Search

“Tại sao không giúp người nhà mà lại đi cho người ngoài?”

Trong quá trình con làm từ thiện, người nhà lên tiếng là sao con không cho người nhà, anh chị em con, họ cũng không giàu có gì. Rồi cháu con cũng còn nhỏ, sao con không cho nó mà con đi cho người ngoài. Người nghèo bên ngoài rất nhiều, con cho sao cho đủ, cho hết? Con thì nghĩ rằng anh chị em gia đình của con mặc dù không giàu có, nhưng họ cũng không đến nỗi phải khốn khổ. Còn rất nhiều người ngoài kia lâm vào cảnh đời bất hạnh, cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Con nên ứng xử như thế nào cho hợp lý trong hoàn cảnh này ạ? Con xin Thầy khai thị cho con. Con cảm ơn Thầy!

Trả lời: Mô Phật! Có một câu nói mà thường đăng trên các bức tường của thông tin đại chúng nói về từ thiện “Từ thiện cho nhiều vào mà chẳng biết nuôi nấng cha mẹ”. Cái câu đó làm cho mọi người chựng lại, không dám làm từ thiện, bởi vì cứ nghĩ phải dốc lòng lo cho cha mẹ, bà con, cô bác, người thân, lo cho tận tụy rồi hãy nghĩ đến từ thiện mới phù hợp. Như sự thắc mắc của bạn đúng, đó là cách nói của người đời. Hãy quán chiếu tất cả, bạn nghe cho kỹ, tất cả mọi chúng sanh, Phật dạy hãy quán chiếu và nhìn kỹ tất cả mọi chúng sanh. Mọi chúng sanh đây có cả thú vật nữa các bạn nha, không phải chỉ có con người, loài người đâu. Tất cả mọi chúng sanh đều là cha mẹ bảy đời, nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta. Nhưng sanh ra làm người, đối tượng được gọi là cha mẹ tức là đấng bậc sinh thành cho ta cơ hội hiện thân trong kiếp này, ta luôn coi trọng, nó che mờ không còn quán chiếu thấy sự liên kết, liên đới của mọi chúng sanh như cha mẹ nhiều đời nữa. Và anh em bà con của chúng ta, ruột thịt con cháu của chúng ta cũng nằm trong vòng tròn có giới hạn rằng ông bà cha mẹ anh chị em con cháu thân tộc mới là người thân, còn những người khác là xa lạ. Hãy lo cho người thân trước rồi hãy lo cho người ngoài. Điều này chỉ đúng trong suy nghĩ của loài người, nhưng không đúng trong tinh thần của nhà Phật. Dĩ nhiên, nếu như cha mẹ của mình, người thân của mình quá nghèo khổ và người đời cũng quá nghèo khổ, không hẳn chỉ dốc lòng lo cho cha mẹ và người thân. Chúng ta nếu có khả năng nên lo cho tất cả mọi người với khả năng phù hợp.

Có những bạn đôi khi chẳng biết có trách nhiệm với đấng bậc sinh thành, với gia đình người thân con cháu đâu. Mặc dù cha mẹ người thân con cháu rất là khổ nhưng mà không bao giờ tới cho tiền hoặc là cho của, vật chất, thăm hỏi đâu, họ không bao giờ nghĩ tới. Nhưng họ lại khởi tâm làm từ thiện với những người ở bên ngoài và vì đó mà họ bị khiển trách. Nhưng các bạn có biết không, cuộc đời là hai chiều, đôi khi ta chưa phát được tâm để báo hiếu với cha mẹ, chăm sóc cho người thân, nhưng ta lại phát tâm được để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh ở bên ngoài, từ đó nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách sống của chúng ta. Rồi sẽ có một ngày bạn đủ phước duyên để nhìn lại và sự phước duyên đó sẽ khơi dậy sự suy nghĩ trong sáng hơn để bạn thăng bằng trên việc từ thiện. Nghĩa là bạn sẽ có ngày quay về làm tốt đẹp hơn từ gia đình nơi cha mẹ người thân rồi lan tỏa đến bên ngoài. Cho nên có những người đi từ ngoài trở về bên trong nhà, có những người đi từ bên trong đến bên ngoài. Dù đi ở ngoài vào bên trong, hoặc từ trong gia đình ra bên ngoài cũng đừng bên nặng bên nhẹ, chúng ta phải thăng bằng đầy đủ để đối xử một cách bình đẳng tánh trí. Dĩ nhiên không thể bỏ đói cha mẹ hoặc những người thân mà làm việc ở bên ngoài, nhưng nếu chúng ta chưa có cảm giác giúp đỡ người thân mà lại có cảm giác giúp đỡ người ngoài, cứ làm bởi đó là nhân duyên tác thành nên hành động từ thiện của bạn với phước duyên vốn có. Nuôi dưỡng điều thiện đó, dần dần bạn sẽ có chiều hướng nghĩ và giúp những người nhà với khả năng. Cho nên nếu như người nhà, cha mẹ và người thân không đến mức đói, vẫn có thể tự túc lo cho bản thân của họ được, nay ta có một chút phần dư dả rất khiêm tốn để làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh thì không thể so sánh rằng không nên làm chuyện đó mà phải giúp đỡ những người thân.

Các bạn nhớ, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Sự giúp đỡ của người ngoài, dù là của cha mẹ hay con cái, người thân hay không thân đều xuất khởi từ tấm lòng thiện của họ nếu có nhân duyên, họ sẽ tới. Cho nên hãy suy nghĩ thật kỹ, nhất là những người nhà, đừng chê trách những người thân khi làm từ thiện bên ngoài. Hãy chúc phúc cho họ để hưởng được phước gọi là tùy hỷ, tùy hỷ mà cúng dường, tùy hỷ mà hành thiện. Thấy con cháu, người thân trong nhà làm thiện ở bên ngoài, ta không đến nỗi nghèo cũng đừng trách, ta cứ sống với những điều ta sống, tùy hỷ hồi hướng công đức với việc thiện đó thì sẽ tăng trưởng phước báu cho chính mình. Và người làm phước kia cũng đã trọn hảo tình nghĩa để có đầy đủ phước báu quay trở lại sau này nếu có dịp cần giúp đỡ, họ sẽ giúp đỡ ta. Nhưng ta đừng chê trách họ bằng những câu quá nặng “cha mẹ, anh em, con cháu trong nhà không giúp, đi giúp người ngoài”, đó là cách nhìn của tà kiến, sự chướng ngại tổn phước báu và rồi đi tới sự chia rẽ, tạo ra tự ti mặc cảm cho chính mình. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 13, https://youtu.be/mdV7ur831bA

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn