Search

Hành Trang Người Tu

Tâm Sĩ đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta gặp gỡ hôm nay trên mạng Youtube Thất bảo Huyền Môn. Bảo Thành chúc các bạn luôn an vui và hạnh phúc.

Các bạn thân mến, cuộc sống của con người trong những mối giao tiếp với nhau, khi chúng ta tới nhà một người bạn của mình, có những bạn có một cách trang trí, phối cảnh ở trong nhà thật gọn nhẹ, thanh đẹp, thoáng mát, mà ngày nay người ta thường nói rằng, đó là cách trang trí theo phong thủy, để cho năng lượng của ngôi nhà được xoay chuyển đúng phương hướng, tạo nên một luồng khí xanh và tăng trưởng sức khỏe, niềm vui.

Các bạn, cũng có những người khi các bạn tới thăm nhà, họ bề bộn bày những thứ không cần thiết trong nhà, mà chính căn nhà của các bạn cũng như vậy. Có những người trang trí đẹp, có những người cứ để nhà lộn xộn mà thôi. Chúng ta nếu là người yêu chuộng du lịch, chúng ta nhất định sẽ có cơ hội để nhìn thấy nhiều cảnh trí khác nhau, từ sự an bài một cách đặc biệt của thiên nhiên như núi, sông, biển, và trong cảnh thiên nhiên đẹp đó, vẫn có sự an bài của bàn tay con người, để dung hòa cái nhìn của ta và tầm nhìn của muôn người, nhưng cũng có những nơi khi ta tới, họ trưng bày không phù hợp, làm chúng ta khó chịu. Mỗi một người có cách nhìn khác nhau về cuộc sống, mỗi một người có một cách trang trí nơi chổ ở của mình khác biệt, tùy theo cảm xúc của mỗi con người.

Trên con đường hành đạo, chúng ta cũng có những sự trang trí, không phải nội thất mà nội tâm của chúng ta như thế nào cho đẹp, đó cũng là một nghệ thuật trang trí nội tâm, mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy cho chúng ta.

Có một vị Đạo Sư, người ta gọi như vậy vì ông ta sống quá thánh thiện. Ông ta sống tu, làm đẹp hết lòng mọi người, nên ai ai cũng thương mến. Ông ở trong một cái chòi thật nhỏ, trên đỉnh đồi thơ mộng, nhìn xuống thiên nhiên chung quanh đẹp lắm. Cảnh trí hài hòa giữa trời đất, thiên địa, núi rừng và đồng ruộng. Ngài hưởng được sự thanh bình như vậy, nên chòi ở của Ngài đơn giản. Ở bên ngoài cảnh thiên nhiên bài trí thật nhiều cảnh đẹp, tự nhiên. Ngài không có làm gì hết, nhưng Ngài đã chọn chỗ thiên nhiên này để tới, hưởng thiên nhiên như vậy. Đến khi có chòi nhỏ dựng lên để che mưa che nắng, Ngài tịnh tu trong đó, Ngài rong chơi bên ngoài khi trời đẹp, mây thanh gió tạnh.

Các bạn thân mến, từ đó biết bao nhiêu người lui tới với Ngài, tới để tham vấn, xin Ngài những câu hỏi đặc biệt, để tự tham thoại đầu, bởi Ngài có cách đặt những câu hỏi, để cho chúng đệ tử hoặc ai tới, khi được đặt câu hỏi đó vận hành trong tâm, sẽ đi tới sự bừng tỉnh, nhưng ngược lại Ngài cũng là trung tâm của những ai đi tới, cần những sự giải đáp riêng cho chính mình.

Có một anh chàng thanh niên thông thái, giàu có, đầy đủ vật chất ở nhà. Nhà của anh ta cái gì cũng có, những gì trên đời này nổi tiếng, nhiều tiền anh ta đều có hết, những vật quý ở đời anh ta trang trí trong nhà đầy ắp hết. Khi tới chòi của vị Đạo Sư này học hỏi, anh ta muốn học một con đường mới về tâm, con đường chân lý. Đến với bậc Đạo Sư này, anh ta bước vô trong chòi, nhà Sư chào anh ta, mời anh ta ngồi xuống, uống tách trà. Khi ngồi xuống, anh ta khệ nệ bỏ bao nhiêu hành trang xuống trong chòi nhỏ đó. Anh ta đi tầm sư học đạo, mà khi đi anh ta mang quá nhiều hành trang, hết bao này đến bao kia, đeo đầy người trên lưng mang tới, lại còn có gia nhân mang theo lệ khệ, thùng này thùng kia, đồ này đồ kia, thức ăn uống, đồ mặc đủ thứ hết.

Khi anh ta ngồi xuống rồi, tách trà được dâng, liếc qua một vòng thấy chòi nhỏ bé, trống trơn không có cái gì, ngoài một cái gối nhỏ, một cái mền, chẳng có bàn ghế, nhìn quanh rồi hỏi Đại Sư ngủ ở đâu, Đại Sư nói ta ngủ ở trong chòi. Tìm hoài không thấy cái gì nữa, anh ta mới nói với Đại Sư: Đại Sư ơi, tại sao Đại Sư không có cái gì, trống trơn như vậy, đời sống sao thiếu thốn thế. Đại Sư mới nói với anh ta rằng: Thế à, như vậy anh không thấy trong này có cái gì sao, anh tới đây anh mang cái gì để gọi là có đầy đủ, không trống trơn. Anh ta nói, tôi đã mang đầy đủ hành lý, hành trang phù hợp trong cuốn sách, được ghi rõ ràng những gì tôi mang theo, trong cuộc hành trình này, hành trang của tôi có đầy đủ hết. Đại Sư mới nói: Đó là hành trang của anh đi trên con đường đời để học đạo, nên anh có đầy đủ hành trang của cuộc đời, còn Lão Sư đây đi trên con đường đạo để nhập đời, với tâm thái rỗng lặng, thinh không, nên hành trang chỉ có hai chữ yêu thương là đủ rồi. Bao nhiêu khăn gói ở đời, áo mặc, cơm ăn, đồ dùng, tiền tài, vàng bạc, đó là hành trang của đời, còn hành trang của đạo, Lão phu chỉ có hai chữ yêu thương.

Lúc này anh thanh niên mới ngồi suy ngẫm, uống vài tách trà thì chợt ngộ, hiểu rằng đúng. Hành trang của người học đạo, khi đã nhập vào dòng đạo chân lý, giác ngộ, chỉ còn biết hai chữ yêu thương mà thôi. Còn hành trang cuộc đời phải đầy đủ: cơm áo, gạo tiền, danh vọng, địa vị, tất cả những thứ đó choáng hết cả cuộc đời, để rồi đi tới đâu cũng cõng, vác, gánh gồng. Đi tới cửa Thiền Môn mang chuyện đời sắp đặt trong Thiền Môn, tới Chùa mang chuyện nhà đặt đầy trong Chùa, đi tới nơi Phật để mà học Phật, thì lại mang chuyện đời, chuyện vợ con, tài danh, địa vị áp đặt vào đó, để rồi nơi Chùa chiền, Thiền môn, Am thất thanh tịnh, người ở trần gian, cuộc đời, mang chuyện đời chất đống, đầy cả những nơi đó.

Người ở trong Thiền am đã xuất tục, đi vào cuộc đời tay trắng, chẳng mang theo cái gì, nhưng trong trái tim có đầy đủ chất liệu yêu thương, để tới bất cứ một hoàn cảnh nào, một con người nào thì vị đó luôn có đủ hành trang đơn sơ nhẹ nhàng, nhưng có thể dung thông được tất cả mọi cảnh giới của thế gian, để từ đó biết cười yêu thương, biết nhìn với ánh mắt từ bi, biết có vòng tay sẵn sàng nâng đỡ người ta đứng dậy, để tiếp tục bước lên trên mọi thử thách, tới được sự thành công của tâm an lạc trong cuộc sống.

Các bạn thân mến, đây là một câu chuyện thật sự, mà chúng ta cũng nên tự hỏi bản thân của mình. Bạn đang học đạo, bạn là Phật tử, chúng ta có hành trang gì để mang tới ngưỡng cửa của Thiền Môn, của Chùa, Am Thất, những nơi mà bậc Thầy chúng ta đi tới ngưỡng mộ, với tâm nhân duyên để học đạo. Hành trang của các bạn là gì, có phải chăng như anh chàng nhà giàu kia, mang tất cả của cải thế gian, tới đặt trong một cái chòi nhỏ bé của vị Đại Sư.

Các bạn thân mến, vị Đại Sư đó, Tôn Sư đó có trái tim yêu thương, đặt vào cuộc đời của tất cả những ai tầm kiếm đạo pháp. Đó là hành trang duy nhất, lớn nhất bao trùm cả thế giới. Còn hành trang của con người mang tới cuộc đời, áp đặt vào nhà Tu, nhà Chùa, nhà Sư là gì, là khối tài sản lớn của họ, để gọi rằng thể hiện danh tướng. Nên nhớ danh của cuộc đời, tướng của cuộc đời, quyền lực và tình của cuộc đời, không thể đưa chúng ta giải thoát, đưa đến sự an lạc và nhẹ nhàng đâu. Chỉ có tình yêu mà thôi, tình yêu vượt lên tất cả cái tôi của mình, vượt lên tất cả thân xác, đi tới sự dung thông giữa tâm hồn và thể xác, giữa hơi thở và tinh thần, hiệp nhất trong sự không dính mắc. Bởi vậy hành trang mang ở trên vai không có, nhưng hành trang mang trong lồng ngực, lại có một trái tim vĩ đại, yêu thương muôn loài, không có sự phân biệt.

Các bạn thân mến, chúc cho các bạn có được một hành trang vĩ đại như bậc Đại Sư kia, đó là trái tim yêu thương, vượt lên tất cả mọi thứ, để thành tựu được sự an lạc của cuộc sống.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn