Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban ri tha lực Phật đin đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Các bạn thân mến, Bảo Thành lại gặp các bạn trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn. Thật là kì diệu! Nhờ kênh này mà Bảo Thành có cơ hội gặp gỡ các bạn, nhờ nó mà chúng ta gặp được nhau và có thể có những bạn là những bạn Bảo Thành chưa bao giờ gặp nhưng chúng ta đã làm quen trên kênh youtube. Phương tiện tuyệt vời! Chúc các bạn và Bảo Thành xem nhịp cầu này như một giao hảo với nhau, cảm ơn các bạn nhiều! Bảo Thành kể một câu chuyện nha.

Có một con rắn nó bò trên rừng, rồi đuôi nói với đầu: Ta là phần quan trọng nhất bởi không có ta thì rắn sẽ chết”.

Đầu rắn nói: Ngươi sai rồi trong thân con rắn này, đuôi này không quan trọng, bởi đầu không suy nghĩ và không ăn, đuôi làm sao mà sống nên đầu mới quan trọng.

Đuôi không khuất phục nói: Không phải, Không phải. Bởi không nhờ đuôi di chuyển, đầu sao tới để ăn, để nghĩ. Dù anh có nghĩ, có ăn, đuôi không đi, anh sẽ chết.

Rồi đuôi và đầu cãi nhau. Đầu đứng trên hay đuôi quan trọng hơn, sự quan trọng giữa đầu và đuôi nó trở thành chủ đề mà ai cũng muốn chiếm sự quan trọng. Đuôi nói: Này đầu, ta quan trọng nhất, không tin thử đi.

Anh đầu thách thức: Làm gì, làm đi rồi sẽ biết cái đầu quan trọng nhất.

Đuôi liền quấn vào gốc cây không chịu đi đâu, cái miệng và cái đầu suy nghĩ: bụng đói rồi, muốn đi ăn nhưng cái đuôi không chịu đi, không có đồ ăn. Rồi thân không có đồ ăn, nó đói, nó mệt rồi nó xuống sức, nó gầy sắp chết, đuôi mới nhận ra đầu cũng quan trọng nên thả ra bò đi tìm ăn. Trong khi đang đi tìm ăn, đuôi nói: Ngươi thấy không ta là quan trọng, ta không đi thì chết đấy.

Đầu nói: Không ta mới quan trọng ngươi tin đi.

Đuôi nói: Ờ, ngươi muốn làm gì cứ chứng minh đi. Ta đã chứng minh cho đầu thấy rồi, ta quấn ở đó thì sẽ chết thôi.

Cuối cùng đầu không chịu ăn dù cái đuôi có bò tới đâu. Toàn thân con rắn tiều tụy, mệt mỏi. Và phút cuối đầu và đuôi mới nhận ra rằng: không phải đầu quan trọng vì ăn mới có sống hay đuôi quan trọng vì bò mới có ăn. Giữa sự vận hành của đuôi bò đi giúp thân con rắn mới bò đi được và giữa sự vận hành của đầu giúp cho tiếp xúc với đồ ăn để nuôi thân đều có sự tương giao, hòa hợp, quan trọng như nhau, một phần đầu hoặc đuôi không làm việc thì rắn sẽ chết. Cho nên dù là đầu hay đuôi đều quan trọng, cần sống hài hòa và phương thức phù hợp. Các bạn thấy không cuối cùng con rắn hiểu được đầu, đuôi phối hợp nhịp nhàng, đầu đi đâu, đuôi bò đó, đuôi bò đâu, đầu sẽ tiếp sức cho đuôi nhịp nhàng, con rắn sống khỏe mạnh và bình an vui vẻ, đầu đuôi trở thành sự sống.

Bảo Thành thấy câu chuyện này hay trong ngày hôm nay bởi trong tất cả chúng ta, mỗi người khi sống trong gia đình đều trải qua giây phút nhìn thấy gia đình người khác vợ chồng cãi cọ. Vợ thì nói chồng không làm chủ được cuộc sống, chồng thì nói vợ không phối hợp, không làm chủ được kinh tế gia đình. Rồi đôi khi chính trong gia đình chúng ta cũng vậy người chồng nghĩ mình quan trọng, làm việc bên ngoài mang tiền về nuôi vợ nuôi con nên cứ sống như ông vua, sống theo kiểu gia trưởng, không coi ai ra gì, bởi nghĩ rằng gia đình này mình chiếu cố hết, làm việc hết, do đó vợ phải phục tùng, con phải nghe. Mình làm như vậy, vợ sẽ tủi thân, và lại đâu biết được người vợ có thể như một phần đời sống của gia đình, cũng rất quan trọng như đuôi và đầu con rắn. Để có thể hiểu được điều đó, chúng nó cứ thách thức nhau đến khi thân tiều tụy mới hiểu được. Câu chuyện giúp ta thấy được giá trị sống của gia đình, chẳng phải ai quan trọng hơn ai giữa vợ chồng, mà là giữa 2 vợ chồng đều có mối tương quan cao quý trong tình yêu, hạnh phúc trong sự nhịp nhàng hỗ trợ, từ chuyện to đến chuyện nhỏ. Những chuyện chồng làm, vợ nên chăm sóc, học phối hợp nhịp nhàng như đuôi đẩy người về trước cho đầu được ăn. Nếu chồng chúng ta có công việc, suy nghĩ gì đó, làm một điều gì ta không tiếp ứng thì ta chia vui, san sẻ với chồng bằng nhiều thứ khác biệt như giữ cho môi trường con cái, giữ cho không khí gia đình ôn hòa, hạnh phúc, sách tấn chồng hướng tới công việc. Ngược lại khi người chồng làm việc mệt nhọc ngoài xã hội về cũng nên nhớ người vợ cũng làm tương sức với chúng ta. Người vợ có thể không kiếm tiền nhiều như ta hoặc không kiếm tiền, nhưng người vợ cũng phải làm nhiều lắm, như nuôi con, nấu cơm nước, giặt giũ, biết bao nhiêu việc, đó cũng là một công việc toàn thời gian. Nếu phải trả tiền thì công việc của vợ cũng tương ưng với công việc của chồng ngoài xã hội, tiền lương cũng đạt như vậy.

Đầu và đuôi là một phần của cơ thể con rắn, vợ và chồng là một phần của sự sống được gọi trong hai chữ là gia đình. Gia đình là tổ hợp giữa 2 con người, là chồng và vợ, có cha mẹ. Khi gia đình có cha mẹ phải có con, con là sự sống gia đình do đó cha mẹ ai làm đầu cũng được ai làm đuôi cũng được, đầu đuôi bằng nhau có sự tương ứng phối hợp nhịp nhàng để mang nhịp cầu bình an tới cho gia đình ta. Bảo Thành đã chứng kiến người chồng còn trẻ lúc nào cũng ảnh hưởng môi trường sống cuả phong tục tập quán, sống theo cách gia trưởng, ta làm chủ, ta quan trọng, ta hơn vợ để rồi coi thường, không giúp đỡ vợ, để rồi không quan tâm vợ vì nghĩ rằng ta đã lo toan ngoài xã hội rồi về nhà vợ phải lo hết. Ngược lại, cũng có những người vợ có sức làm như người chồng mà người chồng không chịu làm, rồi người vợ làm quá nhiều việc rồi nghĩ mình đứng đầu trong gia đình, khinh thường chồng bởi chồng không chịu làm hay vì lý do nào đó chưa hiểu rõ nên không phối hợp nhịp nhàng. Sự không thăng bằng giữa vợ chồng trong cuộc sống, từ công việc tới gia đình thường xảy ra hiểu lầm, gây ra đổ vỡ, đau khổ, có sống chung chẳng hạnh phúc, lúc nào cũng gây ra những chuyện tai to. tiếng lớn để rồi chửi mắng, đánh đập, vậy còn chi gia đình nữa. Nếu cái đuôi cứ cột chặt vào gốc, cây con rắn sẽ chết, khi đuôi hiểu được cố gắng đi mà đầu làm biếng, không chịu ăn thì toàn thân cũng sẽ chết. Đầu và đuôi đều là thân của con rắn, vợ và chồng đều là thân của gia đình, đều quan trọng như nhau dù đuôi hay đầu, dù nữ hay nam, dù vợ hay chồng đều gọi là gia đình. Con rắn phải có phần đầu và phần đuôi, gia đình phải có chồng và vợ. Giữa chồng vợ là thành quả của yêu thương, đó là con cái. Vợ chồng đều quan trọng như nhau, biết thông cảm, chia sẻ, nâng đỡ và giúp đỡ thì gia đình đó sẽ hạnh phúc. Đức Phật dạy làm sao để vợ chồng hiểu được điều đó, làm chủ được thân tâm mình, hiểu được giá trị cuộc đời, hiểu được vợ chồng là phần tối ưu trong gia đình để rồi vợ chồng chẳng tranh chấp cái chức gia trưởng mà cứ phải đè nhau xuống, so đo ai hơn kém. Giữa vợ chồng không thể hơn nhau bởi đồng quan trọng như nhau.

Để có tư tưởng thoáng như vậy mà sống hạnh phúc trong gia đình, để con cái có sự học, thừa hưởng yêu thương đó, người vợ và người chồng trong gia đình thường phải luôn sống trong chánh niệm. Người biết sống trong chánh niệm là người biết yêu thương, là người biết tự chủ hành động của mình sẽ tạo ra môi trường thông thoáng trong gia đình, sẽ biết xoè tay ra giúp đỡ chồng vợ của mình. Hai vợ chồng sống trong chánh niệm thì gia đình đó bình an và hạnh phúc, bởi người sống trong chánh niệm luôn biết nuôi dưỡng tâm ý thanh tịnh và chuyển hóa được tự cao ngã mạn. Con người chúng ta thật là dễ tự cao, chồng mà giỏi hơn vợ, coi thường vợ ngược lại. Cuộc đời vẫn như vậy, đã là vợ chồng, là gia đình, chúng ta phải nghe theo lời Đức Thế Tôn dạy: sống trong chánh niệm, mỗi người một tay, mỗi người một việc, đồng lòng ta sẽ thành công. Vợ chồng đều thuận trong hơi thở chánh niệm, trong đời sống chánh niệm, biết tôn trọng, yêu thương và gắn bó, chia sẻ hết mọi việc trong cuộc sống, gia đình đó nhất định hạnh phúc nhất. Bởi vì chồng không cao, vợ chẳng thấp, 2 người đồng bằng nhau trong sự tôn trọng.

Chánh niệm rất quan trọng trong cuộc sống, nó là một phần để giữ gia đình hạnh phúc, cũng là một phần trên con đường tới sự giải thoát. Đừng nói giải thoát để về niết bàn mà giải thoát khỏi cảnh tranh chấp trong vợ chồng, tranh chấp giữa đuôi và đầu. Phải chánh niệm được đuôi và đầu quan trọng để toàn thân con rắn được nhịp nhàng tương trợ trong cuộc sống. Trong một gia đình, vợ và chồng đều quan trọng. Trong một gia đình mà vợ không có thì không gọi là gia đình, mà chồng không có thì cũng vậy cho nên giữa gia đình có vợ chồng thì 2 vợ chồng luôn tu tập chánh niệm để phối hợp thành một gia đình an ổn, an yên và hạnh phúc sống trong pháp lạc. Sự sống trong chánh niệm thật dễ, chỉ cần bạn chú trọng việc gì ra việc đó, hơi thở ra vào đều biết, đó gọi là chánh niệm. Làm chủ hơi thở là làm chủ chánh niệm, làm chủ chánh niệm là làm chủ tâm ý của mình. Hãy sống với hơi thở trong từng giây phút, thực thi tánh biết hiện hữu trong sát đa đó. Chúc gia đình của bạn luôn hạnh phúc, biết kính trọng nhau và tương trợ nhau để gia đình bạn là một tòa sen vĩnh cửu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn