Bảo Hạnh biên tập
Biết đâu là điểm phải dừng Thân tâm thúc liễm trong vùng thiện chân Hiểu mình có đủ tham sân Định tâm làm chủ vững vàng mà đi
Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.
Hôm nay thứ 7 trong chương trình “Đời Sống Chánh Niệm”. Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện xin chư Phật gia hộ cho chúng con đón nhận được thật nhiều năng lượng tình thương của Ngài, để chúng con biết tự lực đứng dậy, nương vào ốc đảo tự thân thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấy rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ và Vô Ngã. Chúng con nguyện siêu cho tất cả chư vị hương linh nương theo thiện nghiệp tái sanh cảnh lành. Nguyện an cho những ai đang bị bệnh tinh tấn tu học, đầy đủ phước báu, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Nguyện cho thế giới được hòa bình chấm dứt chiến tranh. Cầu nguyện cho những ai phát tâm xuất gia đi trên con đường Phật học, tầm cầu sự giải thoát, mang sự an lạc hồi hướng cho muôn loài có tâm bồ đề bất hối được sự gia trì của chư Phật, chư Tổ, chư Thầy, tinh tấn tu học .Giờ tu đã tới mời các bạn cùng với Bảo Thành chúng ta tụng Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú, Thất Bảo Huyền Môn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (03 lần)
Chú Đại Bi (01 biến):
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (03 lần)
Chú Vãng Sanh (03 biến):
Nam mô a di đa bà dạ.
Ða tha dà đa dạ.
Ða điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ.
A di rị đa, tất đam bà tỳ.
A di rị đa, tỳ ca lan đế.
A di rị đa, tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na.
Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Ma Sa Ốp Uê.
Sa Bi Mô U.
Sa U Sa U Ba Thê Um.
NamMô SaKa Puot Tê, NamMô SaKa Puot Tê.
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Bảo Thành kính chào các bạn! Hôm nay thứ 7 rồi, một ngày thật tuyệt vời, ngày nghỉ của hầu hết mọi người, cũng là ngày chúng ta chuẩn bị ngày của Cha, đấng Từ Phụ đã sanh ra chúng ta, nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta trưởng thành làm người. Các bạn, chúc mừng tất cả các bậc làm cha, xin hồng ân ba ngôi Tam Bảo luôn phù hộ gia trì cho cha được khỏe, được vui và hạnh phúc.
Hôm nay ta nói về chủ đề đời sống chánh niệm, chủ đề các bạn gửi về “Biết Điểm Dừng”. Ta phải đi trên những con đường định hướng và không được định hướng của cuộc đời. Ngày nay ta phải học thật nhiều lắm để trở thành một tay lái cự phách, biết luồn lách đúng luật, đi đúng hướng và dừng đúng điểm an toàn cho ta, cho người thân và những ai đồng thuyền trong kiếp người. Đã biết bao nhiêu lần các bạn và Bảo Thành đã không biết điểm cần phải dừng trong cuộc sống, để rồi chúng ta đã nói năng với nhau quá trớn, tạo ra sự mất lòng, tranh luận, đấu đá, phân rẽ làm cho mỗi người đều phải đau lòng cắn rứt, bởi ta không biết dừng, ta nói quá trớn. Ta không biết điểm cần phải dừng khi ăn nói, ta nói buông tuồng, ta không định được tâm, ta muốn nói gì ta nói. Chỗ đông người ta nói thỏa thích, chỗ có các bậc bề trên ta xả láng như ở đời, chỗ tình bạn ta nói quá trớn để chạm tự ái, khó chịu. Vì chúng ta không quen tu luyện để làm chủ ngôn ngữ của mình. Bất cứ chỗ nào có mặt ta cứ tuôn ra ầm ầm như bão tố, có đấy! Nói năng quá trớn là chuyện thường xảy ra đối với Bảo Thành và các bạn. Suy nghĩ quá trớn nữa cũng có, gặp một ai đó tâm ta phóng còn hơn hỏa tiễn tới những hành tinh xa mà khoa học chưa có thể định hình được. Mang theo biết bao nhiêu tư tưởng loạn động, phóng tâm quá trớn. Để gặp một chuyện mà suy nghĩ lung tung, chúng ta hệ lụy vào cảm xúc, tình cảm riêng tư của chính mình. Khi nhìn vào một đối tượng là vật chất, là tình cảm giữa con người, tâm phóng lung tung, không biết điểm cần phải dừng. Phóng tâm quá trớn làm cho ta phiền não đau khổ, làm cho chúng ta mất đi gốc bổn nguyên thanh tịnh, rơi vào trầm cảm sầu muộn, khóc lóc than van, nước mắt chảy ngắn, chảy dài, tâm tư rầu rĩ, mất đi cái tươi, cứ khóc, cứ khóc, nói năng bất cần chẳng biết điểm dừng, đó là dấu hiệu của phóng tâm quá trớn không biết điểm phải dừng.
Chúng ta cũng đùa giỡn quá trớn nữa các bạn. Nhớ hồi trẻ nhóm bạn chúng ta chơi với nhau đôi khi đùa giỡn quá trớn, làm cho bạn bè bực mình, nổi cáu, nổi giận và trong các buổi tiệc, hội họp, gặp gỡ, đi chơi, dã ngoại ta đôi khi cũng quá trớn, hình như thật nhiều quá trớn. Ăn uống cũng quá trớn nữa các bạn ơi, đi tiệc ăn uống quá trớn chẳng nhìn trước, nhìn sau, nốc vào cho say ngã lăn quay trên nền đất, sàm sỡ đủ thứ, mất mặt, đi hội họp đôi khi chúng ta cũng ăn mặc diêm dúa quá trớn. Hình như ở đời có nhiều chuyện quá trớn lắm, gặp các bậc Thầy, các bậc tôn túc ta không biết đảnh lễ, ta không biết kính trọng, ta không biết diểm dừng, ta suy nghĩ, ta hành động cũng quá trớn. Đi tới chỗ đông ta cũng chẳng biết làm gì, nên từ lời nói, hành động, việc làm cũng quá trớn, chỗ thiên nhiên tự tại ta ăn nói buông tuồng. Nơi chánh điện trang nghiêm hoặc những nơi cần có sự nghiêm ta lại quên, quá trớn, bởi ta chưa biết điểm dừng và định hướng được trong mọi mặt của cuộc đời. Rồi chúng ta cũng tham quá trớn nữa các bạn ơi! Tham quá trớn đến mức không còn đến điều độ, không biết thiểu dụng, vơ vét cho đầy. Tham thì đủ thứ, tham tình, tham tiền, tham danh vọng, quyền lợi. Sân cũng quá trớn, để rồi chuyện nhỏ nhoi không đáng kể, nhỏ như trái nho mà ta thổi phồng cho thật to, để rồi sân, rồi đập, rồi đánh, rồi chửi. Mà đôi khi cũng ngu quá trớn nữa các bạn, Bảo Thành và các bạn thường hay bị ngu quá trớn để cho người ta coi thường mình.
Ở đời có thật nhiều quá trớn và quá trớn nguy hiểm nhất là ở Việt Nam hay thấy và nước ngoài cũng có ít thôi. Bởi người ta ở nước ngoài được đào tạo bằng lái xe là có quy luật, quẹo phải, quẹo trái tuân thủ trên trục lộ giao thông, đèn vàng tới là người ta ngưng từ từ và thắng rồi, để khi đèn đỏ người ta dừng hẳn dù không có một ai, không có một bóng người giữa ngã tư, ngã bảy hay ngã sáu, không một chiếc xe, không một bóng người, người ta vẫn tuân giữ theo luật dừng lại khi đèn đỏ, biết điểm dừng và khi đèn xanh tới họ mới đi. Ở Việt Nam chúng ta thói quen, đèn đỏ không có người phóng tới luôn, đèn vàng ăn thua gì tăng tốc độ rồi nghe rầm một cái, đụng xe, đụng nhau, chạy xe quá trớn là chuyện có thật. Cho nên trên chiếc xe các nhà chế tạo thường chế tạo ra cái thắng và ngày nay người ta còn chế ra sự cảm ứng của xe, khi cảm ứng được đèn đỏ xe tự động thắng, đèn vàng tự động chậm lại dù có rồ ga cũng không chạy được. Chế độ tự động hình như là tuyệt vời cho xe cộ, cảm ứng quan trọng lắm. Hầu hết các xe cộ bây giờ dùng chế độ bằng điện cảm ứng, phone cũng cảm ứng, cửa ra vào cũng cảm ứng, bước tới nó mở rồi, cảm ứng ngày nay rất thông dụng. Cảm ứng điện từ, cảm ứng đến mức bước vô nhà đèn tự bật, nằm trên giường đèn tự tắt, đưa tay vào vòi nước tự chảy, cái gì cũng tự động cảm ứng, nhưng khi ta rút tay ra nó biết điểm dừng nên tiết kiệm được nước. Các bạn, biết điểm dừng là quan trọng vô cùng.
Biết đâu là điểm phải dừng,
Thân tâm thúc liễm trong vùng thiện chân,
Hiểu mình có đủ tham sân,
Định tâm làm chủ vững vàng mà đi.
Người biết điểm dừng là người tinh tế, người được ca ngợi. Người biết điểm dừng là người luôn luôn biết được mình phải thăng tiến như thế nào. Người biết điểm dừng là người biết đủ nên luôn có dư. Người biết điểm để dừng là người biết lẽ phải, luôn luôn thực hành theo chánh đạo. Suy nghĩ đi các bạn, người biết điểm dừng là người đã làm chủ tâm và trí tuệ suy nghĩ thật rõ. Họ biết thúc liễm thân tâm của họ và an trú trong vùng thiện chân, để từ đó họ hiểu được tâm tham sân vốn có nơi mình, họ làm chủ tâm tham sân đó, họ để cho năng lượng thiện chân ở trong lòng tăng trưởng, họ định tâm, họ vững lắm, người đó là người làm chủ và biết điểm dừng. Người ấy là người đĩnh đạc thành công, có oai nghi, có Trí tuệ, có Từ bi và luôn luôn tiến lên, và không có một cái gì có thể dừng bước chân của họ, ngoài điểm họ biết phải dừng mà thôi.
Biết đâu là điểm phải dừng,
Thân tâm thúc liễm trong vùng thiện chân,
Hiểu mình có đủ tham sân,
Định tâm làm chủ vững vàng mà đi.
Trên con đường tu của quý Phật tử tại gia, cũng như những ai phát nguyện xuất gia ta phải biết điểm dừng của ngôn ngữ khi tương tác, đừng để ngôn ngữ hóa ra trơ trẽn, lạc đường, tạo nghiệp khẩu. Chúng ta phải biết điểm dừng của tư tưởng, suy nghĩ, đừng phóng tâm quá tốc không làm chủ được, để trở thành hoang tưởng loạn thần, tạo nghiệp từ ý. Chúng ta lại càng biết điểm dừng của những hành động tạo tác ở nơi tư phòng của mình, ở nơi công cộng, ở nơi trang nghiêm thờ tự, ở mọi lúc mọi thời phải hiểu những hành động nào cần phải dừng. Đừng buông tuồng để cho cảm xúc, tập khí và chiều chuộng cái tôi của mình quá đáng, để điều gì cũng đổ ra ngoài như rác của ống cống tuôn ra, không được, phải biết điểm dừng.
Chúng ta trong cuộc sống để có cuộc sống hạnh phúc an vui, đĩnh đạc, vững chãi cần phải học. Không ai có thể dừng lại được nếu không học, bởi thói thường ta bị tập khí, ta bị ác nghiệp tăng tốc tạo ra quá trớn, quá trớn trong giao tế, bằng ngôn ngữ hành vi, thế nên người ta cãi nhau ầm ầm, người ta đánh nhau mỗi ngày. Quá trớn trong tư tưởng để rồi từ đó gặp ai cũng nghĩ xấu và để cho tâm bất kính nó hoành hành khó kềm, ta phải biết diểm dừng. Người biết diểm dừng là người đã thực hiện theo lời của Đức Phật, ý thức được mọi tạo tác, suy nghĩ và hành vi, người đã trải qua công phu tu tập để tâm được làm chủ. Chẳng khác gì như người lái xe đã trải qua các lớp, các thời khóa học, học về lý thuyết biết khi nào cần phải dừng, biết khi nào cần phải chạy chậm lại, biết những dấu hiệu quẹo phải, quẹo trái, cấm quẹo, cấm vòng và biết được sự nhận diện thật rõ quy luật giao thông, đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, để rồi trở thành một người tài xế. Nói theo ngôn từ bình thường là tay lái cự phách, không bao giờ gây nguy hiểm cho những ai ngồi trên xe hoặc cho bản thân, an toàn tới đích đúng. Người biết điểm dừng là người sẽ tới được đích của hạnh phúc và an lạc.
Muốn biết được điểm dừng chúng ta phải học, chúng ta phải học. Nhận ra các dấu hiệu, mà Phật dạy có ba điểm tuyệt đối không bao giờ phóng ga, vượt ẩu để bổ đầu xuống hố sâu đau khổ, luân hồi, sanh tử. Ba điểm đó là ba điểm rất nguy hiểm được chấm phá thật rõ, có ký hiệu mà ai cũng nhận ra, ba điểm đó là của tham sân si. Phải biết nhận diện ra tâm tham, tâm sân và tâm si trong mọi tạo tác, trong mọi lời nói, trong mọi suy nghĩ. Người học Phật không nhìn đối tượng để đoán, không nhìn người để đoán, mà người học Phật nhìn chính mình để nhận ra, để biết, biết cái gì? Biết tham sân si trong tâm của ta, biết được điểm tham sân si nó lộ trước mặt, trong tâm của ta, trong hành vi của ta, trong lời nói của ta, ta thúc liễm, ta làm chủ, ta dừng lại. Người ấy luôn hạnh phúc, có thân xác khỏe mạnh, ít bệnh, có tinh thần trong sáng, có một đời sống tâm linh phá được u mê, có năng lượng, sống luôn biết cười, biết vui, chẳng thấy khi nào họ rầu rĩ, mặc cảm, tự ti, họ tự tin dữ lắm. Họ là mẫu người lý tưởng cho mỗi người chúng ta hướng tới và mẫu người lý tưởng ta có thể nhìn được, hướng tới và nhận mẫu người đó làm Thầy. Mẫu người của Đức Bổn Sư, của các vị Bồ Tát, của các bậc thiện tri thức, của các bậc Thầy có công hạnh tu miên mật. Bởi nơi các đấng ấy, các Ngài biết điểm phải dừng, không đi quá trớn, khi nào nói, khi nào nghỉ, khi nào hành động luôn luôn có cái thắng của Giới, của Định và của Huệ. Cái thắng này là cái thắng tuyệt hảo Giới – Định – Huệ. Người có Giới – Định – Huệ qua công hạnh tu của Mật Thiền là người luôn quán chiếu tâm Từ bi yêu thương, không để cho cảm xúc ghen ghét, cảm xúc tranh đua, cảm xúc của ghen tuông, cảm xúc của so sánh giữa mình và người. Chỉ biết dấn thân với toàn bộ tình yêu thương đối với mọi người, chẳng nhìn người để rồi tự ti, chẳng moi từ người để rồi ghen tuông, tự ái mà biết xả tâm, hỷ xả, buông bỏ và tâm hỷ yêu thương đối với mọi người cho tới hơi thở cuối cùng. Người ấy luôn luôn an lạc và bình an, tự tại như mẹ hiền Quan Thế Âm. Người tu Phật tại gia hay xuất gia cần phải tu công hạnh của mẹ hiền Quan Âm với tâm không có quái ngại, để có tâm không quái ngại phải có tâm Từ bi yêu thương rộng lớn mới chuyển hóa được tâm ghen tuông, tự ái, sân giận. Phải biết điểm dừng đó thì chúng ta mới có được Giới – Định – Huệ. Giữ giới, năm giới tạo thành cái lực thật mạnh, Chánh định đó các bạn, chỉ giữ giới thôi bạn đã có Chánh định. Bạn chánh niệm hơi thở quán chiếu tâm Từ bi, quán chiếu Trí tuệ trong chánh niệm và sự Tỉnh giác, bạn có được tha lực của Chư Phật gia trì. Là người chúng ta luôn luôn có những hành động, lời nói, suy nghĩ quá trớn bởi sự thôi thúc, thúc đẩy của ác nghiệp, tập khí nhiều đời khó kềm, do đó chúng ta cần phải tu tập không thể coi thường được. Bạn nhìn kỹ lại bạn, Bảo Thành cũng nhìn kỹ lại Bảo Thành, chúng ta cũng đồng một lứa, một nhóm thường hay quá trớn về nhiều phương diện và sự quá trớn của chúng ta đã tạo ra đau khổ cho nhiều người, cần phải được tu tập để biết điểm dừng.
Biết đâu là điểm phải dừng,
Thân tâm thúc liễm trong vùng thiện chân,
Hiểu mình có đủ tham sân,
Định tâm làm chủ vững vàng mà đi.
Để định được tâm, làm chủ cuộc đời, vững vàng mà đi, chúng ta cần phải tu. Mật Thiền song tu chánh niệm hơi thở qua các Phật ngôn, đón nhận năng lượng thắp sáng trí tuệ để không còn u mê, vô minh, tỉnh thức, nhìn rõ, thấu, thúc liễm thân tâm và nhìn rõ điểm phải dừng chúng ta mới thực sự là người học Phật. Nếu bạn học Phật tại gia hay xuất gia, bạn không biết điểm phải dừng cứ buông tuồng quá trớn trong mọi mặt là bạn đang tự sát, tổn phước, hết công đức và tất cả những việc gì bạn làm không có ý nghĩa, chẳng đưa đến sự thành tựu và có thừa sự phiền não đau khổ, thiếu hẳn an lạc và hạnh phúc. Cần phải biết điểm dừng, người biết điểm dừng là người đang tiến lê. NNgười biết đủ luôn có dư bởi biết điểm dừng nên biết đủ không quá trớn, biết đủ từ những lời nói trong giao tế, biết đủ từ những suy nghĩ hành động, trong ăn uống, trong tương tác, trong công việc, trong phương diện trực diện với tiền bạc, tình cảm, quyền lực, sự phục vụ nhu cầu của đời sống. Họ biết điểm dừng để nên họ dư, không tăng trưởng quá tham để vơ vét quá trớn, tạo ra khổ và phiền não. Người học Phật không thể đi quá trớn, người lái xe cần phải có thắng không thể để chạy quá trớn, vượt đèn đỏ nguy hại đến mình và muôn người. Trên trục lộ, trên giao lộ, trên đạo lộ giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, nếu bạn cứ quá trớn hoài mà không biết thắng bằng Giới, bằng Định, bằng Huệ, bằng Từ bi, bằng Trí tuệ và Tỉnh giác, nhất định, nhất định sự khổ đau phiền não sẽ đầy ắp trong cuộc đời của bạn. Dù khoác lên mình màu sắc của người học Phật tại gia hay xuất gia, bạn chẳng lợi lạc được điều gì.
Qua chánh niệm hơi thở thực tập cho rõ và miên mật mỗi ngày, Chánh định của chúng ta trưởng thành hơn, nó có lực vi diệu gắn kết với Phật và ta lại có thể thừa hưởng được ân sủng, hồng phúc của chư Phật ban rải xuống qua năng lượng siêu thế Từ bi, đại từ đại bi. Đức Phật là đấng đại từ đại bi, đức Quan Thế Âm, các bậc giác ngộ, các bậc Bồ Tát đều là các đấng đại từ đại bi, quán tâm Từ bi ta có diệu lực, ta có tha lực, ta có mật điển đại hùng đại lực, cái thắng vi diệu để rồi khi quán tâm Trí tuệ ta biết được điểm phải dừng trong sự tỉnh táo không u mê. Nơi nào ta tới dù ta đi hay ta dừng thì năng lượng từ bi luôn lan tỏa. Người ấy như bông hoa đã đón nhận được đầy đủ năng lượng từ trời đất, từ không khí, nước để rồi nở hoa thơm ngát. Người ấy như sen nở giữa đời, thơm và đẹp. Các bạn, phải biết được điểm dừng trong cuộc sống, để biết được điểm dừng ta phải quán chiếu tự thân của mình, đừng quá vội vàng nhìn người khác để phiền não trong cảm xúc cá nhân dâng trào khó kềm, để buông ra những lời nói tạo nghiệp. Trong nhà Phật ta tạo nghiệp cho ta, chẳng ai mang tới đâu, nghiệp ta tạo từ sự suy nghĩ quá trớn, nghiệp ta tạo từ những ngôn từ ta sử dụng quá trớn, nghiệp ta tạo từ những hành động quá trớn, phải biết điểm dừng. Cuộc sống người khôn ngoan, người biết làm chủ và trí tuệ, có tình thương lớn và luôn thành đạt, người đó là người tỉnh thức và người ấy luôn luôn biết điểm nào cần phải dừng. Người đó từ tốn, khiêm tốn lắm, người đó bao dung, người đó có năng lượng lan tỏa và người đó không ai xa hết đó chính là Đức Phật đó các bạn. Còn Bảo Thành và các bạn còn đầy ắp những sự quá trớn, quá trớn trong ăn uống, trong vui chơi, quá trớn trong lời nói, quá trớn trong hành động, quá trớn trong suy nghĩ, quá trớn trong tình cảm, quá trớn trong vật chất, quá trớn quyền lực, quá trớn trong vơ vét của cải phụng dưỡng cho riêng mình, quá trớn nhiều lắm, chúng ta đã quá trớn , quá đà.
Nay trong ngày thứ 7 này, ngày mai ngày lễ của Cha, ta hứa với cha của mình sinh ra đời và ta cũng hứa với bậc Cha tâm linh là Đức Bổn Sư “Chúng con sẽ phải tu và tinh tấn tu học theo lời của Ngài, lấy mẫu gương đời sống thân giáo của Ngài để nhận biết được những điểm phải dừng, những điểm phải dừng trong cuộc sống, không đi quá trớn tạo khổ cho mình và mọi người”. Cuộc sống cũng rất dài và cũng rất ngắn, vì sao? Có những người chớp mắt ra vừa chết dù trăm tuổi ta vẫn gọi là ngắn, có những người mới nằm liệt vài ngày ta đã dài như thế kỷ. Dài ngắn tùy thời, tùy lúc, tùy người, đối với chúng ta không dài, không ngắn, chỉ một hơi thở là đủ biết diểm dừng, nếu biết thúc liễm trong vùng thiện chân. Các bạn
Biết đâu là điểm phải dừng,
Thân tâm thúc liễm trong vùng thiện chân,
Hiểu mình có đủ tham sân,
Định tâm làm chủ vững vàng mà đi.
Bước chân của bạn khập khiêng và bạn thường vấp té, đau đớn trên mọi mặt của cuộc đời là bạn chưa định được tâm, tâm còn rối và để cho cảm xúc làm chủ cuộc đời, dẫn đầu, đày đọa bạn, hay ăn nói lung tung như người điên, người khùng. Người không định tâm có những hành vi ma quái, tráo trở hại người. Người không định tâm có những suy nghĩ đáng sợ gây hại cho muôn người. Để định tâm ta phải tu chánh niệm, để định tâm ta phải luôn luôn chánh niệm hơi thở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống, ta phải luôn chánh niệm đời sống của mình và luôn luôn quán chiếu tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, luôn luôn đón nhận Phật vào trong đời và phải quán chiếu tâm tham sân si, định vị được chúng để chúng ta phải biết rằng ba điểm tham sân si ta cần phải dừng không thể quá trớn, vọt tới té chết ngay. Té vào đâu? Té vào luân hồi sanh tử, chết kiếp kiếp muôn đời khó thoát ta phải hiểu như vậy. Cho nên biết điểm dừng là một sự tu cần có công hạnh, cần có phải có một sự trải nghiệm thực tế không phải chỉ hiểu, chỉ nói. Đạo Phật cần phải được thực hành, Phật tử tại gia muốn có được sự an lạc cần phải biết điểm dừng. Người biết điểm dừng như Bảo Thành đã nói là người luôn luôn biết đủ, là người luôn luôn biết lẽ phải, từ đó người biết điểm dừng là người biết đủ mọi mặt, tiến tới trên con đường chánh đạo để giải thoát bản thân của mình và mang lại sự hạnh phúc cho muôn người. Do đó hôm nay là thứ 7, ngày mai lễ của Cha chúng ta hãy cố gắng là những nguời con của Cha, đã từng trải qua biết bao những sự quá trớn gây ra sự đau lòng cho nhau. Nay nghe được bài này nhắc nhở cho nhau phải biết điểm dừng, phải biết điểm dừng và để biết được điểm dừng của tham sân si ta phải cần nhìn vào chính ta để thấy trong ta có đầy đủ tham sân si hết. Năng lượng vi diệu của Phật tiếp ứng cho chúng ta để có thể dừng, không sa ngã vào hố sâu của tham sân si là mật điển Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác qua chánh niệm của hơi thở. Bạn thực tập bạn sẽ thấy được công năng vi diệu này và bạn sẽ có được sự hạnh phúc an vui, bạn sẽ không còn khóc, bạn sẽ không còn rầu rĩ, phiền não, đau khổ. Bạn sẽ tăng trưởng được sự tự tin, bạn sẽ vững trãi như thái sơn, bạn sẽ thong dong như mây trời, bạn là người học Phật đúng, thực hiện đúng, hành đúng và có sự thành tựu cao trong cuộc sống.
Mô Phật! Đó là sự chia sẻ hôm nay, cám ơn các bạn đã lắng nghe. Chúng ta hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Ngày lễ Cha chúng con nguyện hồi hướng toàn bộ phước báu và công đức nếu có được trong sự đồng tu hôm nay tới Cha, tới các đấng sinh thành. Nguyện xin hồng ân Tam Bảo gia trì cho Cha, cho các đấng sinh thành tăng long phước thọ, khỏe mạnh an vui, hạnh phúc đời đời và tinh tấn tu học.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật