Bảo Linh đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con. Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi. Có một điều Bảo Thành muốn chia sẻ ngày hôm nay theo lời của Đức Phật.
Đức Phật có nói: Các con chớ có vội vàng đi theo những gì được ghi chép trong kinh điển, nếu không suy nghĩ ta sẽ trở nên ngớ ngẩn, hoang mang.
Sao Phật nói như vậy? Ở thời đại chúng ta học về Phật nếu không qua kinh điển ghi chép sao biết về Phật. Nên nhớ thời Đức Phật cũng thật là nhiều kinh như kinh Vệ Đà được truyền miệng hoặc ghi chép lại. Mà khi Đức Phật khai sáng nền đạo lý của Phật giáo, Ngài luôn luôn nhắc nhở các đồ chúng chớ vội vàng tin vào sự ghi chép của kinh điển. Các bạn thấy không, nếu nói về đại kinh của Phật trong tiếng Pali hoặc Sanskrit, tiếng Phạn thì phải tới 220 năm hoặc 300 năm sau mới có thể kết tập thành những cuốn kinh, kinh thật sự viết bằng chữ. Chứ còn khoảng đầu như Ngài Anan kết tập kinh thì chỉ bằng ngôn ngữ tụng cho nhau nghe chưa ghi xuống. Tới thời vua A Dục mới bắt đầu ghi chép lại và sau này mới lưu truyền lại.
Ngày nay, chúng ta đây này, Bảo Thành nói gì, các bạn ghi chép lại nó lệch lạc từ từ huống hồ chi khi Thế Tôn đã viên tịch trên hai thế kỉ người ta mới ghi chép lại, thì những tư tưởng đan xen của những người ghi chép lại từ thời phong kiến phải lệ thuộc vào lệnh của vua chép y như điều vua muốn, nó sai lệch biết bao. Chưa kể tâm ý của con người giải thích viễn vông làm cho lời Phật như những bức tranh huyền bí được pha trộn vào nhiều sắc tướng khác biệt bằng màu sắc, ngôn ngữ và hình tượng cấu trúc, tư duy của con người phán. Phật nhìn thấu được điều đó nên nhắc nhở chúng đệ tử rằng: đừng có vội vàng tin vào những điều gì được ghi chép trong kinh điển. Ý của Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng ta: dù chúng ta tụng bất cứ một bộ kinh nào, một lời kinh nào có nói rằng: đây là lời của Phật hoặc thuở nọ, Đức Thế Tôn ở đây ở kia, có ông này ông kia ghi lại như vậy, câu đó là câu ai cũng có thể ghi và viết lại được.
Ngày nay đầy tràn kinh điển hết, và kinh nào cũng là bản gốc, nói cũng rất là hay. Phật đã dạy đừng bao giờ vội vàng tin vào những lời kinh điển ghi chép, chúng ta hiểu sao đây? Thời Đức Phật còn sống, khi Ngài đã 70 tuổi, 70 mấy, gần 80 tuổi, biết bao nhiêu chúng đệ tử nói rằng: Đức Phật già rồi, lẩm cẩm rồi, cho nên âm thầm phê phán Phật khi dạy đệ tử mình tôn vinh mình lên, phê phán Thầy của mình là Phật, chuyện đó có thời Đức Phật. Thì kinh sách cũng từ từ tam sao thất bổn, biết đâu mà có, phải suy nghĩ thật cặn kẽ và Phật dạy chúng ta đừng vội vàng tin vào những điều gì ghi chép trong kinh. Đừng vội vàng tin không có nghĩa rằng chúng ta không bao giờ nên tin, dù ít nhiều gì trong kinh vẫn chứa hàm ý lời dạy của Phật, xen kẽ với lời suy diễn của người ghi lại chép lại hoặc phiên dịch. Do đó khi chúng ta tụng niệm kinh có nghĩa là đọc kinh để nghiên cứu một phần thật là lớn, luôn luôn phải dựa trên nền tảng của chánh kiến và tư duy. Bởi Phật đã dạy ngay chính lời ta nói các con đừng vội tin, các con phải tư duy, áp dụng vào, nếu có lợi lạc trong cuộc đời hãy thực tập, còn không có lợi lạc cho các con, dù là ta nói các con cũng nên bỏ.
Như vậy mọi chuyện Phật đã hành, mọi sự Phật đã làm và mọi lời Phật dạy đều hàm ý mang lại sự lợi lạc cho chúng ta. Cho nên Phật cho ta sự lựa chọn giáo lý nào, cái phương tiện nào, phương pháp nào mà Phật dạy, một trong những phương pháp đó mang lại lợi lạc cho các bạn, hạnh phúc bình an, trải nghiệm được sự hạnh phúc và bình an, chuyển hóa được tất cả khổ đau thì đó chính là điều các bạn cần phải thực hành. Chính vì sau khi Đức Phật mất chúng ta vẫn điên đảo mộng tưởng tin vào những lời trong kinh điển, mà cho tới ngày hôm nay mấy ai đạt đến sự giác ngộ trải nghiệm đời sống hạnh phúc, xa lìa phiền não, đau khổ và tham sân đâu. Mang trong mình văn chương chữ nghĩa, áo hữu của những bậc kinh điển đầy nhưng chẳng thể chứng đắc. Thời Đức Phật kinh đâu có tụng niệm, truyền miệng, hướng dẫn đi đến sự thực hành, vậy mà thiếu gì những Bậc Tổ đã chứng đắc cùng thời Phật. Còn ngày nay kinh nhiều, tất cả các đại kinh của Phật đầy hết, thậm chí ta nói kinh gì là nó hiện ra ở trên màn hình, ta đọc ta nghe, thậm chí ta nói nó đọc, nó đọc cho ta nghe nhưng ta chẳng thể chứng nghiệm được đời sống giác ngộ, trải nghiệm hạnh phúc của mình.
Vì sao, bởi vì ta tin, ta tin như kính vào trong những cái đó, kính tức là nhìn, kính nhìn là tin tin tin tin, chẳng bao giờ tư duy hết. Và rồi nhiều vị thấy rằng con người dễ tin nên kiến lập những hệ thống chủ nghĩa văn chương diễn giải cho nó thêm màu sắc, cho nó thêm mùi vị ở cuộc đời. Thế là chúng ta được lập, được lầm, được lẫn, cái đó thường xảy ra trong cuộc sống hiện tại khi thời gian không cho phép chúng ta có nhiều nghiên cứu mà chỉ vội lướt qua, thấy cái gì tiếp thị bằng chữ nghĩa hay là chúng ta nhào đầu tin ngay. Đó là chúng ta dễ dàng rơi vào niềm tin của văn tự, kinh điển, ghi chép mà chẳng có chút thời gian tư duy suy nghĩ. Phật thấy đây là một sự tai hại nên nhắc chúng đệ tử thời đó: các con đừng vội vàng tin vào những gì ghi chép trong kinh điển, hãy tư duy. Các con cũng đừng vội vàng tin vào những lời ta đã nói mà phải tư duy ứng dụng coi nó có phù hợp lợi lạc không. Nếu các bạn dành một chút thời gian suy nghĩ cho kĩ các bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, bởi tâm của các bạn sẽ định lại, bạn sẽ có sức mạnh vượt qua muôn trùng thử thách, tâm sẽ có trạng thái an và lạc.
Bởi không có cái gì các bạn đọc, không có cái gì các bạn nhìn và cái gì các bạn cảm giác qua các giác quan làm cho các bạn hoảng sợ lo âu vội vàng tin theo. Bởi các bạn là người sống chuẩn mực, dựa trên nền tảng giáo lý của Phật, luôn luôn có một sự tư duy vững chải cho cái nhìn thông suốt theo luật nhân quả. Dù hằng hà kinh đặt trước mặt, bạn chẳng bao giờ vội vàng tin. Bạn đọc để tham khảo, lấy sự tư duy và cái nhìn có tầm nhìn sâu trong chánh kiến để tra cứu và ứng dụng, thấy nó có lợi lạc ứng dụng ngay. Chẳng phải lời lẽ văn chương hấp dẫn để mà lao vào thực tập, biết bao nhiêu con người đã bán thân, bán mạng, bán thời gian lấy tiền tài mua những bí kíp kinh điển thượng thừa, cuối cùng về nhìn cũng bỏ, hóa ra nó thừa thật sự, nó thừa thải đến mức chẳng ứng dụng vào đâu được mà làm cho đầu óc cuồng ngạo, điên khùng, bệnh hoạn, tẩu hỏa nhập ma. Thượng thừa hóa ra là dư thừa một cách bừa bãi không đúng. Phật đã khuyên ta phải làm theo để đời sống được hạnh phúc. Phật đã dạy ta phải thực hành theo để thấu được chân lý giác ngộ của nhà Phật. Không qúa khó, chỉ cần các bạn thấu được Phật đã dạy đừng vội vàng tin những gì chép ở trong kinh điển.
Phật không nói không bao giờ tin, từ bỏ, kinh sách của Phật ngày nay chép lại đâu phải của Phật, nhưng không phải như vậy là không có chân lý của Phật. Nhưng khi chúng ta đọc chúng ta phải gạn lọc để thấu được đâu là chân lý của Phật dạy, đâu là những lời diễn giải thêm, bàn thêm, luận thêm, viết thêm, gắn thêm. Không khéo chúng ta dễ bị lôi kéo, rồi vắt chéo tư tưởng, lẫn lộn như con rắn lòng thòng ở giữa cuộc đời, chẳng đi được tới đâu. Nhìn về đời sống của Phật ta thấy rằng Phật đặt nặng vấn đề tư duy lắm và chỉ có tám phương thức để giúp chúng ta thành tựu được đạo quả, đó là tám đường chánh đạo, tám con đường chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, rất cần thực hành theo tám con đường này.
Đức Phật thấy con người thật dễ tin vào kinh điển những điều ghi chép trao truyền lại, dễ rơi vào sai lầm, chấp kín cho nên Phật dạy hãy cố gắng tư duy đừng vội vàng tin theo. Để có một đời sống tâm linh trong sạch, vững chải, tiến lên, giải thoát chính mình và nghiệp chướng. Chúng ta hãy đừng vội vàng tin vào những gì sao chép trong kinh điển, phải tư duy theo chánh kiến.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa