Search

Cách thở phình bụng và hóp bụng

Giữa 2 cách thở

  • Hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng và
  • Hít vào hóp bụng, thở ra phình bụng.

Có gì khác nhau ạ? Con mới học công việc mới, họ yêu cầu con tập hít vào hóp bụng thở ra phình bụng để tạo ra lực thì mới làm được. Và con bị rối giữa 2 cách thở. Dạ xin thầy khai thị thêm cho con ạ. Mô Phật!

Trả lời: Chúng sanh có những biệt nghiệp, biệt nghiệp là nghiệp riêng tạo thành những nhân duyên riêng biệt. Có người họ thích ăn mặn, người thích ăn chua. Ở trong chùa Bảo Thành gặp các bác, các cô thích ăn cay dữ lắm, nhưng Bảo Thành ăn cay không được. Và dĩ nhiên những người như vậy thường nói nếu không có ớt ăn không ngon, nhưng mà Bảo Thành lại khác, có ớt ăn không ngon, ăn vô là nước mắt chảy ra, không ăn được. Cái cơ thể  Bảo Thành cấu tạo khác ăn cay không được các bạn, mặc dù tập nhiều lần rồi. Cơ thể của các vị kia khác, ăn cay cả một đống ớt, các loại ớt thật cay họ ăn cũng được. Thật ra hít vào phình bụng hay hít vào hóp bụng thì con người sinh ra đều phải hít, tùy theo cái cách tu tập và sự công dụng như thế nào và tuỳ theo khái niệm, nhận thức của từng người để họ để mang lại hiệu quả sống cao. Khi chúng ta hít vào mà hóp bụng, tức là để hơi trên lồng ngực. Chúng ta để ý những vận động viên chạy bộ, họ hít vào thì không thể phình bụng ra bởi hít vào phình bụng không chạy được, nó nặng. Hít vào gọi là đề khí trên lồng ngực, do đó những người vận động viên chạy bộ đó, họ thường hóp bụng họ chạy, tốc độ họ chạy nhanh, nhẹ và họ giữ hơi ở trên phổi để phổi có thể lọc khí đưa oxy vào trong máu; còn nếu họ trầm hơi xuống dưới bụng, nó nặng bụng khó chạy, mà oxi có thể thiếu. Đó là cách nghĩ rất khoa học, đúng. Các nhà cử tạ học tập tạ đó, khi họ đẩy tạ, họ cũng phải đưa hơi lên lồng ngực để đẩy cho nó nặng. Các nhà khí công thì lại khác, họ hít hơi họ phình bụng dưới đan điền khí hải, họ không chộp dịch để có được cái sức mạnh trong từng giây đột biến để làm việc nặng, việc nhanh, nhưng họ phân tán sức mạnh của nội tâm đều trên từng tế bào để hài hòa sống an vui. Nếu bạn tu tập để có hiệu quả kinh tế cao như chạy bộ cho nhanh thì nhất định không thể phình bụng. Bạn cứ thử đi, nếu bị hít vào bạn phình bụng, bạn không thể chạy được. Nhưng bạn có thể hít vào phình bụng bạn đi bộ nhẹ nhàng, gọi là kinh hành đó – được. Tuỳ vào các dục của những hình thức tương tác hằng ngày để đạt được hiệu quả cao mà bạn ứng dụng hơi thở như thế nào, hai cái đều đúng. Tuy nhiên để phát huy được trí tuệ và để cho cơ thể vững chãi, làm chủ được cái tâm, phương pháp thiền đưa xuống dưới bụng phình ra để hơi thở có thể sâu xuống đan điền khí hải, đánh thức được các luân xa, khơi dậy các nguồn năng lượng tích trữ trong các đại huyệt, lan toả toàn châu thân trong cái thế ngồi vững chãi, thể đi vững chãi, vững chãi không phải chạy nhanh như tên nha các bạn, vững chãi tịnh tĩnh để cái tâm có cơ hội nhìn và quán chiếu rõ ràng hơn từng hơi thở, để mang tới hiệu quả cho tâm được thanh tịnh, hiệu ứng là có được sự bình an và hạnh phúc. Và khi có được cái sáng của tâm, sự bình an hạnh phúc, có được sức khoẻ, thì tất cả mọi chuyện bạn làm đều làm bằng kỹ năng của trí tuệ, nên đôi khi việc làm đó rất đơn giản mà thành công cao. Người xưa nói sử dụng cái đầu để làm việc chứ không sử dụng cái sức như con trâu để kéo cày. Nếu bạn làm công nhân việc nặng, cần những thao tác khiêng vác, bạn phải đề khí lên lồng ngực để gánh vác – được, đó là cách làm việc, cứ như vậy. Nhưng trong phương pháp thiền, theo truyền thống nhiều đời vào kinh nghiệm nhiều ngàn năm, đưa hơi xuống bụng phình bụng thở nhẹ nhàng hóp bụng dẫn khí lên đầu trì mật chú hoặc chỉ chánh niệm thôi, mang lại kết quả thật cao cho cái tâm thanh tịnh. Không có cái nào sai, chẳng có cái nào là tuyệt đối, tùy theo cái dục bạn đang muốn trong cuộc sống. Nếu công việc của bạn đưa bạn tới cái chỗ cần phải có năng suất cao, cũng không sao, cứ thở hóp bụng phình ngực ra, hít vào phình ngực hóp bụng, thở ra thì cũng từ ngực thôi, cũng được không có gì. Nhưng nếu bạn chú trọng trong cái thiền, hãy đưa hơi thở sâu một chút xíu xuống đan điền khí hải, phình bụng để tạo được sức khoẻ tốt đẹp và đánh thức được tiềm năng trí tuệ của chúng ta ở não bộ. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 17, https://youtu.be/oey87vr9NzM

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn