Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Hôm nay chúng ta lại gặp nhau và cũng kể về một câu chuyện. Và Bảo Thành kể chúng ta nghe, tư duy, coi như là một lời tâm sự để chúng ta bắt đầu cho mình khởi lên những ý tốt hơn, hướng thượng.
Câu chuyện được kể rằng: thủa xưa có một gia đình, người cha người mẹ sinh được một người con. Người con khôi ngô tuấn tú vô cùng, và lớn lên trong sự yêu thương của cha mẹ. Người con vừa đẹp, vừa học giỏi, ông bà nội đều thương. Cha mẹ nhất mực đầu tư cho người con này thành tài. Thế nhưng một hôm, ông nội bị lâm bệnh và chết đi. Do đó người cha chôn ông nội xong, cứ than khóc liên tục, hết ngày này đến ngày kia, ra mồ than khóc. Rồi thời gian quá dài, hai ba tháng rồi mà cứ than khóc. Cho tới một năm hai năm, ngày nào cha cũng đi ra ngoài mộ của ông nội than khóc liên miên liên tục, không ai có thể khuyên cha trở về được, và cũng không ai có thể nói sao cho người cha hiểu được rằng, ông nội đã chết lâu như vậy rồi, mấy năm trời rồi mà sao ngày nào cũng ra ngoài mộ khóc than cho đến khi tiều tuỵ mà không chịu về. Nhiều người ra đưa về cũng chống đối lại, cứ than vãn khóc than ở ngoài mộ của ông nội. Đúa con bắt đầu mới suy nghĩ là làm sao đây có thể mang cha về nhà, bởi vì ông nội đã chết lâu rồi. Nó mới nghĩ ra một cách, là cuối cùng nó đi lang thang, nó ăn uống nhậu nhẹt say sưa, phá làng phá xóm, rồi mẹ nó buồn lắm mới nói với cha nó như vậy, nhưng vẫn chưa thể làm cho cha nó hồi tâm chuyển ý để về nhà.
Rồi một hôm đứa con nó thấy một con bò chết ở trên đường nó mới nằm nó khóc nó than, nó khóc gào lên như vậy, bắt đầu hàng xóm nghe được, và mẹ cũng nghe được đi ra, thì thấy đứa con tuấn tú năm xưa học giỏi, nay thấy con bò chết trên đường mà cứ nằm khóc than kêu gào, rồi lăn ra đất như vậy, mà nói sao cũng không nghe, cứ khóc than như vậy thì mẹ hoảng sợ. Người mẹ nghĩ rằng con của mình nó đã bị điên khùng, hoặc nó bị quẩn trí hoặc là nó đã không còn thông minh, khôi ngô như xưa, chắc nó có vấn đề. Con bò trên đường nằm chết mà nó khóc than như vậy, bèn ra ngoài mộ nói cho cha của nó biết rằng đứa con mình đang lâm vào tình huống quá nguy hiểm, bởi đầu óc nó hoảng loạn.
Thế là người cha nghe thấy chột dạ, giật mình, sao con của mình lại điên khùng như vậy. Hồi xưa nó thông minh tuấn tú khôi ngô, học giỏi đẹp trai, ai cũng thích mà, sao giờ ra đường đừng gặp thấy con bò chết rồi khóc than như thế, cho nên người cha vội vàng chạy về. Và rồi người mẹ dắt người chồng ra gặp con của mình đang khóc than trước một con bò chết hôi thối ở ngoài kia. Người cha người thấy sặc mùi, nhưng thấy thật tội nghiệp cho người con đang nằm là lên rồi kêu khóc, nên người cha mới hỏi người con: Con ơi! sao con lại đi khóc một con bò chết ở ngoài đường như vậy. Người con nói với người cha rằng con bò dù nó chết thối, nhưng nó còn nằm trên mặt đất, con còn thấy nó con thương nó, con khóc. Người con nói rằng tuy nó chỉ là con bò, nhưng nó còn ở đây, nó còn hiện hữu trên mặt đất, thân xác nó con còn thấy, và nó chết đi, và con khóc và con thương tiếc cho nó vừa mới chết.
Thế là người cha cảm thấy hoang mang quá, một con bò chết mà con mình lại nghĩ rằng con bò còn đó nên nó khóc. Cha lại hỏi: sao con này đi khóc than một con bò? bò không có sự liên quan gì với con. Lúc đó người con mới trả lời: Con khóc cho con bò là bởi vì con bò còn có hiện hình ở trên cái mặt đất này, ngay nơi đây, con thấy, cha cũng thấy, nhưng ông Nội đã chết bao nhiêu năm rồi, chôn xuống lòng đất, còn có gì nữa đâu mà cha cứ ngồi đó ngày nào cũng than khóc.
Khi nghe người con nói như vậy, người cha chột dạ, tỉnh ngộ, mới hiểu rằng người con đang nhắc khéo mình bằng hành động. Cha đã chết quá lâu rồi không cần thiết cứ ra mồ khóc như thế, cho nên người cha đã tỉnh ngộ trở về nhà. Và người con đã về nhà, tỉnh táo trở thành đứa con khôn ngoan như xưa người cha đã ước mong.
Các bạn đây là một câu chuyện về tiền thân của chư Phật. Cậu bé khôi ngô tuấn tú nằm ở ngoài đường vùi đầu khóc than cho con bò đó chính là tiền thân của chư Phật. Trong bài học này, chư Phật thời đó khóc than và mang thân kiếp là một người con khôi ngô tuấn tú đã gợi ý cho người cha biết rằng ông Nội đã chết quá lâu chẳng có gì phải thương tiếc khóc than, bởi không thể làm thay đổi được điều gì. Nên cái tốt nhất là cha hãy về giữ gìn sức khỏe và để cho con đây biết phụng dưỡng hiếu đạo khi cha còn sống, chứ ông nội đã chết rồi, cái phần mộ nó chỉ còn tượng trưng và phần đời cũng đã hoàn tất với những gì ông Nội đã làm. Trong câu chuyện này, thực tế đã dạy dỗ cho chúng ta rằng: nếu chúng ta có cha mẹ, chúng ta đừng nên than khóc làm chi khi đã chôn vào lòng đất nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm. Cái hiếu đạo của con người không phải là khóc than ở ngoài kia để cho thiên hạ thấy rằng ta thương cha thương mẹ, mà bài học chúng ta học ở đây chính là chúng ta phải biết rằng Hiếu Đạo nó nằm ở trong hành động yêu thương của chúng ta đối xử với cha mẹ khi cha mẹ còn sống. Còn khi cha mẹ đã hoàn tất cuộc đời này, đã hoàn mãn cuộc đời này và ra đi trở về với lòng đất, hoàn tất theo nghiệp tái sanh, chúng ta hướng đến đời sống tâm linh công đức tu tập, để chúng ta nâng cao giá trị của đời sống con người bằng phẩm Hạnh. Để một mai, nếu theo các chân của cha ta ra đi, thì ta có gì mang theo? có phẩm Hạnh tu đạo, đó mới là điều cao quý, chứ không phải đợi đến cha mẹ chết rồi mới làm đám giỗ, rồi mới làm đám ma, rồi mới đi chôn mộ cho nó sang chảnh, kêu khóc than vãn để cho thiên hạ thấy rằng ta thương cha thương mẹ từ năm này qua năm kia.
Tiền thân của Đức Phật là một cậu bé, đã mượn thân của một con bò chết ở trên đường đó, để nói rằng không phải giá trị của một con người chết mới được nhớ tới, mà ngay cả chúng sanh, chúng sanh kia cũng chết như bao nhiêu con người như vậy, thì súc vật cũng là thể loại chúng sanh như chúng ta, cũng sinh tử trong cuộc đời này như ta, và ta làm gì để cho cuộc vòng Sinh Tử của mọi chúng sanh này bớt khổ, sẽ hết khổ? Chỉ còn phương pháp duy nhất là chúng ta cố gắng tĩnh tâm sống đúng với tinh thần hiếu đạo, cống hiến cho cha mẹ khi còn sống. Đó là chân lý, chân lý cao cả trên con đường mà chúng ta muốn giải thoát mọi loại chúng sanh, chứ không phải như đứa trẻ kia ngồi khóc con bò, như người cha than vãn với Ông Nội đã chết đi bao nhiêu năm trời. Khi đã chết là mãn phần của cuộc đời, chẳng có gì phải khóc than. Dĩ nhiên phận người, nhớ đến những ai đó thuộc về thân bằng quyến thuộc, hay những người yêu thương của chúng ta ra đi, sự bồi hồi xúc động của tâm cảm bị rung động trước những chia ly từ biệt như vậy luôn luôn có. Nhưng nếu nhìn thấy hình ảnh đó, chúng ta phải tự nhắc nhở rằng, điều tốt nhất mà tiền thân của đức Phật trong câu chuyện này nhắc nhở chúng ta là phải biết làm gì khi còn sống, phải biết đối xử với cha mẹ như thế nào khi các bậc sanh thành vẫn còn hiện diện trong cuộc đời này. Đó mới là điều quan trọng. Còn khi các ngài đã viên mãn cuộc đời thì thì chúng ta là những người thừa kế đức hạnh của đấng bậc sinh thành, phải sống sao, phải tu sao cho nó đàng hoàng, cho nó đúng chừng mực để con cái nó noi theo, chứ đừng cứ như lăn xả vào hình tướng phải khóc than, phải than vãn, phải ở ngày đêm và dằn vặt thân xác này ở trên mộ mã ông bà đã chôn bao nhiêu năm trời, đều đó không làm được lợi ích về cho ông bà mà cũng chẳng lợi ích gì cho bản thân cũng như con cái của chúng ta.
Tiền Thân Đức Phật là một cậu bé khôn ngoan thông minh nhìn xuyên suốt được rằng mọi chúng sanh đều bình đẳng, nhưng chúng ta cũng đừng quá đặt hình tướng lễ giáo với phong tục tập tập quán của loài người để rồi đắm chìm trong những điều vô nghĩa như vậy. Thì ý nghĩa mà ngài muốn dạy cho chúng ta là phải biết làm sao trân quý, trân quý cha mẹ của mình khi còn sống, đặc biệt là khi cha mẹ đã lớn tuổi, phải biết lòng hiếu đạo chăm sóc nâng đỡ và luôn luôn kề cận các ngài, chăm sóc tử tế, đối xử với các đấng sinh thành như vậy với những tình yêu thương thực sự, đối xử cho đúng đạo nghĩa làm người. Rồi chúng ta có thể dâng lên những phẩm vật ăn uống cho cha mẹ khi còn sống, hoặc thuốc thang chăm sóc cho cha mẹ, vẫn tốt hơn là chúng ta đợi cha mẹ chết rồi mới chăm sóc phần mộ, mới khóc than, mới cúng kiếng, rồi nó không đi đâu vào với đâu.
Lời của đức Phật dạy cho chúng ta, nhắc chúng ta không không nặng về hình tướng của phong tục tập quán con người để làm cho những người khác nhìn vào, ta để thấy, ta hiếu đạo, mà chúng ta âm thầm vận hành trong tâm chân thành của mình, cái tâm mà chúng ta biết thực sự yêu thương cha mẹ khi còn sống. Nếu khi các đấng bậc sinh thành còn sống, Ta biết sống đúng với đạo làm con biết phụng dưỡng các ngài, biết nuôi nấng các ngài, biết chăm sóc cho các ngài, biết kề cận và biết yêu thương các ngài hết mình, để những điều đó là những điều quan trọng nhất trong cuộc sống các bạn. Còn những ai cứ khóc than cho những ai đó đã ra đi thì điều đó chỉ sống bằng hình tượng bên ngoài. Bài học này rút ra được kinh nghiệm cho chúng ta là xưa tiền thân Chư Phật đã nhận thức được điều đó, thì ngày hôm nay, sống trong thế giới văn minh, ta càng cần phải bỏ đi những hình tướng không quan trọng, thương tiếc một người đã ra đi, mà thể hiện bằng tâm.
Các bạn, trong kỷ nguyên mới chúng ta phải từ bỏ tất cả những phong tục tập quán không phù hợp, chuyên chú vào chánh tâm tu hạnh của mình, giới hạnh của mình, phẩm hạnh của mình và luôn luôn yêu thương cha mẹ ông bà, chăm sóc cho các đấng bậc đó khi các đấng bậc đó còn hiện diện trong cuộc đời của chúng ta. Cảm ơn các bạn đã nghe qua.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa