Search

Có phải tu ở nơi yên tĩnh là đang trốn nghiệp?

Con thấy nhiều người tu muốn được thanh tịnh và không bị ảnh hưởng môi trường xung quanh cản đường tu bằng cách ở trên núi hay nơi ít người ở. Và có người lại lựa chọn tu bằng cách cống hiến xã hội, giúp đỡ nhiều người nhưng dễ bị dính nghiệp do sân si từ môi trường xung quanh tác động. Vậy thì việc lựa chọn tu nơi yên tĩnh như trên có phải là đang trốn tránh nghiệp hiện tại và tiền kiếp hay không? Và vẫn phải trả kiếp sau cho dù hiện tại ta tu nhưng chưa chắc đã hóa giải đúng không ạ?

Chúng ta là người không học tạc tượng, cũng không học làm họa sĩ, nhưng gặp chuyện gì cũng đục đẽo, muốn biến thành hình hài theo như ý tưởng của mình. Gặp gì cũng muốn vẽ, thêm màu, thêm sắc, thêm tướng để có được bức tranh theo ý muốn. Và chúng ta không phải là ảo thuật gia nhưng gặp chuyện gì ở trên đời cũng muốn biến hóa để cho người ta nhìn y như điều mình muốn thấy. Trong kinh Đức Phật dạy, tất cả các nghiệp ác mà chúng ta tạo ra khi nó trổ quả chẳng thể trốn được, chẳng thể trốn lên trên trời mà nghiệp không tới, chẳng thể chui xuống dưới lòng đất sâu mà nghiệp nó không tới, chẳng thể chui vào hang động, rừng sâu, núi thẳm mà có thể tránh được. Khi nó đã trổ quả rồi ở đâu nghiệp cũng tới và khi tới ta phải đón nhận. Bằng chứng là Thế Tôn thành Phật rồi mà Ngài bị nhức đầu, Ngài quán chiếu trong một kiếp Ngài còn nhỏ, lúc đó Ngài đi trên bãi biển đá vào đầu xương cá thôi, mà tạo nghiệp gây ra nhức đầu. Phật đó khi nghiệp nó trổ Ngài hoan hỷ đón nhận huống hồ chi mà chúng ta nói những người tu ở trong rừng, trong núi là trốn nghiệp. Nghiệp tới thì ở thành phố, trong chùa, trong rừng, trong núi, ở đâu cũng không có trốn được. Phải hiểu như thế để chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng có thể trốn được những nghiệp do những hành động bất thiện, những hành động ác của chúng ta. Không trốn được đâu các bạn ơi. Nó tới rồi trời trốn cũng không được, đây là câu nói phải suy nghĩ để chúng ta thấu hiểu chẳng thể trốn được nghiệp.

Nói đến vấn đề có những chư vị hoặc những Phật tử nhân duyên phước báu của họ cần phải trong rừng sâu, núi thẳm, xa lìa xã hội để dễ tập trung. Chẳng phải như vậy mà họ trốn tránh nghiệp đâu. Chẳng qua họ muốn có một môi trường phù hợp với khả năng của họ, với phước báu, nhân duyên của họ để họ sách tấn bản thân tiến tu. Thời Đức Phật ngày xưa, Ngài cũng từng ở rừng một mình và ở dưới cội Bồ Đề. Ngài cũng ở một mình, chẳng phải Ngài ngồi ở đó là trốn nghiệp. Khi chúng ta vào một nơi thanh tịnh, thanh vắng để tọa thiền, tĩnh tâm tu luyện là để cho chúng ta có độ tập trung cao độ. Nơi đó chẳng phải là nơi trốn nghiệp, chạy trốn nghiệp quả. Có người phải nhờ môi trường và hoàn cảnh để tu, có người môi trường, hoàn cảnh đó không thể tu được. Bởi vậy Phật mới dạy trong kinh về hạng người biết sống một mình.

Do đó, ở đời đừng nghĩ rằng những người ở trong rừng, sơn lâm là trốn nghiệp thì kiếp sau phải trả. Nghiệp của ai người đó trả, khi nó trổ rồi không trổ kiếp này thì trổ kiếp sau. Cũng như hạt giống ta gieo xuống đất đúng thời, đúng vụ, đúng mưa, đúng nắng, đúng điều kiện môi trường hợp lý, khí hậu phù hợp nó sẽ trổ. Nghiệp quả của chúng ta ai ai cũng mang theo đầy ở trong lòng, đầy ở trong kiếp này. Nếu nghiệp quả đó, hạt giống đó (hạt giống xấu) ta tránh tạo ra môi trường phù hợp để nó trổ mầm mà ta tạo điều kiện cho hạt giống tốt nó mọc lên thì tuyệt vời. Ta có mầm ác và mầm thiện có sẵn ở trong lòng, ác nhiều hơn thiện. Cho nên chúng ta phải luôn luôn tìm cho mình một môi trường phù hợp để phát triển mầm mống thiện. Một số người, một số chư vị thấy rằng sơn lâm, rừng núi, am cốc, tránh xa xã hội là một môi trường phù hợp để họ gieo trồng những chủng tử thiện của họ. Chúng ta tùy hỷ cúng dường, tùy theo căn cơ của họ mà tán thán công hạnh, vui với người biết tầm nơi tu tập, ta có phước đấy. Họ tu ở trong đó mà ta tán thán họ, ta tùy duyên với họ ta tạo được phước. Người ta tu mà ta có phước các bạn ơi. Còn người ta tu trong rừng ta nói: “Ôi, bày đặt tu ở trong rừng, thể hiện ta đây ở trên rừng, trên núi”. Ta nghĩ như vậy thì ta tạo nghiệp ác, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Cho nên đừng vội chỉ trích, đừng vội phán xét, học theo Ngài Phổ Hiền tùy hủy mà cúng dường. Thấy người lên núi cao, thấy người vào rừng sâu, thấy người rời xa xã hội, cuộc đời họ tu để môi trường mà họ lìa xa đó, họ tiếp xúc với một môi trường mới để ươm mầm mống thiện cho họ ta tùy hỷ, tán thán ta được phước dù ta không tu, chê bai ta tạo nghiệp, gặp họa.

Thời xưa Đức Phật thường khuyên các đệ tử rằng các con hãy vô trong rừng chọn một gốc cây mà tu. Nếu mà nói tu trong rừng, trong núi mà trốn tránh nghiệp thì Đức Phật có phải dạy cho đệ tử trốn tránh nghiệp không? Không, Đức Phật dạy chuyển nghiệp. Ta có thể hiểu thật rõ hơn những người vào rừng, vào núi, vào cốc, vào am, lìa bỏ cuộc đời, tách rời mọi sinh hoạt xã hội là những người đang đi tìm một chỗ phù hợp để nghiên cứu lời Phật dạy, chuyển nghiệp chứ không phải trốn nghiệp. Còn những vị tu ở thành phố, gặp biết bao nhiêu thử thách, nghiệp chướng nó tới, chướng ngại nó tới gọi là trả nghiệp. Nếu họ không tạo ra nghiệp, chẳng phải là trả nghiệp. Dù dòng đời nó có ngược xuôi, ngang trái, nó có ác cỡ nào đi nữa, mà tâm ta tịch tĩnh an vui thì dòng đời ngược xuôi, xuôi ác đó chẳng thể làm thay đổi ta. Một viên kim cương thả xuống hầm phân, tự thể kim cương chẳng thể bị phân nó nhiễm vào. Giữa dòng đời lẫn lộn những chuyện buồn vui, ngang trái, bất thiện nghiệp, ta có tâm trong sáng, ta ở đó thì sự sáng của tâm thức thiện lành của ta chẳng thể bị nhiễm vào những chuyện kia, nghiệp nhiều đời cũng chẳng thể tới với chúng ta bởi vì ta không tạo điều khiển cho những mầm mống ác trỗi dậy trong ta.

Cho nên tùy cơ, tùy phước báu, tùy nhân duyên có người ở rừng sâu mới tu, có người ở thành phố mà tu chứng đắc đó là nhân duyên phước báu của họ, luôn luôn có sự khác biệt, chẳng ai giống ai. Ta hãy tán thán công hạnh của tất cả mọi người dù tu ở thành phố hay tu ở trong rừng, dù gặp thử thách, gặp ngang trái cũng là công hạnh riêng của họ, đều là những đức hạnh, phẩm hạnh riêng của họ. Và những mật hạnh riêng của họ sẽ tạo ra phước báu cho họ và tạo ra phước báu cho ta nếu ta biết tùy hỷ công đức, tán thán họ. Cho nên, chẳng phải không rời bỏ xã hội, không lìa xa thì mới gọi là không trốn nghiệp. đó chỉ là cách nói trong dân gian bởi vì con người thường hay nói ngược. Các bạn nhớ điều chỉnh lại suy nghĩ này để thực hiện theo Ngài Phổ Hiền biết tán thán công hạnh của tất cả những Bậc tu. Dù là nhập thế để tu hay là lìa thế gian để tu đều là mật hạnh riêng của mỗi người. Nghiệp trổ quả chẳng thể trốn, khác biệt là ở những môi trường đó họ dễ gieo mầm mống thiện. Có người trong xã hội lộn xộn, thành phố ồn ào dễ gieo mầm thiện bởi chính trong sự ồn ào đó, sự ngang trái đó họ nhìn rõ một phần đời sống của họ còn có kho tàng phước báu là điều tốt đẹp. Như trong thế giới nhị nguyên có cái ác, nhờ cái ác, nhờ cái lộn xộn, nhờ ngang trái, nhờ thị phi mà nhìn thấy cái đẹp. Cho nên có khổ thì có diệt khổ, tức là có khổ là có Niết Bàn. Có phiền não họ nhận ra được là điều tốt, họ nương vào môi trường đó để phát triển sự tu của họ.

Tham vấn Phật pháp 4, https://youtu.be/lGeAnQiODqQ 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn