Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta gặp nhau trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn”, kênh này được tạo ra để có phương tiện Bảo Thành gặp gỡ các bạn. Hy vọng nhân duyên của chúng ta sẽ bền lâu và nếu có điều gì các bạn khi nghe qua cần góp ý, xin hãy nhắn tin cho Bảo Thành trên comment của Youtube, Bảo Thành sẽ trân trọng lắng nghe để chúng ta kiện toàn kênh Youtube này trong sự giao lưu về Phật pháp. Cám ơn các bạn.
Bảo Thành kể câu chuyện cho các bạn nghe rồi chúng ta đồng tư duy. Có một anh nông dân, anh ta chăm chỉ vô cùng. Từ sáng sớm đã chạy xe máy cày ra ngoài ruộng để cày ruộng rồi trồng lúa. Nhưng xe máy cày khi chạy ra tới ruộng thì dầu của máy cày đã cạn, anh ta đi về nhà để lấy dầu đổ vô xe máy cày. Trên con đường anh ta đi về, anh ta thấy một nhánh cây khô, một cành cây khô đổ xuống dưới đường, anh ta chợt nghĩ ở nhà đã thiếu củi nên anh ta liền mang dao rồi cưa ra, cắt cái cây đó xuống, rồi chẻ ra từng bó, rồi bắt đầu cột nó lại gánh về nhà. Nhân tiện trên đường về lấy dầu mà, thấy cây thì mang về nhà. Anh ta mang cây về nhà, đi một khúc về tới nhà thì thấy một chỗ đống củ hành nó đã nảy mầm. Anh ta nghĩ hành đã nảy mầm mà không trồng thì không được. Cho nên anh ta lại bỏ đống cây ở giữa đường, lấy mớ hành đó tính mang đi trồng. Anh ta đi vài bước một đoạn đường tới thì thấy đống rạ lúa bị ẩm ướt, anh ta thấy nó mục không tốt, trâu bò ăn không được, nên anh ta lại tính dọn dẹp. Anh ta dọn được một chút xíu thì tới giờ ăn trưa, anh ta lại vào bếp, anh ta nấu cơm để ăn. Anh ta đang nấu cơm thì anh ta chợt nghĩ rằng, à…ở ngoài kia có rau, anh ta ra ngoài đó hái rau. Khi anh ta đang hái rau thì nghe người hàng xóm nói chuyện về có một sự kiện lớn sắp xảy ra trong làng, anh ta lại bước qua nhà hàng xóm nghe câu chuyện của người hàng xóm nói. Anh ta nghe xong thì trời đã tối, trời đã tối anh ta mới chợt nghĩ nhiệm vụ hôm nay là đưa xe máy cày ra ruộng cày ruộng để trồng lúa, anh ta tìm quanh quẩn không thấy máy cày đâu. Lúc đó anh ta mới chợt nhớ, chợt nhớ rằng nó ở ngoài ruộng, nó ở ngoài ruộng đó cho nên anh ta bắt đầu mới lần mò ra ngoài ruộng để anh ta chạy xe máy cày về. Anh ta ra ruộng, anh ta lấy máy cày về thì dầu nó còn chút xíu cũng không mang máy cày về được. Anh ta lật đật chạy về để lấy dầu. Đêm tối loạng quạng, thế là hết một ngày. Dầu không mang ra được đổ vào xe máy cày, chẳng có việc nào làm hoàn tất tốt đẹp. Cứ loay hoay nghĩ từ việc này qua việc kia, việc này qua việc kia, hết một ngày không làm được gì.
Các bạn, một câu chuyện rất bình thường xảy ra cho người nông dân nhưng ở trong những cách tu tập của Phật giáo nói thật rõ ràng, chúng ta không khác gì bác nông dân kia đâu, cứ loay hoay từ sáng đến tối, từ việc này đến việc kia, việc nào cũng muốn làm cho xong, nhưng chưa làm xong đã nhảy qua việc khác, cứ như vậy cả ngày, cuối cùng mục đích của ngày hôm đó là cày ruộng không làm được. Đức Phật thấy kiếp của con người, tâm mình nó chạy tán loạn, cái từ gần gũi nhất gọi là phóng tâm, hay còn gọi cho nó hay hơn theo như kiểu Bảo Thành suy nghĩ đó là cái tâm của mình nó thích đi du lịch. Đi du lịch mà nó không chịu bước xuống xe, nó vừa tới đây là nó lảng qua chỗ khác, nó lảng qua lảng lại, cảnh này cảnh kia hồi hết xăng dầu rồi không sao mà trở về. Chính Đức Phật thấy tâm ý của con người rất là dễ bị dao động trong cuộc sống, thế nên khi tu tập, Đức Phật dạy cho con người phải làm chủ tâm của mình. Như bác nông dân kia không làm chủ được mục đích của ngày hôm đó, cứ loanh quanh, luẩn quẩn, thiếu dầu về lấy dầu đổ vô, rồi cày ruộng đi nhưng không được, cả một ngày không cày được bởi luẩn quẩn. Chưa chắc ngày mai đã làm được bởi định khênh dầu ra chắc lại dính vào việc khác.
Ở đời chúng ta có bao nhiêu ước mơ muốn làm mà chúng ta làm không được chính là vì chúng ta không bắt tay vào để thực hiện, mà chúng ta cứ mơ, cứ mơ từ việc này qua việc kia. Các bạn nhớ, ý của chúng ta, chất xám của chúng ta tập trung vào ước mơ, suy nghĩ mà không tác tạo thành hành động, suy nghĩ, ước mơ đó cả đời cũng chỉ là không. Tuy nhiên, chất xám và năng lượng sử dụng vào suy nghĩ ước mơ đó, nó sẽ bị thiêu cháy, nó sẽ bị mai một, nó sẽ bị giảm dần, không những năng lượng của tư tưởng giảm dần mà sức lực của chúng ta, trí lực của chúng ta cũng dần theo độ tuổi, thời gian mà giảm xuống. Miệt mài trong suy nghĩ viễn vông, mơ ước cao mà không bắt tay vào làm việc, chúng ta không thành tựu được một điều gì, cho nên khi tới về già chúng ta hay ngồi tiếc nuối ngớ ngẩn, tiếc về những chuyện mơ ước mà không thành. Có những con người không cần mơ, chẳng cần ước, họ thích điều gì, họ bắt tay họ làm điều đó, thế là họ trưởng thành trên công việc đó và thành đạt được việc đó.
Đức Phật dạy, để chúng ta có thể đi sâu vào con đường của Phật pháp, đây không nói đến sự cầu đạo giác ngộ thành Phật, thành ông Bồ Tát, thành thánh thần, những bậc cao, mà chỉ cần thành tựu được sự bình an trong cuộc đời. Để có được sự bình an, ta phải làm chủ được suy nghĩ của mình. Các bạn có thể nói ở trên đời này mấy ai làm chủ được suy nghĩ, có đấy, nếu không có Phật không có dạy, nhưng ta không cần thiết làm chủ được tâm ý của ta như Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền đâu, bởi chúng ta là những người phàm bình thường, bận rộn nhiều thứ trong cuộc đời, lo cho biết bao nhiêu con người. Vậy nên chúng ta chỉ cần làm chủ được một phần tâm ý thì cuộc đời của chúng ta sẽ thênh thang, nhẹ nhàng, thư thái và bình an. Bình an sẽ tới với chúng ta nếu chúng ta biết làm chủ được tâm ý, còn nếu như chúng ta không làm chủ được tâm ý, không khác gì bác nông dân ngược xuôi sớm tối không làm được việc gì hết. Và rồi, đó, bình minh mới ló dạng đã đi ra ngoài đồng, hoàng hôn xuống tới dưới đen thui rồi lại nghĩ đến chuyện buổi sáng chưa làm xong. Cuộc đời 24 tiếng xoay vần, mặt trời lên, khi nó lặn, mặt trăng lại ẩn hiện, mặt trời mặt trăng liên tục xoay vần mà ta lại cứ xoay vần theo những chuyện không đâu vào đâu, không thành tựu được các bạn ơi, không hoàn tất công việc đâu vào đâu hết.
Chúng ta khoan hãy nói thành tựu được một điều gì đó cao quý trong cuộc đời, mà chỉ nói về việc thành tựu sự bình an, Đức Phật dạy như vầy: chúng ta cố gắng làm việc gì ra việc đó, nghĩ việc gì ra việc đó, nghĩ cho kỹ, tập trung, tập trung, tập trung. Làm sao tập trung được tư tưởng đó? Chúng ta cố gắng quán chiếu hơi thở của mình các bạn. Đây là phép thở chánh niệm rất bình thường, nhưng khi các bạn thực tập đúng, hít vào, chúng ta hít vào, thở, ta thở, hít thở nhẹ nhàng, nghĩ đến nó. Rồi bởi quen dần với hơi thở đó, chúng ta tiếp cho cơ thể của mình đầy đủ không khí oxy, chúng ta biết thở đúng phép, thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, hít thở đều đặn, dùng tâm nhìn nó, lâu dần tạo thành một tâm lực biết quán chiếu, biết tập trung. Tập trung vào hơi thở đúng mức, chúng ta sẽ có sự tập trung cao hơn. Khi tập trung đúng mức vào hơi thở trong một vài phút, rồi tất cả những lúc hít thở, tâm sẽ dần theo dõi được nó. Mới đầu ta dùng tâm đặt vào trong hơi thở, hít vào, thở, thở ra, thở, biết. Dần dần tánh biết đó nó an trú trong hơi thở rồi lúc nào ta cũng hiện hữu trong ngay giây phút ta đang sống và sự tập trung sẽ được tăng trưởng. Để giải quyết một vấn đề, làm việc một vấn đề gì đó, chúng ta làm cho nó rốt ráo, làm cho nó xong, làm cho nó thành tựu. Không cần phải làm nhiều các bạn, làm việc nào ra việc đó, thành công là tốt rồi. Đây nói tới những con người bận rộn, những con người không có thời gian, những con người mà chúng ta phải làm quá nhiều việc lo toan cho cuộc đời. Các bạn làm nhiều việc không bằng làm ít mà thành công. Do đó các bạn chú trọng trong hơi thở chánh niệm, nhất định các bạn sẽ làm chủ được tư tưởng của mình, làm chủ được hành động của mình, làm chủ được công việc của mình và nó bớt lo toan, sợ hãi. Có những người thật sự đã đóng cửa rồi, mà nằm xuống trước khi ngủ lại nghĩ mình chưa đóng cửa, ra kiểm tra cửa nữa, hóa ra cửa đóng rồi; rồi đi vào, vừa nằm xuống lại nghĩ chưa đóng, lại đi ra, riết rồi cả đêm cứ lụm khụm lụm khụm đi ra đi vào. Đó là nói chuyện cái cửa thôi, chưa nói đến cái bếp có tắt hay chưa, chưa kể đến chỗ này chỗ kia, và rồi cứ loanh quanh luẩn quẩn, vừa nằm xuống lại phải đi ra kiểm tra cái này, kiểm tra cái kia; rồi chưa yên giấc ngủ, chưa được nghỉ ngơi, cứ nghĩ đi nghĩ lại riết cuộc đời nó tiều tụy, mệt mỏi. Rồi các bạn sẽ mau già, hết sức và rồi kiệt sức, các bạn. Các bạn nhớ tập hơi thở chánh niệm, Bảo Thành bảo đảm với các bạn, nếu các bạn tập được hơi thở chánh niệm như vậy, các bạn sẽ giữ được sự bình tĩnh, sẽ giữ được sự an vui. Nhớ nghe các bạn, và các bạn nhớ hít vào, biết hít, thở ra, các bạn biết thở ra. Hít vào và thở ra nhẹ nhàng từ từ, hít vào, thở, ta biết thở. Mỗi ngày tập năm phút, lâu lâu rảnh tập thêm, dần dần thành 24 tiếng đồng hồ. Lúc nào ta hít vào thở ra, ta cũng ở đó, các bạn nhớ như vậy đi, các bạn sẽ có một đời sống bình an và hạnh phúc, làm chủ suy nghĩ, làm chủ công việc của mình.
Cám ơn các bạn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.