Bảo Ngọc đánh máy
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh
Bảo Thành kính chào các bạn, kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn là phương tiện để Bảo Thành và tất cả các bạn giao tiếp với nhau hằng ngày. Cảm ơn lòng thiện hảo của các bạn đã ghé vào kênh Youtube này và đã đăng nhập vào kênh Youtube này. Các bạn, hôm nay Bảo Thành muốn nói về lòng sân giận và sự hận thù, nói về sự trả thù truyền kiếp. Sự trả thù truyền kiếp này như con rắn ăn con ếch, con ếch hóa thiện thành con rắn lại ăn lại con rắn khi trở thành con ếch. Luân hồi, luân hồi ếch thì thành rắn, rắn thì thành ếch cứ cắn nhau cứ ăn nhau, cứ nuốt nhau, rồi cứ trả thù lên nhau mãi. Đức Phật nhìn rõ được luân hồi trong mối thù truyền kiếp của vô lượng, cứ như vậy rồi tìm nhau để trả nợ, để ân oán, để tìm nhau để lại tiếp tục tăng nợ tăng ân oán để rồi lại tìm nhau để sân giận, để trả thù.
Cuộc sống mà cứ thù hận cứ sân giận, cứ trả thù mệt quá, mệt quá phải không các bạn, mệt mỏi dữ lắm. Và kinh nghiệm của cuộc sống, Bảo Thành và đôi khi các bạn cũng như vậy, cảm thấy thật là mỏi, thật là mệt cứ phải sân giận, cứ phải tính toán, cứ phải mưu toan, cứ phải bày kế, cứ phải tìm cách để trả thù cho thỏa cơn sân giận của mình để chứng tỏ, để khi chưa đánh được người mặt đỏ như cau, để khi giết được người rồi mặt vàng như nghệ. Chúng ta nghe câu đó hoài đó, ôi khó quá khó quá các bạn ơi làm sao có thể chuyển được lòng sân giận này đây. Và nghĩ như vậy nhưng mình không có biết sự luân hồi của lòng sân giận như thế nào.
Trong cũng câu chuyện tiền kiếp của Phật để hóa độ cho chúng Tỳ kheo, đức Phật đã dùng câu chuyện như vầy. Ngày xưa, có 3 vị thương gia, những vị thương lái này thường đi từ làng này qua làng khác, quốc độ này qua quốc độ khác buôn bán, cuộc sống của họ là bôn ba trên xe người và cứ lấy đồ của chỗ này bán cho chỗ kia để lấy lời. Và gọi là thương gia, gọi là thương lái nên tâm của họ chắt chiu và biết tính toán, các bạn nhớ câu tính toán. Họ là thương gia họ là thương lái, họ là người làm ăn trên thương trường, xuyên quốc gia – cái từ có sử dụng trong ngày hôm nay; cho nên họ biết tính toán lợi hại hơn thua. Và trong tính toán cặn kẽ đó nên họ rất bủn xỉn, cho nên 3 vị thương gia này tới một làng kia thì đã tối rồi, không muốn bỏ tiền ngủ ở trong khách điếm tức là nhà trọ, tức là khách sạn nên gõ cửa một nhà bà cụ già và sau khi nói chuyện với bà cụ già để được ngủ ở trong căn nhà đó qua đêm với một sự bàn thảo chấp nhận khi ra đi sẽ trả cho bà già này một số tiền.
Rồi khi đêm xuống, mọi người an nghỉ khỏe mạnh và mọi người cũng được bà già phục vụ đồ ăn ở trên bàn nhưng từ sáng sớm, bà cụ phải vướng bận công chuyện nên đi trước còn 3 vị thương lái kia khi dậy có đồ ăn trên bàn, ăn ngon lành đồng thời cũng thấy trong nhà nhiều của quý nữa cho nên tiện tay đi cũng vơ vét một mớ để ra đi. Các bạn, khi bà cụ trở về thấy 3 vị thương lái mình đối xử tốt như vậy, đồ ăn sắp sẵn chỉ mong rằng kiếm được chút tiền nuôi thân. Thế mà người ta chẳng những ăn đồ của mình, ngủ ở nhà mình, còn vơ vét của mình mà ra đi. Thấy sự ra đi đó cũng chưa xa nên bà cụ đuổi theo và bắt gặp lại được 3 người thương lái đó, đòi lại tiền đòi lại của. 3 vị thương lái bực mình khó chịu và khỏe mạnh nữa, thấy bà già ốm yếu liền có dã tâm đánh chết bà cụ. Khi bà cụ chết đi thầm mang trong lòng một lời nguyền, kiếp sau ta sẽ trả thù 3 vị này.
Thế là kiếp sau bà cụ đã luân hồi trở thành một con trâu, và 3 vị thương gia kia vẫn trở thành lái buôn rồi cũng đi thương lái từ làng này sang làng kia. Khi gặp con trâu này thấy thích, nó đẹp nó hay như thế nào cho nên 3 vị thương lái này đã tìm mọi cách để lừa lọc có được con trâu kia và như thế các bạn biết rồi, chuyện gì sẽ xảy ra đã đúng lúc phải trả nợ. Con trâu này đã húc chết 3 vị thương lái kia và không thể chỉ dừng lại ở sự ân oán trả lại như vậy đâu. Oán với oán hà thời oán, làm sao lấy oán trả oán được, dĩ nhiên trong vô lượng kiếp nữa. Nếu như 3 vị thương lái này và bà cụ kia không được khai thị thì cứ luân hồi trong đau khổ tìm nhau để trả thù, những mối thù truyền kiếp. Đó là câu chuyện tiền kiếp Đức Phật khai thị để nhắn nhủ các vị Tỳ kheo, phải dứt bỏ mọi nghiệp trong quá khứ bằng sự sám hối. Và ngưng hẳn để phát triển tâm từ bi, hóa giải lòng hận thù để đừng mang nó vào, gieo nó như một mầm mống sân hận truyền kiếp để tiếp tục tìm nhau mà trả thù. Nếu như vậy sao có thể giác ngộ thành bậc thánh.
Các bạn thân mến, chúng ta tu ngày nay không mong cầu trở thành thánh nhân hay chứng đắc quả Thánh. Có lẽ Phật tu vô lượng kiếp mới thành Phật, thì ta làm sao có cửa để tu một kiếp mới thành Phật. Phải chăng ta phải tích lũy từ từ, góp nhặt từ từ. Chân lý của Phật xa vời vợi như chân trời nhưng gần ở trước mắt bởi vì nếu như mỗi người biết tích góp các phước báu lại bằng những pháp thiện ngay trong lúc này. Các bạn nhìn kỹ lại trong lòng của mình và tự hỏi rõ, thật nhìn chân thật, thật nhìn rõ. Chúng ta thấy rằng trong lòng của ta có còn sân hận hay không, có còn sân giận hay không. Lòng sân giận là ngọn lửa, ngọn lửa này nó sẽ thiêu cháy hết muôn loài, cũng như ngọn lửa thiêu cháy khu rừng thì ngọn lửa để tồn tại nó cần cả một khu rừng đó để nó đốt từ cây này qua cây khác, thiêu rụi từ cây này qua cây khác, thiêu rụi cả khu rừng đó, thiêu rụi tất cả những gì ở khu đó. Rồi nó lây lan tất cả, thiêu rụi hết tất cả mọi sinh vật cỏ cây.
Lòng sân giận của chúng ta, lòng sân hận của chúng ta như ngọn lửa nó bám theo cuộc đời của chúng ta từ kiếp này qua kiếp sau, nó sẽ thiêu cháy chúng ta. Nó sẽ thiêu rụi chúng ta, nó sẽ đốt chúng ta không còn gì nữa. Lửa sân giận rất nguy hại, lửa sân giận này không những đốt cháy ta mà còn đốt cháy bao nhiêu cuộc sống và sinh mạng của nhiều người khác, mang tới sự hận thù truyền kiếp không bao giờ có thể buông tay được. Phải buông bỏ ngay tánh sân hận, sân giận này. Phải dập tắt ngay ngọn lửa sân giận này, còn một khi nó đã lây lan cháy cả khu rừng này rồi thì làm sao đủ sức để dập tắt. Một khi đã lây lan đốt cháy tất cả tánh thiện của chúng ta rồi, đốt cháy tất cả các phước báu của chúng ta rồi, đốt cháy tất cả mọi con người đang sống với chúng ta, tương tác với chúng ta rồi. Thì ngọn lửa sân giận đó sẽ được tiếp nối cho những chúng sanh khác, để tìm chúng ta mà lại đốt cháy ta. Ta đốt người, người đốt ta, ta sân hận người người hận sân ta và cứ như vậy luân hồi mãi, sân giận mãi, đau khổ vô cùng, tội lỗi vô cùng, nguy hiểm vô cùng. Và thật đáng trách cho những ai cứ để cho cuộc sống có cơ hội cho ngọn lửa sân giận cháy mãi âm ỉ trong lòng của minh và trong lòng những người mình thương yêu. Hãy trở thành là một nhà cứu lửa, biết xịt vòi nước tươi mát của tình thương vào ngọn lửa sân giận đó để dập tắt những đoạn khói sân giận, để dập tắt những ngọn lửa sân giận, để dập tắt tánh sân giận trong lòng của ta. Để đối xử với nhau bằng tình thương yêu.
Các bạn thân mến, bà cụ kia vốn dĩ là hiền lương nhưng với tâm mong cầu có chút đỉnh, khi có nhân duyên gặp 3 vị thương lái và 3 vị thương lái kia cũng có nhân duyên tiết kiệm được tiền ở nhà bà cụ. Bà cụ lo cho cũng chu đáo mà, này cho ngủ, này phần ăn rồi ra đi sao nỡ tâm ăn hết đồ, ngủ hết chỗ, vơ vét hết mọi của cải để ra đi. Thật là nhẫn tâm, chúng ta đôi khi cũng đối xử tương ưng với 2 hay 3 vị lái thương đó. Các bạn phải nhìn cho rõ để đừng trở thành những vị buồn lái như vậy, để khi trọ ở trong cuộc đời ta ăn hết, ta ngủ hết, ta vơ vét hết gây ra hận thù. Ăn 3 thì cũng để lại 1, ngày mai nó lớn để phần cho nhau. Các bạn thân mến, bà cụ hiền lương như vậy đó nhưng một trong những giây phút sân giận đó vì 3 vị lái buồn kia thôi mà phát một lời nguyền rủa là kiếp sau ta sẽ trả thù. Thế vậy, đức thế tôn nói rõ đã luân hồi trở thành con trâu để tìm 3 vị thương lái kia, húc chết để trả thù. Các bạn có muốn luân hồi thành một con thú hoang dã, thành một con thú độc ác đi tìm những kẻ thù truyền bởi tâm sân giận để xé nát thân xác họ ra, để húc chết họ hay để trả thù hay không.
Các bạn, dĩ nhiên trong chúng ta có đủ phước báu nghe được sự khai thị của Phật và vốn có đức hạnh, giới hạnh đã giữ, vốn có tâm thiện đang được thực hành, đang được sống. Ta sẽ không bao giờ chọn lựa cách trả thù truyền kiếp như bà cụ, chẳng bao giờ ở trên miệng này phát ra những lời nguyền rủa tới những con người hại đến ta. Nói thì dễ lắm các bạn, nhưng mà để công phu thực hiện được điều đó, các bạn phải miên mật, các bạn phải cố gắng thật là nhiều. Còn không các bạn không thể thực hành được. Các bạn ơi, lửa sân giận thì lấy gì để đối trị, chỉ lấy tình yêu tức là từ bi tức là bác ái. Chỉ có lấy lòng từ bi và tha thứ mới có thể đối trị được tâm sân giận. Chỉ có thể lấy được nước từ bi và tha thứ để dập tắt được ngọn lửa sân giận truyền kiếp từ kiếp này qua kiếp kia, từ vô lượng kiếp trước truyền tới kiếp này. Chỉ có nước cam lồ từ bi tha thứ mới có thể dập tắt những ngọn lửa, bừng cháy trong sân giận nơi tâm của chúng ta. Làm sao có được nước từ bi đó, các bạn các vị phải giữ được hơi thở chánh niệm, khi chúng ta hít chúng ta thở, chúng ta phải biết được hít, phải biết được thở. Ngắn hay dài không quan trọng, chỉ biết hít là biết, thở là biết và trong hơi thở với tánh biết chánh niệm đó, ta rải tâm từ bi và tha thứ. Chỉ cần hít vào và thở ra, nguyện rải tâm từ bi và tha thứ cho muôn loài. Hít vào và thở ra, nguyện rải tâm từ bi và tha thứ cho muôn loài.
Các bạn, các bạn hãy kích hoạt lòng từ bi và lòng tha thứ trong hơi thở chánh niệm, các bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và ngọn lửa sân giận của các bạn sẽ được dập tắt, không còn. Và khi lửa sân giận không còn thì tuệ giác của các bạn sẽ bừng sáng, đời sẽ thêm vui, thân sẽ thêm khỏe, tướng hảo sẽ quang minh. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe Bảo Thành hôm nay.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.