Bảo Lượng bút ký
Câu 1. Vì sao có những gia đình, cha mẹ lại dành tình thương cho người con này nhiều hơn người con khác ạ? hoặc đôi khi có ác cảm với những đứa con khác trong gia đình. Phải làm sao để hóa giải điều này ạ?
Câu 2. Trong giao tiếp thường ngày, nếu con muốn thực tập “im lặng là hùng lực” thì đôi khi sẽ bị người khác nói rằng mình nhu nhược, yếu đuối và tạo cơ hội cho người khác bắt nạt mình, không dứt khoát giải quyết vấn đề mà cứ im lặng thì con phải làm sao để đúng với tinh thần im lặng của Mẹ Quan Thế Âm?
Câu 3. Trong công việc hằng ngày của con cần phải có sự điềm tĩnh và kiên nhẫn với nhân viên. Nhưng bản thân con còn quá nóng vội và xử lý quá nhanh những tình huống đến bất ngờ. Thưa Thầy chỉ cho con làm sao để có thể điềm tĩnh hơn sáng suốt hơn khi giải quyết những tình huống đó ạ?
Câu 4. Thưa Thầy! Con là phụ nữ và con rất thích mua sắm, đôi khi mua cả những thứ mình không cần thiết. Lúc đầu rất tha thiết muốn mua thứ đó nhưng khi mua về lại không dùng tới. Làm cách nào để con có thể chuyển hoá thói quen xấu này ạ?
Câu 5. Bạch Thầy, theo con được biết là ví dụ chú Vãng Sanh từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật, chú Phổ Hiền từ Kinh Pháp Hoa, Chú Đại Bi từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, chú Dược Sư từ Kinh Dược Sư, chú Bát Nhã từ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề từ Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh… Do hiện tại ở thời Mạt Pháp, tà ma ngoại đạo lộng hành nên các Phật tử luôn đề phòng vì sợ lạc đường, khi con giới thiệu họ Thất Bảo Huyền Môn thì họ hỏi được trích Kinh nào, nên con cũng tìm thử nhưng không tìm ra, xin Thầy giải đáp câu hỏi này cho con và các vị Phật tử đó ạ?
Mô Phật, Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi, trong chương trình Đời sống chánh niệm thứ 7 hôm nay, chúng ta hãy lắng lòng nghe tiếng chuông, để tâm của chúng ta bay lên tận trời cao, hòa nhịp với trí tuệ của chư Phật, đồng hành trong chánh niệm hơi thở, mời các bạn chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Mu A Mu Sa
Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang
Chúng con thành kính đồng nguyện, chư Phật mười phương ban rải năng lượng tình thương và thắp sáng đuốc tuệ xuống cho mọi loài chúng sanh, trong hôm nay với chương trình đời sống chánh niệm, Tham vấn Phật pháp số 08, chúng con chí thành đồng hướng nguyện xin chư Phật, Đức tiếp dẫn Đạo sư phóng quang từ bi, tiếp dẫn hương linh cố sa di ni Thích Bảo Hoa, đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch, vào đúng ngày rằm tháng 4, lễ Phật đản vừa qua, xin giác linh của sa di ni Bảo Hoa, nương ánh từ quang của chư Phật mà tái sanh về cảnh thiện lành Phật đà, nguyện xin cho tất cả các chư vị hương linh ký tự nơi chùa Xá Lợi, hương linh của cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, những người thân yêu của chúng con quá vãng nhiều đời, cũng đồng siêu sanh tịnh độ, chúng ta hãy cùng nhau trì tụng hồng danh đức Phật, Đại Bi Chú, Vãng sanh chú, Thất Bảo Huyền Môn.
(18:38) Mô Phật, các bạn thân mến, hôm nay chúng ta vừa đồng trì tụng hồng danh Đức Bổn Sư, Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú, và Thất Bảo Huyền Môn, vẫn biết đây là ngày thứ 7, chia sẻ về Phật pháp, những thắc mắc đơn thuần, và giải nghĩa đơn giản, thuận lòng tư tưởng, dễ hiểu, vừa nghe, để chúng ta ứng dụng vào đời sống của người Phật tử, nam nữ tại gia, cuộc sống là vô thường, trong sanh diệt từng giây phút, hòa mình vào với tiếng hồng danh của đức Bổn Sư, Trung thiên giáo chủ, và nguyện xin lòng từ mẫn của các đấng Phật, Bồ tát thánh hiền, chúng ta thành tâm hồi hướng tới cố giác linh sa di ni Thích Bảo Hoa, hưởng thọ và trụ thế 85 năm trời, ở cõi trần, vừa thuận theo lẽ vô thường, sanh diệt, mà trở về với bụi đất, trong đúng ngày Phật đản, ngày Vesak, ngày hồng phúc, ngày mà đức Phật giáng trần giác ngộ, ngày ngài thị tịch trong cõi trần để vãng sanh về niết bàn. Ngài là đấng đã chiến thắng sự chết, nghiệp chướng, chuyển hóa muôn phiền muộn, ngày ấy cố giác linh sa di ni Thích Bảo Hoa, đã nương bóng từ ân, đi về với cõi Phật đà, trong Tham vấn hôm nay, mọi câu hỏi, mọi sự chia sẻ, trong cái tâm hòa hợp, nhất như với bản thể tự tánh Phật, chúng ta đồng nguyện và hồi hướng cho cố giác linh Bảo Hoa, giờ đây nếu có câu hỏi gì xin các bạn đồng tu, chúng ta đồng nhau chia sẻ.
Câu 1. Vì sao có những gia đình, cha mẹ lại dành tình thương cho người con này nhiều hơn người con khác ạ? hoặc đôi khi có ác cảm với những đứa con khác trong gia đình. Phải làm sao để hóa giải điều này ạ? Xin thầy khai thị, Mô Phật
Cuộc sống của con người hiện tại chúng ta bị chi phối bởi nghiệp của nhiều kiếp, sinh ra mang thân kiếp là đấng bậc sinh thành hoặc là con cái có thứ bậc, là anh hai, chị hai hoặc em út, theo tinh thần, và đúng như lời đức Phật dạy, đều do nghiệp, do cái nợ, của thuận nghịch nghiệp chướng nhiều đời ràng buộc, mà sinh trở lại làm thân quyến trong gia đình, cũng như làm pháp quyến đồng tu ở trong chùa hay trên con đường đạo. Điều đó không ai tránh được, khác biệt là thuận duyên hay nghịch duyên. Thuận duyên thì cha mẹ và con cái thương yêu, gia đình tràn đầy hồng phúc. Nghịch duyên là oan gia trái chủ, đảo ngược đảo xuôi, cha mẹ bất an đau khổ, con cái thì chia rẽ đấu đá, tranh giành. Điều đó không phải chỉ có gia đình của người này, hoặc của người kia, hình như nó là một sự thật, nó xảy ra từ vô lượng rồi. Nghiệp tất cả là oan gia trái chủ nhiều đời, đồng sinh vào cái cảnh để đòi nợ, nợ thiện hay nợ ác, nợ thuận hay nợ nghịch. Từ đó mà ta thấy có những đấng bậc sinh thành sinh ra con, yêu thích người con cả nhiều hơn, có thể hoặc người con út nhiều hơn cũng có. Hoặc là một trong những đứa con trong gia đình, hoặc có những đấng bậc sinh thành họ yêu thương tất cả các con bình đẳng, hoặc các con đều thuận lòng yêu thương cha mẹ, mà chẳng có một chút tị hiềm, ghen ghét, tranh đấu với nhau. Gia đình nào cũng có cảnh ngược, cảnh xuôi, thuận và nghịch. Chỉ có điều, nó đã kéo dài hay ngắn, nó có chút xíu nó tăng, hay nó cứ dai dẳng, như là nồi cơm bị thiu, phảng phất mùi khó chịu ở trong gia đình, chẳng ai chịu được. Điều đó nếu có xảy ra trong gia đình các bạn, nên tự thân phải quán chiếu, để thấu rõ về nhân quả, đó là nói về nghiệp quả. Nhưng con người sống ngoài nghiệp, còn ảnh hưởng do nghiệp tác động vào tâm lý. Tâm lý và truyền thống cũng ảnh hưởng thật là nhiều, và tâm lý truyền thống đó cũng là một hình sắc của nghiệp quả lưu truyền, biến hình đa dạng khó nhận ra. Đặc biệt là đối với người Á Đông chúng ta, trọng nam khinh nữ, nói đến bình đẳng, bình đẳng về nam nữ, thì có lẽ mới chỉ là danh hiệu được hô hào. Hai ngàn sáu trăm năm mươi mấy năm trước đức Phật đã xiển dương, phá tan đi sự phân biệt, bằng tinh thần bình đẳng không phải giữa nam nữ, mà tánh trí giữa tất cả mọi loài chúng sanh. Nhưng mấy ai, người Phật tử, ngay cả trong hàng tại gia hay xuất gia có thể có được tinh thần bình đẳng như vậy? Vẫn trọng nam khinh nữ, đó là một cách để phân biệt rằng đôi khi trong gia đình cha mẹ vẫn thương những người con trai nhiều hơn những người con gái, cháu nội, cháu đích tôn, con trai là con của mình, còn con gái nó theo người ta đi về. Đó là cách hủ lậu phong kiến, tư tưởng xưa vẫn còn mầm mống, tái sanh nhiều đời trong kiếp người Á Đông chúng ta. Rồi ở đất nước nông nghiệp hồi xưa, người ta vẫn trọng nam bởi vì con trai có thể lam lũ ở ngoài đồng ruộng, cày ruộng, làm việc lớn, cho nên vẫn trọng nam. Rồi lại thêm một phong tục nữa, con trai cả nối dõi tông đường, có cháu đích tôn, cho nên đôi khi ở những phong tục vùng miền khác nhau lại thương anh hai, thương anh cả. Nhưng đối với những phần đông vẫn yêu thương đứa con út, tội nghiệp nó, sinh sau, đẻ muộn, bé bé, tí tí, dễ thương, bởi thứ nhất những đứa lớn đã vượt khỏi tầm tay để bế, để thương, để chìu, vẫn là búp bê của mẹ, vẫn là bé tí ti của mẹ để mẹ được ôm, được thương dù đứa con út đó đã thành ông hay thành bà, nhưng trong tâm tưởng của cha mẹ đứa con út vẫn còn thật nhỏ. Đó là ảnh hưởng của phong tục tập quán, và nền giáo dục phong kiến cổ xưa, hay tâm lý của con người bị chi phối bởi hoàn cảnh sống, nơi tình cảm chia sẻ với nhau. Để rồi trong mỗi gia đình đôi khi không phải con cả hay con út, anh hai, hay em bé tí, mà ngay có chừng những đứa ở giữa, có những đứa con khéo miệng, bởi vì nó thuận duyên với cha mẹ, hợp khẩu, hợp ý, hợp tâm và mọi hành động đều ăn khớp, trùng hợp, nên cha mẹ rất dễ tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ thông cảm cho nên có lẽ cái cán cân của tình thương nghiêng về bên đó một chút xíu. Có chênh lệch, có nhiều có ít, nhưng thật ra trong thâm sâu trái tim của cha mẹ vẫn luôn luôn yêu thương tất cả các con. Tuy khác biệt, khác biệt về hình thức, khác biệt về sự chia sẻ, khác biệt về sự đối đãi, nhưng trái tim dành cho các con không mảy may khác biệt, cho đứa con lớn một cái gì đó về vật chất lớn hơn một chút xíu, cho đứa con kế một cái gì tượng trưng về vật chất nhỏ hơn một chút xíu, ít hơn một chút xíu, đó là nhường kẻ trên, dưới nhường trên một chút, nhưng trong tình yêu của cha mẹ không khác đâu, bởi Bảo Thành suy từ cha mẹ của mình, và suy ra từ biết bao nhiêu những đấng bậc sinh thành đã tâm sự với Bảo Thành qua sự trải nghiệm thực sự trong cuộc sống. Không có một đấng sinh thành nào đối đãi với con cái chênh lệch trong tình yêu thương đối với con. Chỉ khác biệt về hành động, bởi có những đứa con nó thuận, thuận hảo đó, dễ nói, dễ tỏ bày tâm sự, cho nên khác cách ứng xử khác, nhưng tình yêu đồng. Có những đứa con nó không thuận mà nó nghịch duyên, trái ý trái chiều, nói ra là đối nghịch, hành động khó ăn khớp, nên cách đối ứng khác, nhưng tình yêu vẫn đó, hình thức đối xử khác, to, lớn, nhỏ bé, khác thật, đúng, điều đó luôn luôn xảy ra nhưng tình yêu thương của mẹ không bao giờ phân biệt, và khác biệt giữa tất cả những người con. Dù là có 1 con hay có 10 con hay có nhiều hơn, thì mẹ luôn luôn yêu thương con một cách bình đẳng, chỉ có những ai làm mẹ mới hiểu được tình yêu ấy bình đẳng, nhưng đối xử khác biệt và tùy theo đứa con có nghiệp duyên thuận hoặc nghịch sinh ra trong từng gia đình. Người cha cũng như thế, chúng ta là người con Phật, dù cha mẹ đối xử có khác biệt nhưng luôn nhận thức trong sâu thẳm mẹ và cha luôn yêu thương chúng ta, và yêu thương mọi đứa con bình đẳng, trong sự đối đãi khác biệt, tùy thuận vào nhân duyên của từng đứa con, quán chiếu sâu và thực hiện theo lời của đức Phật dạy, đức hiếu kính cha mẹ. Đừng vì sự đối đãi khác biệt giữa ta và anh chị em trong nhà, mà lòng hiếu đạo, sự kính trọng với bậc sinh thành có sai lệch đó là ta đã sai. Dù cho cha mẹ đối xử với các anh chị em trong gia đình khác biệt, nhưng nên nhớ tình yêu của cha mẹ đối với con cái trong gia đình bình đẳng như nhau. Mỗi một đứa con sinh ra phước duyên khác, bởi vậy hình thức đối xử với con cái của cha mẹ luôn khác biệt. Nhưng tình yêu không khác, nếu các bạn đã là cha là mẹ, các bạn sẽ thấu hiểu được điều này. Còn nếu các bạn nào chưa làm cha mẹ thì quán chiếu sâu sắc lời đức Phật dạy, sẽ luôn luôn thấu hiểu và thấy rằng, cha mẹ chẳng bao giờ phân biệt trong những hành động, cư xử và lời nói thật khác biệt đối với từng đứa con. Và trong thâm sâu trái tim của cha mẹ luôn luôn yêu thương con cái của mình. Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni Phật.
Câu 2. Trong giao tiếp thường ngày, nếu con muốn thực tập “Im Lặng Là Hùng Lực” thì đôi khi sẽ bị người khác nói rằng mình nhu nhược, yếu đuối và tạo cơ hội cho người khác bắt nạt mình, không dứt khoát giải quyết vấn đề mà cứ im lặng thì con phải làm sao để đúng với tinh thần im lặng của Mẹ Quán Thế Âm?
Chúng ta thường tự ái và thường rỉ tai nhau “Bạn mà im nó lấn tới, im là bị coi thường, im là bị lấn át” và rồi những câu nói thật là nhẹ, nó như những cánh bướm rỉ rả bên tai, để rồi tự ái tràn đầy, chúng ta bắt đầu sửng cồ, mọc sừng húc lại ngay. Mấy ai trên đởi mà im lặng hùng lực như ta. Cái im lặng hùng lực đó chẳng phải là im lặng để khinh bỉ, chê bai, để coi thường, hoặc để người khác chà đạp coi thường chúng ta. Im lặng là hùng lực của mẹ quan âm, là một sự im lặng lắng nghe bằng tình thương để thấy để hiểu, để thấu, để thông cảm, để yêu thương và để buông bỏ. Đó là một pháp lắng nghe, là hùng lặng của sự quán chiếu trong từ bi và trí tuệ, một phẩm hạnh cao quý của một vị đại sĩ Bồ Tát Quán Thế Âm. Không phải như văn ngữ tế tụng nói xuôi cho êm tai để thích, mà là cả quá trình quán chiếu trí tuệ từ bi quán, để lắng nghe bằng sự thông cảm, lắng nghe bằng tâm từ bi, lắng nghe bằng trí tuệ, để sao? để đồng cảm, để thông cảm, để san sẻ, và để đồng hành trong từng nhịp bước thăng trầm, khác biệt của muôn người. Để san sẻ tình yêu thương, ta cần phải tu, nói không có được đâu, thật là khó hành nếu không tu, hành nhưng mà đó gọi là gì các bạn biết không? không phải hành để thẩm thấu thực tập được, mà đó gọi là hành hạ nhau, nếu không tu thì hành thành hành hạ nhau, nếu hành thâm bát nhã tâm kinh, quán chiếu thập thâm vi diệu pháp, hiểu được vạn pháp là vô thường, sanh diệt, thấu hiểu được im lặng, đồng cảm bằng trí tuệ và từ bi, đó chính là hùng lực thì nhất định ta phải thực hành đừng nói suông. Cho nên các bạn đừng vì những người bạn thỏ thẻ thị phi bên tai, Ôi, thằng kia nó coi thường mày sao mày im thế? Thế là mình lấy tay mình dộng một cái. Thế là răng nó rụng hết. Hầu hết những cuộc tranh chấp ta không im lặng được, ta đấu từ miệng đấu ra, đấu từ trong bụng đấu ra, đấu từ trong đầu đấu ra. Dù không nói đầu ta đánh, dù nói ra rồi là phun lửa và đốt cháy người ta, còn không là tay chân ui cha, đập bàn, đập ghế. Đó gọi là bạo hành trong tình bạn, xảy ra trong gia đình gọi là bạo hành gia đình. Bởi sao? bởi ta chẳng biết im lặng trong tình thương từ bi, quán chiếu nghe thật thấu, thật rõ những nỗi niềm, vui cũng như khổ của người đang nói chuyện. Để rồi những lời nói, những ngôn từ họ sử dụng ta nghe như gai, như búa, như sấm sét, như đinh, như dao, như giáo đâm vào cho nên ta phải đánh trả lại y như họ. Hãy thực hành theo pháp quán trí tuệ từ bi, lắng nghe, thông cảm, yêu thương và san sẻ, chỉ có pháp quán này thực tập miên mật, trong chánh niệm hơi thở ta sẽ không bị những tiếng thì thầm của ma quỷ, thúc giục, xúi giục ta: đừng để họ chà đạp lên nhân phẩm của mình. Đó là một hình thức của ma quỷ xúi giục để tâm ác của ta trỗi dậy, tạo ra bản ngã. Ta như vầy mà dám chà đạp lên ta, thế là bắt đầu thủ thế đánh liền, đánh từ miệng đánh ra. Không hay. Hãy nghe và quán chiếu về mẹ hiền Quan Âm. Đừng để những lời thì thầm của ác nghiệp biến hình biến tướng dẫn ta đi vào sự đối đãi lẫn nhau trong khác biệt, để đấu đá. Nghe một tiếng, người xưa nói, nghe một tiếng bằng tâm từ thì sóng cồn bão giông, dù là sóng thần đi nữa cũng phải lắng xuống, biển phải lặng. Thế nên trong phẩm Phổ Môn mới dạy, nếu chúng ta đi trên biển, mà sóng thần quật tới, nhất tâm niệm hồng danh mẹ hiền Quan Âm, ngọn sóng kia cũng phải dịu xuống để ta lướt qua mà tới bờ. Ý nói rằng nếu trong tâm tưởng của ta, sóng thần của sự giận dữ, tranh đấu, đấu đá nhau bởi sự tiếp xúc bằng ngôn ngữ, hay hành động, tư tưởng hay việc làm, nếu chúng ta thực tỉnh hít vào, thở ra trong chánh niệm, niệm hồng danh mẹ hiền Quan Âm, thì năng lượng và từ lực, lắng nghe bằng tình yêu để thấu cảm của mẹ hiền Quan Âm sẽ thể nhập vào trong ta, để ta có khả năng nghe bằng tình thương. Vậy là cơn sóng giận của ta sẽ chìm xuống để ta thông cảm với người đang trực diện trong cách cư xử khó chịu đó, để từ rồi từ từ họ cũng dịu xuống như ta mà thêm bạn bớt thù, đó gọi là lấy gì? lấy tâm từ để chuyển hóa sân giận, chứ không lấy oán để trả oán. Các bạn, hãy cố gắng thực tập, bởi chân lý của đức Phật không thể chỉ nghĩ, chỉ nói mà thành, nhưng cần phải hành, hành ở đây tức là thực hành miên mật, để thành tựu nó và luôn luôn ngưỡng tới mẹ hiền Quan Âm, để noi bước chân của ngài thực hành pháp quán, pháp quán thiền định trí tuệ, từ bi quán, để chúng ta lắng nghe bằng tâm từ bi và trí tuệ, để thông cảm, để chuyển hóa, để yêu thương, để san sẻ. Và để cho chính ta, những bất thiện không tạo thành sân, đốt cháy phước báu của chính mình. Hãy cố gắng thực hành để trưởng thành vững chãi hơn trong mỗi ngày, đừng vì những lời thì thầm của những người khác: nghe là nhục, nghe là nhẫn nhục, nó đang chà đạp kìa, nó đang coi thường kìa, thế là toàn thân mọc sừng, con trâu có 2 sừng, con quỷ dữ có 3 sừng thôi, còn khi ta sân á, cả trăm sừng nó mọc lên bởi sân quá lông nó còn dựng đứng như sừng để đâm người ta. Cho nên các bạn tránh, tránh tình cảnh đó để lòng mình được nhẹ nhàng, ngay lúc đó tụng niệm mẹ hiền Quan Âm, Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Bồ Tát hiểu và thương, xin hãy khai thị để con biết lắng nghe bằng trí tuệ và tình thương, hiểu biết để san sẻ. Đây là cách lắng nghe vi diệu, vi diệu âm, hải triều âm sẽ chiến thắng mọi áp lực, tranh chấp và làm cho lòng người dịu lắng xuống, hạnh phúc, an lạc sẽ tới với bạn, cám ơn bạn.
Câu 3. Trong công việc hằng ngày của con cần phải có sự điềm tĩnh và kiên nhẫn với nhân viên. Nhưng bản thân con còn quá nóng vội và xử lý quá nhanh những tình huống đến bất ngờ. Thưa Thầy xin chỉ cho con làm sao để có thể điềm tĩnh hơn sáng suốt hơn khi giải quyết những tình huống đó ạ?
Mô phật, Bảo Thành có một người anh, anh Hai, anh ấy ảnh ăn đồ nóng…cái nào cho vào miệng ổng cứ hà hà “ui ui…”, ổng hà hà, ổng vừa hà hà ổng vừa ăn, tức là ổng hà hơi cái nóng vào trong miệng ổng ăn, còn Bảo Thành lại có cơ thể sanh ra thật là nóng, những cái mà tháng qua Đông rồi đó, bắt đầu vào Xuân, mùa Hè, khi trời mà nóng, trong người thật là nóng, cho nên trong các bữa ăn thường bật cái quạt nhẹ nhẹ, và Bảo Thành không bao giờ ăn đồ ăn nóng, toàn ăn đồ nguội, nếu ăn được nóng thì phải hà hơi cho nhiều, nếu chịu nóng không được thì bật quạt cho mát và tránh ăn đồ nóng, nhưng ở đời “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng” ờ đời người không hiểu, cho nên đã nóng rồi còn đổ dầu cho sôi, chuyện đó là chuyện của người, còn cái chuyện của ta là quan trọng, ta có hà hơi, ta có thổi hơi, bạn thấy ăn đồ nóng thì thổi… “ui cha, vừa thổi vừa ăn ngon cái đã”, các bạn có ăn đồ nóng không ? vừa ăn vừa thổi, nóng vừa thổi vừa ăn, ui cha nghe câu là chảy nước miếng phải không ? “Nóng hổi vừa thổi vừa ăn”, nói hoài, đi ăn mà gặp bạn bè, ăn đồ nóng hổi ta nói nóng hổi ăn mới ngon. Vừa thổi vừa ăn, vậy mà ở trên đời biết bao nhiêu những món ăn tinh thần ngôn ngữ đối đãi ở đời nó nóng còn hơn núi lửa nữa mà ta không chịu vừa thổi. Thổi gì? thổi hương từ bi, chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa, mà ăn những món mà nó cài xương, cài kim, cài thuốc nổ ở trong đó, để rồi nó nổ tung tâm can ra ta phải giận, nóng hổi vừa thổi vừa ăn ngon lắm, cho nên lần sau nếu các bạn nghe ở trong hãng, trong xưởng, trong các bạn cùng làm với nhau, hoặc ngay cả bạn đồng tu cũng có các bạn ơi, gia đình cũng vậy thôi, nếu có những tiếng chọ chọe khó nghe bực bội lắm, tranh chấp làm đủ thứ ta khó chịu, vừa thổi vừa ăn nghe nha các bạn. Thổi gì, thổi vào trong chánh niệm hơi thở, thở ra nhẹ nhàng, thổi tâm từ bi Mu A Mu Sa, nhìn bằng mắt thương nhìn đời, nhìn bằng trí tuệ chiếu rõ, bạn cứ từ từ hít vào thở ra thì những lời phun trào như núi lửa của họ bạn nuốt vô được mà mát rượi tâm can, còn không những lời ngọt lịm như mía lau đường phèn như mật ong nuốt vào nó mọc gai đâm thấu tim nha. Các bạn, nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Nếu người ta nói những điều như vậy, hành động như vậy, chướng tai gai mắt, thổi chánh niệm hơi thở vào đó, Mu A Mu Sa, hít vào thật sâu, rải tâm từ bi, tịch tĩnh lắng đọng, bạn sẽ vượt qua. Và trong đống rác rưởi của họ đổ sôi vào cuộc đời của bạn sẽ biến thành kim cương, trong đống sình hôi thối người ta dồn vào trong cuộc đời của các bạn sẽ có một mầm sen trỗi dậy bởi chính hơi thở chánh niệm. Cho nên lần sau nếu có chuyện gì xảy ra như thế bạn hãy cố gắng lắng đọng tâm, nghe lời nóng hổi vừa thổi vừa ăn, hãy mang hơi thở chánh niệm thổi vào trong những sự việc trái chiều đang tới với chúng ta bằng Mu A Mu Sa, đó là tâm từ, bằng trí tuệ Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang, bạn sẽ thấy hoàn toàn khác biệt, nhớ thực hành cho hay, nhớ thực hành cho chiến, cho chuẩn, cho chất, bạn sẽ có được phẩm chất cao cả của người biết tu thiền mật song tu. Cám ơn bạn.
Câu 4. Thưa Thầy! Con là phụ nữ và con rất thích mua sắm, đôi khi mua cả những thứ mình không cần thiết. Lúc đầu rất tha thiết muốn mua thứ đó nhưng khi mua về lại không dùng tới. Làm cách nào để con có thể chuyển hoá thói quen xấu này ạ?
Thầy nghe thầy cũng sướng, nếu mà Bảo Thành quen được một người thích mua sắm, chắc sẽ ghi cho họ cả một danh sách để họ mua sắm cho mình, không phải chỉ có phụ nữ, hình như ai cũng thích mua sắm, đó là một cái lưu truyền trong dòng máu của con người khi trưởng thành thấy muôn điều kỳ diệu tốt đẹp bên ngoài muốn vơ vào là một trạng thái biến hình của tâm tham, vi diệu đến mức ta không nhận ra. Dẫu biết rằng là tiền của ta, ta mua nhưng vẫn là thể hiện tâm tham đó các bạn. Nếu các bạn không nhận thức ra rằng đó là tâm tham của ta, dùng tiền của ta để mua. “Ủa, tiền của tôi, tôi muốn xài gì tôi xài, tôi mua gì kệ tôi, tôi không xài tôi quăng đi.” Đúng, đúng về lý luận mà thôi, còn sai là ta không nhận ra rằng tâm tham, tham là mặc dù đúng, mua rồi dụt đi, tiếc rồi sân, mua rồi về nhà không ưng ý lại sân, mua rồi tốn tiền lại sân. Tham sân đi liền, giận quá hóa ngu, tham sân si nó đi liền với nhau. Thói quen này những nhà tâm lý hiểu được, họ phối hợp với các bậc thương gia, họ làm giàu trong tâm lý thích sắm đồ của phụ nữ và đàn ông. Chẳng có phụ nữ riêng đâu, đàn ông thích mua thứ này thứ kia, đàn bà thì thích mua thứ kia thứ này. Tâm lý học hiểu và được trả tiền bởi những thương gia, họ bắt đầu để ý và rồi tạo ra những sản phẩm để gợi lên những sở thích mua sắm của ta, thế là ta hao tiền tốn của, bực mình mà họ lại giàu trên tâm tham của ta. Họ thành công, ta thất bại. Nếu như nhà tâm lý học có thể tìm hiểu ra tánh như vậy của ta thì đức Phật là một nhà đại tâm lý học hiểu thấu, ngài dạy cho ta cách chuyển hóa sở thích mua sắm những món hàng hay hư mất những vật dụng trong gia đình tốn tiền hao của, lên một đẳng cấp cao quý hơn, một đẳng cấp thánh thiện hơn, một đẳng cấp siêu xuất hơn. Đừng nói Phật không dạy chúng ta mua sắm, nếu ta đang mua sắm Phật nói đừng mua sắm nữa con ơi, ta chịu sao nổi. Các bạn bao nhiêu lần vợ mua sắm chồng nói sao bà mua sắm hoài dzậy? mà ta có ngừng được đâu. Hoặc bao nhiêu lần ông chồng cứ thích mua sắm những thứ này thứ kia vợ nói ông cứ xài hoài tốn tiền không để ý à? có ngừng được đâu, nếu Phật có tới nói con cứ mua sắm hoài, con hãy ngừng đi, nhất định ta không ngừng được đâu, Phật là nhà tâm lý học, phối hợp chiều sâu tâm lý học đó với những nhà Bồ tát để tạo ra một sản phẩm mới, cao đẹp, cao quý hơn, và sách tấn chúng ta sắm đồ, nhưng không sắm vật dụng nha các bạn, sắm sửa, sắm sửa thân ngữ ý thanh tịnh, để mua. Mua những gì? có thể dùng danh từ này, các bạn đừng có chấp ngữ nha, có thể mua được niết bàn bằng những hành động cao quý của chúng ta. Cho nên Phật đã chuyển hóa tâm thích sắm sửa đó, sắm sửa của cải, vật chất, vẻ đẹp bên ngoài thành tâm thích sắm sửa cho cái đẹp của tâm linh và mua những hành động pháp thiện lành để trang điểm, nâng cao tầm tôn quý của tâm thức, để có thể mua lấy niết bàn cho chính mình. Mua vật chất và thức ăn lại tốn tiền hao của, lòng lại sân si. Pháp thiện, pháp thiện lành á, ta cố gắng tạo ra, mua lấy niết bàn, ngàn đời an vui. Cho nên các bạn, để chuyển hóa điều đó, các bạn nhìn xuống tất cả biết bao nhiêu con người còn đang đau khổ thiếu may mắn, những mảnh đời bất hạnh thiếu ăn, thiếu uống, để chúng ta nhìn đến ta, ta vẫn còn có diễm phúc, phúc báu, có những của cải sắm đồ không tiếc thì nay ta cũng sắm đồ, ta có quyền sắm quần, sắm áo, đồ ăn dư giả nhưng chẳng chất đống ở trong nhà cho nó hôi thối, nó mục rồi dụt, nhưng sắm đồ rồi bắt đầu chuyển ngân, cũng sắm như ngày xưa, thích cái áo vẫn mua, thích cái gì đẹp cũng mua nhưng chuyển ngân thay vì giữ mà không xài, ta chuyển ngân qua những mảnh đời bất hạnh trong cuộc đời, khi đói tặng cho họ một chén cơm, mua gạo, mua nước tặng cho họ. Thích sắm thì sắm gạo, sắm nước đã, khi họ rách rưới mua quần áo riêng tặng. Khi họ khát tặng cho nước, khi họ bệnh hoạn tặng thuốc, đói tặng cơm, khát tặng nước, ốm tặng thuốc, rách rưới tặng quần áo. Ta cũng được sắm, nhưng mà sắm để tặng cho người bất hạnh, để tôn vinh sự tôn quý, phẩm chất cao đẹp của ta. Đó là những sự mua sắm lấy niết bàn. Các bạn đây là một cách nói để sách tấn, đừng viện cớ vào Ôh, ông Bảo Thành nói Ôi mua cả niết bàn, ông nói sai pháp. Không, sai là bởi bạn chấp, còn nếu bạn cởi mở ra, hiểu theo ngôn ngữ thoáng, thông, ta nhận thấy chuyển hóa được, cứ để bạn sắm, nhưng sắm cho những mảnh đời bất hạnh, cứ để bạn mua, mua cho những mảnh đời cô quạnh, như vậy sẽ tạo được phước, tạo được phước. Đây cũng là một pháp phương tiện để chuyển hóa, còn nói đã có thói quen mua sắm rồi, mà ngăn chăn thì bực bội lắm, các bạn cứ mua đi mà mua hiến tặng, mua để trao tặng, mua để phụng hiến và rồi sẽ có ngày sự thực hành đó bạn sẽ hiểu thấu để mua đúng, sắm đúng, để tăng trưởng cuộc đời thiện lành của các bạn. Mô Phật
Câu 5. Bạch Thầy, theo con được biết là ví dụ chú Vãng Sanh từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật, chú Phổ Hiền từ Kinh Pháp Hoa, Chú Đại Bi từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, chú Dược Sư từ Kinh Dược Sư, chú Bát Nhã từ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề từ Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh… Do hiện tại ở thời Mạt Pháp, tà ma ngoại đạo lộng hành nên các Phật tử luôn đề phòng vì sợ lạc đường, khi con giới thiệu họ Thất Bảo Huyền Môn thì họ hỏi được trích Kinh nào, nên con cũng tìm thử nhưng không tìm ra, xin Thầy giải đáp câu hỏi này cho con và các vị Phật tử đó ạ?
Mô Phật, tất cả những lời chú như vừa liệt kê là ghi chú trong từng hoàn cảnh đức Phật dạy, tóm gọn trong những Phật ngôn, cũng như một bài học thật là dài ta tóm lược lại để hiểu thấu lời Phật dạy, thực hành cho dễ. Thất Bảo Huyền Môn, Thất là bảy, Huyền Môn dịch đúng nghĩa là kinh bảy báu, bảy điều đáng quý trong toàn bộ cuộc đời của đức Phật dạy cho chúng ta. Trong các pháp quán, như quán tứ niệm xứ, thân thọ, tâm pháp, quán tâm, quán pháp, quán thân, và quán thọ, tất cả những pháp quán đó, những lời ghi chú như Mu A Mu Sa, Mu A Mu Sa là quán tâm từ bi, trong phẩm phổ môn, nói về kinh phẩm phổ môn ta tụng niệm hàng ngày. Mu A Mu Sa là quán từ bi, hay gọn hơn là Từ Bi quán, Mu A Mu Sa là ngôn ngữ mật tóm gọn lại có ý nghĩa Từ bi quán. Vậy thì các bạn là người nghiên cứu kinh thì trải dài trong tất cả các bộ kinh từ những tạng kinh Pali, hay những tạng kinh ngữ nghĩa phương quảng đại thừa, từ bi quán là một pháp quán cần phải thực tập của tất cả mọi hành giả mà rõ nét nhất là của mẹ hiền Quan Âm. Phẩm hạnh cao quý của vị đại sĩ trong phẩm phổ môn từng đi qua, bạn đừng nghĩ rằng Mu A Mu Sa là một lời kinh phải viết bằng nguyên văn mà lời chú thích bằng âm ngữ để nhắc nhở người thực hiện, hành pháp đó nhớ quán chiếu, quán chiếu tâm từ bi, mà tiếng Hán thường quen dịch qua tiếng Việt là Từ Bi quán, tức là quán chiếu tình thương, tâm từ bi. Trong tất cả các kinh phật luôn dạy chúng ta tâm từ bi, cho nên ở cửa nhà chùa thường có Từ Bi, Hỷ Xả, hoặc là Từ Bi và Trí Tuệ, Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang được dịch nghĩa là trí tuệ quán. 02 Phật chú này được tóm gọn trong ý nghĩa ta gọi là Từ Bi, Trí Tuệ quán. Thất Bảo Huyền Môn là những lời chú thích gọn để người hành thiền mật song tu chuyên chú tập trung vào những phẩm hạnh cao cả để chuyển tâm ác thành tâm thiện, chuyển vô minh thành trí tuệ. Ngay câu Ma Sa Ốp Uê là nương vào hùng lực của chư Phật, như chúng ta, con quy y Phật là nương vào Phật, nương vào Pháp, nương vào Tăng. Ma Sa Ốp Uê là nương vào 03 ngôi tam bảo, hùng lực của bậc giác ngộ, của pháp giải thoát, của sự hòa hợp chuyên tu của tăng thân đó, mang ý nghĩa như vậy. Nó có trong tất cả các bộ kinh được diễn giải theo ý nghĩa chiều sâu hay chiều cạn, tùy theo hoàn cảnh thời đức Phật tại thế. Câu thứ 4 là Sa Bi Mô U tức là ghi chú cho chúng ta quán chiếu Phật tánh, vậy thì trong Tâm Kinh Bát Nhã, Phật tánh là gì? Bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh, bất sanh, bất diệt, đó là Sa Bi Mô U, là lời chú để cho hành giả quán chiếu về Phật tánh để đi sâu vào. Dĩ nhiên trong sự quán chiếu có thật nhiều như trong 37 phẩm trợ đạo dạy cho chúng ta cách quán chiếu, thì những bậc tổ ngày xưa theo thiền mật song tu, chú trọng về những pháp quán này để cho người hành giả quán chiếu trong thiền mật, để đưa chúng ta có sự mật thiết với chư Phật. Thẩm nhập vào các tạng mật của Như Lai, qua tâm truyền tâm, trực chỉ mà thấu hiểu. Hoặc là Mật chú số 05 Sa U Sa U Ba Thê Um là quán chiếu tâm sợ hãi, tâm sợ hãi qua quán chiếu sự chết. Tâm sợ hãi qua quán chiếu vô thường trong cuộc đời tạo ra khổ, những sự Oan gia trái chủ. Hoặc là câu số 6 quán chiếu muôn sự sợ hãi do những hoàn cảnh khác tạo ra, phiền não và sợ hãi. Và câu số 7 là quán chiếu lòng bao dung, yêu thương. Đó là những chú thích để chúng ta đưa cái tâm vào chủ đề quán chiếu tâm từ bi, quán chiếu trí tuệ, quán chiếu các bậc giác ngộ, phẩm tánh cao cả. Câu số 3 quán chiếu tánh Phật, quán chiếu những Oan gia trái chủ, nghiệp chướng nhiều đời. Câu số 5 quán chiếu sự sợ hãi, quán chiếu lòng bao dung và tha thứ. Trong tất cả mọi phẩm kinh, mọi lời dạy như bạn vừa liệt kê thì bạn đều thấy được tâm tưởng quán chiếu như vậy trong tất cả mọi câu kệ, mọi câu kinh, dưới những góc cạnh truyền đạt khác biệt của Phật bằng văn tự. Thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, cho nên để thấu hiểu được điều này, bạn chỉ cần nghiên cứu trong Tâm Kinh Bát Nhã, nói đủ về Thất Bảo Huyền Môn. Nhưng Thất Bảo Huyền Môn là những lời chú thích bằng những ngôn ngữ cổ xưa đưa người hành giả vượt qua những ngôn ngữ diễn giải quá nhiều văn chương cho nó dày cộm, để chuyên chú vào những tâm như quán chiếu, nhắc lại quán chiếu tâm từ Mu A Mu Sa, quán chiếu trí tuệ Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang, quá chiếu….Ma Sa Ốp Uê, quán chiếu Phật tánh Sa Bi Mô U, quán chiếu những oan gia trái chủ nhiều đời Sa U Sa U Ba Thê Um, quán chiếu tâm sợ hãi Nam Mô Saka Pouttế Nam Mô Saka Pouttê, quán chiếu lòng khoan dung yêu thương Ê thê Ê thê Samma Tha, và toàn bộ kinh này đều là phẩm hạnh cao quý của mẹ hiền Quan Âm. Nếu bạn cố gắng nghiên cứu trong phẩm phổ môn các bạn sẽ thấy thật rõ Thất Bảo Huyền Môn nằm gọn trong phẩm phổ môn của bậc đại sĩ mà vị Quan âm bồ tát này trong kinh Hoa Nghiêm hỏi có vị nào tu pháp môn nào chứng đắc dễ dàng dạy cho mọi người để chúng sanh đời sau có thể thực hiện được, chính mẹ hiền Quan âm đã khai thị truyền ra Pháp quán như vậy để hỗ trợ mà đức Phật xiển dương pháp quán này. Nếu các bạn có nhân duyên phù hợp các bạn tu, khi các bạn giới thiệu cho ai các bạn cứ nói như vậy, và khuyến khích họ cố gắng đọc phẩm phổ môn trong kinh Hoa Nghiêm để hiểu thấu được những ý từ trong Thất Bảo Huyền Môn, để nếu có phước báu, họ thực hiện từ bi trí tuệ quán, hoặc quán chiếu Phật tánh hoặc quán chiếu tâm giác ngộ, quán chiếu trái chủ nhiều đời, hoặc quán chiếu sự sợ hãi hoặc lòng bao dung, đây là pháp quán chiếu của bậc đại sĩ Quan Thế Âm trong phẩm phổ môn kinh Hoa Nghiêm nói rõ. Nam Mô A Di Đà Phật.