Search

Bảo Nguyện đánh máy

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui
Khổ đau, hạnh phúc, phận người bôn ba
Yêu tình độ lượng vị tha
Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời

Mô Phật. Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô, cùng các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi. Hôm nay thứ bảy trong chương trình Sống trong Chánh Niệm, giờ đồng tu đã tới, Bảo Thành mời gọi các bạn đồng quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để chúng ta bắt đầu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện xin Chư Phật ban truyền lễ quán đảnh Đại thủ ấn Trí Tuệ an lạc viên mãn, để chúng con biết khơi nguồn yêu thương, thắp sáng Trí Tuệ, quán chiếu trong Chánh Niệm hơi thở thấy rõ vạn pháp Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã. Đồng nguyện Chư Phật gia trì cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh, muôn loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Giờ đây mời các bạn cùng với Bảo Thành trì niệm hồng danh Đức Phật, trì Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Chú Đại Bi…..Vãng sanh chú……

Mu A Mu Sa

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang

Ma Sa Ốp Uê

Sa Bi Mô U

Sa U Sa U Ba Thê Um

Nam Mô Saka Pouttê, Nam Mô Saka Pouttê

Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.

Mô Phật, Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu. Hôm nay ngày thứ bảy, đối với người Tây phương nơi Bảo Thành đang ở là bắt đầu buổi sáng ngày thứ bảy, đối với các bạn đồng tu ở Việt Nam và Á Đông thì bây giờ là buổi tối ngày thứ bảy. Thật nhiều người trên Thế Giới, thứ bảy ngày hôm nay là ngày đặc biệt, là ngày được tôn vinh, là ngày mà Đấng Tối Cao họ tôn thờ đã sống lại từ sự chết, chiến thắng sự chết. Chúng ta trong niềm hân hoan hạnh phúc cùng với niềm tin của nhân loại trên thế giới, đồng chúc phúc cho nhau vượt qua tất cả những khoảng đen tối trong cuộc đời, trỗi dậy từ miền đất chết của tâm ác, để sống an vui và dám yêu đời. Các bạn, dám yêu đời là chủ đề tuyệt vời trùng với ngày thứ bảy đặc biệt này. Các bạn có dám yêu đời hay không? Dù có nói dám yêu đời hay yêu người hoặc nói không dám yêu đời chẳng dám yêu người thì tình yêu vẫn là một chủ đề thật lớn trong mọi kiếp sống, mọi thời đại. Chẳng ai có thể định nghĩa được tất cả tình yêu là gì. Nhưng tình yêu là sự sống rất thật của muôn loài. Những loài thú còn biết yêu nhau che chở cho nhau, cũng có một gia đình sống ấm cúng. Nghe nói về ngành sinh vật học, các loại thảo mộc cỏ cây cũng biết yêu nhau. Bởi thiếu tình yêu và chẳng có tình yêu thì không có một thứ gì có thể tồn tại mãi mãi. Nhưng yêu như thế nào thì tùy theo quan điểm từ tôn giáo, dân tộc, từ những kiến thức trong thôn làng đến thành phố, quốc gia, và thế giới.

Chúng ta không đi sâu vào phân tích chủ đề yêu đó mà chúng ta nói đến Phật Giáo có phải là một tôn giáo sợ yêu đời và phải từ bỏ tất cả cuộc đời để vào trong cùng cốc sơn lâm xa lánh xã hội, xa lánh tất cả mọi người để tìm cho mình cái gì đó gọi là giác ngộ hay không. Điều đó đúng với một số người và thường được lưu truyền rằng Phật Giáo là con đường phải từ bỏ tất cả. Từ đó mà người theo Phật hoặc những bậc xuất gia, nếu vẫn sống trong đời, vẫn dám yêu đời thì liền bị những người khác chụp mũ như một định nghĩa khẳng định rõ rằng Phật Giáo phải bỏ cuộc đời, từ bỏ tất cả, chụp mũ cho rằng người này đã tu sai. Tu mà còn ở trong đời, tu mà còn dám yêu đời thì sai rồi. Trên các báo đài, trên các thông tin đại chúng, khái niệm Phật Giáo đặc biệt được áp chế cho những vị xuất gia là phải từ bỏ cuộc đời, trống rỗng không còn một thứ gì nữa, ăn uống là phải kham khổ, phải tiều tụy, không dính dáng đến bất cứ điều gì. Khi thấy các vị xuất gia đi giữa lòng đời như muôn người thì những vị đó thường bị đánh phá trù dập. Những hiện tượng như vậy thấy thật nhiều trong cuộc sống của chúng ta, để rồi không có một tôn giáo nào như Phật Giáo bị người ta chụp mũ rằng có thật nhiều những vị giả tu, những vị giả sư. Vì chữ Phật Giáo người xuất gia đã được tom lại trong định nghĩa hầu như thiếu chân thật. Công minh mà nói thì các tôn giáo khác không ai dám nói rằng các vị mục sư các vị linh mục hoặc các ông đạo của các tôn giáo khác là giả, là tu giả, ngoại trừ Phật giáo. Từ từ đi tới điều đó để chúng ta gỡ bỏ những định mặc quá khắc khe không đúng. Nói đến người Phật tử tại gia thôi, đôi khi trong gia đình có những người tu thì chính trong những người thân lại nói: đã đi tu rồi mà còn yêu đời sao. Tu là phải từ bỏ, tu phải tay trắng chẳng còn gì. Ta cứ miệt thị châm biếm những điều như thế. Câu hỏi: người Phật giáo của chúng ta có dám yêu đời hay không?

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui

Khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba

Yêu đời độ lượng vị tha

Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời.

Các bạn, làm người đừng vội vàng khoác lên cái áo của một bậc Thánh, Thần, Chư Thiên, Bồ Tát, Phật. Chúng ta cũng đừng ôm cả một tàng Kinh các của nhà Phật, Kinh điển của nhà Phật mà choàng vào người thân khi họ tu. Bởi cái tu mà Đức Phật truyền dạy cho mọi người chẳng phải mà mang ngôn ngữ đắp vào cuộc đời, để rồi chúng ta mở từng trang Kinh được in ấn trên giấy ngày nay được đóng thành những cuốn sách dày, vuốt từng câu chữ đặt để vào trong đầu như hình nộm để khoe, rồi từ đó miệt thị Phật giáo.

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui

Khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba

Yêu đời độ lượng vị tha

Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời.

Các bạn, khi Đức Phật giác ngộ, Ngài nói đến cái Khổ trong Tứ Diệu Đế. Nhiều người chưa hiểu rõ đã định nghĩa luôn đời là khổ nên họ không dám yêu đời, yêu đời khổ lắm người ơi. Và rồi họ làm sao? Họ bỏ cha bỏ mẹ bỏ vợ bỏ con bỏ tất cả để gọi là tu Phật. Rồi định nghĩa đời là khổ, đừng có yêu đời, phải từ bỏ tất cả để mong cầu một thế giới hạnh phúc không có khổ ở kiếp sau. Như một miền đất hứa của cõi Phật, như Tịnh Độ, hình như quá thực dụng được trưng bày thật rõ, lôi cuốn người ta không được yêu đời, phải bỏ cuộc đời bởi đời là khổ, kiếp sau về cõi Tịnh Độ mà thôi. Các bạn nếu như cuộc sống hiện tại mà tâm không tịnh chẳng độ được mình để hết khổ thì mong gì đến kiếp sau trở về cõi Tịnh Độ. Nếu các bạn suy nghĩ kĩ, đúng mà, hiện tại cuộc đời của Bảo Thành và các bạn tâm không tịnh chẳng thể độ chính bản thân thoát khỏi khổ có được hạnh phúc thì mong cầu gì mơ ước gì về miền đất hứa Tịnh Độ của Đức Phật Di Đà. Nhưng vẫn có người cho rằng đời là khổ, bỏ hết đi, lo mà tháo chạy về kiếp sau, sống hạnh phúc hơn. Trong đời, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết rằng:

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui

Khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba

Yêu đời độ lượng vị tha

Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời.

Các bạn thân mến, Đức Phật nói về khổ, phân tích để cho chúng ta thấy trong cuộc đời này có hạnh phúc và có khổ, đó là điều tất yếu, không thể chỉ có khổ mà vắng bóng hạnh phúc. Khi chúng ta nhìn vào hạnh phúc thì khổ đau sẽ chẳng còn, nhưng nếu chúng ta đắm đuối vào trong đau khổ thì hạnh phúc sẽ tiêu biến. Chúng ta hầu hết không nhận rõ được hạnh phúc trong cuộc đời, từ đó chẳng một lần biết yêu, chúng ta không biết yêu và cứ khư khư như thế, thủ chấp hay nói đúng hơn là thủ đắc tâm ý này, bắt các nhà sư không được yêu. Yêu ở đây là yêu cuộc đời nghe các bạn. Nếu các bạn không biết yêu đời, nói như vậy các bạn không vui, nhưng thực sự chúng ta không biết yêu đời. Nếu chúng ta biết yêu đời thì chúng ta không thể làm những việc đang hại cuộc đời của mình. Phật thấy chúng sanh muốn tìm những cuộc yêu đời dài hạn nhưng chẳng biết yêu như thế nào và luôn luôn tạo ra sự đau khổ, phiền não cho chính mình. Dịch theo ý nghĩa hiện tại là Phật thấy chúng sanh không biết yêu đời nên Ngài dạy cho chúng sanh biết yêu cuộc đời này. Phật đã dạy cho chúng sanh phải biết yêu cuộc đời và dám yêu cuộc đời để không còn phải khổ nữa. Nhìn sơ qua những điều căn dặn của Phật trong ngũ Giới, ta đã thấy Phật thương yêu chúng sanh vô cùng, và đã dạy cho chúng sanh dám yêu đời biết yêu đời qua ngũ Giới. Không có một tôn giáo giáo nào, riêng chỉ có Đức Phật dạy chúng ta biết yêu đời ngay trong Giới thứ nhất là không sát sanh. Các tôn giáo giáo khác cũng có Giới không giết, nhưng mà không giết người, con người thôi, không giết nhau, nhưng những loài sinh linh khác là Trời ban, tự do mà giết để hưởng. Chỉ ở chỗ này thôi chúng ta đã thấy Đức Phật yêu đời như thế nào, chẳng phải chỉ yêu con người mà còn yêu vạn vật trong thế giới nhỏ bé của hành tinh ta đang sống. Nên Phật đã khuyên chúng ta không được sát sanh giết người hại vật. Giới này khẳng định thật rõ Phật thật yêu đời, yêu người, yêu vạn vật. Ngay đây thôi, phân tích thì dài lắm, Phật đã dạy cho chúng ta phải biết yêu cuộc đời ngay từ chỗ biết tôn trọng sự sống của muôn loài. Bởi Phật dạy muôn loài đều sợ đau khổ và mong cầu hạnh phúc, vậy nên những người học Phật tại gia chúng ta giữ được Giới đầu tiên, học được Giới không sát sanh thì đây chính là bài học Đức Phật khơi và mở giới thiệu cho chúng ta về một tình yêu đời rộng lớn, ngừng hẳn mọi sát sanh. Ta phải biết yêu đời thực sự trong từng khoảnh khắc buồn vui, trong những khổ đau bất hạnh của phận người bôn ba trong cuộc đời này. Tất cả mọi giây mọi phút mọi khoảnh khắc trong cuộc đời tới với chúng ta, dù là như ý hay bất như ý, dù là hạnh phúc khổ đau thăng trầm đó, ta phải dám yêu đời bởi nhận rõ ràng rằng tất cả những gì tới với chúng ta tạo khổ cho chúng ta vì chúng ta không biết yêu, yêu không đúng chuẩn mực mà thôi. Chứ còn yêu đúng thì đời thật là đẹp, thật đáng yêu. Và khi bạn nhận định được điều đó, bạn sẽ dám yêu đời thực sự theo lời Phật dạy. Qua Giới thứ 2: không trộm cắp, yêu đời đến mức mà ta tôn giáo trọng tất cả của cải vật chất của người khác, chữ yêu đời đã nâng tầm để cho chúng ta biết tôn giáo trọng sự sống của muôn loài, biết tôn trọng tất cả những gì thuộc về người khác. Giới thứ 3: không tà dâm, là tôn trọng thân xác nhân phẩm của người và của ta. Chẳng nói dối điêu ngoa là tôn trọng phẩm vị của nhau. Rồi tôn trọng chính cá nhân của mình bằng cách đừng khi nào sa đọa vào trong những sự say sưa mê man. Năm Giới Đức Phật dạy cho chúng ta đã chứng tỏ rằng Phật biết ta không biết yêu đời. Nếu người biết yêu đời thì phải biết yêu bản thân yêu muôn loài không sát hại, chẳng lấy của người, chẳng chiếm đoạt thân xác của người khác, chẳng khi nào điêu ngoa gian dối, chẳng khi nào say sưa rượu chè để thần kinh loạn làm hại người khác. Yêu đời phải như vậy, bạn nhìn lại cuộc đời của các bạn, Bảo Thành nhìn lại cuộc đời của Bảo Thành, chúng ta không biết yêu đời cho nên chẳng dám yêu. Vì sao? Chúng ta vẫn hại sinh mạng của người khác, chúng ta vẫn lấy của người không cho, chúng ta vẫn xâm hại thân xác của người khác, chúng ta đã thường lừa gạt gian dối nhau, và chuốc rượu cho say đắm chìm trong dục vọng bê tha. Như vậy thì chúng ta đâu biết yêu, chúng ta đang làm hại đời mình, đang làm khổ. Phật tới dạy cho chúng ta hành đúng làm đúng để yêu đời cho đúng. Đời không phải là bể khổ, đời là bể khổ nếu không biết yêu đời, còn thực sự biết yêu đời đúng như lời Phật dạy thì đời sẽ là cõi phúc, Tịnh Độ sẽ là đây, Niết Bàn trong khoảnh khắc Chánh Niệm của hơi thở biết yêu đời thực sự. Năm Giới của nhà Phật như năm tôn chỉ để sống, để tu luyện cho mỗi người chúng ta thực sự biết yêu đời. Người tại gia cũng như người xuất gia đang sống trong cuộc đời, nếu không biết giá trị cao trọng của cuộc đời hiện tại để yêu, yêu cho đúng, đế dám yêu, yêu cho đúng thì người đó đang tự sát tạo khổ cho bản thân. Đừng nghĩ người xuất gia không được yêu, yêu cuộc đời, chỉ có người Phật tử tại gia thôi. Phải nói tất cả mọi chúng sanh, mọi con người thì phải học theo Phật dù là cương vị Phật tử tại gia hay xuất gia, dù là người không thuộc về Phật giáo thì cũng phải biết yêu đời và dám yêu đời. Người dám yêu đời là người đã biết yêu đời là gì. Phật giáo là tôn giáo dạy cho chúng ta yêu đời:

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui

Khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba

Yêu đời độ lượng vị tha

Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời.

Yêu là hiến dâng mạng sống của mình cho người mình yêu. Hôm nay trên thế giới kỉ niệm một Đấng, nếu nói đúng chữ yêu đời thực sự yêu muôn người thực sự là Đấng ấy đã hy sinh mạng sống của Ngài cho tất cả những người mà Đấng ấy yêu thương. Yêu cuộc đời không chỉ nằm trong phạm vi chỉ chăm sóc cho bản thân mà còn phải biết phụng hiến cho tha nhân, hi sinh cho tha nhân. Chữ yêu đời trong nhà Phật là một nhánh sông mênh mông vô tận được tàng chứa trong lòng Từ Bi cao cả của Đức Mẹ Hiền Quan Thế Âm, của các chư vị Bồ Tát. Người không yêu đời và chẳng dám yêu đời là người chưa thấu nghĩa được lời của Đức Phật dạy. Thường vội vàng cắt xén dính mắc chấp thủ trong mê lầm, ghép tội đi vào những con đường lệch lạc, chẳng biết có trách nhiệm yêu thương cuộc đời của chính mình, tôn trọng mạng sống của hiện tại, để ứng dụng cuộc đời này mạng sống hiện tại này thành phương tiện vi diệu như Phật dạy, để làm đúng những lời Đức Phật dạy để có được tâm thanh tịnh, và độ chính mình vượt qua những khổ ải. Tịnh Độ không phải là ở cõi Tây phương như người ta thường nói như miền đất hứa, bỏ đời này chờ kiếp sau, đó là những suy diễn sai lầm của những người chỉ biết tin một cách mù quáng. Tịnh Độ chính là cuộc đời này đây, biết giữ Giới, biết quán chiếu thấu rõ cuộc đời dù là vô thường, biết là vô thường, hiểu là vô thường, thấu được vô thường đó để không bỏ cuộc đời mà trân quý từng giây phút hiện tại ta đang có, để tu tập ngay trong từng khoảnh khắc với Chánh Niệm của hơi thở, tận hưởng cõi Tịnh Độ ngay trong giây phút này tại đây.

Chúng ta phải dám yêu đời bằng cách nghiên cứu hiểu thấu lời Phật dạy đời là khổ bởi không biết yêu. Còn người biết yêu thì đời kia sung sướng lắm. Hiểu thấu được lời Phật thì chúng ta thấy rằng từ xưa tới giờ con người không biết yêu nên đời cứ khổ mà thôi. Còn nếu thực sự biết yêu bằng cách giữ Giới, bằng cách hành thiện, bằng cách quán chiếu nhìn thấu rõ mọi pháp vô thường sanh – diệt biến hiện trong từng giây, bám víu vào những điều đó cho là có là tồn tại thì ta sẽ khổ. Chẳng bám víu chẳng nâng cao bản ngã của mình để hiểu thấu được thì ta thực sự mới là người biết yêu. Yêu là cho đi, yêu là chết vì kẻ mình yêu, yêu là hiến dâng. Nói đến người ngoài thì ta không dám chết vì họ, không dám hiến dâng, cho nên có khi nào bạn dám hiến dâng dám chết cho bản thân đâu. Có chết thì chết vì những thứ tạo khổ mà thôi, lăn xả vào ngũ dục, chuốc độc vào để giết mình. Chứ thực sự nếu yêu đời yêu mình yêu người thì ta phải biết trân quý mạng sống của mình, phải biết chăm sóc cho thân này đúng Pháp của Phật để không hại nó. Phải biết chăm sóc cho cái tâm này đúng Pháp của Phật để luôn thanh tịnh và trong sáng. Yêu là biết chăm sóc cho bản thân, cho muôn người đúng Pháp của nhà Phật. Lấy 5 Giới làm chỉ tiêu sống trong cuộc đời và tu luyện để hiểu thấu được chữ yêu là gì, yêu đời là gì. Từ đó Bảo Thành và các bạn, mọi người chúng ta mới dám yêu đời thực sự, không gượng gạo ép cho cuộc đời là khổ, mà phải sửa lại cho từ điển Phật giáo lưu truyền trong đầu óc của những người mê muội rằng đời là khổ thành đời là cõi phúc. Nếu thực sự biết yêu, ta yêu từng khoảnh khắc buồn vui, ta yêu ở chỗ khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba. Ta yêu đời độ lượng vị tha, từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời. Cuộc đời này thật khó, Đức Phật dạy mang thân kiếp làm người thì hằng hà sa kiếp mới có đủ phước báu hình thành nên kiếp người. Không yêu đời này, không yêu cuộc đời này đúng nghĩa, để nhận diện cuộc đời này con người này hiện diện trong lúc này là tuyệt phẩm của phước báu tích lũy nhiều đời, để ứng hóa đúng với phương tiện như Phật dạy thì nhất định ta chẳng biết yêu đời. Ta đã coi thường mạng sống này để bỏ bỏ bỏ chẳng biết chăm sóc cho thân cho tâm đúng Pháp của Phật, ngồi đó mà mơ tưởng hão huyền về một kiếp sau có thể tới được miền đất hứa Tịnh Độ. Sai lầm. Đạo Phật là đạo thực hành trong từng khoảnh khắc buồn vui khổ đau hạnh phúc của phận người nơi mỗi chúng ta. Mỗi một giá trị dù buồn hay vui, khổ đau hay hạnh phúc trong phận người đều là những tư liệu để chúng ta nghiên cứu, để chứng đạt được tình yêu rộng lớn hơn về cuộc đời của mình và cuộc đời của muôn loài chúng sanh khác.

Nếu nói theo tôn giáo khác thì Đấng từ Trời đã nhìn thấy giá trị vô cùng của mạng người nên đã hi sinh mạng sống của Người cho người mình yêu, để cứu độ chúng sanh, thì chúng ta cũng phải biết yêu đời của mình đúng như lời Phật dạy và phải hy sinh tất cả để giữ được tình yêu cao quý nhất cuộc đời của mình. Bởi nhớ mang thân kiếp làm người sống trong cuộc đời này là không phải dễ, thật khó. Vậy đã là người trong cuộc đời này thì ta phải biết yêu đúng với Pháp của Phật dạy, để không còn chìm nổi trong biển khổ nữa mà được hạnh phúc nơi ngay cõi phúc hiện tại. Khổ vì bởi không biết yêu, yêu không đúng. Hạnh phúc là bởi yêu đời đúng Pháp, cứ theo như 5 Giới mà yêu thì chúng ta sẽ yêu cuộc đời này mãi mà thôi. Hiện tại bây giờ trong lúc này bạn biết yêu cuộc đời của bạn thì kiếp sau nếu như làm người hay sanh về bất cứ cảnh giới nào thì bạn cũng lại biết yêu đời. Đức Phật là Đấng Từ Bi, Đấng tình yêu cao trọng, nếu Ngài không biết yêu bản thân của mình thì Ngài không bao giờ từ bỏ những thứ tạo khổ trong ngũ dục của cuộc đời nơi cung điện để đi tu. Nếu Ngài không yêu cuộc đời yêu con người thì Ngài không bao giờ từng bước chân trải dài khắp Ấn Độ 45 năm trời để nhắc nhở mọi người hãy biết yêu đời. Yêu đời đúng Pháp là giải thoát khỏi khổ đau để được hạnh phúc, 5 Giới là chìa khóa của Phật tử tại gia, ứng dụng cho đúng thì chúng ta sẽ giải thoát bản thân của mình, giải thoát cuộc đời của mình khỏi khổ đau, để sống hạnh phúc ngay bây giờ tại đây trong cuộc đời này. Phật giáo không phải là con đường tiêu cực, từ bỏ sợ cuộc đời bởi định nghĩa vô vơ không đúng rằng đời là khổ, mà Phật giáo là con đường chuyển khổ thành hạnh phúc ngay nơi cuộc đời này. Bây giờ bạn đã dám yêu đời chưa, nếu chưa là bạn chưa hiểu mà thôi, còn nếu bạn hiểu rồi thì bạn sẽ dám yêu đời, yêu đúng Pháp mà Đức Phật dạy. Nếu yêu đời ngay bây giờ thì bây giờ bạn hạnh phúc, đời sau bạn hạnh phúc, 2 đời đều hạnh phúc. Bạn không biết yêu đời thì bạn khổ, bây giờ bạn khổ, đời sau bạn khổ, 2 đời đều khổ. Ai khổ bây giờ mà hạnh phúc về sau đâu. Yêu đời như Đức Phật dạy là phải biết chăm sóc cho thân tâm của mình đúng giới luật của Phật dạy. Đừng lao đầu vào vũng sình của ngũ dục để tạo khổ rồi than. Người biết yêu đời là biết vươn lên vượt qua đống sình lầy hôi thối của ngũ dục, tắm rửa gội rửa mình bằng ngũ Giới để hưởng hạnh phúc. Đời không phải là bể khổ, mà vượt qua bể khổ khi biết yêu bằng sự hiểu biết chân chính rõ về cuộc đời thì ta sẽ lên được bờ hạnh phúc ngay ở kiếp này chẳng đợi tới kiếp sau. Các bạn,

Yêu từng khoảnh khắc buồn vui

Khổ đau hạnh phúc phận người bôn ba

Yêu đời độ lượng vị tha

Từ tâm lắng dịu dung thoa biển đời.

Mỗi một giây phút trong cuộc đời nếu thực sự ta biết yêu là ta biết chuyển hóa giữ đúng 5 Giới. 5 Giới của nhà Phật có sức mạnh phi thường chuyển hóa mọi khoảng cách buồn vui trong cuộc đời, chuyển khổ đau thành hạnh phúc, chuyển phiền não thành bình an, chuyển phận người bôn ba thành kiếp người hạnh phúc an định. Và 5 Giới giúp cho chúng ta biết tôn trọng muôn loài muôn người muôn vật, để không làm cho nhau đau khổ nữa mở rộng lòng vị tha, biết lắng tâm yêu thương như mẹ hiền Quan Thế Âm lắng nghe mọi loài chúng sanh. Phật và chư vị Bồ Tát luôn luôn dạy cho chúng ta phải biết yêu cuộc đời của mình, và để yêu cuộc đời đó đúng là phải biết ứng dụng 5 Giới để chăm sóc cho cuộc đời của mình chứ không phải tận hưởng những ngũ dục tạo ra sự khổ đau phiền não cho ta. Hãy yêu đời, đừng sợ, đừng nghe theo những ai nói rằng đời là khổ, đời phải bỏ hết bỏ hết bỏ hết, sống phải khổ để kiếp sau được hạnh phúc. Không có. Nếu bây giờ bạn không thanh tịnh tâm bằng giữ Giới thì làm sao lìa khổ đoạn khổ, bây giờ không lìa khổ đoạn khổ thì làm sao bạn có thể hạnh phúc trong kiếp sau. Người biết yêu đời là người biết giữ Giới, người biết yêu đời là người thấu hiểu được nhân quả thiện – ác, người biết yêu đời là người học Phật thực sự, người ấy nơi gia đình luôn bình an hạnh phúc, nơi tự thân luôn an lạc mạnh khỏe, nơi xã hội luôn luôn biết vị tha bao dung và san sẻ.

Các bạn có dám yêu đời chưa, hãy trả lời cho mình sau khi tư duy cho thật rõ. Phật không dạy chúng ta từ bỏ cuộc đời, chê bai cuộc đời. Phật nói đời là khổ bởi không biết yêu, yêu đúng là biết giữ Giới hiểu thấu nhân – quả, thực hành cho sâu thì ta sẽ biết yêu. Hãy học yêu, ai chưa biết yêu thì hãy học để biết yêu, yêu đúng Pháp của Phật, yêu cuộc đời đúng chân lý Phật đã dạy, khổ sẽ chẳng còn, phiền não cũng chẳng còn, hạnh phúc ngay chỗ này tại đây.

Cảm ơn tất cả các bạn đã nghe. Chúc cho các bạn ngày thứ bảy tràn đầy hạnh phúc và bắt đầu khởi nguồn tác ý năng lượng yêu đời của chính mình và mọi người.

Hồi hướng:

Thưa Phật, chúng con nguyện yêu đời đúng Pháp của Phật dạy. Sự đồng tu hôm nay nếu tạo được phước báu nguyện hồi hướng cho nền hòa bình của thế giới và sự thành tựu pháp giác ngộ của muôn loài chúng sanh

Xin Chư Phật chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn