Bảo Diệu Tâm đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Các bạn thân mến! Các bạn và Bảo Thành đang gặp gỡ nhau trên kênh YouTube “Thất Bảo Huyền Môn”, điểm hẹn của những người vui tánh thích được đón nghe sự gợi ý, được tư duy trong chánh pháp.
Các bạn ơi, câu chuyện hôm nay kể về một chàng nông dân. Anh nông dân này có ruộng nhưng không biết cày, không biết cấy bởi chỉ thừa hưởng được gia tài của ba mẹ để lại mà thôi. Anh ta từ thuở nhỏ đã không học, làm biếng không có học, chẳng biết cày cấy như thế nào. Nhưng khi cha mẹ mất rồi để lại ruộng đồng mênh mông, anh ta muốn trồng để bảo vệ đời sống của mình. Lúa gieo chẳng thể mọc bởi không biết cách. Anh ta đi tới một thôn khác và thấy nơi đó có một cánh đồng lúa rộng lớn mênh mông. Lúa thì xanh đẹp, anh ta hỏi nhà nông ở bên đó làm sao để trồng lúa. Nhà nông nói rằng: “Anh chỉ cần san đất ra cho nó bằng phẳng rồi thì bắt đầu gieo lúa được rồi, dong nước vô gieo lúa.
Anh ta đi về, anh ta tính làm như vậy. Anh ta san bằng đi rồi anh ta mới bước chân xuống ruộng, anh ta mới nghĩ anh bước chân xuống ruộng như vậy thì công phu anh ta ban cho nó bằng phẳng nó sẽ bị chính bàn chân của anh ta làm lồi lõm làm sao nó bằng phẳng nữa? Bởi trong đầu của anh ta chữ bằng phẳng nó quá quan trọng, chứ anh đâu có nghĩ rằng phải ban cho nó phẳng rồi xả nước vô cho nó có nước để gieo lúa đâu. Anh ta bị dính vô chữ bằng phẳng. Do đó khi anh tấn bằng phẳng ra rồi, anh ta đạp lên, anh ta nghĩ nó không còn bằng phẳng được như vậy nữa vì dấu bước chân của mình. Cho nên, anh ta thuê tới tám người khênh một cái giường thật lớn để anh ta ngồi lên trên. Và anh ta nghĩ :” Nếu anh ta ngồi lên trên giường này gieo lúa, anh không có đạp xuống ruộng, ruộng sẽ không có dấu chân, nó sẽ bằng phẳng, như vậy nó sẽ tốt hơn. Và rồi ảnh trả tiền nhiều lắm, cho tới tám người, mà cầy lúa ruộng như vậy thì nó lâu cho nên anh ta thuê thật là nhiều người cứ luân phiên như vậy khênh giường cho anh ta ngồi ở trên để anh ta đứng lên gieo lúa. Khi anh ta gieo lúa xong và anh ta thấy hạnh phúc vô cùng, bởi chân của anh ta không đụng xuống ruộng, và anh ta nghĩ rằng ruộng của anh ta vẫn bằng phẳng, đẹp, lúa sẽ mọc. Nhưng sau đó một thời gian, anh ta không có thấy lúa mọc lên, chết hết thì anh ta mới xả nước ra để nhìn thì bên dưới toàn là những dấu chân lồi lõm ở dưới làm cho đất bị chai lỳ hết rồi.
Rồi khi lúa gieo xuống đó, nó không thể mọc được. Nhưng anh ta không hiểu sao, anh ta tới làng bên cạnh và hỏi nhà nông kia: “Tôi cũng làm bằng phẳng rồi. Tôi trồng rồi, tôi còn ngồi trên giường nữa, tôi đâu có bước chân xuống đó, mà tại sao ruộng của tôi nó không có bằng phẳng mà nó lồi lõm sau khi tôi đã ban?”. Mà anh ta kể thao tác làm việc thì người làm nông bên cạnh mới nói rằng: “Anh không biết sao? Chân anh không đặt xuống ruộng, nhưng mà có biết bao nhiêu con người khênh giường cho anh chà đạp lên ruộng đó nó bị chai lỳ rồi làm sao lúa có thể mọc được? Lúc đó anh ta mới ngỡ ra, nhưng rồi mùa lúa năm đó đã bị thất thu. Các bạn người nông dân có thể thất thu rồi mùa sau thu hoạch trở lại, nhưng chúng ta chỉ có một đời, nếu đời này sống mà không tu được để gặt lúa tốt trong Pháp Thiện, biết sao được kiếp sau ra sao? Do đó khi nghe được một điều gì, cần phải có trí tuệ để thẩm định được việc đó. Khi học được điều gì chúng ta cũng cần phải có trí tuệ để thẩm định được việc đó. Nếu không chúng ta không thể nào, chúng ta không thể nào có được mùa lúa gặt đầy đủ cho cuộc đời của kiếp này. Trí tuệ rất quan trọng trong đạo Phật. Trí tuệ ở đây chỉ nói đến trí tuệ đi đến sự giải thoát, mà trí tuệ trong tư duy “đúng-sai” trong Phật Pháp. Các bạn sẽ hỏi: “À, tại sao anh kia cũng là người bình thường nghe hiểu mà?” Hiểu, bình thường nhưng lại dính mắc vào chỗ phải bằng phẳng ruộng, chứ không hiểu được nguyên tắc rằng sự bằng phẳng là chỉ ban ra để rồi làm sao cho ruộng nó đẹp, có nước nó vô, phân bón nó đầy đủ mà thôi. Và anh ta không nghĩ rằng bàn chân của anh ta không đụng tới thì có nghĩa rằng đất vẫn bằng phẳng, mà rồi chẳng hiểu ra mấy chục người chà đạp lên ruộng đó bởi vì khênh giường cho anh ta. Thấy tếu ngạo phải không các bạn?
Trong cuộc đời của chúng ta đôi khi có những suy nghĩ ngớ ngẩn như vậy nhưng ta không có nhận ra, để khi chúng ta nhận ra rồi thì quá trễ. Mùa lúa đã thất thu. Đó là thất thu cho người nông dân, còn cuộc đời của ta chỉ có một đời thôi. Một đời mà thất thu rồi thì kiếp sau chẳng biết trâu, bò hay sao? Khổ lắm đó! Cho nên ngay trong kiếp này các bạn hãy cố gắng nghe theo lời của Phật tu tập để có được trí huệ, khẳng định trong cuộc sống bằng Pháp Thiện. Làm sao có được điều đó? Các bạn cố gắng huân tu bản thân. Việc gì ở trên đời cũng cần phải tu luyện, dù chúng ta có sáng trí thì học nhanh hơn chút thôi. Người đần cũng sẽ học được nhưng học chậm đi một tý. Người khôn cũng sẽ học được, học nhanh thôi. Nhanh và chậm không có quan trọng, quan trọng là phải hiểu được vấn đề. Hầu hết sự bế tắc tới là bởi vì chúng ta chậm. Chúng ta thủ đắc những điều chúng ta nghe tới mà thích. Nghe tới chữ bằng phẳng là thích rồi nên chấp vào đó, chẳng hiểu được phương thức, một phương cách trồng lúa như thế nào. Chúng ta đang gieo cả một đồng lúa Pháp Thiện vào cuộc đời. Chúng ta cần phải có trí tuệ hiểu rõ, để chúng ta giữ cho ruộng lúa phước điền của mình đầy tràn nước, bằng phẳng trong tâm không chấp trược, để cho những mầm mống bồ đề được gieo xuống sẽ mọc thành ruộng lúa xanh tươi.
Làm sao đây? Cũng lại trở về với cách tu của nhà Phật, phải sống trong đời sống Chánh niệm, phải sống trong hơi thở chánh niệm và quán chiếu phá chấp. Phá chấp các bạn à! Bởi vì chấp trược là rào cản để che mờ trí tuệ thẩm định mọi việc trong cuộc đời. Các bạn và Bảo Thành đều có trí tuệ, đều có con mắt để nhìn, để hiểu nhưng chúng ta bị che mờ bởi kiếng của “chấp”. Chấp là bức màn dày che kín con mắt trí tuệ của ta. Kéo bức màn chấp trược đó ra, mắt trí tuệ sẽ được hiển lộ nhìn rõ. Các bạn cũng lại bắt đầu bằng hơi thở vào ra từ từ. Khi hít vào các bạn quán chiếu rằng “phá chấp”. Các bạn chỉ nói chữ “phá chấp”. Hít vào “phá chấp”, thở ra cũng “phá chấp”, hít cũng “phá chấp”, thở cũng “phá chấp”. Chúng ta phá chấp hết “chấp” trong hơi thở, phá ngay từ khi các bạn thở ra, hít vào và thở ra an trú trong hơi thở đó. Dùng hơi thở đó và giữ tâm niệm rằng “phá chấp”. Hít vào… “phá chấp”, thở “phá chấp”. Cứ như vậy luân lưu ngày tháng, các bạn có một trí tuệ không bị che mờ bởi “chấp” thì khi các bạn tiếp xúc với tất cả nguồn thông tin từ bên ngoài, các bạn đều có trí tuệ để thẩm định nó và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống, các bạn sẽ vui. Cuộc sống của con người rất cần nhiều những kiến thức được chia sẻ từ những người có kinh nghiệm trong cuộc đời.
Tuy nhiên không hẳn kinh nghiệm của người khi chia sẻ với ta sẽ thành công. Sự thành công đó quyết định bởi trí tuệ chúng ta tiếp nhận như thế nào, coi chừng chúng ta ngu ngơ như anh nhà nông kia, nghe qua dính vào chữ “bằng phẳng” Để rồi cả một mùa lúa bị thất thu, công sức bỏ ra biết bao nhiêu, lúa cũng gieo, ruộng cũng san bằng, nước cũng thả vô. Nhưng biết bao nhiêu những bàn chân của những người khác đã chà đạp lên ruộng lúa làm cho nó bị chai lỳ, lúa khó có thể mọc được, và trong ruộng phước điền của chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta hiểu sai một vấn đề không đúng chánh pháp của Như Lai, thì chúng ta chẳng khác gì thuê kẻ thù của mình chà đạp nên ruộng phước điền đó, lâu ngày nó bị chai lỳ, bằng phẳng, cứng ngắc. Những hành động thiện khó có cơ hội khơi dậy ở trong tâm của chúng ta. Chúng ta phải nhớ điều đó để chúng ta tránh xa. Chúng ta phải nhớ điều đó để chúng ta thực hành giáo pháp của Phật cho đúng. Hơi thở trong nhà Phật rất quan trọng. Hơi thở quán chiếu rất quan trọng. Dùng hơi thở như một phương tiện, để điều dẫn tâm của mình phá chấp. Chúng ta hít vào “phá chấp”. Chúng ta thở ra cũng “phá chấp”, phải phá chấp, phá chấp, phá chấp. Phá tất cả mọi chấp trược trong cuộc đời để trí tuệ được hiển lộ. Để làm gì các bạn? Để chúng ta bắt đầu hiểu rõ mọi việc trong đó. Khi chúng ta có tâm hiểu mới có thể thương, hiểu mới có thể làm được, hiểu mới có sự thành công trong sự an lạc. Và hiểu này không thể cứ nói hiểu là hiểu, phải thực tập. Thực tập gì? Thực tập hơi thở chánh niệm. Hít vào ta biết là hít vào. Các bạn đừng nghĩ lung tung quá, cứ giữ tâm hít vào ta biết là hít vào, thở ra ta biết là thở ra. Và hít vào thở ra đó chúng ta phá chấp. Chỉ thầm niệm “phá chấp hít vào… thở phá chấp, hít vào… thở phá chấp, hít vào …thở phá chấp, thở ra phá chấp, hít vào phá chấp.” Cứ như vậy ta dần dần thuần thục nó.
Chúng ta có sức mạnh, kiến thức sẽ được đừng khai, và sức khỏe còn tăng trưởng nữa các bạn ơi! Các bạn tập như vậy sẽ có được sức khoẻ, niềm an vui, có đời sống tự tại. Các bạn thực tập như vậy các bạn sẽ khỏe lắm. Các bạn sẽ vui hằng ngày trong cuộc sống. Và các bạn sẽ thấy được trí tuệ của các bạn được khai mở và rồi việc gì các bạn cũng hiểu nhanh và hiểu rõ, để các bạn luôn có sự tự tại, an vui và các bạn luôn có tình thương nữa. Cuộc sống thiếu tình thương sẽ đau khổ, tình thương không thể có nếu không hiểu, hiểu không thể tới nếu không phá chấp. Trên đời này khó thương, khó hiểu bởi vì chấp, chấp đủ mọi thứ như anh chàng nông dân chấp vào chữ “bằng” để chỉ làm ruộng cho bằng, chấp vào dấu chân của mình sẽ làm cho hư ruộng, nên thuê bao nhiêu người khênh giường, tưởng rằng ngồi trên giường đó làm phương tiện mình không thể đụng chân. Nhưng biết bao nhiêu người khênh giường đã chà đạp lên ruộng của chúng ta rồi. Chúng ta đôi khi ngớ ngẩn như vậy đấy. Để tránh được sự ngớ ngẩn như thế, chúng ta cần phải tu tập, còn không chúng ta tránh tạo ra nghiệp ác, rồi lại thuê người khác tạo ác cho ta thì điều đó chẳng khác gì ta không làm nhưng người khác làm cho ta thì nghiệp ác đó còn nặng hơn nữa. Tránh nghiệp ác ở đây là ta không tạo nghiệp ác, nhưng ta phải làm việc thiện, chứ đừng tránh việc ác ta lại thuê người khác làm ác. Hoặc tránh việc ác mà chẳng chịu làm việc thiện, thuê người khác làm việc thiện. Cuộc đời chẳng ai làm được cho ai. Dấu chân bạn không in trên ruộng, thì dấu chân của người khác sẽ chà đạp lên ruộng của các bạn. Ruộng phước điền của các bạn sẽ hư bởi những kẻ thù của tánh chấp nó chà đạp, làm cho ruộng đồng của các bạn hư hết. Do vậy các bạn cố gắng tu thiện pháp với hơi thở chánh niệm hít vào thở ra, trưởng dưỡng tâm của mình phá chấp, an trú trong hơi thở chánh niệm để được tịnh tĩnh an vui, gieo đúng vụ mùa. Ruộng có thể hư một mùa, mùa tới sẽ gieo lại. Nhưng đời chỉ có một lần để sống, chết rồi không biết có thành tựu được nữa hay không? Hãy thành tựu ngay trong kiếp này nghe các bạn.
Cám ơn các bạn thật là nhiều!
Nam Mô Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa