Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
Bảo Thành kính chào các bạn, cũng là một lời mời đến các bạn, những ai mới có nhân duyên vào kênh Youtube Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn để làm quen với Bảo Thành.
Nếu các bạn vui vẻ đón nhận tình bạn, xin các bạn hãy đăng nhập vào kênh Youtube để chúng ta có nhiều cơ hội làm quen. Biết đâu một mai đây chúng ta sẽ có cơ hội gặp nhau, uống một ly trà hàn huyên trong cảnh thanh nhàn của cuộc đời.
Các bạn thân mến! Hôm nay chủ đề Bảo Thành muốn gợi ý về tánh “Đa Nghi” của con người. Tánh đa nghi có lúc đa nghi theo chiều hướng tốt, cũng có lúc đa nghi theo chiều hướng xấu. Sự đa nghi làm tổn hại đến năng lượng sống, sự đa nghi làm tổn hại đến tình bạn, sự đa nghi làm cho chúng ta sống trong sợ hãi, sự đa nghi làm cho ta sống trong sự thấp thỏm lo âu hàng ngày. Làm cho quan hệ giữa con người với con người không được gắn kết trong tình thương, không được bền vững trong tình cảm, lúc lên lúc xuống, sụt sùi liên tục.
Tánh đa nghi vốn có trong mỗi người, nó không phải chỉ có ở người này mà không có ở người khác. Hầu hết đã là người luôn luôn đa nghi, bởi nó có thể như là một sự di truyền để sinh tồn trong cuộc sống. Đa nghi để bảo vệ hay chúng ta đã từng bị xảy ra nhiều chuyện rồi nên đâm ra không còn tin tưởng vào ai, nên chúng ta đa nghi. Đa nghi đến mức gây phiền não cho người, đau khổ cho ta, đa nghi đôi khi cũng gây ra chiến tranh, gây ra chết chóc; và đa nghi làm mất niềm tin, lòng tin giữa con người với con người. Mà các bạn thử nghĩ trên thế giới này, giữa tình bạn và tình người, nếu chúng ta mất hết niềm tin vào nhau, sống đâu có còn hạnh phúc. Nếu như chúng ta cứ đa nghi với tất cả mọi người, đa nghi không hạnh phúc được bởi vì đa nghi là nhiệt phiền não đốt cháy tâm can, gây đau khổ. Đau khổ đó là chuyện thường mà nó còn tạo ra nghiệp, lưu truyền muôn vô lượng kiếp. Mà trong Kinh của nhà Phật, khi ta đa nghi mà bắt hại người khác thì chúng ta bị đọa vào địa ngục đau khổ, Phật nói như vậy.
Chia sẻ một chút để gợi ý suy nghĩ. Có câu chuyện kể như vầy, có một anh bạn, anh ta có một viên hột xoàn nhưng mà anh ta sợ mất. Các bạn, nếu các bạn có viên hột xoàn bự như vậy, các bạn có sợ mất không? Người như chúng ta nếu có hột xoàn to chắc chắn ai cũng sợ mất. Và anh ta sợ mất nên lúc nào cũng nắm chặt trong tay, ngày thì nắm ở trong tay, đêm ngủ thì cũng nắm ở trong tay, sợ người khác lấy mất. Đó, lòng tham nó như vậy. Không biết anh ta có hột xoàn sợ mất, có lẽ đó là lý do chính đáng; bởi vì mỗi người chúng ta khi có của cũng sợ mất mà. Nếu các bạn không sợ, tại sao có của các bạn lại cất đi, có tiền các bạn cất vào nhà băng, có vàng bạc các bạn chôn đi, không để phơi ở ngoài. Cho nên tánh sợ mất nó đúng và nó có trong mỗi người chúng ta. Nhưng khi chúng ta sợ mất để rồi đa nghi đó là một chuyện khác. Anh ta có viên hột xoàn, ngày thì nắm ở trong tay, ngủ thì giữ ở trong tay. Một hôm anh ta nắm ở trong tay khi ngủ mới thấy mỏi tay, nhét xuống dưới gối để ngủ cho an tâm. Khi thức dậy, anh thấy trong lòng bàn tay không có viên hột xoàn nữa thì hoảng hốt vô cùng, tìm ngược tìm xuôi mà không thấy, không nhớ để đâu nữa. Thì lúc đang tìm như vậy, anh ta nhìn ra cửa sổ mới thấy một người bạn đi từ xa tới, người bạn ngày nào cũng đi qua cửa sổ, đi làm đi ngang qua cửa sổ. Từ xa anh bạn thấy người bạn của mình ở nhà thì đưa tay vẫy như một lời chào; thì anh chàng mất hột xoàn đó mới thấy: “Trời đất, thằng này cách vẫy tay của nó giống như thằng ăn trộm”, ở trong đầu nghi rằng đúng là nó là kẻ ăn trộm của ta rồi, bạn thân mà đi ăn trộm của nhau, không tốt. Rồi người bạn kia tới gần hơn thì nở miệng cười, anh ta lại nghĩ : “Trời đất ơi, nụ cười đó đúng như nụ cười của thằng ăn trộm”, bạn bè mà đi ăn trộm của nhau, không được, anh ta bực mình dữ lắm; để rồi anh ta lại thấy người bạn đi ngang sát vào cửa sổ mới hỏi anh ta : “Chào bạn, bạn có khỏe không?”. Thì anh ta nghe thấy tiếng chào bạn, bạn có khỏe không; thì anh ta chột dạ, giật mình: “Trời đất ơi, lời chào y như lời chào thằng của thằng ăn trộm, vậy chính hắn là thằng ăn trộm rồi”. Nhưng anh ta không có đủ sức lực bay ra chụp cổ người bạn kia, kéo xuống và hỏi han. Anh ta thừ người ra và thế là người bạn băng qua cửa sổ đi làm mất cho đến chiều tối. Trong lúc giận dữ, người bạn vẫy tay như kẻ ăn trộm, cười như thằng ăn trộm, chào hỏi như thằng ăn trộm, anh ta giận bởi làm quen với một người bạn có tính xấu. Tức quá anh ta liền đấm xuống cái gối. Khi anh ta đấm xuống cái gối để hả giận thì một vật gì đó cấn vô tay đau dữ lắm, anh ta mới lật cái gối lên, anh ta thấy viên hột xoàn, anh ta cầm trong tay, anh ta mừng qua bởi viên hột xoàn vẫn còn ở đây. Rồi cũng chiều khi người bạn đi làm về, cũng từ xa người bạn vẫy tay chào, anh ta vui vẻ hạnh phúc: “Ôi chu choa, cái vẫy tay thật thân thiện, cái vẫy tay thật là của một con người tử tế”.
Khi người bạn đi đến gần hơn, nở một nụ cười, anh ta thấy nhẹ nhàng: “Chu cha, người bạn có nụ cười thật là tuyệt vời, hòa ái, an vui, nụ cười thật là tốt. Người bạn đi đến cửa sổ chào: “Chào bạn, bạn có khỏe không?” Anh ta mới nghĩ: “Sao lời chào tràn đầy năng lượng vị tha, yêu thương”, anh ta cám ơn trời đất vì đã có người bạn tốt như vậy.
Các bạn thân mến! Các bạn vừa nghe qua câu chuyện có lẽ nó không được vui, nhưng nó hàm ý trong cuộc đời, tánh đa nghi của chúng ta giết chết chính tà trong từng giây phút. Cái được và cái mất, cái quên và cái nhớ, cái có và cái không, hạnh phúc và đau khổ là những phạm trù xảy ra thường ngày trong cuộc sống. Nhưng nếu chúng ta có tính đa nghi, khi đau khổ tới ta không biết đó là đau khổ, hạnh phúc tới ta nghi ngờ chưa hẳn là hạnh phúc, cái đó có ta lại nghi ngờ là không, cái mất ta nghi ngờ là chẳng mất. Cái được, cái mất, cái có, cái không, hạnh phúc, đau khổ, tất cả những phạm trù trong cuộc sống sẽ đảo lộn bởi tính đa nghi của chúng ta.
Chắc chắn các bạn và Bảo thành đã từng trải qua những lúc ta nghi ngờ đến mức làm mất tình cảm. Gần là anh em ở trong nhà, xa là bạn bè, những người giao tế trong xã hội. Cũng bởi ta đa nghi, đa nghi mà nếu không chuyển hóa ngay, nó sẽ tăng dần theo năm tháng và tánh đa nghi đó sẽ trở thành tự kỉ, ám ảnh, gây tổn hại cho cảm giác sống của chúng ta. Chúng ta luôn sống trong lo âu và chúng ta luôn sống trong phiền não và đau khổ. Và chúng ta luôn sống để chờ giây phút chúng ta chết đi, bởi đa nghi nên chúng ta có thể giết chết mọi cảm giác và ngay cả sự sống của mình.
Các bạn ngồi nghĩ lại một chút, lắng đọng một chút và tự hỏi, tự vấn lương tâm của mình, chúng ta có đa nghi hay không? Trong cuộc sống của gia đình, đôi khi em nghi ngờ anh của mình, hoặc là chị của mình; thậm chí còn nghi ngờ cả cha mẹ, ông bà, dưới nghi ngờ ở trên, trên thì nghi ngờ ở dưới, ta nghi ngờ bạn bè, ta tới công sở ta nghi ngờ đủ thứ, ra ngoài đường gặp gì cũng nghi, cứ nghi riết sự nghi ngờ đó làm cho chúng ta sợ hãi. Làm sao chúng ta có thể chuyển hóa sự nghi ngờ này được các bạn? Chúng ta phải đặt niềm tin nơi nhau, nói như vậy chỉ là văn tự “Đừng nghi và hãy tin” câu nói đó ghi lên trên sách, thu vào trong máy, nói qua cửa miệng ai cũng làm được. Nhưng chúng ta không thể chuyển hóa được, chúng ta vẫn nghi.
Một sự gợi ý theo lời dạy của Đức Phật, để có thể phá nghi, phá chấp, nghi và chấp từ trong vô minh có nghĩa là chúng ta không hiểu. Do đó chúng ta tu những suy nghĩ thiện, nói thiện, hành thiện mà nhà Phật gọi là “Hãy làm việc thiện, ngừng việc ác”. Thì tất nhiên chúng ta sẽ tăng trưởng được những năng lượng thật là thiện. Năng lượng đó giúp cho chúng ta phá nghi, phá chấp. Tăng trưởng niềm tin giữa con người với con người, tăng trưởng niềm tin với đấng ở trên cao mà ta tin tưởng tôn thờ. Khi tăng trưởng được niềm tin đó, chúng ta làm việc thiện nữa thì chúng ta có đức tin với đấng tôn thờ là Phật, là đấng mà ta tin tưởng theo tôn giáo của mình, cộng thêm lợi ích của đức tin đó và hành thiện đó là gì? Tăng trưởng niềm tin vào chính ta. Vững niềm tin tất tức sẽ chiến thắng tất cả, vững niềm tin vào Tam Bảo, vào Phật Pháp, vào Pháp thiện chúng ta sẽ chiến thắng tất cả mọi sự sợ hãi và nghi ngờ. Vững niềm tin vào những đấng tôn thờ và vững niềm tin vào những điều thiện mà ta đang làm, sẽ tăng trưởng năng lượng để giúp cho chúng ta không còn nghi ngờ những người đang sống chung quanh ta. Dù chúng ta được hay chúng ta mất, ta chẳng có nghi ngờ gì hết và chúng ta chấp nhận cái tới và cái đi như lẽ vô thường trong cuộc đời. Chúng ta có hoặc chúng ta không cũng chẳng nghi ngờ bởi ta hiểu được luật vô thường có đó rồi không đó, có có, không không, được được, mất mất. Có không – Được mất chỉ là một định luật vô thường. Có thì hoan hỷ đón nhận như một phương tiện ứng dụng cho cuộc đời, mất coi như duyên đã hết để nó tự đi, có chi để mà ghen tuông, nghi ngờ, sợ hãi để rồi trong những giây phút ta nghĩ sai về người.
Mà các bạn nên nhớ, khi ý của ta nghĩ sai về người khác ta tạo nghiệp bởi tội từ ý mà ra. Cho nên một giây, một phút nghi ngờ và nghĩ sai về những người chung quanh ta, ta đã tạo ra tội thật nhiều, ta đã tạo ra nghiệp thật là nhiều. Và trong giây phút nghi ngờ, tạo nghiệp của ý nghĩ, tội nó tràn ra, phước báu mất hết, bao nhiêu điều may mắn không còn ở trong tay của chúng ta.
Để có may mắn hay nói đúng hơn để có phước báu, chúng ta nên vững tin vào Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng. Hiểu theo nhân quả được – mất vô thường, chẳng thể nghi can.
Cảm ơn các bạn đã nghe Bảo Thành chia sẻ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa