Search

Đau Nhưng Không Khổ

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa xá Lợi.

Các bạn thân mến. Phật tử tại gia chúng ta thường gặp biết bao nhiêu chuyện đau khổ, mất tiền cũng đau khổ, mất vợ mất chồng cũng đau khổ, mất nhà cửa cũng đau khổ, mất miếng ăn hằng ngày cũng đau khổ, mất đi công việc thì càng đau khổ hơn. Rồi chưa kể đến khi bệnh hoạn thì càng đau khổ, đau khổ dữ lắm, rên xiết, van xin khóc than, rồi những điều đó làm cho khuôn mặt tiều tụy vô cùng.

Có câu chuyện kể như vậy các bạn à. Có một bậc Thiền Sư chứng đắc rồi. Ngài bị bệnh nặng lắm, bệnh ung thư nặng lắm, nằm ở trên giường, những cơn đau, đau thắt ở trong làm cho Ngài rên xiết, chúng đệ tử đứng ở chung quanh hiếu kì mới hỏi Ngài Thiền Sư.

Rằng: Thưa Thầy, khi xưa và mãi mãi cho tới hôm nay Ngài thường dạy chúng con “tứ đại giai không”, thì hôm nay có gì đâu mà ngài rên xiết trong cơn đau như vậy.

Mặt Thiền Sư cười và nói với đệ tử rằng: không là không, giai không là giai không, đau là đau, thân xác này ung thư đau là đau, thân này bệnh đau là đau. Tất cả các bậc chứng đắc dù là Phật, dù là Bồ Tát, dù là Thánh Hiền, khi thân này tứ đại không điều hòa bệnh hoạn bên trong đau vẫn là đau. Ai cũng cảm nhận được cái đau đó, người bình thường đau cũng là đau. Nhưng cái khác của người tu đó là những cơn đau của cơ thể do tứ đại không điều hòa – nghĩa là khi mắc bệnh đó – khác với cơn đau của người thường. Cái đau của người thường về thân xác ốm hoặc về những hiện tượng được mất trong cuộc đời, cái đau đó nó kéo theo cái khổ cho nên gọi là đau khổ. Còn cái đau của bậc tu nhận thấy biết cái đau có rên có kêu, nhưng trong tiếng kêu rên của cơn đau thân xác đang bệnh đó không có khổ. Đau không khổ, đau không có nghĩa là khổ đối với những người đã tu hiểu được “tứ đại giai không”. Còn đối với hàng Phật tử, cái đau gắn liền với cái khổ cho nên hay nói đau khổ.

Nghe sư phụ Thiền Sư trong cơn đau đang rên rỉ được hỏi một câu như thế, mà miệng mỉm cười giải thích nhẹ nhàng, chúng đệ tử bái phục qùy lạy sư phụ Thiền Sư, và đúng với ý nghĩa đó mà các đệ tử tu học tinh tấn hơn. Các bạn thân mến. Thông thường chúng ta hay nghĩ rằng những bậc cao tăng đắc đạo, những bậc Thánh Hiền, Bồ Tát thậm chí còn nghĩ chẳng cần phải ăn, không cần phải uống, không có làm việc bình thường như chúng ta tắm rửa nữa, người tự sạch, người tự lo tự khỏe, người đó không bao giờ bệnh, những người chứng đắc không bao giờ bệnh, những người chứng đắc không có già. Hầu như ta luôn có sự ngưỡng cầu như vậy để khi tiếp xúc với các Ngài, chúng ta luôn đặt một tiêu chuẩn rằng các Ngài là cõi nào đó, không còn lệ thuộc vào thân tứ đại chẳng đau.

Do vậy mà khi thấy các bậc Hòa Thượng lớn tuổi mà bị bệnh đau chúng ta đôi khi mất đi niềm tin nói rằng: tu cao như vậy gọi là chứng đắc đó còn bị bệnh. Rồi có những vị Hòa Thượng bị ung thư ta lại nói: ui cha tu như vậy mà cũng bị nghiệp nó chuyển ung thư. Lại còn có những bậc Hòa Thượng thật là lớn bị đột quỵ nằm liệt ở trên giường, chúng đệ tử phải chăm sóc, thì chúng ta lại nghĩ: sao tu như thế mà bị trả nghiệp, người tu đâu thể bị bệnh.

Những tư tưởng đó thường hay tới với chúng ta. Và rồi chúng ta mỗi khi gặp vị Hòa Thượng, gặp vị Tôn Túc nào bệnh về thân, ta hay khiển trách không biết tu có đúng không mà bị bệnh. Các bạn nhớ, các bạn phải nhớ chúng ta đã phạm sai lầm. Chính Đức Phật thuở xưa khi lớn tuổi cũng bị phong thấp, Ngài đi chân đất mà dầm mưa dãi nắng cũng đau cũng nhức. Ngài Anan cũng vậy, thường xoa bóp cho Phật và Đức Phật cũng đau đớn với thân già, nó theo chu kì thành trụ hoại diệt sinh lão bệnh tử. Nhưng trong cái đau đớn của thân xác đó, Đức Phật hoàn toàn không khổ, bởi Ngài thấy được khi con người phải đi vào chu kì, sinh thì phải già, bệnh rồi chết. Nhưng đối với bốn chu kì đó ngài giác ngộ hiểu, nên thắng được nó không có khổ, nhưng chúng ta khổ lắm.

Do vậy từ nay khi thấy bất cứ một bậc tu đạo nào có bệnh, chúng ta nhớ: thì đúng rồi, Phật đã dạy sinh lão bệnh tử cuộc đời con người là thế.  Nhưng tâm chứng đắc của những vị tu là cái tâm không lệ thuộc vào chu kì của thân tứ đại, đất – nước – gió – lửa, sinh – lão – bệnh – tử, cho nên trong cái dòng xoay chuyển của sinh – lão – bệnh – tử đó, các Ngài vẫn tịch tịnh an vui. Đau, tiếng kêu đau vẫn kêu, nhưng tâm hoan hỉ nhìn rõ cuộc đời không hề đưa tới cái hệ lụy khổ. Chính trong cái điều đau đớn đó, mới thể hiện được cái sự an lạc của các bậc đó không bao giờ khổ. Các Ngài không bao giờ than khổ. Bảo Thành đã viếng thăm các bậc Hòa Thượng lớn, khi bị bệnh đột quỵ nằm một chỗ, khi tới, các Ngài cười thật là tươi không bao giờ khổ, chúng ta thấy những bậc đã tu, dù bệnh gì đi nữa không bao giờ than khổ. Bảo Thành đã đi thăm tất cả những bậc Hòa Thượng, những Sư Phụ mà mình có cơ duyên gặp gỡ khi các Ngài đang lâm bệnh nặng. Các Ngài luôn an nhiên và tự tại không hề khổ dù thân có đau, nói đau, đau quá thì rên đau, nhưng trên khuôn mặt luôn hoan hỉ. Bởi các Ngài biết đây là chu kì của sự hoại diệt rõ ràng, thời kì cuối của kiếp người, nên các Ngài đã vượt lên trên cái khổ đó, do cái đau, đau vẫn còn nhưng không khổ.

Đây là một chân lý kì diệu trong sự tu tập của cuộc đời, để các bạn thấy rõ ràng. Nếu các bạn điềm tĩnh trong cuộc sống, mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc đời đau đớn đến cỡ nào, các bạn sẵn sàng đón nhận cái đau đó, thì tâm các bạn sẽ không bao giờ khổ. Các Ngài đón nhận cái đau là thân bệnh, sẵn sàng đón nhận bởi hiểu đó là quy luật của cuộc sống làm người nên không khổ. Khi chúng ta có những sự việc xảy ra trong cuộc đời như mất tiền, mất bạc, mất nhà, mất cửa, mất vợ, mất con, mất này mất kia ta khổ. Chính là bởi vì ta không chấp nhận những điều mất mát đó trong cuộc đời là một quy luật của cuộc sống, ta luôn nghĩ rằng phải có, có mãi. Nhưng Đức Phật đã dạy tất cả đều vô thường, tức là tới lui, nó tới thì vui, nó đi thì khổ. Nhưng với các bậc tu tới thì ứng dụng như phương tiện để tạo phước cho đời, đi thì hoan hỉ, nhìn nó ra đi nên không khổ.

Có lẽ các bạn nói: cao quá, khó hiểu, làm sao mà thực hành? Không sao! dễ thôi. Các bạn hãy tập cho mình một thói quen nhắc nhở rằng tất cả những chuyện ở trên đời này tới lui vô thường. Vậy thì cái gì tới ta tranh thủ ứng dụng tạo ra những điều tốt cho mọi người, còn rồi nó sẽ đi, không sao, cái đi rồi sẽ có cái tới. Thân xác đau, đau đó nhưng có cái sẽ tới, tới đó là gì, là sự an vui trong lòng đã trọn vẹn một kiếp người. Cho nên để thực hành giảm bớt cái khổ trong cuộc đời, khi những chuyện ta có, những gì ta có nó ra đi thì các bạn nhớ hãy tập trung vào hơi thở vào ra, hít vào thở ra nhẹ nhàng, quán chiếu vô thường hai chữ bình an. Cứ như vậy hít vào ta thở nhẹ nhàng, quán chiếu vô thường với hai chữ bình an. Vô thường và quán chiếu rõ ràng, tâm an tịch tĩnh hơi thở vào ra, cuộc đời chuyện gì nó cũng như vậy. Các bạn phải thực tập. Nếu các bạn không thực tập, tu tập, thì nhất định những chuyện lui tới trong cuộc đời của các bạn sẽ tạo khổ nhiều hơn đau. Đau thì ít, khổ thì nhiều, khuôn mặt thì cằn cõi nhăn nheo, rồi cuộc đời sẽ tăng cái sân, khi khổ sẽ tăng sân, còn đau chưa chắc đã làm cho các bạn sân. Bởi đau mà hiểu thấu nỗi đau đó là quy luật thì tâm sẽ bình an chẳng bao giờ sân.

Cho nên chúng ta thấy hãy tới lui với các bậc Hòa Thượng khi các Ngài Lâm bệnh, mượn cái nhìn sâu sắc vào đời sống của các Ngài để chúng ta thấu hiểu rằng đau không hẳn là khổ. Và hãy tự đặt câu hỏi tại sao những vị đó đau mà không khổ, đau mà không khổ chính là vì các Ngài hiểu thấu được Pháp vô thường trong cuộc đời. Cho nên hàng Phật tử tại gia chúng ta hãy cố gắng trở về với hơi thở quán chiếu vô thường sanh diệt để trụ trong tâm bình an muôn sự tới, vạn sự đi. Tâm có đau, thân có đau nhưng không bao giờ khổ, cái đau đó là một phần của cuộc sống, không khổ là một phần của công lực tu tập. Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn