Bảo Tịnh Hương đánh máy, Bảo Ngân biên tập
Từng hơi thở là từng hơi chánh niệm Nuôi từ bi, trí tuệ đến chân như Đừng hoang phí vùi mình trong vô thức Để cuộc đời trôi mãi giữa bùn nhơ
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi. Giờ đồng tu chánh niệm đời sống ngày thứ bảy đã tới, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo, cùng với Bảo Thành trì tụng Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn. Để nguyện hồi hướng cho quê hương Việt Nam của chúng ta mau thoát khỏi đại dịch nói riêng và nói chung cho toàn thế giới có đầy đủ phước báu chuyển hóa đại dịch và để cho muôn người trở lại đời sống bình thường an vui và hạnh phúc. Chúng ta cũng hồi hướng tới các chư vị giác linh đã từ giã cõi trần được cao đăng Phật Quốc, chư vị hương linh theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành. Hồi hướng cho những vị đang bị bệnh gặp thầy, gặp thuốc đầy đủ phước báu mà lành bệnh. Hồi hướng cho những ai đang đói khổ ngặt nghèo gặp được những tấm lòng bao dung che chở và san sẻ. Hồi hướng cho muôn người mở rộng lòng từ bi, biết luôn luôn nghĩ đến bản thân và nghĩ đến mọi người đang trong cảnh khó khăn để đồng tâm chung tay san sẻ yêu thương.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần)
Chú Đại Bi (01 biến):
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)
Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni, nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt sà rạ ta bà ha. (03 lần)
Chú Vãng Sanh (03 biến):
Nam mô A Di Đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rị đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Ma Sa Ốp Uê.
Sa Bi Mô U.
Sa U Sa U Ba Thê Um.
NamMô SaKa PuốtTê, NamMô SaKa PuốtTê.
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mô Phật! Các bạn thân mến, nhiều lúc ngồi suy nghĩ, mỗi người chúng ta cảm thấy hối tiếc trong cuộc đời của chính mình bởi chúng ta đã từng hoang phí quá nhiều thứ mà nương nhờ phước báu, thiện pháp nhiều đời ta tu hoặc thừa hưởng sự hồi hướng của Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ người thân yêu, của Chư Phật Bồ Tát Thánh Hiền, những vị thiện thần. Chúng ta thật sự đã hoang phí quá nhiều. Có người khi lớn tuổi ngồi suy nghĩ lại mới thấy rằng cả cuộc đời của mình đã hoang phí thời trai trẻ cho những chuyện không đâu vào đâu để khi lớn tuổi ngồi suy nghĩ lại hối tiếc vô cùng. Và từ đó, chúng ta bắt đầu than thở rằng, giá như ngày ấy mà trở lại thì ai cũng có cơ hội để làm lại. Nhưng ở trên đời, ngày xưa ấy càng ngày càng xa và trở thành như câu chuyện cổ tích huyền thoại chẳng bao giờ có thật nữa. Lại có những người chẳng phải đợi đến lúc già hoặc lớn tuổi đâu, chỉ một ngày trôi qua suy nghĩ về quá khứ, trong lòng thấy buồn bởi vì ta đã hoang phí, hoang phí sức lực tuổi trẻ, hoang phí tiền bạc trí tuệ chất xám. Và thậm chí nếu liệt kê để ghi ra danh sách thì trên đời này có nhiều thứ ta hoang phí. Nhưng dẫu sao những thứ mà chúng ta hoang phí đó vẫn có cơ hội lập lại đó. Người tuổi lớn rồi, hoang phí tuổi trẻ không lo học thì khi lớn tuổi vẫn có thể học được. Người hoang phí tuổi trẻ trong những thứ này thứ kia được, lớn tuổi vẫn có thể có được nhưng chẳng thành tựu được nhiều như thuở trai trẻ hoặc khi ở cái lứa tuổi nhân duyên phù hợp đó đã trôi qua. Nhưng mà dù sao chúng ta vẫn than thở bởi thật sự mỗi người chúng ta đã hoang phí thật nhiều. Hôm nay nói đến một cái đặc biệt lắm mà chúng ta hầu như không phải đã hoang phí của quá khứ, mà mỗi ngày trôi qua chúng ta đều hoang phí nó mà không bao giờ để ý nhận ra rằng cái thứ mà ta hoang phí là pháp bảo, là Phật bảo, là tăng bảo. Nói như vậy không phải là ta hoang phí pháp của nhà Phật hoặc chư tăng ni. Cái điều quy y với Phật Pháp Tăng chỉ là nghi lễ, nhưng cái điều ta hoang phí pháp bảo của nhà Phật và Tam Bảo của nhà Phật thật sự xảy ra trong từng giây phút.
Cuộc sống của con người người Phật tử chúng ta thường nghĩ rằng khi quy y với Phật Pháp Tăng thì lúc đó Phật Pháp Tăng mới hiện diện trong cuộc sống. Còn nếu chưa làm cái nghi thức quy y đó thì Phật Pháp Tăng như ở xa vạn dặm. Suy nghĩ như vậy không đúng. Đó chỉ là nghi thức để đưa chúng ta tới thật sự trong một ngày, một giây, một phút phát tâm mà thôi, còn cái sự quy y đó có thật sự có hay không là chính nơi tâm của mỗi người có còn giữ giới, có còn y như nguyện đã phát mà quy y với Phật Pháp Tăng hay không. Chứ còn chúng ta có nghi thức đã được giãi bày rõ ràng, pháp danh đã được truyền trao, cái điệp hoặc giấy chứng chỉ cho cái sự quy y đã cầm trên tay ngày tháng ghi rõ ràng, mà từng ngày trôi qua ta chẳng giữ năm giới hoặc ta chẳng còn nghĩ đến Phật Pháp Tăng, sống cứ buông tuồng trôi mãi dưới những bùn nhơ bất thiện của cuộc đời, lâu lâu mùng một ngày rằm mới sám hối một lần như để nhìn lại những lỗi lầm hằng ngày ta tạo ra thì đó chẳng có lợi ích gì. Tội lỗi vẫn cứ tạo, bất thiện nghiệp cứ luôn luôn khởi tới từ thân ngữ ý tuôn ra như mặt nước bùn nhờ đục ngầu rồi cuối cùng tới, rửa làm sao hết.
Cái điều hoang phí hôm nay là hoang phí về những pháp bảo vi diệu mà thật sự không những các Phật tử tại gia mà ngay cả những hàng xuất gia cũng hoang phí vô cùng. Nhưng nếu chúng ta, nếu chúng ta cầm trên tay những cái thỏi vàng thì chẳng ai dám hoang phí tung ra một cách bừa bãi đâu mà chúng ta nhận biết được giá trị của từng thỏi vàng đó. Mấy ai ở trên tay có từng hạt kim cương với giá trị cao đó mà dám quăng vào đất đá hoặc thảy đi chỗ này chỗ kia đâu, bởi họ nhìn thấy giá trị của viên kim cương, giá trị của vàng. Nhìn thấu giá trị, lòng mới xót xa bởi ta hoang phí quá nhiều. Ở đời người ta nói vàng là có giá trị, chúng ta hùa vào, từng tháng chắt chiu từng đồng từng cắc, nhịn ăn nhịn uống, nhịn tất cả để mà ra cái tiệm vàng mua một chỉ, một khâu, một dây. Ở đời người ta nói kim cương hột xoàn là cao quý nhất, cũng chắt chiu hàng năm tháng gom một chút tiền, mua từng cái hột xoàn vụn như cám, thế mà nâng niu yêu chuộng, chết rồi mà cứ mơ mơ vàng với hột xoàn không. Đời nói ta tin, người nói ta mê, và rồi cái niềm tin trong cái sự mê muội đó đã dìu dắt ta tới và thực sự sự hoang phí đó là có. Bởi vậy ở trên đời nhiều người vẫn cứ bị khiển trách sao mà hoang phí quá. Nhưng sự hoang phí đó không phải là cái sự hoang phí mà bảo Thành nhắc nhở cho các bạn. Sự hoang phí hôm nay theo như lời Phật dạy bởi vì chúng ta không nhìn thấy cái giá trị của pháp bảo trong từng hơi thở chánh niệm, cho nên từng ngày tháng trôi qua, cũng hơi thở đó, chánh niệm chẳng có mà chỉ có thất niệm vọng niệm, để rồi đắm chìm trong vọng thức bùn nhơ của những bất thiện nghiệp trào dâng, như những thứ dơ dáy trong cuộc đời khi lũ lụt nó tràn ra từ những cái hố hầm trong nhà của mình, bồng bềnh trên mặt nước, thấy thật là ghê gớm.
Chúng ta, tại sao người đời nói vàng, tại sao người đời nói hột xoàn, ta mê ta tin ta bỏ tất cả để mua, mà chúng ta đi theo Phật, nhận Phật làm thầy và bậc thầy cao cả đó đã nhắc nhở chúng ta rằng chánh niệm hơi thở là pháp bảo, là Phật bảo, là tăng bảo, là thứ quý nhất ở trên đời mà ta không nghe theo. Chánh niệm hơi thở là sức mạnh thần thông siêu lí để có thể phá vỡ địa ngục mà vươn lên cuộc sống hạnh phúc hơn. Chánh niệm hơi thở đưa ta tới cái sự thanh tịnh nhìn thấu, có đủ năng lượng Từ Bi gội rửa mọi phiền não và đau khổ, tẩy rửa mỗi ấu uế của cuộc đời, uế trược của tâm ô nhiễu. Thế mà ta làm ngơ, ta chẳng tin hoặc là ta thờ ơ với lời dạy của Phật. Để rồi trong từng giây thôi chứ không nói từng ngày, từng giây phút ta đã hoang phí hơi thở của chánh niệm. Nếu nhận ra được chân giá trị tuyệt vời của Đức Phật dạy dỗ nhắc nhở chúng ta, chánh niệm hơi thở có cái tầm quan trọng vô cùng trên con đường giải thoát khỏi luân hồi đau khổ và đó là mấu chốt để chúng ta chuyển nghiệp thì nhất định chúng ta phải thực hành thôi. Nhanh nhanh tay, nhanh nhanh chân mà thực hành, đừng quá thờ ơ với những lời mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta. Ngài không dạy chúng ta phải lao công khổ trí, tìm tiền tài để mua vàng bạc châu báu, những thứ mà không thuộc về ta. Ngài chỉ thực rõ cái cao quý nhất nó thuộc về ta, nó vốn của ta trong kiếp làm người và cái cao quý đó sẽ thật sự chuyển hóa được nghiệp chướng các bạn, sẽ thực sự phá tan cửa địa ngục để đồng hành với Ngài Bồ Tát Địa Tạng, bước từng bước trong lửa sân và tham mà chẳng bị cháy bị thiêu đốt bởi ta có chánh niệm hơi thở. Quan trọng lắm. Đừng thờ ơ nữa các bạn.
Từng hơi thở là từng hơi chánh niệm
Nuôi từ bi trí tuệ đến chân như.
Đừng hoang phí vùi mình trong vô thức
Để cuộc đời trôi mãi giữa bùn nhơ.
Chúng ta đã không nghe và tư duy chánh niệm đã không nghe để có một cái sự hiểu thấu về chánh niệm nên từng giây phút ta đã lãng phí những cái cao quý nhất của cuộc đời. Để rồi cho tới hơi thở chạm phút cuối không thể vào ra nữa, ta chết. Và hiện tại đại dịch ta thấy rằng cái sự chết nó tràn lan khắp mọi nơi. Vậy mà chưa đủ mạnh để mà đánh thức chúng ta đừng hoang phí chánh niệm từng hơi thở, tìm về với miền đất chân như qua chánh niệm của hơi thở để nuôi Từ Bi, khai mở Trí Tuệ, để chúng ta có thể thể nhập vào sự an vui hạnh phúc trong cơn bão của đại dịch bao trùm đất nước và thế giới.
Các bạn, mỗi một ngày trôi qua với những thông tin thật là buồn về đại dịch nơi quê nhà, thế mà chúng ta có ý thức được rằng trong sự khủng hoảng đại dịch toàn cầu và tại quê hương, chúng ta vẫn bỏ mặc, chẳng chú tâm đến lời Phật dạy và hoang phí vô cùng sự khai thị của Phật qua chánh niệm hơi thở bởi chúng ta không thấy tầm quan trọng mà thôi. Bảo Thành hôm nay mượn cái bài pháp này để nhắc nhở cho mọi người và nhắc nhở cho bản thân rằng, chánh niệm hơi thở rất cao quý bởi vì từng hơi thở của chúng ta bình thường thôi, nếu có sự chánh niệm thì đó là từng hơi chánh niệm. Và từng hơi thở chánh niệm này sẽ nuôi Từ Bi, Trí Tuệ để dẫn chúng ta đến miền đất chân như thanh tịnh trong sáng. Trí Tuệ Và Từ Bi đó sẽ làm cho chúng ta nhận thức nhận thức rằng nhất định sẽ không hoang phí, vùi mình trong vô thức, trong vọng thức, trong thất niệm, trong vọng niệm. Mà chúng ta phải luôn luôn chánh niệm hơi thở từng giây từng phút bằng Trí Tuệ và Từ Bi để cuộc đời của chúng ta không có trôi mãi vào bùn nhơ rác rưởi của bất thiện nghiệp, của những điều mà không đúng, như lời Đức Phật đã dạy “Khổ khổ mãi muôn đời đã khổ, từ kiếp này lăn trôi tới kiếp kia”. Vậy mà khi Đức Phật dạy dỗ cho chúng ta, chánh niệm là chìa khóa, chánh niệm hơi thở là chìa khóa để mở cửa thiên đàng và Niết bàn để đi vào, chánh niệm hơi thở là sức mạnh nội lực thâm hậu để phá vỡ cửa địa ngục để đồng hành với Bồ Tát Địa Tạng, để đồng hành với mẹ Quan Âm, Chư Bồ Tát, Thánh Hiền, Thiện Thần, để đồng hành với Chư Phật vậy mà chúng ta đã lãng quên. Hãy nhớ lại lời Phật dạy, đừng để cho sự bận rộn của cuộc đời làm cho chúng ta quên đi, bỏ hoang phí từng giây phút của hơi thở chánh niệm trong cuộc sống.
Ngày hôm qua, Bảo Thành nói chuyện với một Phật tử tới chùa tu sửa lại nơi tượng đài mẹ hiền Quán Thế Âm. Anh đó nói có một người bạn có cha mẹ bên Việt Nam, người mẹ chích vắc-xin bị sốc vắc-xin chết tại chỗ, người cha cũng chích, cũng sốc thuốc và lại nhớ đến vợ, tức là mẹ của anh ta vừa mất. Mẹ mất hồi sáng vì sốc thuốc, cha cũng sốc thuốc lại nhớ đến mẹ, chết ngay buổi chiều. Chỉ trong một buổi, cha mẹ liền ra đi. Từ sự ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, đến bàng hoàng, đến kinh hãi, rồi thì biển trời như sập xuống, đau khổ như tràn vào, cuộc đời đã mất cha mất mẹ. Giây phút đó mới thấy phận mồ côi. Chúng ta có cần đợi đến giây phút đó hay không để thấy giá trị của hơi thở chánh niệm. Chúng ta có cần nhìn thấy giây phút cha mất, mẹ mất, anh chị em mất, không còn ai nữa, để rồi ý thức được chánh niệm hơi thở là cao quý. Các bạn, đừng đợi đến giây phút đó, ông bà cha mẹ thường nhắc đừng đợi nước tới chân rồi mới chạy, không kịp. Đức Phật như người cầm căn thường tới trong cuộc đời để nhắc nhở chúng ta: hãy tỉnh thức, hãy tỉnh thức và sống đời, sống đời sống chánh niệm hòa nhập vào chánh niệm hơi thở để luôn luôn tỉnh giác để thấy rõ mỗi hành vi, suy nghĩ và lời nói ứng dụng trong từng ngày để tâm của chúng ta không bị rác rưởi từ trong vô lượng kiếp khác bởi những bất thiện nghiệp hôi thối tràn về đầy trong não bộ. Mà tâm của chúng ta luôn trong sáng như kim cương bởi đã được thanh lọc bằng hơi thở chánh niệm và Từ Bi, Trí Tuệ:
Từng hơi thở là từng hơi chánh niệm
Nuôi Từ Bi, Trí Tuệ đến chân như.
Đừng hoang phí vùi mình trong vô thức
Để cuộc đời trôi mãi giữa bùn nhơ.
Đúng, trong đại dịch này, biết bao nhiêu cảnh tang thương đau khổ bệnh hoạn đói khát, có bao giờ các bạn thấy cả quê hương ta hàng trăm hàng trăm ngàn con người phải ngửa bàn tay ra xin từng miếng ăn, xin từng ly nước. Trong lịch sử của Việt Nam, chưa có bao giờ có một cái hoàn cảnh biến một đất nước bao nhiêu ngàn năm văn hiến, kinh tế có thể lẫy lừng theo những lời ca tụng, văn minh đến tột độ, thế mà đã trở thành kiếp ăn xin đầy các dãy phố trong những thôn nghèo xóm chợ. Những cái cảnh đó đã đủ để đánh thức chúng ta để đừng hoang phí chánh niệm hơi thở, đừng hoang phí đời sống của mình cho những sự vụn vặt bùn nhơ.
Bảo Thành quen với các sư cô và quý thầy, cũng như các ma sơ, những vị phục vụ ở tuyến đầu của đại dịch chăm sóc cho người bệnh dịch thấy đau khổ vô cùng. Từng giây từng phút, ngay cả những con người hy sinh phục vụ trong đó cũng phải bỏ mạng ra đi. Chúng ta có nhìn thấy cảnh đó không để nhận thức đừng hoang phí nữa. Các bạn có thấy những thi thể của những người chết nằm dài bên hông nhà thương tại Việt Nam, được quấn trong những cái bao liệm xác. Liệm xác ở trong đó, quấn chặt vào, bỏ trong cái thùng gỗ giấy gọi là hòm, rồi xịt thuốc xịt thuốc xịt thuốc liên tục mù mịt để khử trùng. Rồi lấy bịch nhựa quấn tròn quấn lại, lại xịt thuốc, cứ như thế lặng lẽ trở về như một kiếp người đã xong. Đại dịch đã tới, đã đưa đi biết bao nhiêu mạng sống của những người yêu thương xa gần của chúng ta. Chúng ta làm gì đây, sao cứ hoang phí hoài các bạn? Không được thất niệm đâu các bạn, không được vọng niệm đâu các bạn, đừng để cho vọng thức tràn vào như một tên quỷ đói nó nuốt hết phước báu của chúng ta. Chúng ta rất may mắn vẫn còn Phật, còn tổ, còn thầy, còn đồng hành với các bậc Thiện Trí thức, còn có tăng thân tăng đoàn, còn có Phật tử bạn đồng tu nhắc nhở lời của Phật đừng hoang phí, từng giây phút thở vào thở ra phải quý trọng vô cùng. Hơi thở đó Đức Phật đã khám phá khi Ngài giác ngộ và chính vì thực hành hơi thở chánh niệm đó và chỉ hơi thở thôi Ngài đã chứng đắc, thoát khổ. Nếu ta chỉ tập trung hơi thở ra vào mà quên không chánh niệm cũng chẳng khác gì ta đang hít thở độc dược vào để giết chết bản thân qua từng sát na của cuộc đời.
Hãy nhìn thật kỹ, đói nghèo tràn về trên quê hương, chỉ vỏn vẹn trên một tháng trời thôi toàn quê hương tang tóc. Từng dòng suối, suối của lệ đẫm máu chảy khắp nơi, tiếng than thấu trời, nghèo đói khắp mọi miền, dân phải tự lo cho dân. Vẫn biết trong hoàn cảnh này, biết bao nhiêu nghĩa cử thanh cao để sách tấn nhau vượt qua, nhưng phải nhìn theo cái chiều sâu hơn nữa là mọi việc, mọi suy nghĩ, mọi ngôn từ của chúng ta nếu như chỉ là cấp cứu tức thời mà không trị hết cái vết thương đau khổ của nghiệp chướng thì đại dịch chẳng thể qua. Chúng ta phải ý thức được chỉ có chánh niệm hơi thở, tu tâm tích đức, khởi lên nguồn tư tưởng trong sáng như kim cương, những lời nói như châu ngọc trong cái hạnh ngôn ngữ từ ái, ái ngữ diệu dục và những hành động bao dung thương yêu trong chánh niệm mới thật sự đồng với nhau tạo phước chuyển nghiệp, đại dịch mới có thể qua. Chúng ta đừng hoang phí chánh niệm hơi thở. Các bạn phải nhìn thấy cái giá trị tột cùng đó bởi Đức Phật đã giảng cho chúng ta. Đừng lãng phí thất niệm, vọng niệm, vọng thức để rồi tư tưởng cứ tuôn ra những cái tư tưởng xấu, than trời trách đất, chỉ u ám hơn, để rồi nơi cửa miệng của chúng ta tuôn ra những lời thị phi, trách móc, dèm pha, đâm thọc, bới móc, nghiệp thêm nghiệp thêm, khổ vô cùng. Đừng để cho chúng ta tạo nên những cái hành động xấu xa nữa. Nhìn thấu và nghe thấu lời của Đức Phật để thấy được giá trị mà đừng hoang phí từng hơi thở vào ra trong chánh niệm.
Hơi thở vào ra đó, chúng ta hãy thực tập theo lời của Đức Phật, chánh niệm trong hơi thở, thiền Trí Tuệ và Từ Bi hơi thở chánh niệm là pháp quán siêu mầu của mẹ hiền Quan Âm, là sự thực hành thâm sâu của Địa Tạng Bồ Tát. Từ đó mà Ngài Địa Tạng tràn ngập lòng yêu thương và hạnh phúc để có thể trên đôi chân của Ngài bình thường đó bước vào biển lửa mà cứu vớt chúng sanh trong địa ngục. Là như mẹ Quan Âm, lỗ tai có thể nghe thấu hết mỗi cảnh khổ cuộc đời, đưa bàn tay Từ Bi cứu rỗi chúng sanh. Chúng ta có khả năng như Ngài Địa Tạng Bồ Tát và mẹ hiền Quán Thế Âm nếu thực hành miên mật lời dạy của Đức Thầy Bổn Sư Thích Ca. Từng hơi thở, nhớ về tâm mà giữ chánh niệm nghe, nghe các bạn. Để làm gì? Để chúng ta nuôi Từ Bi và Trí Tuệ, để từng bước từng bước trong cuộc đời. Và đặc biệt trong thời gian đại dịch từng giây từng khắc dài như cả một thế kỷ trong đau khổ đó, nếu các bạn để hoang phí thì các bạn đang chôn mình trong đau khổ sầu muộn và bi ai, nếu các bạn chánh niệm thì từng giây phút trong cuộc đại dịch là từng giây phút được tu luyện để trở thành viên kim cương sáng chói Trí Tuệ và Từ Bi. Đừng hoang phí vùi mình trong vô thức than thở truyền kiếp trong vô lượng kiếp qua, đừng trách móc, đừng chê bai, đừng thị phi, đừng đâm thọc, đừng vọng ngữ, đừng thô ác, đừng có những cái hành động xấu xa nguy hại, đừng có những cái tư tưởng sắc bén như dao, đừng đâm bị thóc, đừng chọc bị gạo. Hãy sống chân thật trong từng hơi thở vào ra, chánh niệm quán chiếu Từ Bi và Trí Tuệ, hãy gần gũi các bậc Thiện Trí thức với Bồ Tát, Thánh Hiền với Chư Phật với giáo lý của Đức Phật dạy để trở về, trở về và đừng hoang phí nữa.
Từng hơi thở là từng hơi chánh niệm
Nuôi từ bi trí tuệ đến chân như.
Đừng hoang phí vùi mình trong vô thức
Để cuộc đời trôi mãi giữa bùn nhơ.
Bao nhiêu năm qua, bao nhiêu kiếp qua, chúng ta đã để mình trong vô thức, trong thất niệm, trong vọng niệm, trong ác nghiệp để cứ trôi mãi trôi mãi trong bùn nhơ, trong uế trược, trong tham sân si, trong giận hờn trách móc. Phải ý thức, ý thức, hãy tỉnh thức, hãy tỉnh thức mà chánh niệm hơi thở để Từ Bi, Trí Tuệ được khơi nguồn trong chánh niệm, để từng lời, từng suy nghĩ và hành động là nhân tạo tác phước lành để hồi hướng cho nhau trong mùa đại dịch lan tràn. Đây chỉ là một mùa thôi, nó không phải là hiện thực kéo dài đâu, nhưng đại dịch đang ở kia như mùa nghiệp chướng phủ đầy thế gian thì chúng ta phải trở về với hơi thở chánh niệm, đừng hoang phí các bạn. Hãy mượn thời gian giãn cách ngồi kín ở trong phòng trong nhà, đừng thả hồn theo những cái màu đen u ám, mà hãy tươi lên, chánh niệm hơi thở, hãy nuôi dưỡng Trí Tuệ và Từ Bi, hãy khởi nguồn thương yêu nhau thực sự từ thân, ngữ, ý biến thành hành động cụ thể, yêu mình, yêu muôn người, thương mình, thương muôn người.
Chánh niệm hơi thở là pháp bảo vi diệu, trong đồng một chánh niệm hơi thở đó ta gặp được Phật được Pháp được Tăng. Thời đại dịch này rất cần chúng ta phải nhớ tới lời dạy của Đức Phật sẽ không hoang phí cuộc đời của chúng ta, để không lặng lẽ trôi qua như câu chuyện mà Bảo Thành vừa nghe. Mẹ sốc thuốc ra đi vội vàng, cha thương mẹ cũng sốc vội vàng ra đi, nhìn quanh nhìn quẩn trong nhà cha mẹ đã mất giờ thành mồ côi. Các bạn ta thấy mà, ta biết mà các bạn, vậy ta phải làm gì các bạn? Tại sao cứ ngồi đó để dòng thời gian trôi qua, hơi thở ngắn hơi thở dài để than thở, đó là hoang phí pháp bảo. Phải thấy được giá trị từng hơi thở các bạn, để chúng ta đừng có hoang phí nữa. Trong từng hơi thở rất là bình thường các bạn ơi, nhưng từng hơi thở đó là từng hơi chánh niệm thì nó sẽ biến thành viên kim cương pháp bảo. Trong từng hơi thở mà là hơi thở chánh niệm ta thấy được Phật, Đức Bồ Tát, Thánh Hiền, ta thấy được pháp, thấy được Tam Bảo, thấy được chư Thiện Thần, Long Thiên, Hộ Pháp, thấy được thiện tri thức, thấy được muôn người đều là Phật trong tương lai và thấy được đau khổ phiền não nó dần dần lánh xa chúng ta. Thấy được sức mạnh để làm cho đại dịch có thể tiêu tan, thấy được ánh sáng chiếu soi vào tâm hồn để thấy lối vượt qua những sự ràng buộc của chấp trược, thấy được hạnh phúc và bình an dâng tràn trong tâm. Và nhất định nó cũng là chất kháng thể tột cùng cao vời để làm cho vi trùng dịch Covid khó có thể xâm nhập vào chúng ta. Khi chánh niệm và sống đúng với những tiêu chuẩn của Sở y tế dạy dỗ chúng ta, hướng dẫn chúng ta thì nhất định chánh niệm hơi thở sẽ tăng thêm chất miễn nhiễm cơ thể, đề kháng sẽ cao, vi trùng tới cũng phải nhường bước thật xa. Còn nếu các bạn sống thức niệm mà không phối hợp với sự hướng dẫn của Sở y tế tại quốc gia sở tại mình đang sống thì chẳng khác gì không phải là phá vỡ cửa ngục để vào Niết Bàn, mà là mở cửa ngục cho quỷ ma tràn ra để kéo chúng ta vào hầm sâu của lửa sân giận. Hãy tự cảnh tỉnh mình và nhận ra giá trị của hơi thở để sống đúng chánh niệm và Từ Bi, Trí Tuệ, đừng hoang phí nữa nhất là trong thời đại dịch này.
PHẦN GIAO LƯU:
Phật tử Bảo Nghy: Dạ Thưa thầy con có một suy nghĩ, cũng không hẳn là một câu hỏi mà là một cái sự chia sẻ nho nhỏ là đôi khi có những cái lúc mà trong cái thời gian tu tập thì tụi con có những cái sự giải đãi không được tinh tấn, đôi lúc nghĩ là mình chưa có đủ duyên đủ phước để mà đón nhận được pháp bảo, đón nhận được sự gia trì của Chư Phật. Cái ý nghĩ đó đôi lúc là những cái lời giải thích cho cái sự lười biếng của mình trong quá trình tu tập. Vậy thì chúng con muốn hiểu hơn là như thế nào là hữu duyên, như thế nào là đủ duyên, như thế nào là đủ phước, lúc nào thì mình phải tự tạo duyên và lúc nào là mình nên tùy duyên thưa thầy?
Thầy Bảo Thành: Mô Phật, trả lời khi ta sinh ra làm người là ta đã tích đủ phước báu và đầy đủ phước duyên rồi, còn phước duyên thuộc thể loại nào chúng ta phải nghiên cứu để tìm hiểu. Khi không đủ phước báu làm người, tội nghiệp vô cùng. Đã là mang thân người rồi, đầy đủ căn lành lặn, lại có cơ hội tiếp xúc với Phật pháp, với chư tăng, các bậc Thiện tri thức lại được đồng tu, đó là đủ duyên. Đức Phật ngày xưa đã nhìn thấy trong tứ chúng thường giãi đãi, nói đúng hơn là lười biếng. Cái lười biếng vốn có trong ta, nó là cái nhân để dìm chúng ta xuống địa ngục. Và khi chúng ta lười biếng đó, ta thường có những cái sự việc khác để chối quanh chối quẩn, để dựa dẫm vào cái này để nói à vì cái điều đó nên ta thiếu duyên, vì cái điều kia, cuối cùng mà cái chúng ta thường nói vì tôi thiếu phước.
Thật ra khi sinh ra người ai cũng có cái phước báu như nhau nhưng chúng ta có sử dụng cái kiếp người này để tạo thêm phước báu trong cái sự tinh tấn để thành tựu thêm những điều ta chưa thể thành tựu được trong quá khứ. Do đó mà Đức Phật, Ngài không phải một ngày một năm mà bốn mươi lăm năm trời và mãi mãi trong cuộc đời này, Ngài vẫn luôn luôn đồng hành với từng chúng sanh. Ai cũng có đầy đủ nhân duyên phước báu để gần gũi với Phật và lãnh nhận sự nhắc nhở của Ngài qua mọi hình thức phương tiện thiện xảo từ trong những cuốn kinh ta đọc. Ta có thể gặp Phật nơi các bậc tôn túc ta có nhân duyên tiếp cận hay những bậc thiện tri thức, thậm chí ta có thể gặp Phật nơi cha nơi mẹ nơi chồng vợ con cái, nơi thân hữu trong cộng đồng. Nếu chúng ta ý thức được lời Phật dạy ta sẽ biết rằng, à ta đã đầy đủ phước duyên để gặp Phật rồi, nhưng vốn chúng ta vẫn thường lười biếng. Bởi vậy các bậc thầy các bậc thiện tri thức những người ý thức được điều đó thường tạo nhóm để nhắc nhở cho chúng ta. Có điều chúng ta có đặt để mình vào ở trong nhóm hoặc các bạn đồng tu hoặc dưới sự hướng dẫn của các bậc tôn túc và cho phép các bậc đó hoặc các bạn bè của chúng ta nhắc nhở hay không.
Và dĩ nhiên trong sự đồng tu trên gần hai năm qua, chúng ta đã thường xuyên mỗi một ngày, Bảo Thành luôn luôn ngồi ở nơi đây mỗi một ngày để đồng tu với các bạn từ những cái căn bản gọi là đơn giản nhất, tập trung vào Trí Tuệ và Từ Bi. Trí Tuệ là con đường đưa đến sự giải thoát, Từ Bi là nhiên liệu nuôi dưỡng Trí Tuệ. Và rồi nói xa, nói dài nói ngắn, nói dư nói thiếu, nói nhiều nói ít cũng vì một mục đích duy nhất là để cùng nhau nhắc nhở cố mà tu trong mỗi ngày để đừng hoang phí trong cuộc đời. Cho nên sự giải đãi là có thật nên cần sự nhắc nhở. Các bạn chỉ cần chiệm niệm rằng nhắc nhở của những ai đó có nhân duyên với ta trong hiện tại là sự giải đãi của chúng ta chỉ là bất chợt tới rồi đi chứ không trường tồn mãi trong cuộc đời. Chỉ nhắc nhở rằng ta đã có đủ phước báu gặp thầy, gặp được các bậc thiện trí thức, gặp các bạn đồng tu, gặp Phật, gặp Pháp, gặp Tăng và gặp nhân duyên phù hợp vẫn còn có khả năng để thực nghiệm lời Phật qua sự trải nghiệm thực tế của từng hơi thở chánh niệm. Các bạn, tất cả chúng ta đã có đầy đủ phước báu, cố gắng tinh tấn và lắng nghe sự nhắc nhở thì nhất định sự giải đãi sự lười biếng của chúng ta sẽ được chuyển hóa từ từ. Cũng đừng vội vàng, không có gì phải trách một lần giải đãi, nhiều lần lười biếng, được sự nhắc nhở đồng tâm ta sẽ vượt qua. Mô Phật!
PHẦN HỒI HƯỚNG:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nếu sự đồng tu này có chút phước báu nào, tăng thân chùa Xá Lợi cùng các bạn đồng tu nguyện hồi hướng cho quê hương Việt Nam của chúng con mau thoát khỏi đại dịch và cho thế giới đại dịch tiêu tan để muôn người được trở về với đời sống bình thường, chúng con xin chư Phật chứng minh.