Bảo Minh đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Các bạn, trên kênh này vào mỗi 9h tối ở Việt Nam và 9h sáng Central America, Bảo Thành có đồng tu Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn. Mời các bạn nếu có cơ hội hãy vào kênh Youtube để đồng tu với Bảo Thành. Có sự trải nghiệm đón nhận được tha lực Phật điển vào thân tâm.
Còn bây giờ Bảo Thành kể cho các bạn về một câu chuyện Tu – Hành.
Thời đó, Đức Phật có hai người đệ tử; một người anh và một người em. Hai người anh em này tu với Phật đều rất tinh tấn. Người anh tu “Hành” và người anh đã chứng ngộ, đi tới sự giác ngộ, chứng đắc. Còn người em chỉ thích tu hành về “Văn tự” cho nên người em thật là giỏi, về kiến văn thông thạo đủ thứ.
Tuy nhiên người anh thường nói với người em như vầy: “Em ơi! Khi sự tu ở đời học được của Phật, em phải ứng dụng vào đời sống, phải chuyên tu để em đi tới sự chứng ngộ. Đừng miệt mài trên giáo nghĩa của chữ nghĩa nhiều quá. Hãy tu đi em, để có được sự chứng ngộ.”
Người em nghe qua cũng chưa được hài lòng, bởi vì căn cơ của em chỉ thích học chữ, giỏi vậy đó. Nhưng đến lúc thọ mang viên chung, thì người em tái sanh thành một đứa nhỏ ở trong thôn làng, người anh vẫn còn sống. Quán chiếu được nhân duyên của người em tái sanh vào gia đình đó, và cũng quán chiếu được ngày đó người mẹ sẽ mang em của mình mới sanh, lên trên chùa để được quy y với Phật. Cho nên người anh liền đi tới chùa để gieo duyên gặp đứa bé đó. Trên con đường đi, người mẹ ẵm đứa con leo núi, nhưng vô tình vấp té và lọt khỏi vòng tay của mẹ, đứa bé rớt xuống núi, trong khi rớt xuống núi đứa bé khởi tâm sân giận và khi thác đi đã bé đã bị đọa vào địa ngục.
Còn người anh lại không có đủ phước duyên gặp được em của mình; bởi vì đứa em đã lọt xuống núi và thác đi.
Câu chuyện chỉ dừng lại ở đó để thấy rằng phước báu của sự chứng đắc và phước báu của sự thông thạo Kinh sách khác biệt. Người tu chứng, người có một cái tâm vững chắc, vững chãi trước mọi hoàn của cuộc sống để làm chủ sự tái sanh của mình. Còn người tu Kinh, liễu nghĩa được lời Phật, chưa làm chủ được sự tái sanh nên khi chết đi tái sanh đầy đủ, có phước báu làm người tiếp, bởi vì thông thạo Kinh của Phật mà. Thế nhưng khi bị rớt xuống, phước báu học hỏi Kinh sách chưa đủ mạnh lớn để kềm hãm tánh sân, cho nên nổi lên tánh sân và bị đọa vào địa ngục.
Các bạn, ở trong câu chuyện ngầm ý nói cho chúng ta rằng: Chúng ta khi tu, tu thì phải có Văn – Tư – Tu, khi chúng ta tu luyện Văn – Tư, chúng ta phải đi tới sự Tu – Hành. Chứ đừng miệt mài trên Văn – Tư mà không có Tu. Văn tức là kiến văn của Phật, giáo lý của Phật, Kinh sách của Phật, liễu nghĩa tinh thông tất cả những điều gì Phật dạy trong bốn mươi lăm năm và rồi tư duy. Nhưng chúng ta lại không có cơ hội áp dụng tu tập, chỉ thông thạo về sách vở, có thể trở thành những bậc thông thạo giáo nghĩa của nhà Phật, giảng dạy. Nhưng lại ít có khi nào chú trọng đến sự tu hành. Còn một phần, người tu thì có những người tu chứng đắc nhưng vấn đề Kinh sách lại không màng tới nhiều.
Ở đây nhắc đến một vấn đề ở chỗ là chúng ta phải hỗ tương cho nhau. Người tu không hẳn chỉ có tu không mà không có Kinh sách; hoặc chỉ có Kinh sách không mà không tu. Khi chúng ta tu Kinh sách và tư duy làm thành nền tảng vững chãi cho chúng ta đi vào con đường tu. Còn người tu mà không học về Kinh và qua sự trải nghiệm của tư duy, người tu đó dễ lầm lạc vào con đường mê tín. Còn người tu mà đi qua sự thẩm định được giáo lý của Phật, rồi tư duy đi đến vấn đề Hành công sẽ đi đến sự chứng đắc thực sự.
Người anh tu mặc dù không nhiều Kinh, nhưng ít nhất đã miên mật trong giáo nghĩa mà Đức Phật dạy để rồi tư duy đi đến sự công hành, nên có sự chứng đắc, phước báu đầy đủ. Còn người em cũng tu, cũng tư duy nhưng không có thành lập pháp tu dựa trên những giáo lý và sự tư duy của mình. Chỉ dành hai phần ra thôi, nên phước báu vẫn có để tái sanh làm người, nhưng tánh sân giận chưa làm chủ được. Do đó khi bị té xuống đã nổi sân, nổi giận và bị đọa vào địa ngục.
Các bạn thân mến, khi chúng ta nổi tâm sân lên, chúng ta sẽ bị đọa vào địa ngục ngay tức khắc. Không cần biết các bạn là ai; tâm sân sẽ đưa dẫn các bạn xuống địa ngục. Do đó trong cuộc sống, chúng ta đừng khi nào để cho tâm sân trỗi dậy làm chủ Ý của chúng ta. Nhất là khi phải đương đầu với những chuyện nguy hiểm, tổn hại đến sức khỏe, đến mạng sống, đến tất cả những sinh hoạt trong đời thường. Bởi chúng ta là người, khi đường đầu với những sự tổn hại đến sinh hoạt của đời thường, ta hay nổi sân. Và nhớ rằng khi nổi sân như vậy ta sẽ bị đọa vào địa ngục. Đọa vào địa ngục thật khó ra và chúng ta khi đọa vào địa ngục khó ra rồi thì làm sao chúng ta có thể gặp được Pháp của Phật, gặp được Phật, gặp được Tăng?
Chúng ta đừng quá nghiêng về phần lý thuyết; hoặc là đừng quá nghiêng về vấn đề thực hành mà quên lý thuyết. Cả hai phần này: lý thuyết, văn tự, Kinh sách, Giới luật của nhà Phật, đồng thời với công hạnh tu tập nó bổ túc cho nhau để các bạn có được sự chứng đắc rõ ràng và tốt đẹp hơn. Nếu các bạn chỉ nghĩ rằng tu mà không bồi dưỡng giáo lý của Phật, những giới của Đức Phật truyền lại cho chúng ta thì sự tu đó dễ bị tẩu hỏa nhập ma, dễ bị cuồng ngạo, và dễ bị đi vào con đường cống cao ngã mạn, tự mãn, tự cao, tự đại. Còn nếu như các bạn chỉ chuyên chú vào Kinh sách và tư duy không tu thì các bạn chẳng thể thành tựu được; có chăng thì cũng chỉ về kiến văn mà thôi.
Phối hợp nhịp nhàng giữa giáo lý của Đức Phật, giữa giới luật của Chư Phật dạy cho chúng ta, cộng với công hạnh tu tập, chúng ta sẽ thành tựu được. Nền tảng đó rất cần thiết, nhất là trong thời kỳ hiện tại khi chúng ta sống chỉ còn ở trong thế giới mà luôn luôn có nhiều sự cám dỗ, thử thách tới với chúng ta. Chúng ta luôn phải tiếp cận với những giáo lý được thổi phồng bởi những con người do tri kiến của họ, do kiến thức của họ; hoặc chúng ta luôn tiếp cận tới những phương thức ghi chép lại theo tư tưởng riêng của mỗi người. Hoặc chúng ta lại tiếp cận với những nền triết học, những loại văn tự loài người chế tạo để tô điểm cho những suy nghĩ riêng tư, không chín chắn của họ, do đó chúng ta dễ lầm lẫn.
Đọc Kinh của nhà Phật, chúng ta cần phải thông thạo Kinh nào của nhà Phật và tư duy như thế nào cho đúng. Không là chúng ta dễ khéo lầm vào những Kinh sách, của những kiến thức phàm phu tô điểm lên cho nó hay, nhưng thực ra không phải Kinh của nhà Phật. Do vậy các bạn cố gắng, hãy học đúng nơi những bậc Thầy tôn quý, những bậc xuất gia, những bậc truyền dạy Kinh, giáo pháp Như Lai, Kinh điển của Phật một cách thực thụ. Để các bạn có cơ hội học được giáo lý một cách rõ ràng. Trong sự tư duy với giáo lý căn bản chính xác của Phật, sẽ giúp cho các bạn có được một nền tảng để các bạn tu cho vững vàng.
Ngày nay thế giới thông tin đại chúng quá nhanh, thật là nhiều người có thể tự sáng chế ra những giáo lý riêng cho họ. Pha trộn giữa lời của Phật và sự tư duy riêng của họ, tạo nên những quyển Kinh riêng và thành lập những môn hộ, môn phái khác biệt. Cần phải rất cẩn thận, tư duy và suy nghĩ. Văn tự của nhà Phật rất cần, nhưng cần phải có tư duy để hiểu rõ văn tự đó thực sự có phải là lời giáo truyền của Phật hay không. Và khi chúng ta đúng đó là lời giáo truyền của Phật, thực hành chúng ta sẽ mang lại lợi lạc thật là nhiều. Lợi lạc đầu tiên của sự thực hành, công phu, tu tập của giáo lý của nhà Phật là gì? Là thành tựu được trí tuệ, trí tuệ này biết rõ được nhân quả, trí tuệ này như bóng đèn chiếu soi để nhận rõ được cái đúng, cái sai. Và giúp cho chúng ta phá mê, phá chấp, thành tựu được sự an lạc.
Các bạn thân mến! Câu chuyện về hai người anh em này học của Phật, mỗi người thành tựu một cách khác nhau. Một người thành tựu do sự học hỏi và đi đến sự chứng ngộ. Còn một vị chỉ thành tựu về văn tự. Người chứng ngộ được Pháp của nhà Phật tăng long phước thọ, có được mạng vận hanh thông trên con đường tu tập. Tâm tánh luôn luôn hiền lương, tịch tĩnh và thọ mạng lâu dài để tiếp tục trên con đường tu. Còn người tu về giáo lý, Kinh điển của Phật nhưng không thể làm chủ được sự tái sanh, do đó tâm tham thường hay nổi dậy, tâm sân thường hay trỗi dậy. Và thọ mạng viên chung rồi thường bị đọa vào địa ngục, bởi khi sống nghe được lời Phật mà không áp dụng, nên tánh sân vẫn trôi nổi trên bền mặt của Kinh điển.
Các bạn nhớ ở chỗ này. Tụng Kinh thật là giỏi, nói Kinh thật là hay, đó là phương tiện đầu cần phải có. Nhưng chúng ta cần phải tư duy và áp dụng vào công hạnh tu. Thì nền tảng Kinh điển đó sẽ tăng trưởng phước báu cho chúng ta. Còn nếu chúng ta chỉ dừng trên bề mặt như vậy thôi, khi mạng chung chúng ta dễ nổi sân. Như đứa trẻ mới sinh ra thôi nhưng thừa hưởng kiến văn đời trước, nên mẹ mang tới chùa để quy y. Có thể khi quy y sẽ thành một chú tiểu tu giỏi lắm nhưng phước báu chưa đủ mà bị vấp vào đá, mẹ té xuống, đứa con lọt lòng mẹ rơi xuống vực thẳm. Trong khi rơi đứa bé đã khởi tâm sân vì vậy đọa vào địa ngục.
Các bạn, trong cuộc sống khi chúng ta bị gục ngã, bị té xuống trên cuộc đời, sanh tâm sân chính là lúc chúng ta bị đọa vào địa ngục của tâm thức. Hãy như người anh và cũng hãy như người em, phối hợp nhịp nhàng cả hai loại kiến thức Văn – Tư và Tu để chúng ta thành tựu được sự an lạc trong đời sống này. Đừng bỏ Văn và Giới, cũng đừng bỏ Tu. Cả ba cái rất cần.
Đặc biệt trong thời đại ngày hôm nay, chúng ta có văn tự và giới luật của Phật để chúng ta khi tu thành tựu được trí tuệ. Chỉ có trí tuệ và Từ Bi mới có thể chuyển hóa được nghiệp chướng của chính chúng ta tạo ra.
Cảm ơn các bạn đã nghe Bảo Thành.
Cầu chúc cho các bạn thành tựu được những điều các bạn mong muốn qua sự học về Kinh điển, Giới luật và Tu hành Pháp của bậc giác ngộ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa