Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo thành kính chào các bạn trên youtube Thất Bảo Huyền Môn. Hôm nay Bảo Thành sẽ dùng sức thần thông để đưa các bạn du hí về một ngôi chùa được gọi là ngôi chùa Cây Tùng. Các bạn sẵn sàng bay bỗng trong cảnh giới của ngôi chùa Cây Tùng chưa. Thôi chúng ta đi nha đi tới ngôi chùa Cây Tùng. Thuở xưa có một ngôi chùa cổ ở trong một khu rừng, có những bậc đạo học cao siêu ở trong đó. Ngay cạnh cái chùa có một cây tùng thật lớn, cũng cổ thụ. Rồi người ta gọi tên cái ngôi chùa đó là chùa Cây Tùng. Dưới gốc cây tùng, có một bà cụ sống ở đó đã lâu năm từ những thuở những bậc thạc đức cao học ở chốn thiền am này có mặt. Bà đã thường xuyên lui tới cúng dường. Nhưng sức của bà cụ có giới hạn, mỗi một ngày bà chỉ đủ sức cúng dường cho một vị thầy. Và rồi trải qua bao nhiêu năm tháng trời, những bậc đức cao trọng vọng dần dần đã ra đi. Khi các bậc đó ra đi rồi thì bà cụ cũng thấm nhuần chân lý của nhà Phật cũng tương đối gọi là cao siêu trong kiến văn phật pháp.

Thời gian trôi qua có các thầy trẻ mới tu đi xuống ở trú ngụ ở thiền an. Và các bậc thầy trẻ ai cũng sợ bà cụ. Nhưng bà cụ mỗi lần chỉ cúng dường cho một vị thầy. Theo như tinh thần của nhà Phật, khi có vị thí chủ phát tâm cúng dường, dù ít hay nhiều thì chúng ta cũng nên đón nhận. Ở trong chùa cử một vị thầy đi tới gốc cây tùng để bà cụ cúng dường. Và khi cúng dường truyền thống phật giáo, khi thất thực thọ thực xong, thì phải chia sẻ một bài pháp cho đàn na tín thí, hay là cho phật tử nghe, đó mới đúng như lời của đức Phật truyền dạy.

Nhưng từ khi các bậc đức cao đọc vọng đã đi. Những vị sư trẻ và những vị sư tới tu của thiền am thì kinh sách cũng không có hiểu nhiều bằng bà cụ này. Do vậy mà khi tới đón nhận sự cúng dường, ai cũng sợ, ai cũng sợ hết các bạn, sợ đến mức mà không ai dám tới. Nhưng vì trách nhiệm bổn phận, nên ai cũng phải lần lượt tới nhưng không dám thuyết pháp, vội vàng ra đi. Cho tới một lúc không ai dám tới nữa, vì bà cụ thì pháp quá cao siêu, liễu thông tất cả các kinh, bởi hồi xưa bà đã từng cúng dường cho những bậc đức cao trọng vọng sống ở đây. Nghe các ngài giảng riết rồi nên bà cụ thuộc hết, nhớ hết kinh điển, nhớ hết. Chỉ có điều này, nhớ là nhớ kinh nhớ sách. Các thầy trẻ giảng mà sai á, thì cụ biết, cho nên ai cũng sợ không dám tới để đón nhận sự cúng dường này của cụ.

Ở trong đó có vị sư tuổi cũng già, nhưng kinh sách cũng không có am hiểu nhiều. Những vị sư trẻ đẩy đưa mãi, cuối cùng bắt vị sư già đó cũng đi nhận sự cúng dường thực của bà cụ kia, cúng dường cho những bậc đức cao trọng vọng. Vị sư già cũng sợ lắm nhưng cuối cùng cũng phải đi vì trách nhiệm này. Khi đi tới chỗ gốc cây tùng, bà cụ cúng dường xong thì mời nhà sư già đó giảng một bài pháp. Nhà sư già rất lúng túng vì không biết phải nói gì. Bà cụ thì thông hiểu kinh tuệ nhiều, mình thì không biết nhiều, mình tu chẳng qua là tu hạnh đơn giản là ở chùa vậy thôi. Vị sư già ngồi xuống, cũng thầm nói nhỏ, gọi là nói phách. Sư nói: Vô minh là nguồn gốc của phiền não và đau khổ. Chỉ có vậy, rồi sư vội vàng đứng dậy rồi cuốn gói đi về.

Dù nói rất là nhỏ, nhưng bà cụ ở gốc cây tùng nghe thật rõ cái câu vô minh là nguồn gốc của sự phiền não và đau khổ. Bà cụ suy nghĩ suy nghĩ và tư duy, cuối cùng bà cụ hiểu được, chứng đắc và ngộ ra chân lý của đức Phật dạy. Vô minh là nguồn gốc của đau khổ và phiền não, bà cụ chứng đắc. Bao nhiêu năm nghe kinh, Phật pháp nghe giảng từ giờ này qua giờ kia, hiểu và thuộc hết, nhưng sao hôm nay kỳ diệu quá, một bài pháp gọn thật là gọn, có chín chữ: Vô minh là nguồn gốc phiền não và đau khổ. Các bạn, chỉ có chín chữ như vậy, một bài pháp ngắn: Vô minh là nguồn gốc phiền não và đau khổ. Chín chữ mà bà ngộ ra được. Bà thấy thật là hạnh phúc.

Từ xưa đến giờ chưa bao giờ nghe một bài pháp ngắn gọn mà để rồi đi tới sự giác ngộ. Bà thán phục bậc thánh tâm đó nên bà đi ra ngoài lấy thật là nhiều vải, vật phẩm để cúng dường cúng cho vị thánh tăng đó. Nhưng không thấy vị thánh tăng đó đâu, bà vội vàng đến ngôi chùa Cây Tùng để tìm vị thánh tăng đó. Vị sư già kia thấy bà cụ tới thì hoảng sợ, nghĩ ở trong đầu ta đã tới để cố nói rồi, còn bám theo học hỏi biết làm sao đây. Nhưng bà cụ nói lớn vào bên trong là, nhờ vị thánh tăng thọ dùng sự cúng dường và khai bài pháp ngắn hồi sớm, nên cụ đây chứng ngộ và giác ngộ được lời của đức Phật, nên tới để tri ân, cảm tạ đức

Vị sư già nghe thấy, ngạc nhiên đi ra để coi bà cụ chứng đắc cái gì. Nhưng khi vị sư già ra đón nhận cúng dường qua những phẩm vật bằng vải để may đồ, thì trong lòng của nhà sư đó nhận được một luồng từ trường ấm áp hạnh phúc, và thấy bà cụ thanh thoát nhẹ nhàng hơn xưa, như có hào quang hiển lộ trên từng bước đi và lời nói. Đúng là một vị chứng đắc, vị sư già thán phục.

Các bạn, câu chuyện tạm ngừng ở đó để nói về ý nghĩa trong cuộc đời. Biết bao nhiêu con người giảng kinh, giảng pháp, biết bao nhiêu kinh sách của đức phật truyền dạy cho chúng ta, biết bao nhiêu những pháp phương tiện ngày nay được trao truyền cho từng người, nhưng chỉ cần một lời nói khai thị mà chúng ta hiểu được, thấm nhuần được, thì chúng ta đã giác ngộ. Bà cụ nghe kinh từ những bậc cao tăng thánh đức bao nhiêu năm trời, thuộc được kinh, nhớ được kinh, hiểu được kinh, biết được kinh. Nhưng những bài giảng dài đó chưa thể đủ nhân duyên làm cho bà giác ngộ. Cho tới khi một người không nắm vững kinh sách, chẳng hiểu gì nhiều, nhưng chỉ biết rằng vô minh là cội nguồn của phiền não và đau khổ, và vị sư đó cũng chỉ nhắc lại điều mình hiểu: vô minh là cội nguồn của phiền não và đau khổ. Một bài pháp thật ngắn, thế mà đánh thức được tâm của bà cụ, để rồi bà cụ giác ngộ. Cuộc đời của chúng ta, mỗi một người chúng ta có một kiến thức khác biệt, tùy theo phước báu của đời trước mà chúng ta có trí nhớ, có phước báu, trí nhớ phước báu về học thức, phước báu về những sự tra cứu tìm hiểu những kiến thức uyên thâm của đức phật dạy 45 năm trời ở trần gian. Tuy nhiên có những vị dù có hiểu thông kinh sách cũng chưa đi đến sự giác ngộ. Giác ngộ không hẳn là nhiều kinh nhiều sách, mà giác ngộ là chỗ thấm nhuần được chân lý qua sự đơn giản.

Vị sư già chỉ nói đến cái vô minh là cốt lõi của đau khổ và phiền não, bà cụ tư duy suy nghĩ về giác ngộ. Chính sự giác ngộ của bà cụ đã làm tĩnh thức vị sư già. Cho nên vị sư già đã không còn sợ hãi, sợ với cái gọi là thiếu kiến thức hiểu biết về phật pháp. Bởi trên con đường tu tập, kiến thức quan trọng, nhưng cũng chưa phải là nền tảng đưa đến sự giác ngộ. Và sự giác ngộ ở chỗ là các phương tiện dù rất ngắn hay dài, nếu mỗi một con người đón nhận phù hợp với căn cơ, vào đúng thời điểm, nhất định người đó sẽ giác ngộ ngay. Bởi lẽ đó mà ta thấy có những bậc thiền sư, nhiều khi nói một từ một câu mà hàng đồ đệ đã giác ngộ. Bởi lời nói đúng lúc, đúng thời nhân duyên.

Các bạn cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta có nhân duyên, đúng lúc, đúng thời, và với tâm cầu đạo giác ngộ miên mật nhiều năm, thì khi gặp nhân duyên phù hợp của sự khai thị thật là ngắn gọn, một lời nói thật đơn giản như câu nói của vị sư già kia: vô minh là nguồn gốc là nguồn gốc của phiền não và đau khổ, hiểu được câu này là giác ngộ rồi, để đi đến sự chứng ngộ viên mãn an lạc và hạnh phúc.

Chúng ta trong cuộc sống bận rộn thật nhiều, không còn cơ hội nghe kinh sách nữa, thoáng thoáng qua tai một chút có thể trước khi ngủ hay khi rảnh rỗi ăn trưa, các bạn nhớ rằng chỉ một thời nghe pháp nhẹ nhàng, một thời kinh ngắn gọn, nhưng lâu ngày khi hội đủ nhân duyên, một câu một chữ, chúng ta nghe qua cũng đủ để đưa đến sự giác ngộ. Nhưng để có sự giác ngộ đó, nhớ, chúng ta vẫn phải tích lũy nhiều năm kiến thức của phật học, không hẳn một ngày

Bà cụ hôm nay đã giác ngộ, cũng là bao nhiêu năm cúng dường và nghe pháp, hiểu thông kinh sách đã đủ rồi. Và nhân duyên khi trổ quả vừa tới thì được tưới tẩm vào cái ý nghĩa cao cả: Vô minh là nguồn gốc của đau khổ và phiền não. Nên cái nhân được nghe pháp nhiều đời, nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, tức khắc ngay trong đó mà trổ mầm chứng ngộ. Các bạn hãy cố gắng nghe pháp. Các bạn hãy cố gắng nghe kinh, nghe thuyết pháp, nghe giảng để tăng trưởng kiến thức của mình. Dù bây giờ các bạn chưa giác ngộ, nhưng hãy cố gắng nghe. Đến một lúc nào đầy đủ rồi thì có nhân duyên gặp được một vị thầy nào đó, một con người nào đó bình dị, khai thị một chữ cũng có thể giác ngộ.

Nhớ, vị sư già nói có chín chữ thôi: vô minh là nguồn gốc đau khổ và phiền não mà giác ngộ. Các bạn thấy không? rõ nguồn gốc đau khổ phiền não mà giác ngộ. Từ đó để chúng ta tư duy rằng chúng ta đừng phân biệt kinh dài kinh ngắn. Mà chúng ta nhớ rằng: đã là con phật nên biết tu dưỡng và học hỏi thật nhiều, để đến một ngày nào đó vừa đủ nhân duyên nhất định sẽ trổ mầm, dù chỉ nghe thêm một chữ một câu.

Cảm ơn các bạn đã nghe. Nguyện chúc các bạn luôn tinh tấn tu học để có hội đủ nhân duyên khi gặp đúng thời đúng pháp khai thị cho chứng đắc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn