Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Hanh biên tập
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh facebook các bạn chia sẻ.
Giờ tu đã tới mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự lực tinh tấn tu học mật thiền chánh niệm hơi thở, để thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấy rõ được vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện cho hương linh Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà, cha mẹ những người thân yêu đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc.
Xin Chư Phật từ bi chứng minh!
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta cùng ngồi xuống buông thư nhẹ nhàng thôi, để hơi thở trở về theo lẽ tự nhiên. Mật Thiền lấy chánh niệm của hơi thở, hít sâu, thở chậm và tổng trì mật ngôn Từ Bi quán – Mu A Mu Sa, Trí Tuệ quán – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và Tỉnh Giác quán – Ma Sa Ốp Uê. Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, quán chiếu trong từng giây phút ta sẽ liễu thông được vạn pháp vô thường, khổ, vô ngã và gắn kết mật thiết với chư Phật mười phương cùng chư vị Bồ Tát, mỗi người chúng ta giữ thân ý thanh tịnh trong giờ đồng tu sẽ lãnh nhận được thật nhiều mật điển. Hãy bắt đầu.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển, hồi hướng và san sẻ cho nhau.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến, trong thế giới ngày nay quá nhiều những phương tiện của khoa học phát triển có sức lôi kéo thật dữ, sự hấp dẫn của những phương tiện hiện đại đã làm cho không phải chỉ có người Phật tử, mà tất cả các tín đồ của các tôn giáo khác hờ hững với con đường tu học theo tôn giáo của họ. Ngày xưa chúng ta mỗi buổi chiều cũng thường tới chùa, ngày nay trên thế giới một tháng một năm mới có một lần cho mình cơ hội về chùa. Đối với các tôn giáo bạn, luật đã định người tín đồ bắt buộc phải về nhà thờ nơi thờ tự mỗi một chủ nhật. Chưa kể vào mỗi chiều tối hoặc sáng sớm hoặc có lễ, người tín đồ thường lên tới để tham dự. Đối với họ thánh lễ là một bữa tiệc tâm linh cần được đón nhận bằng tâm thành kính. Cho nên sự tới nhà thờ, tới thờ phượng các đấng họ tôn thờ vào mỗi buổi sớm hay buổi chiều, hoặc cuối tuần là một diễm phúc của đời người. Những giờ phút ấy đón nhận được thật nhiều hồng ân, hồng phúc của bề trên. Phật giáo lấy con đường tự độ, tự giác, tự tha. Chính vì cái tự đó nếu thiếu đi sự sách tấn, nỗ lực của bản thân và sự khuyến tu sách tấn của các bạn đồng tu cũng như các vị thầy, chúng ta thật dễ giãi đãi. Chúng ta hãy nhìn thực tế bản thân của mình có khi nào đặt vào một khuôn mẫu để miên mật tu học hay không? Có thường xuyên tới chùa hay không? Có tiếp cận với giáo lý của nhà Phật, nghiên cứu và thực hành hay không? Hoặc là để ý phát tâm tới chùa tụng kinh, nghe giảng, niệm Phật, công quả hay không? Chắc chắn là có! Nhưng thật hiếm hoi, hiếm hoi đến mức mà chúng ta không thấy mình có mặt hiện diện nơi trang nghiêm Phật đường để tu, mà thường xuyên có mặt nơi ồn ào trong xã hội. Ngày nay phương tiện phát triển hay hơn nữa đưa chúng ta, những con người ít tới chùa vẫn có cơ hội gặp gỡ trên không gian mạng. Thất Bảo Huyền Môn được ví von như một ngôi chùa di động trên mạng, để tạo nhân duyên cho các bạn gặp gở và chúng ta đồng tu với nhau. Nhưng mặt đối mặt, gặp gở nhau thực sự vẫn là con đường sách tấn khuyến tu rất tốt, bởi khi chúng ta gặp nhau có sự nhất tâm, một lòng thành kính, có sự giao thoa năng lượng hiện tiền của ba ngôi Tam Bảo. Và có sự trực diện với bản tâm chân thật của mình trong những giây phút đồng tu với nhau. Mật Thiền song tu là một pháp môn phương tiện vi diệu. Nhưng chỉ vi diệu cho những ai có nhân duyên mà thôi.
Một câu nói mà Bảo Thành luôn khắc cốt ghi tâm từ Đức Bổn Sư, Ngài nói rằng “Ngài chẳng thể độ những ai chưa có duyên”. Đây chẳng phải là câu nói Phật không thể độ cho một số người, mà nói rằng chúng ta phải luôn luôn tạo nhân duyên đầy đủ để Phật có thể hóa độ chúng ta. Phật không thể độ chúng ta là bởi vì ta khước từ và chẳng bao giờ gieo trồng nhân duyên thiện lành và cầu thỉnh Phật tới dạy dỗ. Cũng như thế nếu chúng ta không bước vào, không đặt mình vào, không gieo duyên với pháp môn Mật Thiền thiền song tu, thì nhất định sự vi diệu của pháp môn phương tiện này không bao giờ được kích hoạt nơi chúng ta. Chúng ta luôn luôn dù là pháp môn nào đi nữa, thì người Phật tử tại gia rất cần sự chủ động tinh tấn nỗ lực với chánh kiến, chánh tư duy. Để có được định và tuệ trên con đường tu gieo duyên thật nhiều bằng các pháp thiện lành, làm việc thiện, khởi tâm thiện. Đó là nhịp cầu dài vô tận để đưa chúng ta an toàn lướt qua những thăng trầm, chướng ngại của cuộc đời và đạt đến điểm của an lạc hạnh phúc mà chư Phật thường khai thị cho chúng ta. Chúng ta đừng coi thường sự đồng tu, hãy nhìn các tôn báo giáo bạn để tự nói với chúng ta cần phải tinh tấn như họ dù khác tôn giáo. Đừng ngồi đó phân biệt cái hay, cái dở, mà hãy nhìn vào sự nỗ lực của họ sớm tối cuối tuần luôn luôn các ông bà, cha mẹ, người thân, con cháu nhắc nhở sách tấn nhau tới nơi thánh đường để tu, để thông phần vào sự hiểu biết của đấng bề trên trao truyền. Chúng ta quá coi thường họ. Các bạn có nghĩ vậy không? Tự giác, tự lực nhưng không thể tự đặt để mình ở ngoài sự tu tập, phải luôn luôn đặt mình trong sự huân tu, sự tu tập, sự rèn luyện và công hạnh mỗi một ngày.
Trở về với chủ đề “Đi Đêm Có Ngày Gặp Ma ”. Nếu hỏi có ai gặp ma chưa? Nhiều người trong số chúng ta giơ tay lên thấy rồi, gặp rồi. Nhưng chẳng có sách vở nào ghi và định nghĩa rõ ràng ma là như thế nào? Thế vậy mà những hiện tượng ta đương đầu ta đặt ngay cho là ma. Còn câu đi đêm có ngày gặp ma thường được nhắc nhở nơi ông bà, cha mẹ cho những đứa con thường đi chơi đêm. Các con cứ đi đêm có ngày gặp ma đó. Rồi chúng ta sợ không dám đi đêm, đi khuya nhiều, đi vừa vừa thôi rồi về đúng giờ đã hứa với cha với mẹ. Một câu rất nhẹ nhàng được ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng câu đi đêm có ngày gặp ma chính là một thành ngữ trong tiếng việt của chúng ta mà ông bà, cha mẹ đã đặt vào đó để khuyên dạy cho tất cả, không phải hàng con cháu mà là cho tất cả mọi người hãy nhớ. Đi đêm có nghĩa là làm bậy, làm những việc sai. Đi đêm có nghĩa làm những việc tà, việc ác, việc không đúng chánh pháp. Gặp ma có nghĩa là gặp chướng ngại, sẽ phải đón nhận những hậu quả chẳng thể trốn được. Có nghĩa đơn giản hơn là nếu chúng ta gieo nhân nào thì gặp quả đó, đúng như tinh thần nhà Phật chuyển ngữ thành thành ngữ đi đêm có ngày gặp ma. Bạn làm sai sẽ có ngày nhận hậu quả. Nay mai hoặc có khi theo nhân, điều này thật đúng. Nhưng chúng ta ít có khi nào tư duy suy nghĩ về đi đêm có ngày gặp ma, nghĩa là làm những chuyện ác, chuyện sai, chuyện không đúng, chuyện đi đêm ấy mà? Sẽ gặp ma, gặp chướng ngại, sẽ gặp hậu quả tai họa nguy hiểm. Ta vì đó mà cứ lập đi lập lại hoài coi thường nhờn mặt. Các bạn có thấy vậy không, có? Vì sao chúng ta không sợ là bởi vì chúng ta không tư duy trong chánh kiến. Vì sao chúng ta không sợ? Là bởi vì chúng ta vô minh, chưa được hướng dẫn để quán chiếu thấy rằng con ma khi đi đêm luôn luôn gặp, sẽ gặp và phải gặp. Để thấy rằng mọi hậu quả của các pháp ác, của những việc làm sai trái, của những tà kiến nhất định sẽ xảy ra không trốn được đâu. Chẳng thể trốn và sự việc đó có thật, nếu chúng ta quán chiếu trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta và tất cả những người sống chung ta thấy làm ác gặp họa, làm thiện tạo phước.
Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Những ai làm ác tạo ra nghiệp ác, thì dù có trốn ở trên trời cũng chẳng trốn được, trốn ở trong động, lặn sâu ở dưới biển, lẫn vào trong chợ, đi sâu vào trong rừng, mọi nơi gọi là ẩn trốn, để cho nghiệp ác không trổ quả thì không bao giờ có chuyện đó sẽ xảy ra”.
Ai trong chúng ta có thể trốn được những ác nghiệp đã tạo, không ai. Có câu ở đời thường nói lưới trời tuy thưa nhưng chẳng ai có thể lọt được, luật nhân quả chẳng trừ một ai, tạo ác gặp tai họa liền liền. Làm lành làm thiện có được phước báu, điều đó quá đúng. Đi đêm nhất định sẽ gặp ma. Các bạn, một lời khuyên trong thành ngữ của người Việt, chẳng có một chút gì tôn giáo nhưng đã mang chân lý nhân quả vi diệu của Phật đặt để vào ngôn ngữ rất thường. Để không phải chỉ có Phật giáo mà tất cả mọi người Việt Nam chúng ta, tất cả mọi con người ở các đất nước khác nhau, quốc gia khác nhau trên thế giới, đều phải chấp nhận rằng đi đêm có ngày gặp ma có nghĩa làm việc ác việc tà, làm việc sai quấy, không đúng, hại người phải lãnh nhận những hậu quả. Ngay chỗ này ta nhìn thấy một điểm rất quan trọng của Đức Phật dạy về nhân quả. Khi Đức Phật giác ngộ Ngài nhìn thấu nhân quả và biết được không ai có thể trốn được, mọi chúng sanh đều phải chịu sự ràng buộc của quy luật nhân quả điều khiển. Nếu không nhận ra ta không thể chuyển hóa nhân quả của mình được và không hiểu thấu ta không dừng tạo nghiệp những nhân ác để trổ quả tai họa và tinh tấn tạo những nhân thiện và gặt hái được phước báu. Thì làm sao chúng ta mong rằng sẽ có ngày thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đó chỉ là ước mơ lạ lùng của những người khùng, điên, thiếu não.
Các bạn! Hãy cố gắng tư duy thật kỹ lời Đức Phật dạy. Nhân nào quả đó chẳng thể nào sai trật được. Phải suy ngẫm, phải tư duy và phải quán chiếu nơi bản thân của cuộc đời, thấy thử coi biết bao nhiêu những tai họa, những chướng ngại, những đau khổ, những phiền não, những chuyện không như ý đã xảy ra đối với chúng ta. Chúng ta trong những lúc ấy có nhớ lời Đức Phật dạy về nhân quả, mang chánh kiến, chánh tư duy để suy nghĩ mà nhận thức được. Từ đó gạn lọc từ bỏ những nhân ác tạo nhân thiện hay không? Hay chúng ta lại mù tịt đâm đầu chạy tới những vị vỗ ngực xưng tên có quyền năng giải nghiệp cho chúng ta. Nhiều khi nghiệp không những các vị đó được giải, bởi họ luôn luôn nói rằng họ có quyền năng giải cho chúng ta, nhiều khi nghiệp còn dính tới theo như họ giới thiệu đến cõi âm, đến vong, để chúng ta phải áp vong, cúng tiền, đóng tiền như đóng thuế cho người ta đã phạm. Toàn những chuyện mơ hồ hão huyền, mà Phật chưa bao giờ nói một lần đến phương pháp đó. Vậy mà ngày nay đắt như tôm tươi, nói một chút tốn bao nhiêu tiền, bao nhiêu công sức, đường xa vạn dặm ta vẫn tới, vì sao? Vì ta lười, vì ta giải đãi chẳng hiểu thấu được lời Phật, ai hứa hẹn cứu chúng ta là chúng ta khoái rồi, đâu cần phải làm gì, trả chút tiền, tốn chút công được cứu. Phật đã nói những điều Phật không thể làm là không thể giải được nghiệp của chúng sanh và không xen vào nghiệp của chúng sanh. Thế nhưng ngày nay, nơi chùa chiền vị thầy lớn nào đó mà tuyên bố giải được nghiệp cho chúng ta, ta sướng lắm, ta thích. Mà quy y theo Phật thì không quy y theo quỷ thần, tiên, Phật, những lời hứa hão huyền. Thế nhưng Phật nói Ngài không thể giải nghiệp và xen vào nghiệp của chúng sanh, nhưng ở đời những con người tự phóng giải được nghiệp cho người khác lại có biết bao nhiêu người đi theo, thuộc dạng gọi là Phật tử thuần hành. Đây là điều sai lắm mà phật tử chúng ta cần phải tư duy suy nghĩ. Phật đã không làm được thì trên đời này chẳng ai làm được, còn nếu như có vị tôn túc nào đó xưng danh làm được thì vị đó đã nói khống, khống lên tận trời, khống lên tận cái cõi nào đó, cõi hoang tưởng.
Các bạn! Chánh kiến là một sự thẩm định trong trí tuệ của bát nhã, thấu rõ, thấy rõ. Chánh tư duy dựa trên nền tảng của bát nhã, dựa trên nền tảng của nhân quả, sự tư duy quán chiếu sâu sắc mỗi ngày để nhận ra và Phật đã nói đúng, ta ăn ta no, ta uống cho hết khát, nghiệp ta tạo chỉ có ta mới giải được. Đi đêm có ngày gặp ma, đừng làm việc sai rồi mang tiền, mang của, quyền lực thế gian vội vội vàng vàng chạy tới cửa Phật để nhờ các bậc Thầy, các Sư Cô giải nghiệp. Đừng tạo nghiệp để rồi nghe đâu đó ai giải nghiệp trong dân gian này, có vị này, vị kia, có thánh, có thần, có tiên, có vị nào lớn ở cõi tiên, cõi trời, có quyền năng giải nghiệp, gá vào nói chuyện trời đất ta nghe chẳng hiểu, tốn thật nhiều tiền, uổng sức đôi khi còn bị bệnh nữa. Mà nghiệp có giải được đâu? Người theo Phật nhất định được nghe lời Phật dạy, người học Phật nhất định phải được nghe truyền dạy và khai thị để hiểu cho rõ. Chúng ta tu Phật và theo lời Phật dạy là để phá vô minh, chuyển hóa mọi chấp trược, đi đến sự giác ngộ. Tuy nhiên, ta học Phật ta chẳng phá vô minh được mà cứ trùm kín trong những tư tưởng ta tin bằng mê tín, để rồi con mắt không thấy, trí tuệ chẳng được sáng. Như người mù đi tìm chân lý, khổ từ kiếp này qua kiếp sau.
“Đi đêm có ngày gặp ma”, làm ác nhất định sẽ phải đón nhận hậu quả. Và những hậu quả đó do các pháp ác ta tạo chỉ có ta, chỉ có chính ta mới giải, mới chuyển được mà thôi. Phật nói rõ rồi các bạn có nghe Phật không hay các bạn nghe những vị khác thổi phồng quyền năng của họ? Phật đã nói là Phật không thể giải nghiệp cho chúng ta. Phật đã nói là Phật không xen vào nghiệp chúng ta. Vậy sao trên đời ta cứ đổ xô đi tìm ai đó tuyên bố họ có khả năng đó. Dù họ mặc dưới cái áo của nhà tu, ngồi trong ngôi chùa nguy nga rộng lớn, hoành tráng, hùng vĩ, Phật to, danh to, quyền to thì chẳng thể làm được bởi những thứ to đó chẳng thể mang theo, chẳng thể có một lực nào chuyển hóa nghiệp của các bạn. Chỉ có chánh kiến và chánh tư duy mới mang lại chánh định và khai mở trí tuệ, từ đó mới có thể chuyển hóa nghiệp của các bạn. Sự chuyển hóa có hai bước, một là nương vào trí tuệ đó ta nhìn rõ các pháp ác. Nếu ta tạo sẽ gặp chướng ngại hậu quả nguy hại ta phải ngừng ngay, không tạo nữa, mãi mãi không bao giờ tạo nữa. Hai là chúng ta nhìn thấu được quả trổ hôm nay để thấy được nhân của quá khứ là ác nghiệp đã tạo. Ta phải dùng thập thiện, mười pháp thiện của Phật dạy, mười pháp thiện Phật dạy đó để tăng trưởng và chuyển hóa nghiệp lực quá khứ ta đã tạo. Hai phương pháp này chỉ có chánh kiến, chánh tư duy đưa đến chánh định khai mở trí tuệ, chúng ta mới có thể nhận định được và đi vào con đường miên mật với công hạnh tu mỗi ngày, để chuyển hóa thân tâm của chúng ta.
Bạn có bị người ta hấp dẫn qua những lời tiếp thị ghê gớm rằng họ có thể giải nghiệp cho bạn không? Chắc chắn trong các bạn đang có nhiều người tốn tiền lắm rồi, mệt rồi và nghe những chuyện đó thấy đúng, thấy có lý. Câu trả lời rằng nếu bạn đang ở tâm trạng như vậy, đã ở tâm trạng như vậy thì đó hoàn toàn sai, hoàn toàn sai. Người tuyên bố mạnh bạo rằng họ giải nghiệp được cho bạn, họ đang nói không đúng, họ đang nói khống, họ đang vọng tưởng, họ đang vọng ngữ đi tới chỗ quá vọng động, tâm thức cũng vọng thức luôn, vọng kiến, vọng tâm. Đi đến đại vọng ngữ vỗ ngực xưng tên, mà bạn còn đi tới nữa thì bạn gọi là đại vô minh, đại mê tín, hết thuốc chữa. Phật không chữa được cho các bạn, chỉ có các bạn nhận ra và để nhận ra thì chúng ta cần phải tu, cần phải học, cần phải được khai thị, cần phải miên mật công phu.”Đi đêm có ngày gặp ma”, chữ có ngày đôi khi còn rất nhẹ. Nếu như Bảo Thành được phép sửa, Bảo Thành sẽ sửa đi đêm sẽ gặp ma chứ không phải có ngày đâu, mà là sẽ gặp ma. Ông bà vì thương con cháu nhiều lắm nói thẳng, nói cứng chúng nó sợ, nó nhẹ nhẹ để chúng con cháu suy nghĩ nhưng nhẹ quá chúng ta đâm ra nhờn chẳng chịu nghe. Ai trong chúng ta mà không một lần nghe đi đêm có ngày gặp ma. Mà mấy ai hiểu thấu đáo để ngăn ngừa đâu, vì chúng ta coi thường lời nói cao quý của ông bà, của cổ nhân. Cổ nhân, ông bà, tổ tiên đã mang lời Phật chuyển ngữ thành những thành ngữ ca dao nhẹ nhàng để nhắc nhở chúng ta. Đấy là cái hay của tổ tiên ta, tuyệt diệu của ông bà ta. Cái mà đạo Phật thấm nhuần vào tư tưởng Việt, ngôn ngữ Việt.
Các bạn! Nếu các bạn tư duy sẽ thấm vô cùng thành ngữ đi đêm có ngày gặp ma đúng là chân lý nhân quả, gieo nhân nào gặt quả đó, chẳng trốn tránh được. Người học Phật và nhất là các bạn đồng tu, chúng ta phải có trách nhiệm với mọi nhân quả ta đã tạo không trốn được đâu. Nhưng khi đồng tu trách nhiệm chúng ta là không ngồi đó chờ quả xấu hoặc quả thiện. Mà chúng ta chủ động tăng trưởng phước báu bằng sự tu của các pháp nhiệm mầu vi diệu của mật thiền, quán chiếu tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác. Vì chỉ có trí tuệ, trí tuệ mới giải thoát chúng ta và chỉ có sự tỉnh giác, trí tuệ đã chứng đắc, và chỉ có từ bi mới làm cho trí tuệ được khai mở. Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác ba mà là một, ba mà là một như cái đầu và hai tay bổ túc cho nhau, để vận hành hổ tướng thành tựu các pháp lành. Đồng tu các bạn phải nhớ, chúng ta không thể bỏ, hãy cố gắng và cần phải tương tác với những người có nhân duyên để thường xuyên tu tập. Cần phải sách tấn nỗ lực của bản thân và cần phải nhắc nhở cho nhau, cũng như những người có nhân duyên trên con đường học Phật, để hiểu rằng nhân quả không thể sai. Nhân nào quả đó, ai tạo người đó phải thay đổi để chuyển hóa, chẳng ai thay đổi, chuyển hóa, giải và gánh nghiệp cho các bạn được. Ở bất cứ một lứa tuổi nào, bạn cũng cần phải chủ động tu tập. Đừng đợi đến khi các giác quan đã yếu dần, trí nhớ đã cạn rồi mới tu, làm sao tu được nữa? Tại gia hoặc xuất gia, phương tiện nào cũng cao siêu chỉ cần bạn có chí hướng giải thoát cho chính mình. Hãy nhớ rằng đi đêm sẽ gặp ma, đừng để chữ có ngày để ta hờ hững, có ngày mà ngày đó lâu lắm, ngày đó xa lắm, đừng, sẽ gặp. Gieo nhân ác nhất định sẽ gặp quả xấu và tai họa. Khẳng định luôn là gieo nhân thiện lành nhất định sẽ gặp phước, gặp điều may mắn, sẽ không, phải có ngày đâu để mà chờ, để rồi cứ nhởn nhơ tạo nghiệp thôi sẽ có ngày, ngày ấy cả trăm năm sau, cả kiếp sau, có gì mà sợ, ăn chơi đi, xả láng đi, tạo nghiệp đi. Đó là cách nói của những người vô minh. Nói theo đơn giản hơn, đó là những tiếng nói của âm hồn ác quỷ nhiều đời, của oan gia trái chủ đang kéo đầu chúng ta vào bóng tối của vô minh để giết chết chúng ta. Hãy tỉnh thức và nhớ rằng đi đêm sẽ gặp ma, tỉnh thức ở đây có nghĩa là Ma Sa Ốp Uê. Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê là sự tỉnh giác, đưa ta đến sự tỉnh thức và nương vào sự tỉnh thức của Phật, của Bồ Tát, để năng lượng tỉnh giác của Phật, Bồ Tát đó đánh thức chúng ta.
Các bạn! Quan trọng lắm, hãy tỉnh thức, tỉnh thức và miên mật tu tập, chuyển hóa mọi dòng nghiệp thức ta đã tạo bởi những ác nghiệp và tăng trưởng phước báo nhiều đời bởi những thiện nghiệp ta đã, sẽ và đang làm. Tỉnh thức Ma Sa Ốp Uê, Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê có diệu lực vi diệu, giúp để đánh thức chúng ta. Các bạn có nhớ khi chúng ta ngủ mê cần người đánh thức và khi ta thức rồi ta biết chủ động trong cuộc sống. Ma Sa Ốp Uê là năng lượng vi diệu, là phương tiện siêu thế mà Phật dùng để đánh thức cho chúng ta. Nếu chúng ta đón nhận mật ngôn vi diệu này, tổng trì trong chánh niệm hơi thở thì bạn sẽ được tỉnh thức, bạn sẽ thể nhập vào tâm tỉnh giác và trong sự tỉnh giác đó bạn hiểu thấu. Và sẽ không bao giờ đi đêm để đi sẽ gặp ma, nghĩa là sẽ không bao giờ tạo nghiệp ác để gặp những hậu quả, tai họa, mà sẽ luôn luôn tạo những thiện nghiệp, những việc lành để tăng trưởng phước báu. Phước hay họa đều do bạn, họa tới chẳng ai gánh, ai giải được, chỉ có chính bạn, phước tới cũng không ai cướp lấy đi được, ta sẽ hưởng. Phước và họa do ta làm ta tạo. Các bạn, đó là đi đêm sẽ gặp ma, không còn có ngày nữa đâu đừng hứa hẹn để rồi chúng ta nhờn mặt coi thường nha các bạn. Hãy nói với bản thân rằng làm ác sẽ gặp họa, không trốn được đâu, làm thiện sẽ có phước thật rõ. Một câu khẳng định thật rõ, đừng có ngày dài quá, hóa ra ta chẳng chú ý.
Mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh Niệm.
Thưa Phật! Chúng con hiểu đi đêm sẽ gặp ma, làm ác sẽ gặp tai họa, làm thiện sẽ có phước. Nguyện xin ba ngôi Tam Bảo ban tràn đầy hồng phúc cho chúng con, để chúng con tinh tấn, ngăn ngừa tất cả các pháp ác để không gặp tai họa và tăng trưởng các pháp thiện. Để có phước gặp được những điều phù hợp căn cơ, tăng trưởng trên con đường tu đưa đến sự giải thoát.
Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phìn ra thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển, hồi hướng và san sẻ cho nhau.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Thưa Phật! Nếu chúng con có được chút phước nào trong sự đồng tu hôm nay, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.