Bảo Ngọc đánh máy
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười Phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới cho muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta gặp gỡ nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền môn. Đây là một duyên lành để mỗi người chúng ta có cơ hội tiếp xúc và gợi ý cho nhau trên con đường tìm tòi niềm vui trong những chân lý hiện hữu trong cuộc đời. Các bạn thân mến, có gì vui hơn khi mỗi người chúng ta đều có nguồn hạnh phúc riêng tư của mình. Còn có gì vui hơn khi mỗi người cưu mang một nỗi niềm riêng. Và còn có gì vui hơn khi chúng ta còn có một cái nhìn, một suy nghĩ, một cách sống ảnh thật riêng biệt không trùng lặp.
Có những câu nói của những nhà triết học nói như vậy: “nếu như thế giới này đồng nhất một thể, giống y chang như nhau, không có sự khác biệt thì nó sẽ nhàm chán vô cùng”. Thế giới này thêm vui là bởi với sự khác biệt giữa con người và con người, giữa vật và vật. Khó khi nào ta thấy hai con người trùng lập từ tướng hảo, lời ăn tiếng nói, trí thức, kiến thức, về mặt tinh thần. Tất cả khác biệt, không bao giờ tìm thấy hai con người, hai con vật giống như nhau, ngay cả sinh đôi cũng không giống được. Sự khác biệt này nó làm cho thế giới thêm phần hương sắc. Mà mỗi một con người chúng ta khi nhìn nhận ra điều đó, chúng ta sống sẽ an hòa hơn, bởi chúng ta luôn luôn tôn trọng sự khác biệt, mỗi một sự khác biệt đều có cái đẹp riêng tư của nó.
Có một câu chuyện kể như vầy. Có một anh chàng nằm phơi trên bãi biển và câu cá, rồi câu thì vẫn câu, nằm trên bãi cát, chân gác lên nhau, mắt nhìn trời, rung đùi thưởng ngoạn bầu trời xanh, câu thả bên biển. Một ông thương gia đi ngang qua thấy anh chàng này câu cá mà nằm vất vưởng nhìn trời sao, có thể bắt được cá? Nhìn trời, nhìn sao, nhìn như vậy, cá làm sao mà câu mà bắt được! mới giải bài bày cho anh này.
- Anh hãy đi mua lưới để rồi anh kéo ở dưới biển anh bắt thiếu gì cá, nhiều cá, còn bây giờ anh nằm như vậy có một lưỡi câu, có một cần câu làm sao anh bắt được cá. Hơn nữa anh không chú trọng vào, anh nhìn trời đất như vậy, cần câu ở dưới cá cắn sao anh biết. Thôi anh đi mua lưới đi bắt được nhiều cá lắm.
Anh câu cá này mới nói:
- Vậy mua lưới để làm gì?
Ông thương gia:
- Mua lưới để bắt được nhiều cá.
Rồi anh ta lại hỏi:
- Bắt được nhiều cá để làm gì?
- Bắt được nhiều cá để bán lấy tiền. Nhiều tiền để làm gì? Để mua cái thuyền lớn. Thuyền lớn để làm gì? Để đi ra được ngoài xa hơn bắt được nhiều cá hơn, để có tiền nhiều hơn. Rồi anh ta lại hỏi: Thuyền lớn bắt cá nhiều có nhiều tiền để làm gì? Để nuôi vợ nuôi con. Rồi làm gì nữa? Để tiền nhiều hơn để sống thoải mái, để có người ăn kẻ ở sai khiến, kẻ trên người dưới, sống một đời sống phú quý, không còn lệ thuộc vào ai nữa, bởi tiền mình nhiều, mình giàu, mình trở thành những người giàu có. Đó là cách anh phải làm. Như vậy anh sống sẽ bình an, vợ con sẽ được thoải mái không cần sợ sệt, đi đâu anh cũng được kính trọng. Anh có nhà cao cửa rộng. Anh có xe hơi nhà lầu. Anh có vợ đẹp con khôn. Anh có tiền dư bạc để, của cải đầy nhà hết. Anh nghe tôi đi anh làm như vậy đi.
Và anh câu cá kia mới hỏi:
- Nếu như tôi làm như ông tôi có được tất cả để làm gì?
Thì ông thương gia mới nói:
- Để có được hạnh phúc, có được hạnh phúc ở trong đời.
Anh câu cá mới cười, cười ngạo nghễ và nói với nhà thương gia:
- Này ông thương gia. Ông không thấy tôi rất hạnh phúc khi nằm trên bờ cát ngắm trời mây hay sao?
Ông thương gia mới chột dạ nhìn lại, mới nhận biết được anh này thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc trong sự an nhiên tự tại, câu mà chẳng câu, cá cũng chẳng cần, chỉ mượn cái cần thả xuống biển nằm trên bờ cát, nhìn trời mây ngao du trên cõi mênh mông vô tận. Hạnh phúc là đây, hạnh phúc của một con người là ở chỗ mà người ta đón nhận được niềm vui theo phương thức, cách thức của riêng họ.
Các bạn! Trong cuộc sống, không phải nói như vậy chúng ta khinh khi tiền tài, chê bai những kẻ giàu, hoặc coi thường những người có kiến thức. Nhưng dù bạn có giàu, bạn là bác sĩ luật sư, hay bạn là những chính trị gia, tổng thống nguyên thủ. Bạn giàu bạn nghèo, sự khác biệt giữa con người với con người và trong sự khác biệt đó, cái gì bạn có cũng không thể mua lấy được hạnh phúc. Hạnh phúc tới từ chỗ chúng ta biết đón nhận, biết chấp nhận. Hạnh phúc tới từ đâu, từ sự nhận thức của con người, nhận thức khác biệt như một đứa nhỏ, nếu chúng ta chỉ tặng cho nó một cục kẹo, nó cũng hạnh phúc rồi. Nó hạnh phúc bởi vì cục kẹo đó đối với nó là tất cả những gì nó mong muốn.
Có một câu chuyện khác cũng có thể mượn nó để diễn tả cho hạnh phúc là gì, là điều người ta cần có trong lúc đó chứ không phải điều mơ ước hão huyền đạt được trong tương lai. Câu mà chúng ta thường nói: Thằng Bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi ba bò chín trâu.” Bờm không lấy, mà phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười, thì lúc đó thằng Bờm nó đang đói bụng. Nó cười vì lúc đó nó hạnh phúc. Nó đổi quạt mo lấy nắm xôi khi còn hơn là ba bò chín con trâu. Các vị, các bạn, hạnh phúc là gì? là điều các bạn nhận thức được ngay trong giây phút các bạn đang thưởng lãm cuộc đời, chẳng phải vì tiền nhưng không phải nó đơn thuần như vậy. Chúng ta thường bị kéo theo thói quen của mình, định nghĩa hạnh phúc theo thói quen của riêng ta. Từ đó chúng ta áp chế tư tưởng cho người khác theo khuôn mẫu để tìm được hạnh phúc. Đối với người thương gia, hạnh phúc là phải biết tính toán làm sao có thêm nhiều, bắt được nhiều cá phải mua lưới. Có nhiều tiền, mua tàu lớn đánh cá nhiều hơn, để có vợ đẹp con khôn, có nhà cao cửa rộng, có xe hơi phú quý rồi có kẻ ăn người ở tiền dư bạc. Để trở thành Phú Quý như vậy, để có gia nhân dập dìu trong căn nhà, sai khiến rồi ngồi đó hưởng phước. Đó là quan niệm hạnh phúc của thương gia. Nhưng về khái niệm hạnh phúc của anh người bình dân kia chỉ là một cái câu thả bên biển, nằm ở dưới cát, ngắm trời mây xanh, tâm thần thì thoải mái thong dong nhìn mây qua lại thấy đời an vui.
Mỗi người khác nhau, thằng Bờm nắm xôi là hạnh phúc của nó. Anh câu cá kia là cần câu thả bên biển mà chẳng cần phải sát sanh, bởi cái cần đó có lưỡi đâu mà nhắm cá, chẳng qua là chỉ mượn cái tướng của người câu cá nhìn lên bầu trời mây xanh lãng đãng để cho đầu óc trôi nhẹ nhàng bồng bềnh vào vô tận chẳng phiền muộn vướng mắc, hạnh phúc là chỗ đó.
Bạn có thể có nhiều tiền nhưng đồng tiền ràng buộc bạn vào trong cuộc sống. Khi bạn chết đi không mang theo được tiền. Bạn có thể là người trí thức, trí thức đó có thể phục vụ nhân sinh đầy đủ hết, nhưng bạn chết đi không mang được trí thức đó. Nói không phải là phản bác lại sự giàu có trong cuộc đời chết không mang theo được. Nói không phải phản bác lại trí thức, tiền bạc, sự thành công về phước báu của tịnh tài. Sự thành công về kiến thức của loài người rất cần, nhưng nó chưa phải là cứu cánh mang đến sự hạnh phúc. Có những con người sống đạm bạc mà hạnh phúc đối với họ đã đầy đủ. Có những con người có đầy đủ tất cả nhưng vẫn thiếu nguồn hạnh phúc. Hạnh phúc không đến từ giá trị của tịnh tài vật chất, có dư tiền cho nhiều, nhưng hạnh phúc tới từ chỗ biết thưởng thức cuộc đời của mình, biết làm được những điều mình yêu thích. Bạn có thể làm được thật là nhiều những điều người ta thích thú nhưng chẳng có hạnh phúc. Nhưng bạn có thể làm được những điều bạn thích, đó mới là nguồn cơn hạnh phúc tới với bạn.
Tư tưởng áp chế người khác theo mình để có được hạnh phúc, khống chế người khác để có được hạnh phúc, hoạch định cho họ phải theo để có được hạnh phúc, định nghĩa mọi sự như ý của ta để có được hạnh phúc. Khi chúng ta sống trong tư tưởng đó, ta không có hạnh phúc được, mà ta còn gây phiền não cho chính ta. Đặt về tình trạng của người thương gia khi vạch đường chỉ lối cho người kia là phải mua lưới để bắt cá được nhiều. Đó là định nghĩa của sự giàu có và có hạnh phúc. Anh kia không nghe thì nhà thương gia này khó chịu lắm, chỉ nghe hỏi lại để làm gì thôi thì trong lòng chắc đã khó chịu rồi. Vậy nên mới trả lời thêm, trả lời thêm, trả lời thêm. Chứ còn không khó chịu, quán chiếu thấy nhân duyên không phải trùng hợp trên ý tưởng có được hạnh phúc tiền tài danh vọng thì ông ta cũng sẽ đi nhẹ nhàng. Nhưng chính vì có một vướng mắc dưới định nghĩa, định kiến của đời mình muốn người khác làm theo để thành tựu như vậy, đó gọi là bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp trong cuộc đời hay bệnh lệ thuộc vào ý thức hay bệnh lệ thuộc vào những khái niệm sống, những chân lý phù hợp với mình, cách sống mình cho đó là tuyệt đối tốt đẹp, thông thường khi đã là người chúng ta có một thói quen thích thú những điều ta có, và chúng ta thường ôm ấp bám víu vào những điều phù hợp với ta, rồi cái điều phù hợp với ta, điều ta thích thú đó, ta thường hay áp chế, áp đặt vào người khác, rồi tự gây phiền não cho mình. Chúng ta thấy biết bao nhiêu cha mẹ áp chế cho con cái phải làm cái này phải làm cái kia mà nhân duyên của con cái không làm theo thì cha mẹ khổ vô cùng. Đức Phật là cha mẹ của chúng ta, Ngài quán chiếu sự khác biệt, nâng đỡ chúng ta, trưởng dưỡng chúng ta trong tình yêu thương, lòng từ bi để hỗ trợ chúng ta trưởng thành và thành công theo căn duyên của chúng ta. Nhưng ngược lại khi chúng ta nhìn con cái của mình, ta liền có khuôn mẫu xếp đặt cho chúng phải theo rồi, đó là nói về cha mẹ.
Còn ngược lại, con cái đôi khi cũng có những khuôn mẫu của mình, đặt để cha mẹ phải như vậy. Và phải như vậy phải như kia của mỗi một con người trong gia đình mình hay trong xã hội, hay trong tình bạn bạn, nó gây sự bất hòa, chẳng có hòa thuận và trên đời này ai cũng khác biệt. Các bạn vô khu rừng hằng hà sa số cây, cây nào cũng khác cây nào, các bạn ra vườn bông thì thấy các loại hoa loại bông đều khác màu khác sắc cùng một chủng loại chưa hẳn đã giống nhau thì mỗi người chúng ta do biệt nghiệp tạo ra sự khác biệt. Biệt nghiệp đó tạo nên cá nhân duyên khác biệt, nhân duyên đó với niềm hạnh phúc hay đau khổ tới với nhân duyên tùy thuộc vào chính họ. Chúng ta chỉ biết rằng hãy sống với nhân duyên của mình và hồi hướng và nâng đỡ người khác thành tựu được những điều người ta ước mơ khi hướng thượng.
Các bạn nhớ, ước mơ của họ khi hướng thượng chứ không phải những điều ác. Khi chúng ta thấy được họ hướng thượng, chúng ta hồi hướng chúng ta nâng đỡ. Chúng ta không nên áp chế họ phải theo phương thức hướng thượng như ta. Mỗi một con người có nhân duyên hướng thượng khác biệt, nhưng chúng ta đừng bao giờ tiếp tay cho những ai không hướng theo những điều tốt đẹp, chỉ trầm mình trong những điều đen tối. Gặp một người đang ngao du trên trời mây nằm ở bãi cát trên biển, hạnh phúc là đó là vậy, là ngay giây phút họ buông bỏ tất cả để nhìn trời mây. Ta có phương thức để hưởng nguồn hạnh phúc riêng của ta. Hạnh phúc của ta và hạnh phúc của người không đồng nhất cùng một tướng, nhưng đồng một cảm xúc đó là niềm vui là hạnh phúc. Để nuôi dưỡng sự không phân biệt giữa khác người với ta, không có tâm phân biệt đó để chúng ta tiếp xúc được với muôn người mang lại sự an vui, ta hãy giữ mình và nuôi mình trong hơi thở chánh niệm. Và luôn luôn niệm tâm không phân biệt. Bạn đừng phân biệt, bạn đừng áp chế, bạn đừng đặt để, bạn đừng dập khuôn theo một khuôn mẫu của mình. Mà bạn hãy hồi hướng cho mọi người với tâm không phân biệt, để bạn và người luôn sống trong hạnh phúc.
Cảm ơn các bạn luôn theo dõi. Chúc các bạn an vui.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa