Search

Tâm trí rỗng không

Thông thường con được nghe và hiểu rằng thiền là giữ cho tâm mình ở trạng thái rỗng không, không nghĩ gì cả, giống như chân không ở trong đầu nhưng khi hành Thiền Mật Thất Bảo thì thầy dạy tập trung quán chiếu hơi thở và quán chiếu những niệm khởi lên trong tâm, vậy thì con nên hiểu như thế nào về sự khác biệt này và hành thế nào cho đúng ạ?

Trong Thiền có nhiều Pháp môn khác nhau, nhiều tư tưởng khác nhau. Ngày xưa có những trường phái nghĩ rằng Thiền là phải ngồi như bất động, toàn thân không được động, tâm không được động,để đạt tới cái cảnh giới như không, tâm không suy nghĩ, tâm không có động. Và rồi có những ví dụ của các Bậc Thiền Sư giải thích tâm của chúng ta như cỏ nó mọc. Và rồi nếu các bạn nói rằng tâm không thể suy nghĩ một điều gì thì như đá đè lên cỏ, cỏ sẽ tìm ngóc ngách khác để chui lên. Sự vận hành tư tưởng của con người không phải để tiêu diệt mọi suy nghĩ hoặc giữ ở cảnh giới tâm không là không suy nghĩ gì. Đức Phật dạy về Thiền Vipassana nói gọn là Thiền Tứ Niệm Xứ quán Thân − Thọ − Tâm − Pháp. Chính vì những cái pháp quán của thân, của những cái cảm thọ của thân, của tâm, của những giác quan để chúng ta giữ sự tập trung, giữ tâm của mình ngay trên cái thân của chúng ta, cảm thọ của chúng ta. Và cái tâm của chúng ta nhìn rõ những pháp hiển hiện trong cuộc sống hiện tại trong hơi thở Chánh Niệm. Đức Phật dạy như vậy,cho nên Thiền Mật song tu là một phương thức dùng hơi thở Chánh Niệm để giữ cho sự điều hòa cơ thể luôn luôn ở một trạng thái đầy đủ năng lượng cho thân được khỏe,bởi mang hơi thở qua phổi đi xuống các Luân xa Đan điền để kích hoạt năng lượng tự thể của thân để từ đó làm lưu thông máu huyết,trên bề mặt của hơi thở này ta giữ Chánh Niệm của tánh thấy biết,quán chiếu thân và cảm thọ của chúng ta gọi là Thân − Thọ Niệm Xứ. Bởi vì năng lượng tác động bằng hơi thở và năng lượng Từ Bi tác động bằng mật chú Mu A Mu Sa,tạo thành sự rung chấn của cơ thể và sự tác động của tâm thức, tư tưởng, suy nghĩ.Chúng ta không xua đuổi những cảm giác của thân cảm thọ do năng lượng tác động. Chúng ta cũng không triệt tiêu những dòng tư tưởng khởi lên ở trong tâm. Mà chúng ta an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm. Hít vào thấy hơi thở đi vào từ mũi và chúng ta đưa sâu xuống phổi rồi xuống dưới phình bụng ra,chúng ta dùng Tánh Biết biết bụng phình ra. Với Tánh thấy,biết hơi thở vào ,bụng phình ra đồng thời trụ ở trong hơi thở vào ra đó, quán chiếu tức là chúng ta theo dõi những cảm xúc của thân như ngứa, như rung động, như tác động của năng lượng chạy từng phần trong cơ thể. Riêng về Thiền Mật song tu chúng ta quán chiếu 7 Luân xa bởi vì khi hít vào Thấy vào và Biết bụng phình ra đồng thời trì mật chú Mu A Mu Sa đón nhận năng lượng Từ Bi, tha lực Phật điển của Phật. Thì từ các Luân Xa năng lượng sẽ được chuyển động xoáy tròn tác động lẫn nhau. Luân Xa số 1 từ vùng ở đằng trước xương cùng của chúng ta tới Luân Xa thứ hai ở dưới rốn một đốt ngón tay rưỡi. Luân Xa thứ 3 ở trên rốn một ngón tay, Luân Xa thứ 4 nằm ở giữa xương ngực của chúng ta,tiếp giáp với phần mềm. Luân Xa thứ 5 ở ngay phần cổ, Luân Xa thứ 6 ở giữa hai con mắt và Luân Xa thứ 7 ở trên đảnh đầu. Như một cái trụ tròn dọc ở phía trước xương sống. 7 vùng Luân Xa này nói cho đơn giản hơn là 7 vùng huyệt đạo tích trữ năng lượng. Khi hơi thở vào ra tác động bởi tha lực Phật điển có sự rung chấn chuyển động giúp cho thân của chúng ta khỏe, giúp cho năng lượng của cơ thể lưu thông vìnthế làm cho cơ thể chúng ta đuợc khỏe khoắn .Chính vì sự tương tác giữa tha lực Phật điển và năng lượng của tự lực cầu Đạo Giác Ngộ nơi thân,chúng ta sẽ cảm thọ được năng lượng đó vận hành trong châu thân và tư tưởng nương vào năng lượng đó sẽ khởi nguồn. Con người luôn luôn có hai luồng tư tưởng Thiện và Ác. Chúng ta không Thiền theo cách diệt trừ mọi cảm giác của cơ thể và tư tưởng Thiện − Ác. Mà chúng ta an trú vào Chánh Niệm hơi thở nương

Trong Thiền có nhiều Pháp môn khác nhau, nhiều tư tưởng khác nhau. Ngày xưa có những trường phái nghĩ rằng Thiền là phải ngồi như bất động, toàn thân không được động, tâm không được động,để đạt tới cái cảnh giới như không, tâm không suy nghĩ, tâm không có động. Và rồi có những ví dụ của các Bậc Thiền Sư giải thích tâm của chúng ta như cỏ nó mọc. Và rồi nếu các bạn nói rằng tâm không thể suy nghĩ một điều gì thì như đá đè lên cỏ, cỏ sẽ tìm ngóc ngách khác để chui lên. Sự vận hành tư tưởng của con người không phải để tiêu diệt mọi suy nghĩ hoặc giữ ở cảnh giới tâm không là không suy nghĩ gì. Đức Phật dạy về Thiền Vipassana nói gọn là Thiền Tứ Niệm Xứ quán Thân − Thọ − Tâm − Pháp. Chính vì những pháp quán thân, những cảm thọ của thân, của tâm, của những giác quan để chúng ta giữ sự tập trung, giữ tâm của mình ngay trên thân của chúng ta, cảm thọ của chúng ta. Và tâm của chúng ta nhìn rõ những pháp hiển hiện trong cuộc sống hiện tại trong hơi thở Chánh Niệm. Đức Phật dạy như vậy, cho nên Thiền Mật song tu là một phương thức dùng hơi thở Chánh Niệm để giữ cho sự điều hòa cơ thể luôn luôn ở một trạng thái đầy đủ năng lượng cho thân được khỏe, bởi mang hơi thở qua phổi đi xuống các Luân xa Đan điền để kích hoạt năng lượng tự thể của thân để từ đó làm lưu thông máu huyết,trên bề mặt của hơi thở này ta giữ Chánh Niệm của tánh thấy biết, quán chiếu thân và cảm thọ của chúng ta gọi là Thân − Thọ Niệm Xứ. Bởi vì năng lượng tác động bằng hơi thở và năng lượng Từ Bi tác động bằng mật chú Mu A Mu Sa, tạo thành sự rung chấn của cơ thể và sự tác động của tâm thức, tư tưởng, suy nghĩ. Chúng ta không xua đuổi những cảm giác của thân cảm thọ do năng lượng tác động. Chúng ta cũng không triệt tiêu những dòng tư tưởng khởi lên ở trong tâm. Mà chúng ta an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm. Hít vào thấy hơi thở đi vào từ mũi và chúng ta đưa sâu xuống phổi rồi xuống dưới phình bụng ra, chúng ta dùng Tánh Biết biết bụng phình ra. Với Tánh thấy, biết hơi thở vào, bụng phình ra đồng thời trụ ở trong hơi thở vào ra đó. Quán chiếu tức là chúng ta theo dõi những cảm xúc của thân như ngứa, như rung động, như tác động của năng lượng chạy từng phần trong cơ thể. Riêng về Thiền Mật song tu chúng ta quán chiếu 7 Luân xa bởi vì khi hít vào Thấy vào và Biết bụng phình ra đồng thời trì mật chú Mu A Mu Sa, đón nhận năng lượng Từ Bi, tha lực Phật điển của Phật. Thì từ các Luân Xa năng lượng sẽ được chuyển động xoáy tròn tác động lẫn nhau. Luân Xa số 1 từ vùng ở đằng trước xương cùng của chúng ta tới Luân Xa thứ hai ở dưới rốn một đốt ngón tay rưỡi. Luân Xa thứ 3 ở trên rốn một ngón tay, Luân Xa thứ 4 nằm ở giữa xương ngực của chúng ta,tiếp giáp với phần mềm. Luân Xa thứ 5 ở ngay phần cổ, Luân Xa thứ 6 ở giữa hai con mắt và Luân Xa thứ 7 ở trên đảnh đầu. Như một cái trụ tròn dọc ở phía trước xương sống. 7 vùng Luân Xa này nói cho đơn giản hơn là 7 vùng huyệt đạo tích trữ năng lượng. Khi hơi thở vào ra tác động bởi tha lực Phật điển có sự rung chấn chuyển động giúp cho thân của chúng ta khỏe, giúp cho năng lượng của cơ thể lưu thông vìnthế làm cho cơ thể chúng ta đuợc khỏe khoắn .Chính vì sự tương tác giữa tha lực Phật điển và năng lượng của tự lực cầu Đạo Giác Ngộ nơi thân,chúng ta sẽ cảm thọ được năng lượng đó vận hành trong châu thân và tư tưởng nương vào năng lượng đó sẽ khởi nguồn. Con người luôn luôn có hai luồng tư tưởng Thiện và Ác. Chúng ta không Thiền theo cách diệt trừ mọi cảm giác của cơ thể và tư tưởng Thiện − Ác. Mà chúng ta an trú vào Chánh Niệm hơi thở nương vào tha lực để sàng lọc, chú tâm vào Chánh Niệm quán chiếu hơi thở và những tư tưởng Thiện pháp. Từ đó nuôi dưỡng tâm Từ Bi của chúng ta. Cho nên Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn là một Pháp môn Thiền mà chúng ta hiện tại trong bước đầu quán chiếu Thân − Thọ Niệm Xứ. Niệm tức là từng giây, từng phút, Xứ tức là từng vùng miền của Luân Xa. Giải thích đơn giản và Thân − Thọ cảm giác, theo dõi những cảm thọ của Thân khi tự lực giao thoa với tha lực Phật điển nơi các vùng Luân Xa trên châu thân, để giúp cho thân của chúng ta khỏe, hết bệnh, tăng trưởng sức mạnh. Và tâm của chúng ta được thanh lọc bởi năng lượng đó khởi lên những niệm hoan hỷ vốn có ở trong thân mình. Cho nên khi tu Thiền Mật song tu chúng ta không phải đi vào trạng thái không còn cảm giác, vô thức, hay là đi tới chỗ tâm không còn những suy nghĩ gọi là tâm không. Mà đạt tới chỗ tâm không còn dính mắc bởi quán chiếu những điều đó, những cảm xúc của chúng ta, những tư tưởng của chúng ta nhưng vẫn an trú vào hơi thở vào ra Chánh Niệm. Tư tưởng vẫn khởi nguồn, thật nhiều tư tưởng tới lui, cảm giác tới lui nhưng chúng ta vẫn an trú trong Chánh Niệm hơi thở và không dính mắc vào những tư tưởng đó, những cảm giác đó, từ đó chúng ta có cơ hội quán chiếu toàn diện thân tâm của chúng ta, hợp nhất thành một với hơi thở Chánh Niệm. Đó là cách Đức Phật dạy cho chúng ta dùng hơi thở Chánh Niệm để hòa nhập thân tâm với nhau nhưng không phải đẩy lui tư tưởng của mình. Bởi không ai có thể đẩy lui tư tưởng của mình và từ bỏ tất cả mọi suy nghĩ. Não bộ của con người ở trạng thái hoạt động bình thường tốt đẹp luôn luôn có chức năng vận hành tư tưởng của chúng ta. Nhưng chúng ta Thiền không để những luồng tư tưởng đó tác động vào đời sống mà chúng ta có tâm thanh tịnh trong Chánh Niệm để quán chiếu bao trùm tất cả mọi luồng tư tưởng, và hướng tư tưởng của chúng ta từ những chiều hướng ác, từ những chiều hướng bất thiện, từ những chiều hướng tiêu cực tới những chiều hướng tích cực hơn, thiện lành hơn, hoan hỷ hơn, hướng thượng hơn để mang lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho tất cả những người chúng ta yêu thương.

Tham vấn Phật Pháp 1, https://youtu.be/L_603EeBHhA

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn