Bảo Thiện đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, các kênh Facebook.
Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu trong chánh niệm của đời sống, nhận rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Nguyện xin chư Phật cũng gia trì cho thế giới này chiến tranh chấm dứt, hòa bình được tái lập.
Xin chư Phật chứng minh!
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Ngồi tĩnh tọa nhẹ nhàng buông thư, chúng ta cùng ghi nhớ lời Đức Phật dạy là lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Từng hơi thở hít vào thật nhẹ, thở ra chậm rãi, tự tại thong dong, quán chiếu tâm đại từ đại bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa mật ngôn này có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Quán Trí Tuệ nhìn rõ vào vô thường, khổ, vô ngã, đó là ý nghĩa của mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Trí tuệ và từ bi dẫn đưa chúng ta phải nhập vào tâm tỉnh giác của mật ngôn Ma Sa Ốp Uê, Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là quán tâm Tỉnh Giác. Trong mật thiền song tu quán tâm từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, gắn kết mọi người với mười phương chư Phật, đón nhận được sự ban rải của mật điển để nội quán được sáng tỏ, thấu rõ cuộc đời của chính mình. Chúng ta hãy bắt đầu lãnh nhận mật điển qua hơi thở của chánh niệm và các mật ngôn.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận mật điển.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến, chủ đề rất thời đại ngôn ngữ của ngày nay, chủ đề “Chém Gió Giải Sầu”. Hai chữ chém gió người ta thường xài trong ngày nay của giới trẻ Việt Nam, hay trong văn kịch, chém gió có nghĩa là tám chuyện, tám hay gọi là thị phi đó, nói chuyện cho vui ở cuộc đời này. Cuộc sống người ta thường phải nói chuyện với nhau, trao đổi về kiến thức hay chỉ nói chuyện cho vui, khi cung sầu nó dâng lên quá cao người ta nói chuyện tâm sự để giải sầu. Chém gió giải sầu nó có thật bởi nói chuyện với nhau cũng làm cho u buồn tan biến, nói chuyện tào lao, chuyện thiên hạ, nói chuyện về các môn thể thao, nói chuyện về thời sự, chính trị, kinh tế, công việc làm, nói chuyện về sinh hoạt của xã hội, cộng đồng, hay nói chuyện chia sẻ về gia đình, vợ chồng, con cái, công việc làm, sức khỏe,… Đó là sự sinh hoạt của xã hội loài người, không thể nói chúng ta im lặng, không nói chuyện.
Khi hình thành xã hội ai ai chúng ta cũng biết ngôn ngữ là điều rất cần thiết để trao đổi kiến thức và trao đổi về tất cả mọi cảm xúc trong sự tương tác của loài người. Đã là con người ai cũng phải biết nói chuyện, nhưng nói chuyện như thế nào để ta được vui và nói chuyện như thế nào ta nên tránh. Thuở xưa ông bà của chúng ta khi gặp nhau nói chuyện với thôn làng hoặc người thân thường là hỏi thăm, chia sẻ những điều rất cần trong cuộc sống để giúp đỡ hoặc để nâng đỡ về mặt tinh thần cũng như chăm sóc nhau về những sự thổn thức cần sự trợ lực. Khi an ủi nhau chúng ta tới để tâm sự và chia sẻ, sự an ủi rất có ý nghĩa đối với người bệnh, đối với người tinh thần đang khủng hoảng, đối với người đang đau khổ và phiền não, giá trị của sự giao thoa trong ngôn ngữ rất cao. Học Phật ta cũng phải nhờ sự truyền tải từ ngôn ngữ nhưng những thể loại nói chuyện như vậy nói pháp, nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm kiến thức nó không phải là dạng chém gió. Chém gió ngày nay nó nâng cấp quá cao, chuyện gì ta cũng có thể hiển bày được, lượn một chút ở trên mạng nói cả ngày không hết, nghe một chút của người nói hoài không xong. Cả khu chợ bán bao nhiêu thứ đi một vòng chưa hết nhưng chúng ta có thể kể cho nhau hằng hà những món người ta bán ở trong chợ. Dần dần chúng ta có thói quen nói vượt tốc độ ánh sáng, nói không ngừng được nữa, ngôn ngữ tuôn trào như là người được khai khẩu, thần linh nhập vào nói hoài không có hết. Chém gió ngày nay nó không còn ở trong dạng là chỉ nói chuyện vui để giải sầu, người ta mượn cớ chém gió giải sầu đó cũng là một cách người ta thường thường làm uống rượu giải sầu, đi chơi đủ mọi thể loại hết. Có nhiều loại giải sầu, nay ta nói đến chém gió giải sầu ở thể loại mà người ta tăng cấp để chém gió mà có thể trở thành triệu phú, tỷ phú. Ở nước Mỹ này điều gì cũng có thể xảy ra, trên thế giới, ở Việt Nam cũng đã bắt đầu bao nhiêu năm nay, chém gió để trở thành triệu phú, người ta chỉ ngồi nói chuyện tào lao, bới moi, chửi bới, đánh nhau, đập nhau, văng tục, vạch lưng cho kẻ khác xem ngay ở trên tivi gọi là những show, reality show, show sự thật. Những show mà nói chuyện như vậy có gì đâu, đâu phải là những show để chia sẻ kiến thức, họ mang chuyện lặt vặt xảy ra trong gia đình, trong xã hội, nói cho tới cao trào mà người ta nghe thích tò mò tìm hiểu. Nhiều show chém gió như thế ở Mỹ này người chủ show đã trở thành triệu phú tỷ phú, ở Việt Nam đã có thật nhiều những show chém gió ở trên đài tivi, trên kênh YouTube, trên Facebook, trên Zalo, trên mọi phương tiện gọi là truyền thông đại chúng. Họ đã đi quá xa với tốc độ thật nhanh thật mạnh, chẳng còn trụ vào thay vì những cách nói đó là về giáo dục truyền trao kiến thức, hướng dẫn cho mọi người sống an vui, chia sẻ kiến thức ở đời hoặc những điều gì đó san sẻ an ủi nhau. Người ta trộn lẫn những thể loại ngôn ngữ chợ búa chém cho đứt cổ, bể mặt như lộng gió cuốn trôi hết sự hạnh phúc của người khác. Kiếm tiền mục đích duy nhất, người ta tò mò thích nghe thì họ càng làm giàu dễ và rồi họ phát triển những show chém gió đó cho những con người như các bạn và Bảo Thành thích hóng, hóng gió, thích hóng, hóng chuyện. Đại đa số rất tự nhiên trong sinh hoạt của xã hội Bảo Thành và các bạn vẫn có tánh hóng gió, hóng gió mọi nơi đông tây nam bắc, gió nào cũng hóng, hóng chuyện, chuyện gì cũng muốn nghe, cũng nạp vào trong tâm phun ra cũng trở thành những tay chém gió cự phách, nổi tiếng, bình thường không sao, đụng chuyện Bảo Thành và các bạn chém gió cũng tới mức đáo để.
“Chém gió giải sầu” không còn để giải tỏa gánh nặng cho cuộc đời khi chia sẻ, nhưng ngược lại chém gió ngày nay của thời đại này nó đi quá xa, tạo khổ, gây sự chia rẽ, miệt thị, chì chiết. Có nhiều sự chém gió đã làm tổn hại đến hạnh phúc của gia đình, làm cho vợ chồng tan nát, con cái bỏ đi. Có nhiều sự chém gió đã làm cho cộng đồng xã hội nổi loạn, nổi loạn điên khùng, đập phá, đốt nhà, đốt cửa. Có những cuộc chém gió đã gây ra sự hiểu lầm, chiến tranh, chiến tranh nội bộ trong gia đình, chiến tranh giữa các quốc gia, chiến tranh trong các bè phái, các nhóm, người ta lợi dụng sự chém gió tăng tốc vượt luôn giới hạn của đèn đỏ cho phép, để rồi sự chém gió này biến thái, biến dạng tạo nghiệp nhiều lắm. Chúng ta là Phật tử, người học Phật, Đức Phật không bao giờ cấm chúng ta không được nói, Đức Phật luôn khuyến khích chúng ta phải nói, phải dùng ngôn ngữ để truyền đạt trong sự tương tác hàng ngày, những ý tưởng cao đẹp mang lại hạnh phúc và để chuyển hóa mọi sầu muộn trong đời. Đức Phật dạy cho chúng ta giải sầu bằng ngôn ngữ nhưng không phải bằng phương pháp chém gió giải sầu, giải sầu và chuyển nghiệp luôn các bạn, hết xui, có phước, hên, may mắn. Đức Phật có dạy, không chém gió nha các bạn, Phật dạy cho chúng ta giải sầu bằng cách nói chuyện nhưng không chém gió tào lao, không thị phi. Nhiều khi cuộc sống sinh hoạt ta theo Phật, ta học Phật, nhưng không có suy nghĩ cứ thế mượn đà theo truyền thống của gia đình, xã hội, chùa chiền, bạn bè, những phong trào, những trào lưu. Ta không thẩm định được cái gốc lời Phật dạy và rồi chúng ta cứ theo thói quen, quán tính, vận hành hằng ngày từ ngữ trong nhà Phật là bị cái lực của tập khí, thói quen xấu nhiều đời. Xấu ở đây có những cái xấu tệ hại ta biết, xấu ở đây cũng có cái xấu ta không biết nhưng thật ra nó là xấu, chém gió là một tệ nạn xấu. Trong thời kỳ này sự chém gió có thể chém chết người ta, có thể tạo ra cuồng phong phẫn nộ, nguy hại vô cùng. Nó không còn đơn thuần ở trong kịch nghệ giải trí mang lại nụ cười nữa, nó không còn trong nghệ thuật giải trí văn chương để mà đưa tới sự hiểu biết hơn về cuộc sống. Nó trở thành lạm dụng quá mức, mà tuổi thật là thơ ngày nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chém gió còn hơn ông cụ già, nghe thấy kinh hãi, hãi hùng, sự chân thật đã không còn.
Các bạn! Khi Đức Phật dạy về Tứ Thánh Đế, bài pháp đầu tiên cho năm người đệ tử của mình là năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Nai. Trong bài Kinh Tứ Diệu Đế, Đạo Đế, cái thứ tư, có tám con đường đưa đến chứng đắc đạo quả, chuyển hóa hết mọi nghiệp chướng, khai mở được trí tuệ và đánh thức tình thương để sống an vui với mọi người và cho ta, cái thứ ba ta thường tụng trong bát chánh đạo là chánh ngữ, chánh ngôn ngữ. Có khi nào các bạn hỏi tại sao Đức Phật lại truyền trao cho chúng ta phương pháp nói để chứng đắc đạo quả và phương pháp đó gọi là chánh ngữ, bạn có hỏi như vậy hay không? Nếu hỏi thì trong kinh trả lời thật rõ trong Tứ Diệu Đế rồi, chánh ngữ sẽ đưa chúng ta tới sự trải nghiệm hạnh phúc an vui, giải được sầu, giải được khổ, giải được những số mệnh xấu, giải được những nghiệp ác, rõ lắm, mà tăng trưởng phước báu vô cùng. Chánh ngữ còn làm cho chúng ta bổ túc cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ còn làm tăng trưởng chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Bát Chánh Đạo thì chánh ngữ là một trong những chi nhánh của Bát Chánh Đạo, rất cần thiết để cho người Phật tử ứng dụng hàng ngày, chánh ngữ không phải là chém gió. Hầu hết chém gió nó nằm trong bốn thể loại không thuộc chánh ngữ, bốn cách nói không thuộc chánh ngữ tạo nghiệp vô cùng, tổn phước. Chém gió nó chỉ vòng vòng ở trong bốn cách: nói dối, các bạn cứ để ý đi trong các cuộc chém gió người ta nói dối vô độ. Chém gió còn có nói thêm bớt, câu chuyện nghe một chữ nhưng họ phải phóng đại, khuếch tán ra cả một tá, một tấn ngôn ngữ rải đầy trên mặt đất, trộn lẫn với mảnh sành đinh gai góc để người nghe bị đâm, bị thọc. Chém gió còn nói thêu dệt, chẳng là thợ may nhưng họ có thể dệt được những thảm ngôn ngữ tẩm độc ở trong đó để người nghe có thể chết ngay tại chỗ. Chém gió còn trộn lẫn những thể loại ngôn ngữ thô ác mà người nghe có thể tắt thở, đột quỵ. Các bạn, chém gió hầu hết chỉ nằm trong bốn thể loại vừa kể, thứ nhất là nói dối, thứ hai là nói thêm bớt, nói sai sự thật, thứ ba là nói thêu dệt quá đáng, thứ tư là cách nói thô ác, những cách nói như vậy gọi là trọn gói của chém gió. Không cần nói đâu xa ta chỉ cần suy xét từ miệng của chúng ta khi chém gió, các bạn định tâm một chút lấy tánh biết nhìn vào thể loại ngôn ngữ khi ta chém gió ta sẽ thấy, nó chỉ quanh quẩn trong bốn cách như vậy, nói dối, thêm bớt, thêu dệt, thô ác. Nhưng chúng ta hăng dữ lắm, nói hoài không hết, kể hoài không biết ngừng, những cách chém gió như vậy chẳng giải được sầu mà tăng thêm nghiệp ác, khẩu nghiệp, sầu nhiều thêm, xui xẻo nhiều thêm, bệnh hoạn nhiều thêm, tổn phước, không còn công đức.
Người xưa nói gọi là “Khẩu Xuất Hoạ Tùng”, có nghĩa là miệng mà phun ra những ngôn ngữ thuộc thể loại chém gió, khẩu xuất thì họa tùng, tai họa tới ngay. Khẩu xuất họa tùng là có thật, chém gió nguy hại chẳng giải được sầu. Phật nhắc nhở cho chúng ta phải tư duy để nhận diện thật rõ những cách ứng dụng ngôn ngữ trong cuộc đời, đừng chém gió theo thói quen trong xã hội, không có sự kiểm định để hao tổn phước báu, công đức lụi tàn, xui xẻo lui tới, họa thì luôn luôn phải đương đầu. Họa từ tinh thần, họa từ thân nói về sức khỏe, họa về kinh tế, họa về làm ăn, họa về những mối tương giao trong xã hội, trong gia đình, đủ thứ tai họa sẽ tới với chúng ta, khẩu xuất nói ra một chút là họa nó tùng, nó tới ngay, phải cẩn thận. Chánh ngữ trong nhà Phật không phải chém gió nhưng chánh ngữ là một phương pháp ứng dụng ngôn ngữ từ năng lượng từ bi gọi là ái ngữ, ngôn ngữ thiện lành dễ thương, từ bi thấu được nhân quả, biết được những thể loại từ ngữ trong giao tiếp ứng dụng để giải sầu, để chuyển nghiệp, để tăng phước đức, tăng công đức, mang niềm vui hạnh phúc tới cho mọi người và cho chính chúng ta.
Các bạn! Trong con đường Bát Chánh Đạo tám phương pháp thực tập để có được tâm thanh tịnh, chuyển nghiệp, dừng tạo nghiệp, tăng trưởng phước báu, có được lợi lạc trong cuộc sống. Tóm gọn trong bài pháp đầu tiên tại vườn Nai, Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như, chánh ngữ rất quan trọng. Không phải chém gió, chém gió là thể loại tà ngữ, hiểu thấu điều đó các bạn sẽ không tổn phước đâu, bạn không còn chém gió lung tung để giải sầu, bạn không còn để cho thể loại của tà ngữ nó xui khiến, nó dắt mũi chúng ta. Bạn sẽ làm chủ trong sự suy nghĩ và tư duy để thực hành chánh ngữ giải hết mọi sầu muộn, phiền não, đau khổ, xui xẻo, ác nghiệp và trong chánh ngữ còn giúp cho chúng ta tăng trưởng phước báu vô cùng, hay lắm, đơn giản vậy thôi, không cần gì đâu. Đừng nghĩ con đường học Phật là gò bó, là phải từ bỏ tất cả. Chúng ta thấy Phật học là thực hành đạo đế gọi là Bát Chánh Đạo, chánh kiến là thực hành để có chánh kiến, chánh tư duy là thực hành để có chánh tư duy, không phải bỏ mà là thực hành để có, để thành tựu chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, chánh ngữ là một sự thực hành ta phải học ăn học nói. Đức Phật dạy cho chúng ta học cách ăn nói, nói năng đúng như chánh pháp, nói năng như chánh pháp đó là thiện pháp, rất hay, rất dễ, bởi vì ngày nào, lúc nào, ai ai trong chúng ta cũng phải sử dụng miệng để nói chuyện, khi tương tác với người khác ta nói chuyện, đôi khi nó lẩm bẩm một mình nữa. Vậy nên ngôn ngữ ứng dụng hằng ngày là phương tiện rất hay, bởi nó thường được ứng dụng mỗi một ngày khi thức giấc, đêm ngủ mơ còn phải nói nữa mà. Cho nên ngôn ngữ tạo được phước, tạo được công đức, giải được nghiệp, chuyển hóa được sầu muộn, đau khổ, phiền não, đó gọi là chánh ngữ. Còn không nó lạc vào tà ngữ chém gió, chém gió không giải sầu được, nó tạo nghiệp các bạn. Khẳng định điều đó để Bảo Thành và các bạn từ nay trở đi phải hứa với lòng mình không chém gió nữa. Không chém gió không phải là phải im lặng tịnh khẩu, không chém gió có nghĩa chúng ta bắt đầu sàng lọc, thực hiện đúng theo lời Phật thực tu chánh ngữ. Khi bạn nói bạn phải nhìn vào lời nói, tư duy và phải biết rằng những lời bạn nói thuộc chánh ngữ tức là những ngôn ngữ dễ thương, ái ngữ, đúng pháp hay những thể loại tà ngữ, chém gió, thêm bớt, thêu dệt, nói dối, thô ác, phải biết. Chỉ cần tăng trưởng ái ngữ thôi kho phước báu của bạn sẽ đầy ắp, gia đình của bạn sẽ hạnh phúc, việc làm ăn của bạn sẽ suôn sẻ và may mắn luôn tới và gõ cửa nhà bạn. Còn nếu bạn không dùng chánh ngữ mà chỉ chém gió tối ngày thì tai họa sẽ tới, mở miệng ra là họa tới ngay, cẩn thận, Bảo Thành và các bạn phải tự nhắc bản thân cẩn thận. Đức Phật hiểu thấu, Ngài đã thực hành và nhận ra tám con đường thánh đưa đến chứng đắc đạo quả thành Phật, chánh ngữ là một trong tám con đường.
Phật tử tại gia của chúng ta đôi khi cứ sống trong ảo giác hư ảo, sống ảo, nghe những điều cao siêu thì thích, mê, bỏ hết, tự làm mù con mắt trí tuệ, mê tín phóng vào giao phó cả cuộc đời cho người khác để họ đưa chúng ta lên phi thuyền chém gió lồng lộng ở trên không, rồi khi rớt xuống vực sâu tăm tối đau khổ lắm. Chánh ngữ ai cũng thực tập được, khi nói chuyện với ông bà ta dùng chánh ngữ, ngôn ngữ từ ái, dễ thương, hiếu đạo, lịch sự, có giáo dục. Chính thể loại ngôn ngữ gọi là chánh ngữ đó đẹp lắm, ngôn ngữ có đạo đức, có giáo dục, đúng pháp thiện, có ái ngữ, có tình thương, là một thứ trang điểm đẹp nhất cho cuộc đời của chúng ta, sẽ giảm bớt sự lão hóa về mọi mặt và trẻ hóa toàn diện tinh thần thể chất và tâm linh. Ái ngữ là liều thuốc vi diệu đoạn diệt mọi đau khổ, mọi nghiệp ác, mọi tai họa, mà là hàng Phật tử tại gia của chúng ta ai cũng có thể ứng dụng được dễ lắm. Khi tương tác với vợ chồng, ái ngữ tăng trưởng hạnh phúc để cho vợ và chồng thuận lòng nhau, thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, ái ngữ mang lại sự liên kết chặt chẽ trong tình nghĩa trăm năm giữa vợ chồng để cùng nhau vượt qua gian khó của cuộc đời, thành tựu những ước mơ chung cho gia đình. Ái ngữ đối với con cái sẽ giúp cho con cái của chúng ta tinh tấn học hỏi và chấp nhận sự hấp thụ nền giáo dục căn bản từ tình thương của gia đình, thăng tiến mọi mặt khi có sự sách tấn của cha mẹ. Ái ngữ còn làm cho xã hội được bình yên, thế giới hết chiến tranh, loài người không còn đấu đá. Nhưng chém gió sẽ tạo ra muôn mặt đau khổ cho xã hội, cho cha mẹ, ông bà, cho vợ chồng, con cái, cho người thân, cho bạn bè. Ở nơi đâu có một người chém gió thì phiền não luôn tới nơi đó, ở nơi đâu có một người biết sử dụng ái ngữ, nơi ấy sẽ có hương thơm của giới, nơi ấy có hương thơm của đức hạnh, của từ bi, của phước báu, của công đức, nơi ấy sẽ bình yên. Chỉ một người mà biết chém gió thì ảnh hưởng vô cùng tới cộng đồng xã hội, một người mà biết sử dụng ái ngữ cũng ảnh hưởng vô cùng tới tất cả, chém gió ảnh hưởng xấu còn ái ngữ ảnh hưởng tốt. Vậy nên trong bài pháp đầu tiên Phật đã nhắc tới chánh ngữ tối quan trọng cho tất cả mọi người, dù là các bậc xuất gia hay tại gia.
Hôm nay là Phật tử tại gia chúng ta suy nghĩ thật kỹ về đạo đế Bát Chánh Đạo chánh ngữ, để chúng ta thấy tự hào Đức Phật là bậc giác ngộ, truyền đạt cho chúng ta phương pháp để thành Phật, phương pháp để thành Bồ Tát, phương pháp để giải sầu, giải nghiệp, giải khổ, giải những tai họa một cách rất đơn giản, đó là dùng miệng của mình ứng dụng đúng chánh ngữ hằng ngày, hằng giây. Đừng để sự dắt mũi của những người lợi dụng tâm phan duyên, phóng dẫn, phóng tâm, hóng gió, hóng chuyện của Bảo Thành, của các bạn để họ chém gió trên đài, trên những show, họ làm giàu, còn ta mỗi ngày nghiệp càng nhiều hơn. Tại sao Bảo Thành và các bạn đôi khi khờ quá, bật tivi lên, bật đài lên thích nghe, hóng chuyện mà, những người gọi là có duyên nổi tiếng, kịch sĩ, nghệ sĩ, hài kịch, chém gió lung tung, thị phi đủ thứ, thêu dệt không biết bao nhiêu thứ, rồi nói thêm, nói bớt, nói thô ác, nói dối một cách lãng xẹt, vậy mà hóng từ sáng cho tới tối, nhồi nhét những chuyện đó vào nghiệp quá nhiều quá, đâu có giải sầu. Nhiều khi ta nói thôi nghe kịch sĩ này chém gió một chút để giải sầu cho vui, nhưng không, cái vui đó để cười cho nó híp mắt lại thôi chứ còn nghiệp thì đầy hết. Nếu nghe những kịch sĩ nói gọi là chém gió để tạo nghiệp khổ đâu có giải sầu được, sao chúng ta lại không nghe Phật dạy thực hiện chánh ngữ để thực sự giải và chuyển hóa được sầu não, bi ai, nghiệp chướng, tai họa, bệnh hoạn, để có được hạnh phúc an lạc, sự khỏe mạnh của thân xác tinh thần và sự an vui của gia đình, cộng đồng, xã hội. Phật dạy quá đơn giản, các bạn và Bảo Thành dù ở trong bất cứ một cương vị nào ở xã hội hay gia đình, bất cứ ở quốc độ nào chánh ngữ lời Phật dạy trong Bát Chánh Đạo của kinh Tứ Diệu Đế rất vi diệu rất dễ và cho mọi tầng lớp để lấy đó làm phương tiện vi diệu tạo phước, tạo công đức, chuyển hóa nghiệp và giải sầu. Cho nên chúng ta phải đổi ngược lại không chém gió giải sầu nữa các bạn mà gọi là chánh ngữ giải sầu, chánh ngữ mới giải được sầu nha còn chém gió tạo sầu, tạo nghiệp, tổn phước, mất hết công đức. Chánh ngữ mới mang lại sự may mắn và hạnh phúc, bình yên và khỏe mạnh, còn chém gió sẽ mang lại tai họa, bệnh tật, phiền não, đau khổ.
Các bạn thân mến! Cần phải nhớ lời Phật dạy và sự giáo dưỡng của Phật qua bài Kinh Tứ Diệu Đế Bát Chánh Đạo, một chi nhánh trong Bát Chánh Đạo là chánh ngữ rất dễ thực tập. Chỉ cần các bạn khi nói cố gắng nhìn ngôn ngữ của mình đã nói, kiểm tra lại những lời nói của mình sẽ nói, thẩm định cho rõ, sau khi nói, đang khi nói, trước khi nói, tịnh tâm ứng dụng cho đúng, cho hay. Thiện nghiệp đó, pháp thiện đó, phước báu nhiều, công đức nhiều, sẽ giải được sầu, được phiền não, chuyển hóa được đau khổ và mọi tai họa, đồng thời tăng trưởng phước báu mang lại cái hên, sức khỏe, sự sảng khoái, an lạc và hạnh phúc cho chính ta, cho gia đình ta, cho xã hội, cho cộng đồng, cho bạn bè.
Các bạn chúng ta trở về với hơi thở của chánh niệm.
Thưa Phật! Chúng con nhất định không chạy theo những cách nói của thế gian là chém gió giải sầu, mà theo sự hướng dẫn của Phật chánh ngữ giải sầu, chuyển nghiệp, tạo phước. Xin chư Phật gia trì cho chúng con thực hành được chánh ngữ trong đời sống mỗi ngày.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con nếu tạo được chút phước báu nào nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.