Bảo Nguyện đánh máy
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến Vui chưa kịp biết buồn đã sang Vô thường thế, sao hoài chấp niệm Sống đi kẻo hết một cuộc trần
Mô Phật. Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô cùng các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay thứ bảy trong chương trình Sống trong Chánh Niệm.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con nguyện xin Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và thắp sáng đuốc Tuệ cho chúng con để chúng con thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấu rõ vạn pháp là Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện xin Chư Phật gia trì cho các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới bỏ qua tự ngã của mình và có được Trí Tuệ sáng suốt, cùng nhau thành lập nền hòa bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh. Mô Phật.
Giờ đây Bảo Thành mời các bạn chúng ta cùng trì niệm hồng danh Đức Phật, trì Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Chú Đại Bi…..Vãng sanh chú……
Mu A Mu Sa
Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang
Ma Sa Ốp Uê
Sa Bi Mô U
Sa U Sa U Ba Thê Um
Nam Mô Saka Pouttê, Nam Mô Saka Pouttê
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mô Phật, Bảo Thành kính chào các bạn đồng tu. Hôm nay ngày thứ bảy, trong chương trình Sống Trong Chánh Niệm với chủ đề: Sao hoài chấp niệm. Các bạn, trong tiếng Việt cũng như tiếng Hán tiếng Nôm, chữ niệm có nghĩa là chúng ta đọc chúng ta suy nghĩ chúng ta có những tư tưởng hoặc những câu nói lẩm bẩm trong miệng hoặc thành tiếng hoặc chỉ ở trong tâm, niệm còn có nghĩa là nhớ là tưởng tùy theo ứng dụng trong hoàn cảnh như thế nào. Chúng ta coi như là một ngày thứ bảy dạo chơi trong những chữ niệm ta thường ứng dụng trong cuộc sống. Mà thứ bảy trong chương trình Sống trong Chánh Niệm với chủ đề Sao hoài chấp niệm, chấp là chúng ta bám víu, chúng ta chấp trược, chúng ta so sánh và chúng ta luôn luôn dính mắc vào các niệm, các tư tưởng suy nghĩ, các câu nói. Các bạn,
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến
Vui chưa kịp biết buồn đã sang
Vô thường thế sao hoài chấp niệm
Sống đi kẻo hết một cuộc trần.
Đúng vậy các bạn, ngày chưa kịp cười kìa thì màn đêm đã đến rồi, niềm vui ta chưa biết là gì thì những nỗi buồn đã sang ngang. Cuộc đời này vô thường lắm vậy mà ta chẳng bao giờ sống, cứ bám víu vào biết bao nhiêu những tư tưởng những cái niệm lui tới trong cuộc đời, để rồi đâu đó có ai nhắc chúng ta sống đi kẻo hết một cuộc trần, ta lại ngớ ngẩn chẳng biết sao. Nhất định cuộc đời này, Bảo Thành và các bạn luôn luôn sống trong hoài niệm, chuyện đã qua mà cứ nuối tiếc cứ hoài niệm cứ nghĩ về cứ kéo nó về để chiêm nghiệm tỉ tê thì thầm với chính mình, thao thức ôm ấp cứ dính mãi chẳng chịu buông, đó gọi là hoài niệm. Các bạn có hoài niệm về chuyện gì không, có thể hoài niệm về một chuyến du lịch thật đẹp nay đã mất nên cứ tưởng nhớ đến nó mà thôi. Hoặc hoài niệm về một người đã chia tay, một sự việc đã không còn, nhiều lắm, nhiều thứ trong đời ta cứ hoài niệm để thời gian hiện tại ta chẳng có thể sống được mà chỉ đốt cháy cuộc đời trong những điều đã đi qua. Chúng ta cố tạo ra những buổi hoài niệm như một mình lang thang đây đó vào trong quán cà phê gọi một ly cà phê đen, hay thời trang hiện thời là trà sữa, rồi ngồi nhìn khung cảnh trời có thể là mưa, cơn mưa phùn đi qua thành phố buồn, để có chút hoài niệm về một thưở đã qua đi. Một mình cô đơn một chút cho có cái chất của sự hoài niệm, hoặc đôi khi một nhóm bạn hợp nhau cùng tỉ tê trong một quán nhỏ. Đó là nói đến cảnh đẹp của những người không dính vào những buổi tiệc tùng rượu chè để hoài niệm biết bao nhiêu những chuyện trong quá khứ. Những sự hoài niệm đôi khi cũng tốt bởi vì chúng ta có thể nhìn rõ hơn về một sự việc đã đi qua, để cân nhắc xử trí cho đúng trong hiên tại. Nhưng hầu như hầu hết chúng ta cứ đắm chìm trong hoài niệm, rồi kế tiếp là những kỉ niệm vui và buồn, cũng rất cần trong đời người. Nếu một con người chẳng có dấu ấn của những kỉ niệm dù vui hay buồn thì có lẽ người đó đã biến thành khúc gỗ khô trôi trên dòng sông vô định chẳng biết về đâu. Ngồi suy nghĩ về những kỉ niệm một thời trong quá khứ của thưở sinh viên học trò thưở nhỏ hay lớn lên, trong những lầm chấp vấp ngã hay những niềm vui tột cùng cũng rất tốt, bởi nó khơi dậy cho chúng ta những điều đã qua để chuẩn bị cho một hành trang sắp tới. Con người sống cần phải có những kỉ niệm đẹp lẫn những kỉ niệm vui – buồn.
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến
Vui chưa kịp biết buồn đã sang
Vô thường thế sao hoài chấp niệm
Sống đi kẻo hết một cuộc trần
Vẫn biết trong những lúc ta nổi trôi với những hoài niệm những kỉ niệm mà ta quên sống. Hoài niệm và kỉ niệm là một phần của đời sống con người, rất cần nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải chấp bám. Đôi khi những hoài niệm, những kỉ niệm ta cứ ôm ấp bám víu thì ta sẽ chẳng có cơ hội sống thật với cuộc đời. Hoài niệm chấp niệm rồi kỉ niệm, chấp vào những kỉ niệm ấy, chưa nói đến những niệm khác như vọng niệm, những luồng tư tưởng chẳng biết từ năm nào tháng nào nó cứ luẩn quẩn trong đầu không dứt, ta không làm chủ được, đó là những suy nghĩ tư tưởng hoàn toàn là ảo chứ không thật, gọi là vọng mà các bạn, nó ngập tràn trong tâm của chúng ta, nó cứ thôi thúc thì thầm, nó cứ nhảy múa làm cho đầu óc của chúng ta không thể kềm chế được, rồi dần dần đi vào thất niệm, tức là tung lung hết, hết chỗ nói. Những người thường bị vọng niệm hoặc thất niệm xâm chiếm thường khó ngủ khó ăn, đầu óc thường bị loạn, tâm thần thường hoảng hốt, cuộc sống không giữ được sự thăng bằng, và trong sinh hoạt thì mọi việc thường xử lý chậm và hay có lỗi. Mà nếu chúng ta không tìm cách chuyển hóa được vọng niệm và những thất niệm kia thì chúng ta lại bị trôi lăn vào trong tà niệm, là những tư tưởng tạo ra bao nhiêu chướng ngại trong cuộc sống. Các bạn, nói sơ qua những cái niệm để chúng ta thấy văn chương Việt Nam phong phú như thế: hoài niệm, kỉ niệm, vọng niệm, thất niệm, tà niệm. Đức Phật cũng nói về niệm đó các bạn. Trong Tứ Diệu Đế, Đức Phật nói về Chánh Niệm, Chánh Niệm đời sống, Chánh Niệm hơi thở, Ngài hiểu thấu được não bộ của chúng sanh hoạt động thường là luôn luôn có những tư tưởng tự động nhảy bởi đó là sự vận hành của não bộ. Nếu một cuộc sống của con người không được tu tập, không được luyện để làm chủ tư tưởng suy nghĩ thì ta thường bị hoài niệm kỉ niệm vọng niệm thất niệm và tà niệm xâm chiếm, bởi đó là số đông. Những niệm đó là số đông được kết tụ lại trong nhiều kiếp rồi, nó tạo thành quán tính thật mạnh, và não bộ nó lại vận hành như thế, cho nên những tư tưởng đó cứ chạy mãi như những cuốn phim nhiều tập không bao giờ hết.
Phật khuyên chúng ta phải có Chánh Niệm tức là khởi lên những tư tưởng suy nghĩ tốt thiện lành trong hơi thở, gọi là Chánh Niệm hơi thở, để đối trị để chuyển hóa những hoài niệm kỉ niệm vọng niệm thất niệm và tà niệm nó cứ lôi kéo chúng ta hoài để chúng ta không nhận ra sự vô thường của cuộc đời, cứ chấp vào những niệm đó sống với quá khứ hoài mà hiện tại thì lại bỏ quên. Chánh Niệm hơi thở rất quan trọng, ai đã từng có kinh nghiệm bị những hoài niệm hoặc kỉ niệm, bị những vọng niệm hay thất niệm hoặc tà niệm nó kéo tâm của chúng ta đi, nó tạo ra biết bao nhiêu sự phóng giật của tâm, ta mới thấy nó khổ như thế nào. Nếu không một lần đứng dậy nghe theo lời Phật mà thực tập Chánh Niệm hơi thở thì nhất định chúng ta không thể chuyển hóa được những loại niệm không tốt kia. Phật còn dạy cho chúng ta niệm Phật – niệm Pháp – niệm Tăng, có nghĩa là luôn luôn phải nhớ và khởi lên những tư tưởng về sự tỉnh giác, về con đường giúp cho chúng ta thoát mê, và về sự an lạc hài hòa thuận hảo tinh khiết giới tịnh trong Tăng gọi là niệm Tăng. Chữ niệm còn là niệm Kinh, tụng Kinh nữa, chúng ta đọc Kinh cũng gọi là niệm Kinh rất tốt. Bởi vì ta có cơ hội đi sâu vào những lời dạy của Đức Phật, hiểu rõ hơn để ứng dụng vào đời. Ta còn có niệm Chú là những mật ngôn mật chú để định tâm, để giữ tâm không bị những hoài niệm kỉ niệm vọng niệm thất niệm và tà niệm kéo trượt trôi theo những sự cảm xúc vui buồn của cuộc đời đã qua. Cho nên ta có niệm Kinh, niệm Chú.
Các bạn thân mến, chủ đề Sao hoài chấp niệm là chấp vào những tư tưởng, suy nghĩ những chuyện đã qua của quá khứ, và cũng trong Chánh Niệm hơi thở, ta dùng Chánh Niệm ta dùng sự niệm Phật – niệm Pháp – niệm Tăng niệm Kinh niệm Chú, ta dùng niệm thiện để vận hành năng lượng của chúng ta chạy theo sự làm chủ của tâm, để chúng ta không bị lôi kéo hụt hẫng và đắm chìm trong tất cả những gì quá khứ đã qua đi. Vẫn luôn biết hoài niệm có một sức bật để chúng ta đứng dậy, kỉ niệm cũng có sức mạnh để cho chúng ta phấn chấn lại tinh thần, nhưng chấp vào hoài niệm bám víu vào kỉ niệm để tạo nhịp cho vọng niệm khởi dậy, để rồi thất niệm và tà niệm chiếm cứ thì những điều đó không cần thiết. Nếu các bạn cứ bị như vậy thì sức khỏe của các bạn sẽ không tốt đâu, và bạn sẽ không thể sống vui bởi thời gian hiện tại bạn không thể nào sống được với nó, bạn bị lôi kéo, bạn bị cột chặt vào những niệm của quá khứ ấy. Đức Phật dạy trong Tứ Thánh Đế gọi là Bát Chánh Đạo, con đường Chánh Niệm giúp cho chúng ta không còn chấp và dính mắc vào những chuyện đã qua, nhưng diệu dụng trong hiện tại ta đang sống nơi Chánh Niệm hơi thở. Người ta nói chúng ta chỉ có một đời để sống, nhưng đúng ra là chẳng phải một đời để sống mà chúng ta chỉ có một hơi thở vào – ra để sống, rất ngắn các bạn ơi. Chúng ta chỉ có một hơi thở vào – ra để sống, sống đi kẻo hết một cuộc trần, nếu trong hơi thở vào – ra đó mà chúng ta không sống trong Chánh Niệm thì chúng ta sẽ bị ngày chưa kịp cười đêm đã đến, vui chưa kịp biết buồn đã sang.
Cuộc đời là vô thường các bạn, nếu cứ chấp niệm vào quá khứ, vào tà niệm thất niệm vọng niệm chạy dài theo những kỉ niệm hoặc hoài niệm thì chẳng bao giờ được Chánh Niệm tỉnh thức để sống trong từng hơi thở, thì chúng ta chỉ là xác ma bồng bềnh trên dòng sông của những điều đã qua trong quá khứ, ta đã chết. Đức Phật dạy cho chúng ta nhiều pháp phương tiện để đưa tâm của chúng ta trở về trong hiện tại để thuần hóa cái tâm, và cái tâm của ta được làm chủ mọi tư tưởng khởi lên đúng với thiện pháp hiện tại, chẳng vướng vào những điều đã đi qua, đó gọi là Chánh Niệm. Chánh Niệm hơi thở là phương pháp vi diệu vô cùng để luyện tâm đó các bạn. Trong Chánh Niệm hơi thở ta niệm Phật, chữ niệm Phật nay được dịch qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê, Ma Sa Ốp Uê là niệm Phật niệm tỉnh giác đó các bạn. Ta niệm Từ Bi, ta niệm Trí Tuệ. Ba cái niệm này giúp chúng ta làm chủ cái tâm từ từ trong hơi thở và cắt đứt được tất cả những thất niệm vọng niệm tà niệm những hoài niệm kỉ niệm không cần thiết, để sống thật trong từng giây phút, để cuộc trần này chúng ta được hạnh phúc được an vui. Hầu hết 99.99% cuộc đời của chúng ta luôn luôn bị lôi cuốn bởi sự chấp niệm của quá khứ, khó sống với hiện tại, không thì mơ ảo đến những vọng niệm của tương lai chẳng bao giờ hiểu, ta cứ hụt hẫng mãi thôi, ta cứ phiền não mãi thôi, ta không thành công được. Biết bao nhiêu những tấm gương trong lịch sử của Phật giáo cũng như hiện tại ta thấy ngay trong cuộc đời của mình, nếu mỗi người chúng ta cứ hoài chấp niệm quá khứ thì sẽ dần dần đưa tư tưởng của chúng ta tới chữ chấp trược, kinh khủng lắm. Bởi chấp niệm quá khứ thường than vãn đi đến sự ỉ ôi chê bai chẳng bao giờ chấn chỉnh cái tâm của mình hiện hữu trong từng giây phút, tu luyện làm chủ để trụ vững mà sống, thường bị cái ảo tưởng lôi kéo, sống ảo nhiều không thực tế. Và nếu như chúng ta cứ hoài chấp niệm là chúng ta đã mở cửa cho bệnh tật, cho phiền não, bi ai sầu muộn kéo tới. Nếu chúng ta cứ hoài chấp niệm là chúng ta đã đặt xác chết cuộc đời này đây trên dòng sông của quá khứ, trôi ngược dòng thời gian vùi vào trong những đau khổ buồn vui lẫn lộn.
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến
Vui chưa kịp biết buồn đã sang
Vô thường thế sao hoài chấp niệm
Sống đi kẻo hết một cuộc trần
Các bạn, các bạn có thấy phiền não không khi mà những điều đã xảy ra, các bạn thực sự muốn cắt đứt nhưng nó cứ dai dẳng bám theo bạn như bóng ma. Có Bảo Thành bị, các bạn cũng bị, bởi đó là sự vận hành não bộ của con người do sự kết lại của những tập khí nghiệp chướng nhiều đời nay vốn có thật nhiều trong tâm của chúng ta. Phật thấy được điều đó, Phật thông cảm được điều đó nên Phật nhắc nhở chúng ta cần phải huấn luyện cái tâm của mình, để tâm của chúng ta được làm chủ. Ngay buổi nói Pháp đầu tiên khi Ngài đắc Đạo mà tới gặp năm anh em Kiều Trần Như nói về Tứ Thánh Đế, bài Kinh đầu tiên chuyển pháp luân tại Vườn Nai, trong Đạo Đế có tám con đường Chánh để di tới sự giải thoát: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Tám con đường Chánh này thì Chánh Niệm rất cần thiết cho Phật tử tại gia chúng ta, để giữ được sự thăng bằng của cuộc sống, để chúng ta sống hạnh phúc và an vui, sống được làm chủ, thực sự sống. Không những thế Chánh Niệm còn giúp chúng ta thăng hoa đời sống của mình hướng đến một đời sống cao thượng hơn. Và đi sâu vào trong Chánh Niệm hơi thở, chúng ta niệm Phật – niệm Pháp – niệm Tăng, chúng ta niệm Từ Bi, niệm Trí Tuệ, niệm tỉnh giác, sẽ giúp cho chúng ta chuyển hóa được tận những cội nguồn nghiệp thức ác ta đã tạo ra. Và tạo ra được biết bao nhiêu phước báu bởi chỉ Chánh Niệm thôi thì phước báu đã tới rồi, công đức đã có thừa. Bạn muốn thay đổi cuộc sống, bạn muốn cha mẹ trường thọ an vui, bạn muốn gia đình êm ấm, công việc ổn định, bạn muốn xã hội thương yêu nhau, thế giới được hòa bình thì đời sống của bạn cần phải thực tập Chánh Niệm hơi thở. Chánh Niệm hơi thở có một công năng vi diệu giúp cho chúng ta tiếp cận được với tha lực của Phật từ sự tự lực thực tập Chánh Niệm hơi thở trong đời sống. Tha lực của Phật và tự lực của chúng ta hòa quyện vào với nhau trong Chánh Niệm hơi thở tạo nên công năng, tạo nên năng lượng vi diệu siêu thế, cắt đứt được mọi nghiệp thức nhiều đời lôi kéo chúng ta, chuyển hóa ác nghiệp, tăng trưởng phước đức công đức và giúp cho đời sống của chúng ta thiện xảo hơn về những phương tiện nơi thân người, để mang lại sự an vui cho mình và cho thế giới này.
Chúng ta thường có những ước mơ đi cứu thế giới nhưng lại quên cứu bản thân của mình. Chúng ta thường có ước mơ là làm sao cho thế giới được hòa bình nhưng chẳng bao giờ trong tâm có được sự hòa bình. Ta có ước mơ lớn cho thế giới, nhưng Phật dạy: sống đời sống Chánh Niệm, một đời sống hạnh phúc và bình an, tâm được làm chủ chính là đóng góp vào khoảng trống mênh mông vô tận bấp bênh của thế giới đang chiến tranh đau khổ kia nền hòa bình viên mãn. Mỗi một người chúng ta biết thực tập hơi thở Chánh Niệm để làm chủ, để không bị hoài niệm kỉ niệm thất niệm vọng niệm tà niệm nó bao trùm và cột chặt, nó dìm vào quá khứ, để cho trong từng giây phút ta sống thực, ta thấu được vô thường, ta phá vỡ những chấp niệm, để ta khi nhìn sự vô thường ngày đêm lui- tới, ta biết cười, cười trong Chánh Niệm, cười trong an vui, cười trong sự san sẻ. Một cuộc trần dù ngắn ngủi trong một hơi thở thôi cũng có ý nghĩa vô cùng hơn là vất vưởng bấp bênh trôi nổi trên dòng sông của quá khứ nơi cái thây ma chẳng còn sống được với hiện tại. Sao hoài chấp niệm nhắc nhở chúng ta cũng chữ niệm đó nhưng hoài niệm kỉ niệm vọng niệm thất niệm tà niệm là điều hiển nhiên luôn luôn tới, nó cũng đóng góp một phần trong đời sống của chúng ta nếu như tâm được làm chủ. Còn nếu không thì hoài niệm kỉ niệm vọng niệm thất niệm hoặc những tà niệm kia sẽ nhận chìm chúng ta. Còn nếu chúng ta làm chủ tâm bằng Chánh Niệm thì tất cả những hoài niệm kỉ niệm thất niệm vọng niệm hoặc tà niệm kia chỉ là hương khói chợt qua rồi đi, để ta thấy bầu trời quang đãng hơn, ta thấy cuộc đời nhẹ nhàng và an vui hơn.
Cuộc sống ngày nay sẽ gặp thật nhiều thử thách trong cuộc đời, mỗi một người chúng ta nếu không ra công tu tập mà ngồi chờ thời như ông Cuội trong câu chuyện ngày xưa có ông Cuội ngồi gốc cây đa thì suốt cuộc đời của chúng ta là người luôn hoài chấp niệm đó, sống trong vọng niệm ảo tưởng mà thôi. Mỗi một thứ bảy chúng ta đồng tu với nhau trong đời sống Chánh Niệm, chúng ta nhắc nhở một tuần sắp qua, luôn luôn phải sống trong Chánh Niệm, đừng để từng giây phút ngắn ngủi của cuộc đời trôi qua vô nghĩa, mà dù ngắn ngủi khi ta đồng hành cùng hơi thở Chánh Niệm thì nó sẽ trở thành có ý nghĩa vô cùng. Các bạn, Đức Phật không dạy cho chúng ta bay bổng lên trời cao như một vị Phật có cánh ngồi trên tòa sen gọi là giác ngộ, mà Đức Phật dạy cho chúng ta dọn dẹp rác rưởi của cuộc đời, quét sạch thềm chân tâm, sống thực với Chánh Niệm để hưởng được nguồn hạnh phúc an vui ngay bây giờ chỗ này tại đây, trong một cuộc trần mà mang kiếp người này Đức Phật thường nhắc rất quý và hiếm có được, là phương tiện vi diệu đó. Nếu phương tiện này không được ứng dụng đúng bằng một đời sống Chánh Niệm đúng tinh thần của Bát Chánh Đạo mà Đức Phật dạy, thì những chuyện hoang tưởng rằng ta có thể thành tựu được điều gì đó chẳng bao giờ xảy ra. Không ai có thể thành tựu bất cứ điều gì cao hơn nếu không thực tập con đường Bát Chánh Đạo, đó là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Tám cái Chánh này là nền tảng vi diệu, không ai mà có thể thành tựu các Pháp khác mà không thực tập tám con đường này. Nó không khó, nếu như thực tập Chánh Niệm hơi thở để có một đời sống lành mạnh nơi gia đình không khó các bạn, chỉ cần chú tâm một chút, chỉ cần đầu tư thời gian thực tập chung với nhau để tạo thành thói quen thì chúng ta sẽ phá được sự chấp niệm của quá khứ, để sống trong Chánh Niệm của hiện tại, thành tựu phước báu cho mình cho gia đình và hồi hướng cho những người ta yêu thương, đóng góp một phần vào nền hòa bình và an vui cho thế giới. Nếu làm được, đời sống của các bạn và Bảo Thành sẽ có ý nghĩa vô cùng, để sau cùng ta không còn phải nuối tiếc, buồn, vì:
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến
Vui chưa kịp biết buồn đã sang
Vô thường thế sao hoài chấp niệm
Sống đi kẻo hết một cuộc trần
Sống đi, Chánh Niệm hơi thở giúp cho chúng ta sống thực sự các bạn à. Còn nếu như bạn không Chánh Niệm hơi thở mà bạn chấp niệm thì bạn đã chết. Bạn muốn sống thực sự trong một cuộc trần ngắn ngủi chỉ bằng hơi thở vào – ra hay bạn muốn chết đời đời kiếp kiếp như các xác thối rữa trôi trên dòng sông của quá khứ. Đó là quyết định riêng của các bạn. Không ai có thể thay đổi và ép buộc bạn được. Bạn phải tự chủ quyết định cho cuộc sống riêng của mình. Đức Phật tới là để truyền dạy, là để nhắc nhở, là để giúp đỡ chứ không thể thay đổi bạn được. Chỉ có bạn và Bảo Thành mới có thể tự thay đổi cuộc sống của chính mình để tránh xa sự hoài chấp niệm mà sống chân thật trong từng sát – na, từng giây phút của Chánh Niệm.
Các bạn thân mến:
Ngày chưa kịp cười đêm đã đến
Vui chưa kịp biết buồn đã sang
Vô thường thế sao hoài chấp niệm
Sống đi kẻo hết một cuộc trần.
Các bạn, chúng ta hãy sống thực, đừng để uổng một cuộc trần dù rất ngắn ngủi trong một hơi thở vào – ra. Cảm ơn các bạn đã nghe, nguyện cho các bạn có một cuối tuần hạnh phúc ấm áp an vui nhiều tiếng cười nơi gia đình, nơi xã hội, nơi cộng đồng các bạn đang chung sống.
Hồi hướng:
Phật ơi, chúng con chia sẻ với nhau về chủ đề Sao hoài chấp niệm này trong ngày thứ bảy trong sự đồng tu Sống Trong Chánh Niệm. Nếu như tạo được chút phước báu nào, chúng con nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đều biết trở về với Chánh Niệm hơi thở, để sống thực sự trong cuộc trần ngắn ngủi của một hơi thở hiện hữu trong hiện tại, để chứng đắc Phật quả sau này trong tương lai.
Xin Chư Phật chứng minh.