Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn” hôm nay. Chúng ta đi vào một câu chuyện lịch sử thời xưa, sau đời Đức Phật, ở bên Ấn Độ có một vị vua hùng mạnh, vị vua này thống lĩnh toàn bộ đất nước Ấn Độ thành một mối, được dân chúng mọi nơi ca tụng là vị vua có sức mạnh đập tan tất cả mọi quốc gia nhỏ bé khác, những người chống đối đến ngài, để hình thành nước Ấn Độ to lớn. Danh của vị vua này nổi tiếng đến mức ai cũng phải biết tới, nhưng vị vua này họp tất cả quần thần lại và hỏi rằng trên thế gian này đất nước nào cũng thuộc về ta, ta đã thống lĩnh Ấn Độ rồi, còn có ai trong vùng đất này không thuộc về ta không? Khi nghe tới câu hỏi đó ai cũng biết, ai cũng biết ông vua này là người hùng mạnh rồi, đó chính là ông vua A-dục. Vua A-dục là vị vua thống lĩnh toàn bộ Ấn Độ thời đó, quần thần mọi người đều tán tụng rằng ai cũng phải quy hàng ngài. Ngài là vị vua hùng mạnh nhất trên thế gian này, không ai bằng ngài nữa và ai cũng thuộc về ngài.
Nhưng có một vị chư thần nói với vua rằng có một quốc độ không thuộc về ngài, ở ngay trên đất của ngài nhưng không hàng phục ngài, không quy phục ngài, không thuộc về ngài, cũng chẳng sợ ngài và ngài không thể chiến thắng được quốc độ đó. Vua A-dục mới hỏi đó là quốc độ nào. Vị chư thần kia mới trả lời rằng đó là cõi của Long Vương đang nằm ở trên đất nước ngài thống trị, nhưng không hàng phục ngài và chẳng sợ hãi ngài, chẳng triều cống ngài, chẳng sai sứ tới đây để ca tụng ngài. Vua A-dục liền tức giận, mang quân ra bờ biển, đóng quân ở đó, cắm cờ, đánh trống, la lối mắng chửi Long Vương, nhưng chẳng thấy Long Vương hiện lên. Vua A-dục càng tức tối, càng bực mình, quân đội ta hùng mạnh thống nhất cả đất nước Ấn Độ này, thế sao Long Vương lại không thuần phục ta, ta đã tới ngay đây, mang quân đội tới, ta đã chứng tỏ sức mạnh của ta rồi mà sao Long Vương không nể mặt ta. Ông ta bực tức vô cùng.
Nhưng khi về lại triều đình, có một vị triều thần mới nói với vua rằng, để biết được Long Vương có kính trọng ngài hay không, và có hàng phục ngài hay không bằng cách là ta hãy đúc hai kho tượng bằng vàng lượng y như nhau, một pho tượng đại diện cho Long Vương, một pho tượng đại diện cho vua A-dục với số lượng vàng đúng y như nhau, bằng như nhau, nhưng khi đúc lên rồi, kho tượng nào nặng hơn thì chính là ám chỉ người đó thuần phục và kính nể.
Rồi đúc lên hai pho tượng, nhưng khi xong, pho tượng đại diện cho vua A-dục, cân lại nhẹ hơn pho tượng đại diện cho Long Vương, Long Vương rất im lặng, không nói một lời nhưng thật sự thì vua A-dục buồn vô cùng, tại sao ta vẫn thua Long Vương. Vị triều thần đó mới mách cho vua A-dục rằng nếu như làm được nhiều việc công đức và phước đức thì có lẻ chắc pho tượng của ngài sẽ nặng hơn. Sau đó vua A-dục đã làm thật nhiều việc phước đức, mà chúng ta nhớ rằng vua A-dục thời đó cũng là người có công với Phật giáo của chúng ta, bởi vì chính vua A-dục là người đã viết lại lịch sử và kinh dạy của Đức Phật bằng văn tự, trước đó kinh chỉ bằng ngôn ngữ truyền miệng chưa có văn tự, cho tới thời vua A-dục mới có kinh sách đọc bằng chữ. Ngài bắt đầu làm nhiều công đức và cuối cùng sau khi đã xong, đúc lại hai pho tượng nữa thì pho tượng của vua A-dục lần này đã thật sự nặng hơn pho tượng kia. Ngài rất là hạnh phúc. Và lúc đó ngài mới nhận ra rằng chính công đức mà tự ta làm được mới có cân nặng thật sự và làm cho mọi người kính mến ta. Còn như công đức mà cứ bằng trên bàn tay sức mạnh của vũ khí, sự hùng cường của tiền tài không có thể làm cho ai kính mến ta thật sự, có chăng chỉ là khiếp sợ sức mạnh của ta, còn lòng tôn kính trong đó, sự tôn kính giữa con người với con người cần phải bằng chính công đức thể hiện qua việc thiện của chính mình.
Các bạn thân mến, đây là một câu chuyện dẫn chứng đi qua để cho chúng ta gợi ý với nhau rằng ở trong cuộc sống này, chúng ta không thể bắt người khác phục tùng chúng ta. Chúng ta cũng không thế bắt người khác phải kính trọng chúng ta bằng sức mạnh của họng súng, bằng sức mạnh của cơ bắp, bằng sức mạnh của tiền tài, danh vọng, địa vị, của quyền lực trong xã hội. Sự kính trọng giữa con người đối với con người phải xuất phát từ tình thương mến, do người này hoặc người kia có đức hạnh, có công đức, có tấm lòng yêu thương thực sự, thực hiện được những pháp thiện để giúp đời. Đây là một chân lý hiển lộ rõ ràng trong cuộc đời. Trong xã hội ngày nay, biết bao nhiêu những kẻ giàu có hay những người có quyền có chức, chẳng chịu tu phẩm hạnh như Đức Phật dạy, nhưng muốn có danh tiếng của mình lẫy lừng, thường dùng danh vọng của mình, thường dùng quyền lực của mình, thường dùng tiền tài của mình để lấn át người khác, để bắt người ta phải quy phục về mình, hàng phục về mình và kính trọng mình. Các bạn, điều đó không thể làm được. Như vua A-dục dù có quân đội hùng mạnh tới đâu, thống lĩnh cả nước Ấn Độ thời đó, nhưng vẫn không thể làm cho Long Vương kính nể, chỉ có đức độ của một vị minh vương mới làm cho Long Vương kính nể mà thôi.
Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta thường hay lấn ác nhau bằng cái quyền. Quyền của thế gian ban cho hay quyền của thế gian ta tự mặc định trong cuộc đời, để rồi chúng ta luôn luôn mang quyền lực đó mà chúng ta áp đảo người khác phải nghe, phải kính trọng, phải tôn vinh, phải thuần phục. Các bạn nhớ rằng những chuyện như vậy thật khó có thể làm được. Trên con đường học đạo của chúng ta, Đức Thế Tôn nói thật rõ ràng: Phước đức và công đức là hai pháp bảo mà mỗi người không thể đi xin, đi lấy từ người khác được, phải tự mình lập nên công đức lớn đó, phước đức lớn đó bằng những pháp thiện thực sự của mình hàng ngày, thì chúng ta mới thực sự có được công đức lớn, phước đức lớn. Khi chúng ta có công đức lớn, phước đức lớn, các bạn nhớ, tất cả mọi người ở trong cuộc sống mà ta tương tác, họ đều yêu mến ta, chính là vì công đức lớn, phước đức lớn đó, chính là vì những hành động, những lời nói, những việc làm của chúng ta thực sự đến từ tình yêu thương, đến từ sự quan tâm lẫn nhau, đến từ những pháp thiện, đến từ sự mà chúng ta biết lo lắng, san sẽ, biết chăm sóc, biết giúp đỡ. Pháp thiện của cuộc đời mà Đức Phật dạy cho chúng ta, là chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ đến muôn người, chúng ta phải biết quan tâm đến những con người khác, chúng ta phải biết yêu thương chân thực và giúp đỡ bằng hành động cụ thể mới có thể chinh phục được tấm lòng thương mến của người ta, còn không chỉ là hảo huyền. Công đức không thể tới khi chúng ta lấy của người khác, phước đức cũng không thể có khi chúng ta ngồi đó mong đợi có được từ người khác.
Như câu tiếng việt mình thường hay nói, người có đức quỷ thần cũng phải kính nể. Khi chúng ta có đức độ, qủy thần cũng phải kính nể chúng ta để chúng ta thành tựu được sự an lạc. Sự thương mến của con người này đối với những con người khác luôn luôn phải là từ trong tâm của chúng ta đối xử với mọi người như thế nào. Người có đức độ, quỷ thần phải kính sợ, Long Vương cũng phải mến mộ yêu thương chúng ta. Đức độ đó là do chính trái tim của chúng ta, chính con người của chúng ta đã thực hiện nó. Làm sao có được đức độ đó, Đức Phật nói cứ áp dụng pháp thiện vào cuộc đời. Chúng ta biết pháp thiện nó thường xuyên được ứng xử hằng ngày trong cuộc sống qua thân, ngữ, ý, tức là qua tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta. Từ ý thiện, chúng ta xuất khởi lên những hành động tốt đẹp và những ngôn ngữ tương tác hằng ngày tốt đẹp, chúng ta sẽ tạo được phước báu. Còn công đức lớn là chúng ta phải lập nên được những công đức như xây dựng một xã hội tốt đẹp, hoàn thiện trong sự thương yêu nâng đỡ tất cả mọi con người để họ luôn luôn có cơ hội sống hạnh phúc và bình an. Ông vua A-dục thật sự đã làm được điều đó. Ông đã xây biết bao nhiêu đền thờ, chùa chiền. Ông đã mời gọi tất cả các bậc tôn đức thời đó ngồi lại với nhau để rồi bắt đầu ghi lại kinh sách, lời của Đức Thế Tôn dạy. Đó là một thể loại công đức lớn vô cùng. Vua A-dục còn xây biết bao nhiêu những tháp chứa xá lợi ở trong đó và xây chùa, đúc tượng, rồi làm gì nữa, ghi chép kinh điển của Đức Phật truyền lại cho đời sau, công đức lớn thật là lớn. Vua A-dục đã làm được. Và thực sự sức mạnh của quân đội của ngài sau đó đã chuyển đổi bằng sức mạnh của đời sống tâm linh. Chính đời sống tâm linh của vua A-dục xiển dương Phật pháp trong chánh pháp và pháp thiện thật sự của thời đó. Mà sự hùng cường, giàu có của vua A-dục càng ngày càng phát triển đi đến sự thành công, mở mang bờ cỏi rộng và Long Vương cũng mến mộ, yêu thương.
Bài học hôm nay chúng ta muốn nói tới đó là mỗi một người chúng ta, để cho người khác mến mộ và thương yêu thì cần phải chinh phục bằng đức độ của mình, chẳng phải bằng quyền lực, sức mạnh của cơ bắp, bằng súng ống, bằng quyền lực của tiền tài, bằng quyền lực của người có chức có quyền trong xã hội. Những điều đó không thể chinh phục được trái tim và sự mến mộ của người khác, chỉ có công đức lớn mà thôi, chỉ có người có tấm lòng nhân đức, có lòng khoan dung, có tình yêu thương chân thật.
Các bạn, chúng ta hãy thực hiện phương pháp này để mọi người yêu mến chúng ta, đó là hãy cố gắng thực hành pháp thiện của Đức Phật dạy, chỉ có pháp thiện mới làm cho chúng ta cao quý hơn, và chỉ có pháp thiện mới giúp cho mọi người mến mộ yêu thương chúng ta thật sự.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa