Search

Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Bảo Như bút ký

Các bạn thân mến, mỗi một ngày trôi qua, sự phát nguyện của Bảo Thành là mang tới một câu chuyện nhỏ, như là mẩu chuyện bình thường trong cuộc đời, để nhắc nhở bản thân và gợi ý cho các bạn có một cơ hội để tư duy và suy nghĩ trong cuộc sống hiện thời.

Bảo Thành bắt đầu câu chuyện hôm nay: Thuở đó có một người đã can qua nhiều cảnh trong cuộc sống, khổ nhiều hơn là vui và bất hạnh luôn kéo dài trong cuộc đời của ông ta. Ông ta chiêm nghiệm sao kiếp người đau khổ quá. Ông ta tư duy và thấy sao cuộc đời có những chuyện bất công tạo ra đau khổ cho nhau và cuối cùng sự suy nghĩ đó đã thôi thúc ông để đi tu. Ông cũng chẳng có thầy dạy dỗ hướng dẫn, chỉ biết giữ giới mà thôi. Cho nên ông đi vào một khu rừng sâu, ẩn ở trong đó, ăn uống sống với thiên nhiên. Trở thành một vị sa môn giữ giới thật tốt. Với tâm cầu đạo giác ngộ và với lòng thành kính, nhàm chán sanh tử trong cuộc đời khi nhiều chuyện khổ đang xảy ra. Cho nên ông trở thành vị sa môn độc giác tu ở trong rừng. Sự tu của ông cũng lâu ngày.

Cho tới một ngày, ông nhận ra không có sự tiến bộ và cảm thấy tu cũng vậy thôi. Ông ta bị thất thối Bồ Đề tâm, bị thất thối tâm cầu giác ngộ và ông ta bỏ về để sống đời một người bình thường như xưa. Nhưng ở gần đó, có một vị thần, ngự ở trên một cây cổ thụ ở trong rừng, thấy vị sa môn này có công đức tu, nhưng chưa được sự khai thị nhiều của các bậc giác ngộ hoặc những bậc thầy hướng dẫn, nên bị thất thối Bồ Đề tâm. Cái tâm đó không có còn bền vững. Vị thần này mới hóa hiện ra một người con gái thật đẹp, và rồi tiếp cận vị sa môn kia đang trên đường đi về. Dụ dỗ, cám dỗ, dùng sắc để cám dỗ. Nhưng vị sa môn đó ít nhiều gì vẫn còn một chút của năng lượng giới định bao nhiêu năm tu tập. Thấy chuyện đó, vị sa môn liền quở trách người phụ nữ kia rằng: Này người phụ nữ kia, không thấy thân xác của người uế trược, dơ bẩn hay sao mà còn tới cám dỗ ta? Người phụ nữ mỉm cười nhẹ nhàng và nói: Này Sa môn, ông không thấy ông là một người dơ dáy, bẩn thỉu, uế trược hơn ta sao? Ông có thấy được điều đó ko? Trong cuộc sống, đừng có khi nào nhìn bên ngoài mà vội đánh giá. Người phụ nữ đó lại tiếp. Sắc tức là không, trong sắc tướng này của một thân phụ nữ đấy, nếu như đã là sa môn giữ giới, phải có một cái nhìn khác hơn, vượt qua ngoài cái sắc, sắc là không. Cho nên chẳng có gì gọi là uế trược, dơ bẩn hết, còn không là sắc như ông, tu giữ giới nhưng tâm không định, cho nên không tiến bộ. Thấy không mà tưởng sắc, thành ra ô uế, nên vẫn còn chấp ở trong đó, khó có thể thoát tới thành bậc thánh.

Nói tới đây, vị sa môn liền bừng tỉnh, rằng ở trong giới sắc tức là không, không tức là sắc, tâm không dính mắc mới là Sa Môn. Nên ông liền tỉnh ngộ, ông quay trở về sống ở khu rừng đó để tiếp tục. Và khi ông quay đầu trở về sống với phẩm hạnh người Sa Môn, người phụ nữ kia đã hiện thân thành một vị thần thực sự. Và vị Sa Môn đã chứng thấy sự khai thị của vị thần đó, cảm niệm ân đức, trở về chỗ xưa tiếp tục miên mật tu hành. Và cuối cùng, vị Sa Môn này đã chứng đắc là một người có phẩm hạnh bất thối chuyển, đi tới cảnh giới bất thối chuyển.

Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ gặp nhiều những hoàn cảnh mà nhiều người muốn từ bỏ. Bởi tưởng rằng chúng ta khi thoát cảnh của cuộc đời, đi vào đời sống của Sa Môn, tức là đời sống của xuất gia, đời sống của một vị tu sĩ, sẽ dễ dàng cho chúng ta thóat khỏi tội lỗi, cám dỗ và đau khổ ở đời thường. Nhưng chúng ta không có sự chỉ dạy của các thầy, của những bậc thiện tri thức, mà chỉ một mình mình giữ giới, rồi theo kinh sách để tu, thì chúng ta nhất định sẽ tới một lúc nào đó, khi gặp thử thách trong đời sống Sa Môn xuất gia, chúng ta sẽ lại nghĩ trở về với đời thường. Cảnh này chúng ta thấy nhiều. Có những người đã lập gia đình sống ở đời bao nhiêu năm, bỗng nhiên một ngày ngộ ra và xuất gia. Nhưng khi đi tu một thời gian, gặp chướng ngại trong cảnh của nhà chùa, của thiền viện, tịnh am, thì tự nhiên thấy không có sự tiến bộ tịch tĩnh, nên lại bỏ, hoàn y trở về đời sống thực. Vị Sa Môn kia vẫn còn có phước báu, cho nên được một vị thần hóa hiện thành phụ nữ để khai thị, rồi hiểu ra chân lý đó, trở về đời sống Sa Môn tiếp tục tu, để trở thành một vị Sa Môn chứng đắc với tâm bất thối.

Các bạn, không nói đến đời sống xuất gia. Nói đến đời sống của mỗi con người chúng ta, khi ở trong những cương vị khác nhau của cuộc đời, chúng ta thường phải va chạm với những thử thách trong nội tâm hay ngoại cảnh ở bên ngoài. Thật nhiều lúc, chúng ta muốn bỏ cuộc, chúng ta muốn bỏ tất cả để có thể nằm xuống bình yên. Tại vì chúng ta nghĩ khi buông bỏ hết ta sẽ được bình an. Nhưng chúng ta không nhớ và hiểu rằng tất cả những chướng ngại tới trong cuộc đời không phải chỉ là buông bỏ, mà buông bỏ hiện tại chỉ giúp cho chúng ta không còn tạo ra nghiệp, gây ra phiền não đau khổ trong lúc này. Nhưng những nghiệp và chướng ngại của tiền kiếp, khi trổ quả vẫn tới. Do vậy, dù các bạn ở đời hay các bạn dấn thân vào con đường là người xuất gia, tuy hai môi trường sống có khác biệt, những cái quả nó trổ bởi tiền kiếp, nghiệp đã gieo, chúng ta không thể trốn. Khác biệt ở chỗ, khi chúng ta có thầy, chúng ta có bậc thiện tri thức hướng dẫn cho chúng ta, chúng ta có đủ kiến thức và công hạnh tu tập đúng, những bất thiện nghiệp trổ quả, ta sẽ đón nhận, chuyển hóa để làm tốt hơn và ta sẽ không bị những nghiệp trổ quả đó làm thất thối tâm niệm xuất gia, hoặc sống thiện hảo của chúng ta. Đời thường, có những lúc gặp thử thách, ta sống buông lung, rồi chúng ta sống không còn có giới hạnh, tạo nghiệp. Bởi vì chán nản, nản chí, bởi vì tất cả những chuyện này, chuyện kia xảy ra ta không kiềm chế được. Chúng ta nhớ rằng, trong cuộc sống “không thầy đố mày làm nên”. Chúng ta cần có thầy, chúng ta cần có bậc thiện tri thức, chúng ta cần có người khai thị. Chỉ có Phật mới là bậc tự giác ngộ mình. Còn chúng ta, chúng ta cần nương vào sự khai thị hướng dẫn của những bậc thiện tri thức, của những bậc đi trước, để giúp cho chúng ta vượt qua chướng ngại. Dù chúng ta là người ở trong đời, thì chúng ta cũng cần những bậc thầy ở đời để trao đổi, hướng dẫn kiến thức làm người cho đúng để bớt khổ, hạnh phúc. Nếu như chúng ta là những người xuất gia, chúng ta cũng cần phải có thầy, để các bậc thầy hướng dẫn cho chúng ta. Nếu chúng ta là những người học đạo, chúng ta cũng cần phải có thầy, để các vị thầy hướng dẫn cho chúng ta đúng. Còn nếu như chúng ta có đủ phước báu, tìm tòi học hỏi theo những kinh sách kinh điển, đó là chuyện tốt rồi, phước báu vô cùng. Nhưng nhớ rằng, có được một bậc thiện tri thức, có được một bậc thầy giáo dưỡng chúng ta, chúng ta dễ thành công và dễ vượt qua những chướng ngại trong cuộc đời. Người xuất gia cũng cần thầy, người tại gia cũng cần thầy, người ở trong đời cũng cần thầy. Chúng ta cần nâng cao kiến thức của mình, cần có một tâm khiêm tốn, biết hạ mình và cần có lòng thành biết đón nhận sự hướng dẫn và dạy dỗ của những bậc bên trên, để trên con đường huân tu hay sống ở đời chúng ta đỡ phải lần mò. Sự lần mò, đôi khi chúng ta gặp những trở ngại, căng thẳng quá thì bị thối lui, không đứng vững trên thử thách, rồi bỏ cuộc, hư việc. Thời gian trôi qua không trả lại cho chúng ta. Cho nên mỗi một ngày trôi qua, chúng ta trân quý thời gian đó. Nếu chúng ta phát tâm cầu đạo, chúng ta nhớ, tùy theo nhân duyên, hãy tìm một vị thầy mà sau một thời gian tìm hiểu, chúng ta thấy vị thầy đó có đủ đức hạnh và cũng có nhân duyên với ta, ta hãy học đạo của những vị thầy như vậy. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để giữ vững con người của mình, tư tưởng của mình, tư duy của mình trong khi gặp những thử thách. Còn không, chúng ta sẽ bỏ cuộc đấy. Như vị Sa Môn kia, đủ phước báu gặp được vị thần khai thị, mới trở lại được đời sống sa môn. Còn nếu không có phước báu, chắc có lẽ đã trở về sống một đời sống phàm phu đau khổ như xưa.

Các bạn, trong cuộc đời chúng ta gặp biết bao nhiêu là thử thách. Có những lúc chúng ta muốn tìm được một sự bình yên. Khi các bạn muốn tìm sự bình yên an lạc trong chánh pháp, dù dưới bất cứ một hình thức nào, các bạn nhớ, hãy tìm tới những bậc thầy có đức hạnh, để được khai thị, học cho đúng, để chúng ta tinh tấn và thăng tiến trên con đường đó, chúng ta có được sự sống an lạc và bình an.

Cám ơn tất cả các bạn đã nghe qua. Nguyện chúc cho các bạn luôn có tâm cầu đạo giác ngộ.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn