Search

Chấp kiến thủ

Xin Thầy khai thị cho con biết như thế nào là chấp kiến thủ và làm cách nào để chuyển hóa chấp kiến thủ. Con cám ơn Thầy khai thị ạ. Mô Phật!

Trả lời: Các bạn! “Kiến” tức là nhìn, nhận xét của ta đó, nhận thức của ta. Con người nhận thức của mình luôn luôn đúng, còn nhận thức của người luôn luôn sai. Bởi có chất tự cao, nên muôn kiến thức, nhận thức của ta luôn luôn đứng ở thượng hạng, còn kiến thức của người thì thấp tè. Và từ đó trong tương tác, ta thiếu đi sự thông cảm và tôn trọng. Đó gọi là “kiến chấp”. Để chuyển hóa được kiến chấp, Đức Phật nói, luôn luôn đối xử với nhau bình đẳng. Bởi chúng ta chấp vào kiến thức của mình, cái nhìn của mình và đối xử với người ta khác đã không còn tánh bình đẳng. Và để có thể đối xử được bình đẳng với mọi người để phá kiến chấp, không tranh luận, không phiếm luận, không luận bàn, không tranh cãi, chúng ta tu Từ Bi. Chánh Niệm Từ Bi giúp cho chúng ta biết yêu thương, trí tuệ quán để nhìn thấy mọi đối tượng mà chúng ta tương tác hằng ngày đều có bản thể thanh tịnh của Phật tánh, đều sẽ là Phật sẽ thành trong tương lai. Từ đó bản thể thanh tịnh của ta luôn luôn trực diện với bản thể thanh tịnh của người, chứ không mang kiến thức ra để so đo, từ đó chấm dứt kiến chấp.

Phương pháp mà Bảo Thành tự tập lâu ngày, hồi xưa và ngay bây giờ Bảo Thành vẫn còn có kiến chấp, nhưng độ dày và độ mỏng khác biệt từng ngày từng thời. Để có thể bào mòn kiến chấp của mình quá nhiều thành mỏng hơn để rồi có thể chạm vào di chuyển chúng đi, Chánh Niệm hơi thở của Thiền Mật Song Tu mà Bảo Thành thực hiện bốn mươi mấy năm trời rất hữu dụng. Nó giúp cho mình trầm tĩnh, có sức mạnh, có năng lượng và nội lực để nhìn thấu qua sự quán chiếu chúng sanh đều bình đẳng. Từ đó biết sự lắng nghe để hiểu thấu người khác và thông cảm đối với họ, đón nhận họ vào cuộc đời của mình trong tương tác như họ là, chứ không muốn họ thành y như mình. Ở đời nếu bạn ra ngoài mà bạn thấy một người khác y chang như bạn, bạn sẽ khó chịu lắm, lúc đó nhàm chán lắm bởi ai cũng giống ai. Cho nên khi đối xử bình đẳng, bình đẳng tánh và trí, chứ không bình đẳng suy nghĩ và cách nhìn, tánh trí thanh tịnh bình đẳng nhưng cách nhìn và hành xử đều khác nhau. Tới một vườn bông, bạn thấy nhiều màu sắc, bởi chính sự màu sắc rực rỡ khác biệt làm cho vườn bông đó thêm đẹp. Cuộc sống, sự khác biệt giữa con người nhưng nếu được lắng nghe và thông cảm thì thế giới này sẽ đẹp lắm. Hãy nhìn ra cái đẹp của sự khác biệt trong lối suy nghĩ và hành xử qua sự biết lắng nghe và thông cảm. Nên thực tập hạnh lắng nghe để nhĩ căn – tức là lỗ tai của bạn được an yên bằng cách luôn luôn Chánh Niệm hơi thở, quán chiếu đến Từ Bi – Trí Tuệ quán, Hải Triều Âm Quán của Mẹ Hiền Quan Âm. Bạn hãy tới với đức hạnh của Mẹ Hiền Quan Âm học cách lắng nghe, hiểu và thương, thông cảm để san sẻ, nhất định đó là phương thức chuyển hóa kiến chấp của bạn. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 13, https://youtu.be/mdV7ur831bA

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn