Search

Bài 3070. Tốt Mã Rã Đám

Bảo Diệu Tâm đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật! 

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, và các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con. Và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy thắp đuốc tuệ trong sự Tỉnh Giác và Trí Tuệ của Chánh niệm hơi thở để thấu rõ vạn pháp là Vô Thường sanh diệt, là Khổ, là Vô Ngã.

Chúng con cũng nguyện xin Chư Phật độ siêu cho chư vị hương linh đã quá vãng nhiều đời theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành. Và nguyện an cho tất cả những ai đang bất an biết tỉnh thức, tu các pháp thiện, tăng trưởng phước báu, gặp thầy gặp thuốc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Nguyện xin cho Thế giới được hòa bình, chúng sanh an lạc. Nguyện xin Chư Phật chứng minh.

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy cùng nhớ về lời Đức Phật đã dạy: “Lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp đi tới con đường giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương”. Trong từng hơi thở Chánh niệm đồng tu với nhau, mật ngôn: Mu A Mu Sa – thật vi diệu bởi có ý nghĩa quán Từ Bi, gắn kết với Chư Phật mười phương chư Bồ Tát, chúng ta lãnh nhận được thật nhiều năng lượng siêu thế. Mật ngôn thứ hai: NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang có nghĩa là quán Trí Tuệ để chúng ta thành tựu được Trí Tuệ nhìn thấu được vạn pháp Vô Thường sanh diệt. Mật ngôn số ba: Ma Sa Ốp Uê là mật ngôn quán tâm Tỉnh Giác, thể nhập vào với sự tỉnh giác, với sự giác ngộ của Chư Phật, thỉnh Phật trụ thế, thỉnh Phật vào cuộc đời. Ba mật ngôn này với Chánh niệm của hơi thở, chúng ta sẽ đón nhận được thật nhiều mật điển và thanh tịnh được thân tâm để tiếp cận với ứng hóa thân của Chư Phật, chư Bồ Tát qua sự cảm ứng. Chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, đón nhận mật điển:

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến, hơn bao giờ hết, trong thế giới hiện tại chẳng ai còn có thể biết chắc chắn những điều gì xảy ra, và cũng chẳng ai biết rõ được những điều ở bên trong của người này hay của chính mình. Vì thế giới càng phát triển theo cái nhu cầu ngày càng cao trong sự sử dụng của vật chất, cho nên các nhà khoa học về kĩ thuật phục vụ nhân sinh đã giúp cho thế giới này phát triển một cách chóng mặt. Tất cả từ đồ ăn, nước uống, chúng ta thấy đủ loại. Ngày xưa, ở nhà ông cố hoặc là nội ngoại, bữa cơm cha mẹ nấu thật là đơn giản. Bảo Thành còn nhớ thời bà cố ngoại còn sống, ở trong cái bếp thuở xưa đâu có ga, mà là một cái bếp chất đầy củi, than và lá cây. Nhìn lên bên trên không có nhiều thứ đồ nêm, có một hũ muối, mà cố ngoại ăn mặn nên có thêm nước mắm, muối và nước mắm. Có chút tương, ớt, còn xa một chút xíu thì có chút tiêu, có hành có tỏi để đó. Còn không thì chỉ có muối, nước mắm, nước tương, tiêu, vậy là đủ. Cuộc sống ăn rất đơn giản. Bởi bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, mục đích duy nhất ăn để no, có sức khỏe để nuôi dưỡng cơ thể, làm việc, học hỏi và để sống. Rất đơn thuần các món ăn ướp sơ sài vậy mà khỏe, ăn rất khỏe. Bởi coi trọng về cái sức khỏe, về cái chất, về cái lượng của cái chất, không bằng như bây giờ về cái lượng, về cái số lượng và hình tướng, nhưng cái phẩm chất thật tốt. Nhìn đơn giản, không màu mè, không sắc tướng. Nước uống người xưa cũng chỉ uống nước chè bằng chè xanh, cả cành cả lá cho vô cái ấm nước lớn nấu uống cả ngày vậy mà khỏe.

Ngày nay, chúng ta đi ra nhà hàng, đồ ăn trong menu (thực đơn) quá nhiều thứ phức tạp. Nước uống thì hằng hà sa. Ở chỗ Bảo Thành ở, nước uống đủ mọi loại, cũng chế ra pha màu. Đồ ăn cũng như thế, đầy ắp. Nhiều khi đi chợ không biết phải mua gì, bởi quá nhiều, khó lựa chọn. Cuộc sống ngày xưa chiếc áo bà ba gần gũi với con người. Quần áo mặc, y phục ngày nay quá nhiều. Ngày xưa đi bộ, nhà sang chút xíu có chiếc xe đạp, bây giờ xe hơi, đủ hết mọi phương tiện. Nói chung con người tiến hóa, phương tiện phục vụ cho đời sống phát triển cao, và nhu cầu để có được những sự phục vụ đó đòi hỏi phải có tiền và người chế tác ra để cung cấp cũng như cái người cần. Giữa cái cung và cầu tăng trưởng nhanh, sự trao đổi mạnh, đời sống kinh tế phát triển, lao lực nhiều hơn, tần tảo nhiều hơn, cũng loay xoay cho muôn sự ở đời, ta càng trở về sự đơn giản trong sạch, càng thấy nhẹ nhàng.

Chủ đề ngày hôm nay một bạn trẻ gởi nói về cái tư tưởng của người xưa. Nhìn lên trên màn hình, chủ đề mà người trẻ ít ai nói tới: “Tốt Mã Rã Đám”. Đây là một thành ngữ của người Hoa được dịch qua chữ Quốc ngữ của mình. Người trẻ tuổi ngày nay không dùng cái thành ngữ này đâu, mà không biết sao bạn trẻ đồng tu hôm nay gởi về một cái chủ đề xưa, cổ kính, không biết có xài hay không? Hay đưa chủ đề này để cho Bảo Thành và tất cả cùng tư duy. Các bạn, ý nghĩa của thành ngữ “tốt mã rã đám” có nghĩa là bên ngoài thật tốt, thật đẹp nhưng bên trong thật xấu, thật tệ. Một cái câu khác, tục ngữ Việt Nam mình, mang ý ngược lại, ông bà thường dạy: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, tức là nước sơn dù có màu mè hoa lá vẫn không bằng tốt gỗ ở bên trong. Còn cái câu: “Tốt mã rã đám” là những gì trọng về hình thức bên ngoài, màu mè sắc tướng như nước sơn đó mà, cho nó đẹp nhưng bên trong mục nát, thối rữa, xấu xa, đồi bại. Nhất định trong cuộc đời của chúng ta đã nhiều lần mê mẩn cái nước sơn đẹp, để khi mua những món đồ vật dụng như bàn ghế, đồ dùng trong nhà, kê đẹp lắm, bóng láng, một thời gian phát hiện nó toàn là gỗ tạp, mục thật là nhanh, hư hao thật là nhanh. Mẫu mã sơn đẹp quá, mua tốn tiền nhưng gỗ thì gỗ tạp. Ông bà xưa thấy rõ cái điều đó không tốt, khuyên con cháu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, thà rằng chẳng sơn phết gì, tự nhiên thôi, nhưng mà là gỗ Cẩm hoặc là những loại gỗ quý. Bây giờ, gỗ Việt Nam gỗ quý được xài nhiều. Hồi xưa cũng được xài nhiều bởi các nhà xây dựng hoàn toàn bằng cột gỗ rất quý, chẳng sơn gì đẹp cả trăm năm, hai trăm năm, nhiều khi cả ngàn năm vẫn còn đẹp tốt. Nhưng không thiếu những người chúng ta chẳng màng đến cái gỗ tốt, mà chỉ chạy theo hình thức để rồi có cái thành ngữ: “Tốt mã rã đám”. Biết bao nhiêu người chúng ta đã chạy theo cái sự hào nhoáng ở bên ngoài, giữa kinh thành thị tứ hoa lệ quá đẹp. Rồi đi vào trong cái ổ của kinh thành hoa lệ, ngỡ ngàng sụp đổ, bởi phát hiện ra ở trong cái mã ở bên ngoài quá đẹp mà cái bên trong mục nát, thối. Kỳ vọng bởi đeo đuổi những cái tướng ở bên ngoài quá hay, quá đẹp, quá hấp dẫn để rồi hối hận.

Con người đôi khi thích như vậy, nhưng không phải đôi khi hầu hết là như thế, cứ cái mã đẹp là tốt, vậy lên mới có vàng mã đẹp. Không những lừa phỉnh người còn sống, mà phỉnh lừa luôn những người đã chết. Đồ vàng mã đẹp nhưng chỉ là rác rưởi mà thôi. Tốt mã đó các bạn, rã đám xấu bên trong. Biết bao nhiêu những người trong chúng ta ở giữa những cái mối quan hệ quá đặt nặng về hình tướng mã ở bên ngoài. Gặp người tướng hảo hào nhoáng, ăn nói ngọt xớt, tao nhã, bạch thiệp, quân tử bên ngoài đó, rồi họ nói gì mình cũng bị hấp dẫn mình nghe, đến khi phát hiện là tiểu nhân, kẻ xấu, chết cả một đời. Người tại gia cũng như người xuất gia, vì đâu ta đeo đuổi những cái mã ở bên ngoài cho đẹp, hình tướng bên ngoài cho đẹp? Và những hình tướng bên ngoài thường hấp dẫn chúng ta? Bởi Phật đã nói chúng ta thường có cái tâm cầu, mong cầu, mà cầu không như ý, chúng ta khổ. Chơi với bạn cầu mong và luôn luôn nghĩ rằng bạn tốt, đến khi gần gũi với bạn phát hiện cái tật xấu, thất bại toàn diện, buồn, khổ, khóc.

Đôi khi chúng ta không bao giờ nghĩ rằng, trên thế gian này, ai cũng chỉ là người đang trên con đường hoàn thiện cuộc sống qua những lỗi lầm và sai sót của mình. Mà luôn luôn cưỡng cầu bản thân, nghĩ rằng ai cũng tốt, đặc biệt là ở những cái môi trường xuất gia trong chùa chiền, trong nơi tu. Để rồi khi ta tới chùa, khi ta tiếp cận với những bậc xuất gia hay Phật tử thường tới chùa tụng kinh, một thời gian phát hiện “Tốt mã rã đám”. Hình tướng ở bên ngoài là các bậc xuất gia là Tăng là Ni đi tuần hành, áo quần chỉnh tề, kinh kệ rầm rầm, nhưng rồi ta phát hiện họ “tốt mã rã đám”, bên ngoài có vẻ như vậy nhưng bên trong chẳng khác gì chợ đâu. Có câu: “Miệng thì niệm Nam Mô mà trong bụng cả một bồ dao găm”. Mà cái này có nó là thói thường, có chi đâu phải buồn? Có điều ta trông đợi quá đáng. “Cầu bất đắc là khổ”. Ai dù tại gia hay xuất gia, mang hình tướng là người phàm hay bậc Thánh vẫn là con người, vẫn có những nghiệp ác, những sự bất thiện nó ngủ ngầm, khi gần gũi ta sẽ phát hiện. Phải nói tất cả những biểu hiện xấu của ai đó bất chợt ta nhận ra khi ta đã đeo đuổi cái mã ở bên ngoài quá đẹp như hình tướng của một ngôi chùa, hình tướng của ai đó ở ngoài đời đẹp, tao nhã, hấp dẫn, phát hiện ra mới thấy sụp đổ toàn tập. Đừng ngỡ ngàng. Nếu ngỡ ngàng ta bị sụp đổ, ta đau khổ bởi tâm cưỡng cầu.

Phật biết được điều đó, dạy cho chúng ta phải biết quán chiếu tâm Từ Bi. Tâm Từ Bi thật là lớn, lớn đến mức mà không có một điều xấu xa gì nơi mọi người có thể làm cho chúng ta đau khổ, bỡ ngỡ, bởi ta đã hiểu “Cầu bất đắc là khổ”, mong cầu là khổ. Bởi ta đã hiểu chúng sanh luôn có những mầm mống chủng tử bất thiện. Ta chưa thấy không phải là không có. Cho nên có cái tâm lý trong cái công hạnh tu tập quán chiếu tâm Từ để không bị cái hình tướng, cái mã bên ngoài lôi kéo, hoặc trông đợi người ở bên ngoài đời, hoặc ở trong chùa xuất gia, là những vị hoàn toàn hoàn hảo tốt đẹp. Mà ta đối xử với muôn người bằng tâm yêu thương, bằng tâm Từ Bi như mẹ hiền Quan Âm, không có một mảy may phân biệt để chẳng rơi vào trạng thái thất vọng toàn tập rồi buồn, rồi sầu, rồi khóc, rồi tủi, rồi hận, rồi hờn.

Con đường của tâm linh không phải ngày hôm nay. Trước đời Đức Phật hay cùng thời Đức Phật, người ta đi theo một tôn giáo hoặc là đi theo Phật giáo, không có cái hạnh kham nhẫn nhìn rõ phải tu từ cái tâm Từ Bi, quán chiếu bằng Trí Tuệ và sự Tỉnh giác, nhận rõ các pháp Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, hiểu thấu được và luôn luôn nhận diện ra những ác nghiệp ngủ ngầm nơi chúng sanh và trang bị cho mình tư lương của tình thương để đối xử với nhau. Nên chúng ta đã yêu chuộng và rồi trở thành những họa sĩ trong sự biếng nhác, giải đãi, tô màu sắc vào cái con đường tu tập đời sống tâm linh. Từ đó, người trong trần thế chẳng chịu tu, công hạnh không có, kham nhẫn chẳng đủ. Cái gì cũng sợ mệt, sợ nhọc, sợ khổ, sợ đau, sợ thiếu, nên đã biến mình thành họa sĩ tâm linh, vẽ vời rồng rắn đủ mọi thứ lộn xì ngầu nơi thờ tự, nơi tu tập. Rồi trong tôn giáo, hoa mỹ văn tự lộn xộn quá mức, khó thể phân biệt. Trải qua nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nó trở thành như cái chân lý nhưng hóa ra nó chỉ là tâm ý của những họa sĩ.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm như họa sĩ vẽ muôn màu muôn sắc”. Tâm phàm phu đã vẽ lên cái hình hài muôn màu muôn sắc của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Do đó mà tuổi trẻ hoặc là chúng ta ngày nay khi bước vào con đường tu Phật pháp, quá nhiều những thứ tới với chúng ta hoàn toàn không cần thiết nhưng nó được phủ lên cái lớp vàng mã óng ả, đẹp, hấp dẫn. Ta dễ bị lôi kéo, lệ thuộc, trở thành nô lệ tâm linh mà không còn tự thắp đuốc mà đi như lời Phật khai sáng. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm như họa sĩ vẽ muôn màu muôn sắc cảnh ngũ ấm”. Thế gian không có một cái sắc nào mà không hiện. Các bạn nhìn đi, ngày nay đầy hết những bậc ở trên trời hạ trần. Nhất là ở Việt Nam, toàn là Thánh không à, toàn là Tiên không à, toàn là Thần không à, ông Trời, toàn là Bồ Tát là Phật xuống để cứu dân Việt, xuống để làm cho dân Việt nổi tiếng. Mà kể thao thao bất tuyệt nói chuyện trời đất, nhưng chẳng nằm ngoài những cái tư tưởng, ngôn ngữ của những câu chuyện về cõi tâm linh như Tây Du Ký, như về tuyên giáo, thần giáo được vẽ vời rườm rà của người Trung Hoa qua cái văn hóa tâm linh. Điều đó không phải xấu, nhưng đó chỉ là “Văn hóa tâm linh” tưởng tượng viết ra. Nhưng rồi ta nhập vào đó, rồi cứ coi như ở trên giáng xuống, nói chuyện thiên, truyện địa, hù dọa quá đáng, làm ai cũng hoảng hốt. Đức Phật chẳng hù dọa ai. Ngài tới để khai thị, Ngài tới để chỉ điểm cho chúng ta bỏ đeo đuổi theo những hình tướng bên ngoài, trực chỉ cái ngón tay Ngài chỉ để nhìn rõ mặt trăng Trí Tuệ sáng ngời trong đêm rằm.

Các bạn! Ngày nay chúng ta tu Phật dễ bị sa ngã vào cái tốt mã, tức là hình tướng bên ngoài của tôn giáo, của mỹ từ, của những nghi thức cúng kiếng, tế lạy, hầm bà lằng, lẫn lộn trong những cái câu từ hấp dẫn theo truyện thần thoại tâm linh Tiên, Thần, Thánh, Phàm, để rồi hối hận cả đời khi rã đám nhận ra ở bên trong thối rữa, chẳng có gì. Người học Phật phải nhớ: Đức Phật chỉ cho chúng ta chẳng lần mò theo các tướng, các sắc ở bên ngoài, mà trở về với cái tâm, trở về bên trong. Nếu bạn đang đeo đuổi học Phật Pháp mà chú trọng vào những cái mã gọi là hàng mã đó các bạn, tốt mã, tốt tướng, coi chừng các bạn sẽ bị hối hận mãi. Và điều này chắc chắn chúng ta Bảo Thành và các bạn đã bị dính rồi, dính chàm rồi. Bởi cả đời cứ đeo đuổi cái tốt mã thôi, mẫu mã đẹp là thích, chất lượng chẳng cần. Có những cái hàng sử dụng mẫu mã quá đẹp, mua về ngày hai ngày hư rồi tốn tiền, vậy mà cứ mê mẫu mã đẹp.

Cái phẩm chất bên trong rất quan trọng. Đức Phật dạy trở về đi về thôi, hãy trở về với tâm của chúng ta trong sự thanh tịnh, gạn lọc, rửa và sửa tâm của mình. Nhìn rõ vào cái tâm trong Chánh niệm hơi thở, nương vào Tha lực mật điển vi diệu Từ Bi của Phật, của Bồ Tát. Nương vào Trí Tuệ, tha lực ấy, nương và sự Tỉnh Giác giác ngộ của Phật để sách tấn, tự lực đứng dậy, tự làm ốc đảo của riêng mình, tự thắp đuốc tuệ mà đi. Té đâu vịn đó đứng dậy, vững chãi trưởng thành mỗi ngày. Không ai hoàn hảo, nhưng ai ai cũng có thể hoàn hảo bản thân qua những vấp ngã, qua những sai trái, qua những lầm lỗi, qua những ác nghiệp. Sự tu giúp cho chúng ta tìm lại cái bản lĩnh của mình là sẽ tốt hơn mỗi ngày qua sự sai trái của chính bản thân, nếu biết nhìn thẳng vào đó. Đừng để cái hình tướng ở bên ngoài, cái tốt mã nó biến mất chúng ta vào trong sự đam mê, để rồi cái xấu nhận ra phút cuối rồi, thời cuối rồi khó tránh lắm. Chúng ta thấy trên trục lộ giao thông biết bao nhiêu các loại xe, cần phải chọn lựa loại giao thông an toàn, còn không nguy hại đến sinh mạng. Trên phương tiện truyền thông hằng hà sa những cái tin này tin kia. Vì đồng tiền họ mang tin họ quăng lên trên để kiếm tiền. Họ chẳng sàng lọc xem tin đó có tốt hay không, bởi họ có giữ giới đâu. Cái giới thứ tư: “Không nói dối, không nói khống, không nói lời thô ác, phải nói lời chân thật”. Đó các bạn! Không đâm thọc, thêu dệt. Ngày nay họ biết họ hiểu, ngay cả những người quay phim biết họ vẫn tung lên bởi vì mục đích của họ là kiếm tiền. Cho nên chúng ta bị trôi nổi trong những cái dòng tư tưởng toàn là của Thánh. Phàm mà nói chuyện Thánh, chuyện Trời, chuyện Tiên, nói toàn những cái câu thô ác, thô tục, hoang tưởng. Vậy mà chúng ta thích thú vô cùng.

Phật dạy phải có Chánh kiến và Chánh tư duy. Chúng ta đã để mất cái “Chánh” đó rồi , nằm ở trong cái mẫu mã, thần thông cái thế mà đánh mất đi cái sự Chánh tư duy. Ta đã đánh mất chính bản thân của mình thì làm sao trách được cái vấn đề “Tốt mã rã đám”, bên ngoài đẹp đẽ, bên trong xấu xa. Đó là do mình. Người học Phật ngày nay phải nhận rõ, gạt bỏ tất cả những cái hình tướng bên ngoài bằng sự tư duy cho rõ bằng Chánh kiến. Thẩm định, nhận xét qua lời kinh của Phật dạy và từ đó hoàn toàn cắt đứt với tất cả những cái gì gọi là hàng mã, vàng mã, tốt mã, mẫu mã, dù có đẹp ta cũng phải từ bỏ, không mê. Đó là về con đường tâm linh các bạn ạ, về con đường học Phật. Càng đơn giản, bóc sạch hết, tẩy hết mọi cái lớp sơn vẽ vời lên trên Phật giáo thì ta càng dễ trở về và nhìn thấu cái tâm của mình. Tại sao cứ phải sơn phết nên cho đủ màu sắc để nói về Phật, Bồ Tát? Tại sao cứ mang cái danh là Thánh, đấng này đấng kia theo những chuyện huyền thoại tâm linh của người Hoa hoặc của người xưa để mặc lên trên mình, vỗ ngực ầm ầm làm chi? Chúng ta bởi mê muội, bởi vô minh, dễ mê tín, và cái hàng mã tâm linh đầy hết. Không phải là vàng mã đốt cho người chết, mà là hàng mã của những nghi thức của những cái sắc tướng ở bên ngoài, xưng Tiên, xưng Thần, xưng Thánh nghe nó lớn, khoái. Khoái dữ lắm! Quỳ phục xuống xin, ban cho, bởi không chịu tu, bởi không chịu rửa cái tâm, sửa cái lỗi. Gặp ai xưng Thần, xưng Tiên, xưng Thánh, bắt ma trừ quỉ là cúi lạy xin ông, xin bà, xin Ngài ban cho.

Phật đã nói rõ ràng bốn điều của Phật không thể làm là không thể cứu được chúng ta, không thể ban tặng cho chúng ta. Vậy mà gặp ông gọi là Tiên là Thần, là thánh, vỗ ngực có thần thông là nghe sướng lắm. Các bạn thấy đầy hết, thiếu gì người nói tôi ở cõi này cõi kia, tôi xuống trần, nói hươu, nói cuội – thích! Ta đang làm nhục bản thân của mình, ta đang tự “Tốt mã rã đám” bản thân của mình. Ta đang làm cho mục nát đời sống tâm linh. Ta đang tự hủy hoại cái sự thanh tịnh, tinh tuyền trong sáng của Phật tánh vốn có nơi mình. “Tốt mã rã đám” là có thật. Dù là một thành ngữ cổ xưa nhưng chuyển dịch cho rõ ngày nay là chúng ta vẫn thích cái hình tướng ở bên ngoài, chẳng trọng cái nhân ở bên trong. Mà Đức Phật dạy cho chúng ta là trở về cái nhân ở bên trong để nhìn thấy cái sự sáng là Trí Tuệ, là Từ Bi, là Tỉnh Giác ngay nơi chính mình. Phải tự giác, phải giác tha, giác hạnh. Nhưng chúng ta nghĩ đi, mình là người con Phật, ta không tự giác, ta không tự sửa, ta không tự tu tập, ta không dụng công, ta chỉ van xin kêu ca, để rồi khi rã đám ta buồn, ta thất vọng, ta khóc, ta sầu bi. Ta nói: “Tưởng như thế nào, hóa ra cũng như dân chợ búa mà thôi!”. Bởi vì bạn tưởng. Còn bạn sống chân thật, bạn hiểu, chúng sanh mà, ai không có những ác nghiệp, những điều xấu ngủ ngầm, chỉ là bạn chưa biết.

Vậy nên cầu bất đắc, gây ra khổ, tạo ra khổ, là có thật. Gặp ai, đi tới đâu, đừng mong cầu rằng họ như mình. Mình tưởng, mình thích, mình nghĩ, mà mình nhìn nhận chúng sanh mọi loài đều có ác nghiệp ngủ ngầm. Và chúng ta nhìn vào cái tâm Phật của họ rồi “Nhất giả lễ kính Chư Phật”, chúng ta đi đâu cũng phải thấy tâm Phật ở mọi người, phải biết lễ kính. Và từ đó chúng ta mang cái tâm Từ Bi, phẩm hạnh cao cả của mẹ hiền Quan âm đối xử với nhau để không bị rã đám khi mơ mộng trong những hình tướng mẫu mã quá đẹp, hào nhoáng, hấp dẫn. Mà nhìn rõ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, không vẽ vời sơn phết những cái tư tưởng của ta, mà tìm thẳng vào cái gỗ tốt nơi bản tánh chân thật để đối xử với nhau. Lấy Từ Bi đối xử với mọi người thì muôn sự đều lành.

Phật đã dạy Mật Thiền song tu, quán chiếu tâm Từ Bi Mu A Mu Sa là mấu chốt của sự bắt đầu đi vào Thiền Quán Mật Thiền Thất Bảo vi diệu vô cùng. Nếu bạn không quay về nương vào Mu A Mu Sa – quán chiếu tâm Từ Bi thể nhập vào mười phương Chư Phật Bồ Tát đón nhận được Phật lực Tha lực mật điển siêu thế để khơi nguồn tự lực, đánh thức cái tâm yêu thương của ta thì bạn làm bất cứ một chuyện gì, bạn tu bất cứ một pháp gì không bao giờ thành tựu. Đừng đam mê trong cái mẫu mã để khi rã đám sầu muộn. “Tốt mã rã đám” là có thật. Bởi vốn chúng ta thường mong cầu quá mức để bị thất vọng toàn tập, đau khổ. Phật đã nói đúng. Một trong những cái khổ của chúng sanh là “Cầu bất đắc”, cầu mà không được. Những gì mà ta đau khổ bởi ta cầu mà thôi. Và các bạn nhớ: Vốn chúng ta thường thích và đam mê cái sắc ở bên ngoài. Người ta đã hiểu được tâm lý đó đã mặc lên tất cả những mẫu mã hào nhoáng nhất. Nếu chúng ta đừng để cái bên ngoài lôi cuốn, mà hãy tự bước vào một cách thong dong, trở về với tâm để nhìn rõ chính mình, khởi nguồn yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống trong sự Tỉnh Giác Chánh niệm để an, để vui, để hạnh phúc, và từ đó lan tỏa tình yêu thương và thắp sáng trí tuệ cho muôn người.

Các bạn hãy trở về với hơi thở của Chánh niệm.

Thưa Phật! “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, phẩm chất cao quý tới từ bên trong, chẳng phải do mẫu mã ở bên ngoài. Nguyện xin Ngài gia trì cho chúng con biết kiên nhẫn, biết tinh tấn để luôn trở về quán chiếu tâm của mình trong mọi thời mọi khắc bằng Chánh niệm hơi thở của Mật Thiền, để năng lượng của Từ Bi thắp sáng Trí Tuệ để chúng con luôn tỉnh thức từng sát na.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, đón nhận mật điển:

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Nếu chúng con có được chút phước báu nào trong sự đồng tu hôm nay, chúng con nguyện cho mọi người được Tỉnh thức và đều thành Phật trong tương lai. Xin Chư Phật chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn