôn nghĩ rằng “tôi như vậy, tôi là người có quyền, tôi là người có tiền, tôi là người có tri thức, tôi là người này người kia mà sao người đó dám chửi thô lỗ với tôi” nên họ buồn dữ lắm. Và đôi khi những người giàu đó là lúc lên voi, còn khi xuống chó, thất bại, họ sẽ khổ vô cùng. Ở đời những cảnh đó chúng ta thường thấy hằng ngày như “Chồng Chúa Vợ Tôi”, chồng thì đặt mình lên cao như ông chúa, vợ phải là người tôi, đày đọa làm việc hằng ngày phục tùng người chồng. Thế rồi người chồng trong thế giới ngày nay có quyền bình đẳng để san sẽ yêu thương thì người chồng chúa đó cảm thấy bị xúc phạm, cái chồng chúa đó âu cũng bởi vì cái tôi quá lớn trong cuộc đời, thực sự tình yêu không được nghĩ trong tánh bình đẳng của Đức Phật dạy mà chỉ nghĩ rằng mình ở trên cao, thượng thượng trên cao, ai ai cũng phải phục tùng mình; do đó khi người yêu thương mình nhất là vợ làm những điều không ưng ý thì ta khổ vô cùng. Các bạn, cái tôi nó hại đến cuộc đời, cái tôi là bản ngã đáng cần phải dẹp bỏ và cần phải hiểu thấu để chúng ta từ bỏ nó.
Các bạn thân mến, trong cuộc sống hằng ngày giao tiếp của cuộc đời, chúng ta chắc chắn không nói về mình trước tiên, bởi vì chúng ta ít có khi nào thấy được mình lắm, nhưng mà chúng ta thấy được những người ở trong thiên hạ này. Thiếu gì những người có cái tôi lớn họ đối xử với mình bằng cái tôi trịnh trượng, ở bên trên á, và chúng ta cảm thấy khó chịu vô cùng. Cái tôi của người khác lớn cũng làm cho chúng ta khổ, mà ngược lại chính cái tôi lớn của họ đó cũng làm cho họ thật là khổ. Bởi vì sao, khi có cái tôi, chúng ta có cái yêu cầu người khác phải đối xử với chúng ta như thế này, như thế kia, và như vậy chúng ta tạo khổ cho bạn đời.
Hôm nay Bảo Thành nói sơ qua như vậy là để chúng ta suy nghĩ về chúng ta đang sống như thế nào. Chúng ta có coi trọng cái tôi của mình quá hay không, hay vì sao, vì sao chúng ta nâng cao cái bản ngã của mình quá nhiều, cái tôi của mình quá nhiều. Có phải chăng chúng ta tự cao, chúng ta tự đại. Các bạn thân mến, cuộc sống mà, đã là con người chúng ta có cái tánh chất của cái ngã, ai cũng có cái tôi, ai cũng có cái lòng tự trọng, tôn cao quá đáng hóa ra cống cao ngã mạn, ai cũng có, Bảo Thành cũng có, các bạn cũng có. Nhưng chúng ta là người có phước báu, học được pháp của Chư Phật dạy, chúng ta cần phải chuyển hóa cuộc sống nội tâm của mình, chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ để làm sao cho cuộc sống thêm phúc lạc và hạnh phúc. Chỉ có một điều duy nhất là môi trường sống hoặc cảnh sống của chúng ta không tạo điều kiện để cho chúng ta thực hành điều đó.
Hôm nay nghe được câu chuyện của Chư Phật đã ghé ngang chỗ bốn vị đệ tử đang cãi nhau, và từ đó khai thị với cái tình thương yêu để rồi bốn vị tỳ kheo đó liễu ngộ đi tới sự chứng đắc. Ta tự hỏi lòng mình có may mắn như bốn vị tỳ kheo kia không, được Đức Phật ghé ngang qua cuộc đời của mình và khai thị cho mình một con đường đi đến sự giải thoát giảm bớt cái ngã tướng của mình và làm cho cái tôi của mình triệt tiêu hay không? Bảo Thành xin trả lời có, Phật đã ghé ngang cuộc đời của mỗi người chúng ta, Phật đã tới, Phật đã tới bằng giáo pháp của các Ngài hiện hữu trong cuộc đời này mà các bạn và Bảo Thành đã có nhân duyên tìm thấy, học hỏi và chia sẽ với nhau. Phật đã bước tới cuộc đời của chúng ta, Ngài đã khai thị cho chúng ta và chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng cái tôi là cái khổ nhất trong cuộc đời của những cư sĩ tại gia.
Các bạn, chúng ta hãy cố gắng sống khiêm tốn, chúng ta hãy cố gắng sống chân thật trong cái pháp tịnh tĩnh của chư Phật dạy. Làm sao chúng ta sống được như vậy? Chúng ta sống trong đời sống luôn quán chiếu bản thân của mình rằng cái tôi sẽ tạo ra khổ, cái bản ngã sẽ tạo ra khổ để cho chúng ta phải luôn luôn chú trọng tới cái bản ngã, đến cái tôi của mình để từng giây phút sống trong cuộc đời luôn luôn quán chiêú sống một đời sống khiêm cung, sống một đời sống khiêm tốn, để chúng ta đừng tạo cho cái tôi của mình có cái cơ hội trổi dậy quá lớn mà tạo khổ cho chính chúng ta. Phật đã nói đúng, cái thân này là khổ và cái tôi của chúng ta thật sự sẽ tạo khổ cho chúng ta. Đời sống đã quá khổ rồi, nếu chúng ta biết tu, nếu chúng ta biết quán chiếu và thực hành theo lời của Đức Phật dạy, chúng ta sẽ hết khổ. Muôn sự khổ ở đời tới bởi tham, bởi sân, bởi sắc dục, bởi nghèo khổ hoặc bởi những điều không như ý tới cũng sẽ không làm cho chúng ta khổ. Vì sao, vì ta đã chuyển hóa được cái tôi của mình, và chúng ta đã trưởng dưỡng cái sự định tĩnh ở trong hơi thở chánh niệm.
Cám ơn các bạn đã nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa