Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh Youtube Thất bảo Huyền Môn.
Nhân duyên đưa chúng ta tới với nhau, nhân duyên cho chúng ta nghe những lời phù hợp, và nhân duyên cho phép chúng ta gặp gỡ nhau, dù chỉ một giây một phút hay chỉ một ngày trong cuộc đời, nếu khi đã thấy phù hợp với nhân duyên, để chúng ta tương ân, hạnh phúc vô cùng.
Hầu chuyện gì khi làm việc, hội đủ điều kiện của nhân duyên đưa tới, ngắn dài không cần biết, thì chúng ta hưởng trọn được niềm hạnh phúc trong cuộc đời. Nếu chúng ta biết hưởng trọn hạnh phúc trong từng giây phút, nhìn thấu nhân duyên của kiếp người, khi giao tiếp, gặp gỡ, làm việc, khi đối với sự xử thế, đối nhân, đối vật, đối người, chúng ta luôn luôn tìm được hạnh phúc thật sự trong cuộc đời. Còn các bạn không nhận ra, không khác gì như người mù, lăn xả vào cuộc sống, chẳng định được phương hướng, cứ mò mẫm chờ hoài, mà chẳng có khi nào có cơ hội nhận rõ được sự việc rất quan trọng các bạn.
Cuộc đời của chúng ta quan trọng lắm, chúng ta có thể đón nhận cuộc sống thật sự, đừng để thời gian trôi qua, rồi chúng ta nuối tiếc. Biết bao nhiêu con người đã nuối tiếc, để khi đi tới một điểm nào đó phải chia tay, chia tay giữa con người với con người thì chúng ta buồn, bởi vì cứ nghĩ rằng niềm vui chưa trọn vẹn phải chia tay, nhưng khi sống với nhau, chúng ta lại không hưởng niềm vui với nhau, chúng ta không trân quý, quay mặt làm ngơ, rồi chúng ta bơ vơ đi tìm đâu đó, nhưng mà chẳng nhận được rằng, rõ ràng trước mặt ta đang có một người thân thương yêu quý sống chung.
Đó là đối với người với người, còn đối với vật, với môi trường, đối với tất cả, chúng ta thường đứng núi này trông núi nọ, nhìn cái này, nghĩ tới cái kia, chẳng có định được tâm, nên có bao nhiêu điều vui tới với cuộc đời, ta cứ bỏ nó trôi đi lặng lẽ, đến khi xa qúa rồi ta lại buồn, bởi vì không còn trong tầm tay nữa.
Các bạn, chúng ta theo Đức Phật, học cách an hưởng cuộc sống, với những phước báu của kiếp người đang có trong tầm tay, đừng để tuột khỏi tầm tay chúng ta rồi chúng ta buồn. Đừng cầm trên tay chìa khóa mở cửa đi vào, lại đi tìm chìa khác để mở. Đừng cầm trên tay nắm xôi để ăn khi đói, lại đi tìm cơm đâu đó, khi mình không biết nó ở đâu.
Các bạn, những gì có ở trong tay, những gì hiện hữu ngay trong chánh niệm hiện tại, đều là những phước báu mà chúng ta nên tận hưởng nó. Làm sao chúng ta có thể tận hưởng được mà chúng ta nhận ra được giá trị của nó hiện hữu trong hiện tại, nếu các bạn không nhận ra được, thì khi tuột khỏi tầm tay chúng ta buồn lắm. Con người có tánh đứng núi này, trông núi nọ, có cái này, đòi cái kia, cái được cái có ngay trước mặt lại không tận hưởng, mơ ước hão huyền những điều mông lung, chẳng bao giờ tới. Khổ cứ tới, buồn cứ tới, rồi chúng ta than trách, than trách chưa đủ, còn kêu trời kêu đất, kêu muôn người, để rồi ai ai gần chúng ta, chúng ta cũng phun khói làm mờ mịt tâm can người ta, ai ai gần chúng ta, chúng ta cũng bôi nhọ đen thui, người ta chẳng nhận ra.
Có một câu chuyện kể như vậy: Có một vị Thiền Sư, Ngài xây dựng ngôi Chùa cho tứ chúng đồng tu. Ngài là bậc đắc độ cao siêu rồi, nên lần này muốn hóa độ chúng sanh, nhập thế độ nhân cho nên Ngài mới xây Chùa. Bởi xưa giờ Ngài sống trong hang trong động, trong núi rừng, tĩnh mịch, một mình chiêm nghiệm cuộc sống, thấy được chân lý của Đức Phật dạy quá hay, mang lại hạnh phúc cho muôn người. Ngài phát tâm vào đời nhập thế độ nhân, nên bắt đầu xây dựng ngôi Chùa lớn, để cho các vị tỳ kheo có cơ hội đi vào để tu, và dân chúng tại gia cũng tới nương vào đó mà tu. Ngôi Chùa đang xây dựng đẹp lắm, nhưng chưa hoàn tất thì tới mùa an cư kiết hạ. Vị Thiền Sư chung lưng hết mọi việc và bắt đầu tâp trung vào sự an cư nghe lời của Phật, Thiền Sư dạy dỗ tứ chúng cách tu, chân lý của nhà Phật, sống hiển hiện ra hiện tiền của cuộc đời, sống nhận ra mặt tích cực đang hiện hữu trong đời.
Có một người ở trong thôn đó, đi tới Chùa của vị Thiền Sư nơi khu rừng, thấy công trình xây dựng Chùa chưa hoàn tất, mà vị Thiền Sư đã chung lưng để an cư kiết hạ, cho nên công trình khựng lại, ngưng tại đó. Ông ta tới gặp vị Thiền Sư than trách với Ngài rằng: Tại sao ngôi Chùa này xây dựng chưa xong, mọi chuyện còn ngổn ngang quá, mà Thiền Sư lại ngưng lại hết, để có khóa an cư cho mọi người, vậy là công trình phải ngưng lại, ngôi Chùa sẽ khó hoàn tất, nó sẽ chậm trễ theo dự định, ngôi Chùa không thể xong, ông ta cứ nói miết, nói miết với Thiền Sư. Vị Thiền Sư vẫn ngồi, nhẹ nhàng uống từng tách trà, lắng nghe tâm sự thực sự của một Phật tử, đang lo lắng cho công trình xây dựng Chùa đó.
Hầu hết các Phật tử bao giờ cũng muốn làm công quả, đều lo lắng cho sứ mệnh lớn xây dựng ngôi Chùa, cho nên than vãn kêu ca là không nên ngừng, mà nên xây dựng cho xong đi, rồi muốn làm gì thì làm. Vị Thiền Sư cứ nghe, nhẹ nhàng uống trà và mời Phật tử đó uống rồi nói: “Này Phật tử, tách trà ta rót cho anh, anh chưa uống mà chỉ nói thôi, còn tách trà của ta, ta tĩnh mà, ta đã uống xong rồi. Bây giờ anh nhìn thử coi tách trà của anh đã uống xong chưa.” Anh ta nói chưa xong. “Còn tách trà của ta đã uống xong chưa?” anh ta nói đã xong rồi. Vị Thiền Sư thong thả nói, những chuyện gì đã xong là đã xong rồi, như tách trà ta đã uống xong, thì phần của ta đã xong rồi, còn tách trà của Phật tử chưa uống thì chưa xong.
Ở trên đời này có biết bao nhiêu việc phải làm, chuyện gì đã hoàn tất thì đã xong, chuyện gì chưa làm thì chưa xong, sao chúng ta cứ chạy theo chuyện chưa làm chưa xong, để mà rượt đuổi mãi, không thể làm được những chuyện cần phải làm ngay trước mắt. An cư kiết hạ là chuyện lớn, để mọi chúng trong ngôi Chùa này dừng lại ở chổ đã xong, thiết lập nên những điều tốt đẹp hơn trong mùa an cư, giáo dưỡng và học hỏi lời chân lý của Phật. Còn những chuyện nào chưa xong thì chưa xong, chuyện đã xong là đã xong. Chúng ta đừng để việc chưa xong rượt đuổi, để rồi lâm vào tình cảnh ta như bị bịt mắt bắt dê, cứ chạy mãi trong cuộc đời không bao giờ xong được việc, để chẳng có thể an cư mà tu, đến khi chết xuống lòng đất vội vàng than trách, cả đời chưa một tiếng niệm Di Đà, chết rồi cầu cúng để làm chi.
Các bạn thân mến. Câu chuyện đơn giản thôi, đây là sự lo lắng của Phật tử thật sự, dưới góc nhìn của người sống ở ngoài đời, mọi việc trên đời làm là phải xong, còn cái nhìn của Vị Thiền Sư ở trong Chùa, nhân duyên gì xong, nó đã xong, nhân duyên gì chưa xong nó chưa xong. Không phải việc đã xong lại khởi lên niềm vui quá độ, không phải việc chưa xong mà gây ra phiền não lo âu. An cư thật sự rất quan trọng trong đời người tu và trong cuộc sống của chúng ta.
Dịch tạm hai chữ an cư cho rõ: Tâm an nơi cư trú của mình, nơi cư trú của mình Đức Phật định nghĩa đó là hơi thở. Khi các bạn biết an trú, cư trú trong hơi thở chánh niệm, tâm bạn sẽ an, và khi tâm bạn đã an bởi an trú, cư trú trong hơi thở chánh niệm, vạn sự an và tuần tự muôn sự sẽ xong theo nhân duyên, chẳng vội vàng. Đừng mong mỏi tu tướng pháp để xây dựng ngôi Chùa, để quên đi sự trưởng dưỡng phước báu trong mùa an cư.
Khi an cư tới theo truyền thống của nhà Phật, nhắc nhở cho muôn người từ bỏ muôn sự, mà tu dưỡng tâm của mình trong chánh niệm, có được sự an lạc thật sự, không để cho công việc của cuộc đời lôi cuốn dẫn đưa. Thiền Sư đã làm đúng theo cách nhìn của một người xuất gia. Phật tử cũng nói đúng theo cách nhìn tại gia. Vậy thì chúng ta, những con người theo Phật ở đời sống tại gia, vẫn còn có chiều hướng tích cực hơn trong lòng đời, ở chiều hướng xuất gia có sự tích cực thanh tịnh hơn trong con đường đạo theo bậc Thầy đã dạy, đó là Đức Bổn Sư. Do đó mà chúng ta thấy rằng, nên học cách mà Đức Phật dạy, chuyện gì ở đời đã xong là xong, còn chưa xong là chưa xong, cứ tận tâm sống theo hơi thở chánh niệm để an cư, có nghĩa là chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm, để có sự bình an hoàn tất mọi việc, theo chiều dài của thời gian với phước báu cho phép, đừng để vượt khỏi tầm tay, để muôn sự rối rắm ở đời khi chưa xong, nó như sợi dây tròng vào mũi của ta, như con trâu kéo đi mãi mãi trong cuộc đời, cuối cùng ta được gì đâu, an không có, trú cũng không, chẳng được an trú trong sự an nhiên, tự tại.
Các bạn thân mến. Chúng ta phải học cách của Chư Phật dạy, để luôn luôn mỗi một ngày, mỗi một giây trong công việc của đời sống, chúng ta luôn luôn an cư, nghĩa là chúng ta an trú trong chánh niệm, để có được hạnh phúc tịch tĩnh, tiếp tục công việc mà chúng ta chưa làm xong, yên tâm vĩnh an và làm sao đón nhận được phước báu, cảm nhận được sự đã xong trong cuộc đời. Chuyện xong và chưa xong vẫn hoàn toàn đi theo đồng chiều với sự an cư các bạn. Đừng để việc chưa xong làm cho khổ, tâm biết an cư trú trong chánh niệm là vạn sự sẽ xong, cho phước báu viên thành. Đừng quá sợ hãi với những việc chưa xong, để chúng ta hoang mang lo sợ, làm cho cuộc sống bù đầu rối rắm. Hãy sống, hãy sống an cư các bạn, tức là an trú trong chánh niệm, để có được sự bình an trong cuộc sống thực sự, để chúng ta trực diện với mọi sự trong cuộc đời này. Cái xong và cái chưa xong đều tới từ sự an cư trong chánh niệm của hơi thở.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa