Search

Hành Pháp Vô Thọ

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Báo thành kính chào các bạn, chúng ta hãy cùng nguyện mười Phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới cho muôn loài chúng sanh.

Các bạn thân mến, hạnh phúc ở trên đời chính là ở những phút giây khi chúng ta còn nhận biết được vạn Pháp hư không không, sanh diệt, ta còn hiểu thông được giá trị của hơi thở, sống trọn vẹn trong giây phút tỉnh thức. Sống tỉnh thức là một điều cần phải khổ luyện, sống tỉnh thức để được thức tỉnh là một pháp tu hành. Nó không giống không như ống sáo thổi thành âm thanh hay, thùng rỗng thì vang to, cái trống nó rỗng thì nó vang lớn. Cây sáo thổi được nhiều âm thanh bay bổng đó, nhưng bên trong nó rỗng không, ống còn nhiều lỗ thoát hơi ra nữa. Lắng đọng đi, nhẹ nhàng đi, bình tĩnh chút xíu, tịch tỉnh thêm một chút. Chỉ một giây tịch tỉnh thôi, sống trong một giây tịch tỉnh như vậy khi còn hơn là sống cả đời bận rộn lao lực. Sống một giây trong an lạc của chánh pháp còn hơn sống ngàn năm cực khổ trăm bề. Sống một giây mà biết được nhân quả còn hơn sống vô lượng kiếp mà chẳng biết được điều gì.

Sống tỉnh thức là một công hạnh của người tu. Để đạt được sự tỉnh thức trong công hạnh đó, chúng ta phải chuyên tu siêng năng, không có sáo rỗng quá nhiều, hình thức quá nhiều. Câu chuyện mà các bạn có thể thấy được ở trong kinh Tổ Bồ Đề Đạt Ma, các bạn cũng có thể nhìn rõ nếu các bạn vô coi lại phim của Tổ Bồ Đề Đạt Ma được diễn đạt lại theo kinh. Nó rõ lắm, nó thật là rõ để chúng ta hiểu. Lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma đi vô một cái quán, một hội quán, đang ngồi thì có một đám đông người dân kéo tới, và rồi có một nhóm chư Tăng cũng đi vào, hội chúng đông đủ, chư Tăng có mặt. Thì trong nhóm chư Tăng đó, có một người đến gần với Bồ Đề Đạt Ma mà hỏi, nay sự việc xảy ra bên Trung Quốc mà ngài Bồ Đề Đạt Ma là người ấn Độ, cho nên người Trung Quốc đến để tò mò coi Tổ Đạt Ma dạy dỗ như thế nào. Các sư tăng ở bên Trung Nguyên thì cũng muốn tới để tham cầu, muốn tìm hiểu. Có một nhà sư tới gần ngồi trên bàn cùng với Bồ Đề Đạt Ma và nói với Tổ Bồ Đề hãy giải thích về tâm Kinh Bát Nhã, để cho hiểu cho thấu, nhưng Ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ ngồi đó mà thôi. Khi ông sư kia nói quá nhiều thì tổ Bồ Đề mới đứng dậy để đi không nói một lời, khi Ngài vừa đứng dậy thì ông sư đó mới nói nói vô thọ tưởng hành thức, rồi xin tổ hãy giải thích đi: Vô thọ là gì? tưởng hành thức là gì? Tổ nhìn ông ta, nhìn cho kỹ lắm, ông ta lại hăng quá nói vô thọ tưởng hành thức nghĩa là sao. Tổ vẫn nhìn, ông ta nói to vô thọ, chính lúc ông ta vừa phát ra vô thọ. Tổ đã dùng tay ký thật là mạnh trên đầu của ông ta. Ông ta đau điếng vô cùng nhưng chỉ trong một giây phút Tổ bước ra khỏi cửa. Và nhà sư này cảm thọ được cái đau đó mà hiểu được vô thọ nên quỳ xuống, kêu Sư phụ, Sư phụ, Sư phụ và đảnh lễ nhìn Tổ Bồ Đề đi. Còn các huynh đệ đồng môn thì ngạc nhiên vô cùng, mới nói rằng: tại sao mình là những chư tăng ở Trung Nguyên – một nước lớn như vậy mà khi đi tham luận với một người bên ấn Độ để giải thích về chữ vô thọ tưởng hành thức. Vô thọ như vậy mà anh để cho ông đó ký lên trên đầu, thủng cả đầu, mà còn quỳ xuống gọi là sư phụ nghĩa là gì. Vị sư huynh này còn phục ở dưới đất, dõi theo bóng của tổ Bồ Đề đi đi và ngoảnh mặt lại nói với đồng môn sư đệ. Vô thọ, chẳng ai hiểu chỉ mỗi một vị này hiểu mà thôi.

Các bạn thân mến, khi ta tụng kinh: Vô thọ tưởng hành thức. Chúng ta tụng cho to vô thọ nhưng mà cảm thọ của ta tới hằng ngày, cái khổ ta không có dứt được nó.  Ta tụng là sáo rỗng như con vẹt, như con vẹt xẹt xẹt vậy thôi, chứ không có hành được, như nhà sư niệm, mang tất cả những kinh sách của mình học, một đống kinh tới để tra tấn, để gọi là tham luận, tham vấn, nhưng thật ra là để tra tấn sự học của nhà sư ấn Độ kia ra, coi có bằng sư Trung Nguyên hay không, nên để giải thích sự vô thọ tưởng hành thức. Vô thọ, đã gọi là vô thọ thì Tổ ký vào đầu làm gì mà đau, đã gọi là vô thọ thì ký thật là mạnh làm sao có cảm giác. Nhưng khi người mà thưa gửi đó, vị sư thưa gửi đó nói chữ vô thọ, được ký thì cảm thọ được, hiểu được vô thọ là gì, giá trị là ở chỗ đó nhưng đồng môn thì chẳng hiểu, ngỡ ngàng kinh ngạc, còn than trách.

Các bạn kinh sách chúng ta tụng là để hiểu, để mang ra thực hành, để dụng nó. Nếu nói chữ vô thọ thì làm sao để gọi là vô thọ, bạn không thể cứ tụng vô thọ tưởng hành thức. Cứ vô thọ, vô thọ rồi cứ vô thọ, vô thọ là ký lên đầu đó đau lắm. Vô thọ là người ta chửi đó, giận, đánh người ta đó. Vô thọ để rồi người ta la mắng đó, giận hờn. Vô thọ để người ta tranh chấp đó, trả thù. Vô thọ để người ta làm phật ý mình, nói xấu. Vô thọ để người ta đuổi mình đó mình quay ngược lại giết người ta. Vô thọ để rồi người ta nói, mình muốn tranh chấp hơn. Người ta chưa kể, mình đã thị phi. Người ta chưa đụng, mình đã chà đạp. Người ta chưa tới, mình đã tiêu diệt. Gọi là vô thọ là vô thọ gì?

 Ngày nay trong tăng đoàn của chúng ta, các thời các tăng đây đều tụng vô thọ. Họ hiểu, nhưng tụng không hành được, vẫn còn những cảm thọ đau buồn, khổ, tranh chấp hơn thua, chê bai miệt thị.  Phật tử chúng ta cũng theo chùa rồi cũng tu, cũng tụng vô thọ, nhưng mà cảm thọ ầm ầm. Tới chùa tới hội chúng, bạn bè đồng tu, xích mích chút xíu thôi, vậy là xong rồi đó. Chưa kể mà thầy cô làm những chuyện chưa ưng ý, thì hàng phật tử cũng Thọ ầm ầm rồi về nhà cũng mang chữ thọ ra mà Thọ với người khác, ai cũng thọ được những khúc mắc đau khổ đó, tràn lan ô nhiễm.

Vô thọ là gì, phải hiểu được. Hiểu rồi, các bạn hiểu. Tất cả các bạn đều hiểu, nếu tới chùa. Các bạn đều hiểu, nếu đã nghe kinh. Các bạn đều hiểu, nếu đã nghe giảng. Nhưng các bạn có hành được nó hay không? Như vị sư Trung Nguyên kia tụng, hiểu, còn gọi là sư huynh dạy các sư đệ, còn gọi là thầy dạy các đại chúng đi tới, thế mà cũng không giác ngộ được chữ vô thọ, mang tới tham luận bày vẽ ngôn luận phù phiếm. Tổ chỉ ký cho một cái mà giác ngộ. Khi các bạn tới chùa, quý thầy quý cô làm một điều gì, nói một điều gì, tạo tác một hành động nào mà các bạn cảm thấy đau đớn, xúc chạm tới danh dự của các bạn thì các bạn tụng nhẹ trong đầu: vô thọ, nó sẽ tan biến. Đó chính là những giây phút để chúng ta hành chữ vô thọ trong tâm kinh bát nhã. Còn chúng ta, khi thấy sự bất như ý như vậy trong chùa, chúng ta không quán chiếu vô thọ, chúng ta chỉ quán chiếu cảm thọ giận dữ, buồn phiền để rồi về nhà chúng ta buông ra thị phi khắp xóm khắp làng, hoặc ngay lúc đó đối xử không ra gì với nhân phẩm làm người.

Đó là về Phật tử, về Tăng thân cũng vậy. Có những vị tụng thì vô thọ, dạy thì vô thọ, cái gì cũng vô thọ, nhưng Phật tử mà làm chuyện gì không như ý, ôi chao thì cảm thọ ầm ầm, đùng đùng đùng như thần sấm thần sét giáng xuống, một rừng cây phải đổ rạp, núi còn phải nứt, biển còn phải dậy sóng, bởi ta lớn mà, ta có quyền.

Các bạn, chúng ta phải mượn ngay những nghịch cảnh, chúng ta phải mượn ngay những điều bất như ý để quán chiếu sâu sắc chữ vô thọ. Khi chúng ta hiểu thấu, biết và quán chiếu được chữ vô thọ đó trong từng hơi thở chánh niệm của cuộc sống khi đi đứng nằm ngồi tương tác với nhau, ta sẽ tăng trưởng được định lực, chánh định. Nguồn năng lượng chánh định của ta tạo ra quán chiếu sâu sắc chữ vô thọ luôn giữ cho chúng ta an vui tịch tĩnh, phải luôn kiềm chế và chuyển hóa tâm sân giận. Nhớ, tâm sân giận đốt cháy hết phước báu. Dù chỉ khởi lên một niệm giận sân thật là nhỏ sẽ đốt cháy hết phước báu của ta, như một tàn thuốc cháy rụi cả một khu rừng, một chớm niệm của sân đốt cháy hết một rừng phước báu. Phải quán chiếu thật sâu sắc chữ vô thọ để khi đương đầu với nghịch cảnh, những chuyện bất như ý với ái biệt ly, với oan gia trái chủ, với những thăng trầm của cuộc đời có mất được không, vui buồn sướng khổ ta sẽ tịch tĩnh vô cùng.

Chính những lúc như vậy, chính những pháp đang xảy ra làm cho ta đau khổ đó, ta mang chữ vô thọ để quán tưởng, để tâm được rộng lớn, để trưởng dưỡng hơi thở chánh niệm, để phát triển chánh định trong hơi thở đó. Quan trọng là hành các bạn ạ. Chứ còn sáo rỗng như sư huynh kia: à Tổ! vô thọ tưởng hành thức, vô thọ là gì? Ký một cái biết ngay mà, đau quá. Đã gọi là vô thọ, có đấm, có ký, có chặt cổ, có giết mình, thì đâu có gì nghĩa thú đâu. Điều mà Tổ muốn nhắc với các vị sư đó là hãy tu ở bên trong tâm, chứ đừng quá rỗng, phát ra những âm thanh vô nghĩa lý, dù rằng nó huyền bí cao thâm.

Chữ Vô Thọ cao thâm dữ lắm, nhưng mà chúng ta chỉ có phát ra nó thôi, mà không thực hành thì là sáo rỗng. Tất cả các ngôn ngữ con người chế ra để xưng tán, xưng tụng, nó chỉ mặc định một ý nghĩa do ta đặt ra, nhưng chẳng có ý nghĩa gì hết nếu chúng ta không thực hành, để tâm thấm nhuần điều đó.  Ta mượn sắc tướng của ngôn ngữ để thầm nhắc nhở ta về ý nghĩa đó để hành, nhưng chúng ta đừng tạo nên ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ là phương tiện do ta tạo, rồi lấy ngôn ngữ đó làm cứu cánh, rồi bị lệ thuộc vào ngôn ngữ đó và bị ngôn ngữ đó nó kéo chìm mình. Chúng ta phải mượn ngôn ngữ đó để sống được ở trong tâm. Cái tâm cái trí tuệ hiểu biết, hiểu thấu được vô thọ là phải qua sự miên mật, quán chiếu được trong hơi thở chánh niệm. Hít vào và thở ra, thở ra trong hơi thở chánh niệm, làm chủ được hơi thở chánh niệm đó, quán chiếu sâu sắc chữ vô thọ đó, để khi những cảm thọ bất như ý xảy ra trong hiện tiền tại giây phút này, ta đều chuyển hóa bằng tâm bao dung là bởi ta thấu triệt được chữ vô thọ.

Cảm ơn các bạn đã nghe và chúc cho các bạn thấu được chữ Vô Thọ và hành công phu sớm tối để thực sự ứng dụng được chữ Vô Thọ này, chuyển hóa mọi cảm thọ phiền não đau khổ do những chuyện bất như ý thường xảy ra trong cuộc sống của các bạn.

Nam mô bổn sư Thích ca mô ni phật. Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn