Công Minh đánh máy, Bảo Ngân biên tập
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn. Các bạn khỏe, Bảo Thành rất là khỏe mỗi khi gặp các bạn trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn. Các bạn như những người thân trong gia đình của Bảo Thành, gợi ý cho nhau để xây dựng cái sự tư duy hằng ngày, Bảo Thành thấy rất vui vì các bạn đã đón nhận Bảo Thành vào trong những cái cuộc gọi ý nói chuyện như vậy, trong cái sự tôn trọng lẫn nhau.
Các bạn ơi, chúng ta thường hay bị mắc lừa, và kẹt vào trong những cái lời khen chê của cuộc đời. Lời chê của cuộc đời đối với ta, ta bị lừa vào trong cái lời chê đó để ta đau khổ, dằn vặt, phiền não, khổ đau, ủ rũ, thảm thương. Thật buồn! Lời chê có cái sức công phá, phá hoại tâm can của ta. Lời chê của người ngoài, ôi chu cha có cái sức mạnh tàn hại, nó làm hủy hoại cả tinh thần, thể chất. Đôi khi cái lời chê còn làm tan biến cái sức mạnh tiến lên của mỗi một người. Bảo Thành và các bạn sống tới cái tuổi này rồi, chắc có lẽ từng nghe biết bao nhiêu những lời khen chê ở đời, chê thì chồng chất, sao tránh khỏi miệng lưỡi của người thế gian. Miệng lưỡi của người ta, người ta có quyền chê, có quyền khen, ta không thể bịt miệng họ được, có điều là ta nghe như thế nào, đó là một cái cách để tư duy. Còn có những lời khen, từ thằng cuội cũng có thể trở lên ngồi ở gốc cây trên cung trăng, để ngắm chị Hằng Nga đẹp, lời khen cũng có thể biến con chuột thành con mèo, con mèo thành con cọp, lời khen cũng có thể biến con voi thành ông trời.
Chuyện kể như vầy, ở một thuở gốc cây đa trong làng, nơi người ta thường tập trung mấy ông táo, tức là mấy cái lò bếp quăng ở dưới gốc cây đa. Theo truyền thống, thì người ta tin tưởng cái lò bếp, bếp lò của chúng ta là ông táo quân, nấu nướng gì đó rồi về trời báo cáo. Mỗi năm, khi thay lò thường mang lò đặt ở gốc cây đa trong đình làng, đại diện mời ông táo về đó. Người trong làng khen qua, khen lại, nói rằng ở đây có ông táo, mà thật sự ở đó có một cái lò thôi, đặt chơ vơ ngay gốc cây đa. Và dân chúng khen ở đó có ông Táo linh thiêng dữ lắm, ông thần táo linh thiêng dữ lắm. Ông thần ngự ở cây đa thấy thích lắm, thấy người ta khen thấy thích, thấy mừng. Và rồi trong dân làng đồn đại, ai cũng mang của cải, đầy đủ đồ cúng kiếng linh đình, ông Táo sướng, sướng rên cả người, sướng cười rung cả con mắt, sướng mà mập cả ra bởi đồ cúng quá nhiều mà. Thần Táo linh thiêng, người ta cúng, ăn nhiều, mập híp con mắt lại, cười hổng thấy đường. Cho nên ông ta cứ hủ hỉ cười, ăn uống đồ cúng, ở trên cây đa, ngồi vắt vẻo trên cành. Một hôm có một đứa trẻ chăn trâu vô tình đi ngang gốc cây đa, chân vấp vào cái lò dưới đất, bể một miếng nhỏ, ông thần Táo giật mình ở trên cây liền phóng xuống, bẻ gãy chân đứa nhỏ. Người ta lại càng sợ sau cái chuyện mà đứa trẻ chăn trâu đụng vào cái bếp, cái lò đó, mà bị ông thần Táo bẻ gãy chân nên ai cũng sợ, càng đồn thổi, ông thần Táo càng linh thiêng, đồ cúng lại càng nhiều. Ôi chu cha, ông ăn lại thêm nữa, mập càng bự, mắt càng híp, cười ngạo nghễ hoài trên cây đa. Ông thần Táo linh thiêng vô cùng, lời khen của dân làng làm cho ông ta say chất ngất ở trên cây đa.
Thế nhưng có một hôm, vị thiền sư và một số đệ tử đi ngang nghe nói ở cây đa đó có ông lò thần Táo linh thiêng từng bẻ chân đứa nhỏ, người ta thì cúng kiếng đủ, mặn chay đủ thứ. Thiền sư đi ngang, lấy tay đập lên trên cái lò ba cái, cái lò liền tan nát vỡ ra mà thiền sư chẳng có bị sao. Thiền sư cười, vuốt râu rồi nhẹ nhàng đi với đệ tử mà không hề có chuyện gì xảy ra hết. Sau đó, ở cây đa đó người ta không thấy sự linh thiêng gì nữa, người ta không thấy ông thần Táo có còn ở đó hay không, và mọi sự linh thiêng dường như đã hết. Đệ tử mới hỏi vị thiền sư: “Thưa thầy, thưa thiền sư, chuyện gì xảy ra, cái lò đó linh thiêng, cái ông thần Táo linh thiêng bẻ gãy chân của trẻ chăn trâu, vậy mà sư phụ gõ có ba cái, nó nát tan ra, chẳng có hề gì”. Thiền sư mới mỉm cười, nhắc cho đệ tử biết rằng: “Các con có biết ta làm gì không? Ta chỉ nhắc cho ông thần đó rằng ông ta là thần chứ không phải cái lò đặt dưới đất, cớ chi trẻ chăn trâu đụng vào mà giận dữ bẻ chân người ta. Nên ông thần đó đã nhận ra mình là ông thần cao cả, chẳng phải cái lò đặt dưới đất cho nên chẳng có gì phải giận dữ. Nhưng tại vì ông ta đã bị lời khen của dân làng đồn thổi, giúp cho cái ngã mạn cao quá, cống cao ngã mạn, tự cao tự đại cho nên hung hăng. Lời ta khai thị gõ ba cái để cho ông ta biết tất cả là vô thường không có, chẳng phải cái lò là hiện thân của ông cho nên vị thần đó đã đi nhẹ nhàng, chẳng oán trách ai”.
Câu chuyện dừng lại ở cái ông thần Táo gốc cây đa trong một cái làng của truyện cổ tích thầm nhắc cho mỗi người chúng ta rằng: lời chê đã làm hại rồi, hại vô cùng, hại là bởi vì nó gây ra tổn hại cho sự suy nghĩ, đau khổ thân tâm, nhưng cái lời chê đó vẫn chưa sao hết, nó vẫn còn nằm trong cái giới hạn của cảm giác của ta, nó chưa được nung nấu để tạo ra nguy hiểm bằng cái lời khen. Cái lời khen nó nguy hiểm bởi thực tế ta như vầy nhưng lời khen đôi khi nó đồn thổi ta lên để ta bay bổng như cái bong bóng ở trên, trên trời đó. Các bạn có khi nào thấy bong bóng bay không, mới bay thì tưởng chừng hay lắm nhưng nó bay càng cao, càng cao, nó gặp ánh nắng mặt trời thì nó nổ tung đùng một cái. Các bạn thấy không, không còn gì nữa. Khi chúng ta có được những cái lời khen không đúng, các bạn phải tập để đón nhận nó như thế nào? Khi chúng ta có những lời chê không đúng, các bạn cũng phải tu tập để đón nhận, còn không lời khen chê ở trong đời sẽ giết hại các bạn. Không những giết hại các bạn mà đôi khi các bạn còn hung hăng, như ông thần Táo vô tình bị người ta ghép là ông lò để rồi ai đụng tới cũng hung hăng hết, bẻ gãy chân người ta. Đừng nghĩ rằng mình cao siêu như ông thần Táo để rồi tự tung, tự tác muốn làm gì cũng được. Nhất là trong cuộc đời, khi có sự tương tác người với người ở những địa vị, cấp bậc khác biệt trong xã hội, lời khen dễ gây ra tội lỗi. Ví dụ như ta có một danh phận gì đó trong thôn, trong xóm, trong làng hoặc trong những cơ sở thờ tự tôn giáo, làm chức này, chức kia đảm nhiệm, người này người kia rồi chúng ta được lời khen, tán tụng, xu nịnh của kẻ này, kẻ kia, ta ngất ngưởng, say mê ở trên đó và hàm hồ, có những hành động, tạo tác gây ra tội và nghiệp. Phải rất coi chừng và cẩn thận. Dù bất cứ một việc gì chúng ta hy sinh, lấy cái danh đó mà vào cuộc đời để phục vụ, chứ đừng để người ta tán tụng cái danh đó mà làm mất nhân cách và phẩm chất của mình.
Ông thần Táo không nên để cho dân chúng tán tụng mà từ thần phải chui vô cái lò để rồi ai đụng tới cái lò vất vưởng nơi gốc đa là giận dữ, tội nghiệp cho đứa trẻ chăn trâu. Khai thị của thiền sư làm ông ta thức tỉnh. Còn chúng ta, khi say sưa với cái lời khen, tạo biết bao nhiêu nghiệp, chúng ta có đủ phước báu để gặp thiền sư gõ cửa tâm linh, nhắc thầm một chữ để chúng ta tỉnh ngộ hay không? Hay ngay lúc đó, chúng ta không còn nghe được những cái lời nhắc nhở, hướng dẫn chạm vào trong tâm nữa, mà chúng ta cứ say ngất, say ngất trên cái ngọn sóng của lời khen đó để khi bất chợt nó rút xuống, ta sẽ té gãy xương đó. Đừng nên như vậy mà để có được cái đạo lực vượt qua những cái lời khen chê ở trong đời, chúng ta phải nghe được lời của Phật, ta phải làm được lời của Phật. Và lời của Phật dạy cho chúng ta là các con hãy giữ cho cái hơi thở chánh niệm và quán chiếu mọi cái lời khen chê đều là huyễn giả, khen che đều là huyễn giả. Khi các bạn chánh niệm trong hơi thở, quán chiếu cái lời khen, lời chê đó là huyễn giả thì tất cả cái lời khen chê trong đời, các bạn chỉ biết mỉm cười nhẹ nhàng mà đi, không một chút vướng mắc, không một chút bế tắc, không một chút dừng lại để bị lời khen chê đó bao bọc, thổi đồn, đưa lên, đặt xuống, dập vùi trong tất cả mọi cảm giác. Ta làm chủ cảm giác của ta.
Hơi thở chánh niệm, quán chiếu lời khen tiếng chê là huyễn giả giúp cho chúng ta làm chủ được tư tưởng của mình, làm chủ được ngôn ngữ và hành động của mình. Mỗi một con người trong cuộc đời họ đều có cái quyền tự do thốt theo những điều họ ưa thích, nhất là những người chưa làm chủ được ngôn ngữ và suy nghĩ thì những cái suy nghĩ sẽ biến thành ngôn ngữ và hành động để tạo ra đau khổ hoặc là sự hứng khởi cho người khác khi tâng bốc hoặc là khen chê. Nhưng đối với người con Phật khi tu tập trong hơi thở chánh niệm, đặc biệt an trú trong hơi thở chánh niệm đó, không thể để cho lời khen chê kia nhập vào trong thân để biến thành hung thần, ác quỷ hoặc nhập vào trong tâm để gây ra con quỷ phiền não, náo nhiệt ở trong lòng, gây ra thân bệnh tâm khổ. Làm chủ được hơi thở chánh niệm trong cái quán chiếu khen chê là huyễn giả, các bạn sẽ tịch tĩnh, nhẹ nhàng, các bạn sẽ an vui và hạnh phúc, các bạn sẽ vững bước trong cuộc đời, vượt qua những lời khen chê. Còn không, khen chê sẽ là những điều thật lớn trong cuộc đời, lời chê thì giết hại cái tâm ý của các bạn, làm cho thân bệnh, tâm phiền não, lời khen cũng làm cho tâm phiền não, tâm bệnh, bay bổng trên cung trời tưởng tượng để rồi khi nhận ra lại biến mình thành nô lệ, thành cái gì, thành công dụng phục vụ cho người khác. Ông thần cao quý là thần Táo, vì cái lời khen mà đã biến mình thành cái lò đặt chơ vơ dưới đất, gần bên gốc cây đa để rồi đứa trẻ chăn trâu đụng vào là nổi giận, bẻ chân nó. Cho tới khi gặp thiền sư gõ lên đầu ba cái mới ngộ ra ta phải ở bên trên, chi bằng đâu mà phải nhập vô cái lò này, ta là thánh thần cao quý sao phải ngộ nhận cái lò là thần.
Thấy không các bạn, chúng ta có cái tâm ngộ nhận vào cái lời khen của mọi người. Rồi chúng ta cũng dễ cảm xúc với những cái lời chê để khổ, ngộ nhận với lời khen để đóng vai thần vai thánh, đóng vai kẻ này kẻ kia, ông này ông kia, ông này bà nọ, ui chu cha, cao quý quá. Mình phải sống thật với chính mình. Nếu hy sinh làm việc cho cộng đồng xã hội, chùa chiền hay chỗ này chỗ kia, ta cũng là thân phận của một Phật tử, một con người có cái tâm cúng dường. Chẳng thể vì cái lời khen mà bất chấp tất cả mọi thứ để biến mình thành ông này bà kia, gây ra nghiệp đó các bạn.
Hãy cố gắng giữ trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu khen chê đều là huyễn giả.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.