Search

Quán Chiếu Sự Già

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Bảo Thành kính chào các bạn. Các bạn thân mến, chúng ta lại gặp nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Các bạn thân mến, Bảo Thành sẽ phát sóng trực tiếp trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn vào mỗi tối. Mong rằng các bạn có cơ hội giao lưu với Bảo Thành trên kênh YouTube để đồng tu pháp môn thiền mật Mu A Mu Sa, Thất Bảo Huyền Môn.

Các bạn, có những định luật mà không bao giờ chúng ta có thể thay đổi được, bởi đó là định luật nhân quả tất yếu nó xảy ra. Nhưng vì mỗi người chúng ta không hiểu rõ, cho nên khi nó xảy ra, ta hoang mang, ta sợ hãi, ta đau khổ. Nhất là những định luật thành trụ hoại diệt. Có đó được một thời gian, rồi nó từ từ nó tàn lụi, rồi nó mất. Những định luật như vậy, ta không quen việc quán chiếu và ta biết nhưng không thực tập quán chiếu nó, nên khi nó xảy ra ta nuối tiếc, ta phiền muộn, ta đau khổ. Cái tâm mà nuối tiếc phiền muộn, đau khổ những điều đã qua đi sẽ càng gây khổ hơn cho mỗi người chúng ta. Các bạn, chúng ta hiểu được chân lý đó để mỗi người chúng ta sống an nhiên tự tại, đón nhận tất cả mọi hiện tượng thuận nghịch trong cuộc đời khi xảy ra, để ta sống an nhiên và tự tại.

Có một bà cụ, một bà cụ đã già nua, sắc đã xuống, sức đã cạn, chân tay thì run rẫy, già lắm rồi. Là một bà cụ, là một bà già rồi, nhưng vì tình thương cháu vẫn chăm sóc cho cháu của mình. Có một ngày bà cụ tắm rửa cho đứa cháu nhỏ. Trong lúc tắm rửa, bà cụ nhìn thấy bàn tay của đứa cháu nó trắng nõn nà, nó đẹp – đẹp một cách thật là trẻ trung. Tất cả cái trắng, cái đẹp, cái trẻ trung của đứa cháu nhỏ đó đưa bà trở về với quá khứ của một thời là một người con gái, là một người thiếu nữ đẹp, thoáng qua nay đã già nua, yếu đuối, nhăn nheo trên gương mặt, tóc đã bạc, chân rung. Bà cảm thấy buồn vô cùng, bà nuối tiếc thời thanh nữ đẹp. Rồi so sánh hiện tại với đứa cháu còn thơ trẻ đẹp. Bà buồn, bà chìm đắm vào trong cơn buồn não nùng như vậy bà buồn lắm và bà khóc, bà lụy, bà khổ.

Nhân tình là như vậy, trong thế giới của con người thế thái nhân tình, chúng ta thấy cái đẹp thoáng mất. Khi cái đẹp tới nó chỉ thoáng qua như cơn nắng sau hè, rồi nó chợt biến mất. Chúng ta buồn cho năm tháng bởi những cái đẹp trong cuộc đời không tồn tại lâu theo suy nghĩ của riêng mình. Còn những cái xấu, không ưa, như nét già, nét tàn phai của năm tháng, nét xuân đã cuối mùa, nét nhăn trên đôi mắt, nét bạc trên mái tóc, chân tay không còn nhịp nhàng nghe theo mình, xương cốt thì đã đau nhức, thân xác thì mệt mỏi. Cái đó làm cho chúng ta đau khổ lắm. Ai cũng vậy mà thôi, khó tránh được. Nhưng Đức Phật khi nhìn thấy cảnh đó mới dạy cho chúng ta rằng: ‘’Chúng sanh luôn nuốc tiếc những cái đã qua, và chúng sanh không hiểu được luật vô thường thành trụ hoại diệt. Nó hình thành, nó có một thời gian, rồi từ từ nó phai mờ, rồi nó mất.’’ Không hiểu được quy luật đó nên cái tới thì hớn hở vô cùng, nhưng khi đi thì cũng đau khổ tột cùng. Với hớn hở hạnh phúc vô cùng và đau khổ tột cùng khi đi khi mất đó là sự tương phản của hai cảm xúc của loài người. Cảm xúc vui và hạnh phúc vô cùng khi tới, khi ta trẻ trung với tuổi thiếu nữ, khi ta trẻ trung thành đạt trí tuệ, khi ta mạnh khỏe thành tựu được mọi thứ, khi ta có được trong tay tất cả, ta vui và hạnh phúc vô cùng. Nhưng niềm vui hạnh phúc vô cùng đó nó không mãi mãi có được ở trong tay, nó không mãi mãi có được trong cuộc đời của chúng ta, bởi thời kỳ có đó thì ta vui và hạnh phúc vô cùng nhưng nó trải qua, ở đó một thời gian thì nó cũng từ từ phai mờ, già nua rồi từ từ nó biến mất, thì hạnh phúc, niềm vui vô cùng này nó lại biến thành nỗi đau tận cùng. Và nhất là khi tuổi già tới, đau tận cùng trong sự nuối tiếc quá khứ, nó dằn vặt lương tâm thân xác tinh thần, nó làm tiều tụy sức lực của chúng ta, và có thể nó đưa đến sự phiền não vô biên gây hại đến sức khỏe. Nó có thể làm cho tâm của chúng ta vẩn đục trong những nuối tiếc của tâm tham.

Nên Phật dạy, các đệ tử, tất cả những hiện tượng đó là bình thường sinh lão bệnh tử. Chúng ta hiểu, chúng ta biết, chúng ta thấy. Nhưng chúng ta nên thực hành thiền định trong chánh niệm và quán chiếu sự vô thường, bệnh, quán chiếu bệnh, sinh lão bệnh, quán chiếu cái bệnh, cái chết. Ở đây Đức Phật muốn mọi người luôn thiền định quán chiếu cái lão tức là già, cái già của mỗi con người là sự tự nhiên, là hiện tượng tự nhiên. Phước báu dù có như núi tu di khi sanh ra, thì theo thời gian của thành trụ hoại diệt, cũng đi từ sinh tới lão, nó không thể cứ ở sinh hoài. Đã có sinh là phải có lão, có già. Đã sinh ra trên đời là người thì chúng ta phải đi tới thời kỳ là già, yếu, già nua, già cằn cỗi.

Cái đẹp của tuổi già là đẹp của tâm linh. Đẹp của tuổi già là năng lượng phúc hậu tàng ẩn trên những nếp nhăn của sự nổi trôi trong năm tháng. Cái đẹp của người khi bị lão, bị già là đẹp của tình yêu, của lòng từ bi, chẳng phải đẹp của nét da thời thơ ấu. Bà cụ khi tắm cho đứa cháu của mình, thấy bàn tay mịn màng, trắng mịn trẻ trung, đẹp quá thì người bà này nuối tiếc và đau khổ. Sự nuối tiếc chuyện đã qua, sự nuối tiếc cái trẻ trung của một thời nay già nua làm cho mình vô cùng đau khổ. Và chính sống trong sự nuối tiếc và đau khổ đó nó sẽ hại đến tâm của chúng ta. Nó làm cho chúng ta não phiền, nó làm cho chúng ta đau khổ, đau khổ đến tận cùng. Càng nuối tiếc nhiều càng đau khổ nhiều, càng nhớ về đó càng bám víu về nó thì cái đau khổ tột cùng kia càng dai dẳng khó hết. Cho nên Đức Phật dạy cho mọi người chúng ta thường nên quán chiếu hơi thở chánh niệm và quán chiếu về cái lão, sự già nua để hiểu được chân lý trong cuộc đời sinh lão bệnh tử. Có sinh thì phải có lão, có già, và chấp nhận khi nó tới với tâm hoan hỉ từ bi, để biết ta đã tồn tại theo thời gian và thân của ta, sắc đẹp của ta, sự trẻ trung của ta, sự khỏe mạnh của ta, sự linh hoạt của ta, sự thông minh của ta, sự tài giỏi của ta, sự thành công của ta nay đã đến thời kỳ già nua.

Quán chiếu cái già, quán chiếu sự lão, quán chiếu sự đi xuống từ từ từ sức khỏe, từ sắc đẹp, từ trí nhớ, từ trí tuệ. Nhưng các bạn khi quán chiếu điều đó, chúng ta chấp nhận nó thì có một thứ sẽ tăng lên. Tất cả sẽ đi theo chiều giảm xuống, nhưng có một cái sẽ tăng lên. Đó là trí tuệ, là từ bi. Từ bi và trí tuệ sẽ được tăng trưởng bởi mỗi chúng ta quán chiếu theo hơi thở chánh niệm về cái già để đón nhận, để chấp nhận, để sẵn sàng đồng hành với cái già của chúng ta. Để trong cái già của tuổi, cái già của năm tháng, cái già của phận người, để trong nét nhăn của con mắt, nét nhăn nheo của làn da, cái bạc của mái tóc, cái rụng rời của xương cốt mà toát lên phong thái năng lượng đại từ đại bi. Và nó phát lên ánh sáng của trí tuệ của một người giữ hơi thở chánh niệm.

Quán chiếu cái già quán chiếu tuổi già theo năm tháng, quán chiếu định luật vô thường thành trụ hoại diệt. Quán chiếu để nhìn rõ thời gian ta như thế nào. Nó tăng trưởng phước báu vô cùng nơi tâm từ bi và trí tuệ, cho nên là không mất. Ta có thể mất làn da đẹp của tuổi thơ. Ta có thể tăng trưởng thêm những nếp nhăn trên con mắt thật đẹp của một thời thanh nữ. Ta có thể phai mờ làn tóc đen, thay vào tóc bạc trắng, nhưng chiều tăng trưởng viên mãn hơn vẫn là từ bi và trí tuệ. Công dụng của quán chiếu cái già là để đối trị với cái tâm tham, tham sống tham trẻ, tâm nuối tiếc để gây ra đau khổ tột cùng. Quán chiếu cái già cho sâu sắc cho rõ để hiểu được chân lý vô thường Phật dạy: sinh già bệnh rồi chết.

Hôm nay ta nói đến quán chiếu cái già của một đời người. Nếu những ai tuổi đời đã trôi qua, nếu có những lúc nhìn vô trong gương thấy được những nét già bắt đầu xuất hiện, ngay bây giờ hãy thực hành lời của Đức Phật: giữ hơi thở chánh niệm, quán chiếu cái già, quán chiếu cho thật kỹ khi xưa ta sao, khi nay ta già ra sao. Quán chiếu điều đó thật kỹ với hơi thở chánh niệm, thì các bạn sẽ luôn luôn tịch tĩnh an vui, tăng trưởng được trí tuệ và lòng từ bi. Các bạn sẽ sống hạnh phúc và an lạc.

Các bạn ơi hãy cố gắng quán chiếu trong thiền định, hơi thở chánh niệm quán chiếu cái già. Ta hít vào ta biết hít vào. Ta thở ra ta biết ta thở ra. Trong cái hít vào thở ra với tánh biết đó, ta nhìn sâu vào trong cái già. Ta nhận rõ cái già. Ta biết cái già là định luật vô thường, là cái phải tới trong một đời người. Thì ngay khi các bạn quán chiếu như vậy, các bạn sẽ tăng trưởng niềm vui, tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe Bảo Thành

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn