Trần Công Minh đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chua Xa Loi.
Chúng ta hãy quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thưa Phật! Chúng con một lòng thành kính nguyện xin Phật ban lễ quán đẳng truyền cao đại thủ ấn Trí Tuệ An Lạc viên mãn cho chúng con. Để chúng con có thể khởi nguồn từ bi yêu thương mọi loài một cách bình đẳng tánh trí và thắp sáng đuốc tuệ, quán chiếu nhìn thấu được vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ và Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện xin chư Phật gia trì cho các vị lãnh đạo các cường quốc trên thế giới có thể ngồi lại với tâm từ bi, bàn thảo để đưa ra sự chấm dứt chiến tranh và thành lập nền hòa bình thế giới.
Xin chư Phật tác đại chứng minh!
Mời các bạn đặt lòng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta nhớ lời của Đức Phật dạy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trong giây phút này chánh niệm hơi thở sẽ đưa chúng ta tiếp cận thật gần gũi với chư Phật để đón nhận ân điển tam bảo Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh giác.
Chúng ta cùng hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Các bạn! Chúng ta cùng nhau đồng tu trong pháp môn phương tiện mật thiền song tu. Ta lấy hơi thở chánh niệm để điều tâm, giữ cho sự thăng bằng khi tương tác với mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Đề mục chánh niệm hơi thở rất đặc biệt, trong hơi thở đó rất cần thiết cho đời sống của con người mà tâm chánh niệm, làm cho chúng ta thăng hoa đời sống của mình mỗi ngày. Ba mật ngôn chúng ta tu trong năm nay
Mu A Mu Sa!
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang!
Ma Sa Ốp Uê!
Khi trì niệm trong chánh niệm hơi thở của từng mật ngôn nếu đọc liên tục chúng ta có thể đọc
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê
Có nghĩa là con phát nguyện thiền quán từ bi, trí tuệ và tỉnh giác.
Trong Phẩm Phổ Môn Ngài Quan Thế Âm tu tập từ bi, trí tuệ, tỉnh giác. Trong tâm từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán kia tức là từ bi quán, trí tuệ quán và tỉnh giác quán. Ba cách quán chiếu tâm như thế giúp cho chúng ta chiến thắng mọi lầm chấp, phá vỡ mọi vô minh, khai nguồn từ bi biết yêu thương. Yêu thương bằng một cái nhìn thấu rõ được các pháp vô thường sanh diệt, khổ, vô ngã. Yêu thương bằng sự đối xử bình đẳng, yêu thương trong sự tỉnh thức, chẳng u mê, cuồng si. Mỗi khi chúng ta đồng tu trì niệm ba mật ngôn này, khế hợp diệu dục với chánh niệm hơi thở. Chúng ta, các hành giả hoặc các bạn đồng tu, bất kể thân phận là gì? Là ai? Đều đón nhận được nguồn ân điểm của ba ngôi Tam Bảo, diệu lực siêu thế hỗ trợ cho chúng ta nhận thức rõ về cuộc đời. Khởi đầu của buổi đồng tu mỗi ngày chúng ta trì bảy biến của mỗi mật chú, tổng cộng 21 hơi thở, 21 biến, kết thúc cũng như vậy. Thật là đủ đầy để chúng ta trưởng dưỡng năng lượng của chư Phật ban rải xuống cho chúng ta và từ nguồn năng lượng đó chúng ta gắn kết với đời sống sinh hoạt hàng ngày và san sẻ rải tới muôn người ta yêu thương.
Chủ đề ngày hôm nay thật là kinh khủng, “Đọa Địa Ngục Vẫn Không Phục”. Các bạn, chúng ta có bị đọa vào địa ngục chưa và ai trong chúng ta có thể thấy và hiểu rõ về địa ngục như thế nào? Không, không ai đã bị đọa và thấy, đó là cách chúng ta thường vội vàng trả lời. Trong những câu chuyện lưu truyền đây đó như địa ngục du ký của người ta viết lại hoặc những cảnh giới địa ngục trong kinh Địa Tạng. Người học Phật đều có một khái niệm qua sự diễn giải của kinh văn, qua những truyền thuyết, qua những câu chuyện để răn đe, địa ngục thật đáng sợ. Địa ngục mà chúng ta có lẽ đang bị đọa vào đó chính là địa ngục trần gian, trong sự khủng hoảng, sợ hãi, phiền ưu, đau khổ, ai oán. Có, Bảo Thành và các bạn nhất định đã từng trải, bị giam hãm trong những sự phiền não, những sự đau khổ mà chính mình tạo ra hoặc ai đó có sự cộng hưởng của nghiệp ác lây lan, ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Những giây phút như vậy chúng ta thường không bao giờ phục, vẫn ngoan cố chống trả một cách ác liệt lại và thường là nghĩ rằng ta chẳng có lỗi gì, người ta hoàn toàn sai, đổ thừa, hình như như vậy nó sẽ nhẹ và nhanh. Ngoan cố có mặt trong đời sống của mọi chúng sanh, trong Bảo Thành và trong các bạn đều có sự ngoan cố. Khi đương đầu với đau khổ phiền não không bao giờ tịch tỉnh, bình thản nhìn vào đó để thấy được sự sai trái của mình, sửa nhưng vẫn ngoan cố đổ thừa, đổ lỗi, tìm cách tránh né. Có cả khi chúng ta ngoan cố quá tạo thành sự hung hăng vô độ, gây cho cuộc sống của mình có nhiều sự cố và phải đón nhận thật nhiều tai họa. Có các bạn ơi. “Đoạ Địa Ngục Vẫn Không Phục”, ngoan cố chống trả là có. Hiện tượng đó thấy ở trong cuộc sống hàng ngày thôi, rơi vào những sự khủng hoảng như thế ta luôn chống trả lại, ngoan cố dữ lắm, chẳng bao giờ phục để có một chút bình tâm nhìn lại chính mình mà sửa.
Có một câu chuyện rất thực tế xảy ra đối với chính Đức Phật. Lần mò một chút về kinh điển, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta đã nhận Ngài làm Thầy, quy y với Ngài để lãnh nhận giáo pháp tăng đoàn của Ngài trên con đường học đạo. Thì thuở sinh thời Ngài có một đệ tử cùng dòng tộc, cùng họ hàng, là anh em bà con thật gần, cô cậu. Ông ta là Đề Bà Đạt Đa, theo Phật xuất gia, nhưng ông Đề Bà Đạt Đa có một lòng khát vọng về quyền lực, về tài danh và có sự ganh ghét, ghen tuông thật lớn, hung dữ, đó là nói về ông ta. Song song với đó ông ta vẫn có tài học thật nhanh, sự hiểu biết nhạy bén, lời Phật dạy ông ta thực hành được và ông ta chứng đắc thần thông, có thần thông các bạn. Được dân chúng trong thành Vương Xá rất trọng vọng, mến thương và ông ta cũng được thọ hưởng nhiều cái bổng lộc của vua chúa, quan quyền. Thế nhưng cuộc đời của ông Đề Bà Đạt Đa là cả cuộc đời của một cái vai ngược lại với Phật, đóng vai thật là ác bởi nghiệp lực lôi kéo. Ông ta từng thả voi, voi điên khùng cho uống các chất say để dẫm nát Phật. Ông ta từng đã bôi thuốc độc vào móng tay để chạm lên Phật hầu giết Phật. Ông ta đã lăn đá xuống để đè cho Phật chết. Ông ta đã hợp tác với các vua chúa, đặc biệt là ông Vua A Xà Thế, gây nên sự xung đột ghê gớm để mượn tay quyền lực của Vua A Xà Thế giết Phật. Khi còn sống như vậy, mang biết bao nhiêu mưu kế hại Phật nhưng không thành. Ông ta sống trong địa ngục của trần gian, đau đớn, phiền não nhiều lắm, đi tới quyết định chống phá lại Phật, chia rẽ tăng đoàn, thành lập tăng đoàn mới, chế ra những cái luật phỉ báng Phật và lôi kéo 500 vị tỳ kheo trẻ theo, ông ta thành lập 1 tăng đoàn, tách rời khỏi Phật, chống đối lại Phật. Nhưng cũng chẳng làm cho Phật buồn, Phật đau, Phật khổ và ông ta nhìn thấy điều đó ông ta càng tức tối khó chịu, sống mà như đọa vào địa ngục trần ai khoai củ, đau đớn khôn xiết. Rồi thì ông Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên mang lòng từ bi tiếp cận với 500 tỳ kheo trẻ kia, diễn giải hướng dẫn để cuối cùng 500 vị tỳ kheo đó đã nghe và trở về với Phật. Nhưng ông Đề Bà Đạt Đa không bao giờ phục dù bị đọa vào tâm thức đau khổ như thế, tìm đủ mọi cách tiếp tục hại Đức Phật và không bao giờ phục Đức Phật. Ông ta phạm vào những tội phá rối tăng đoàn, làm Phật chảy máu, giết hại Phật. Trong nhà Phật những tội như vậy gọi là tội ngỗ nghịch, nếu chết thì bị đày vào ngục a tỳ rất khổ và đúng vậy, cả cuộc đời không bao giờ ông ta phục.
Lần mò về những kiếp quá khứ, ông Đề Bà Đạt Đa và Phật sinh vào thời quá khứ, hiện thân cũng là những vị hành Bồ Tát đạo nhưng mang thân tướng là hai nhà thương gia. Ông Đề Bà Đạt Đa là thương gia và Đức Phật thuở đó cũng là thương gia đi buôn bán. Ông Đề Bà Đạt Đa với lòng khát vọng cầu sự thành công nhưng tham vọng quá lớn, luôn nghĩ về vật chất, tiền tài và quyền lực, chẳng có một sự buôn bán công bằng trong giao thương. Hai người đó đi đến một ngôi làng để mua đồ thì có bà cụ có một bình cổ vàng cần bán để mua những vật dụng tiêu xài, mang ra gặp ông Đề Bà Đạt Đa để bán cho ông ta. Ông ta thấy có giá trị đó là bình vàng, là bình cổ và thấy bà cụ không biết nên nói bình này không đáng giá, chẳng đáng để mua với tâm ý bỏ đi để bà cụ năn nỉ ngõ hầu mua được với một giá thật hời hoặc đổi thật là rẻ mạt, ông ta nằng nặc bỏ đi. Nhưng sau đó vị thương gia thứ hai tới, bà cụ mang bình đó ra và vị thương gia thứ hai này chính là tiền thân của Đức Phật trong tiền kiếp. Thấy cái bình bằng vàng có giá trị hơn cả số hàng mình mang, cho nên đánh đổi tất cả số hàng đó để lấy cái bình cổ, bà cụ đón nhận, thế là sự giao thương đã xong. Khi trở lại nhà bà cụ ông Đề Bà Đạt Đa không thấy cái bình cổ, bởi vì một người khác khi nghe kể đã mua rồi. Mà sự tức giận tìm đủ mọi cách sát hại Phật và mối thù đó kéo dài tới thời tái sanh trở lại. Một vị thương gia thành Phật còn một vị thương gia căm phẫn tham vọng kia thành r1ông Đề Bà Đạt Đa.
Trong suốt thời gian tái sanh đi, tái sanh lại gặp nhau, tìm nhau để hại nhau. Một bên Đức Phật là rộng lòng từ bi tha thứ, chẳng màng đến những sự bắt hại của ông kia, một bên đã đọa vào địa ngục tâm thức đau khổ, dằn vặt, bám víu, đeo đuổi để sát hại. Thật là khổ! Không phục các bạn ơi, cứ tái sanh tìm Phật để hại không bao giờ phục. Cho đến thời mà Đức Phật thành Phật, cùng sinh trong một dòng họ thức, có trí tuệ, có hiểu biết, có thần thông, cũng không phục sự giác ngộ của Phật, vẫn chia rẽ, vẫn bắt hại, đưa tay cửa dưới đồng hành với quan quyền, vua chúa để giết Phật, không bao giờ phục Phật, đúng với câu đoạ địa ngục vẫn không phục. Cho tới giây phút cuối cùng trước khi ông ta chết thời Đức Phật, thoáng ở trong tâm khởi lên một ý nghĩ “Ta đau khổ bao nhiêu ngày tháng, bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu kiếp qua hình như ta đã sai”. Thấy sự chết tới, thấy vô thường nó rõ mồn một ông ta run sợ và nghĩ rằng “Tại sao ta lại không nghe lời Phật để thoát khỏi luân hồi?”. Phút cuối của cuộc đời mới thoáng nghĩ như vậy và sám hối, còn bao nhiêu kiếp qua, bao nhiêu năm tháng qua không bao giờ phục dù bị đọa vào địa ngục đau khổ của trần gian. Nhưng ít nhất trong giây phút cuối của cuộc đời ông đã sám hối và quyết định trở về chùa Kỳ Viên để gặp Phật sám hối, dùng sức tàn của hơi thở cuối đi về chùa Kỳ Viên. Nhưng đôi bàn chân của ông ta đã không còn bám chặt vào mặt đất nữa, hơi thở yếu dần hướng về Kỳ Viên xin một lòng sám hối, ông ta không kịp nữa rồi té xuống dưới đất chết và theo như kinh thì cửa địa ngục a tỳ đã mở và lửa đã phun lên cuốn trôi thân xác và thần hồn của ông ta xuống địa ngục. Các bạn! Đọa địa ngục vẫn không phục, cho tới phút cuối cũng rất may ông ta biết sám hối, hướng về chùa Kỳ Viên để xin Phật tha thứ. Dù vậy, vì tội bắt hại Phật, chia rẽ, phá rối tăng đoàn, làm Phật chảy máu, những tội đó đều là tội ngỗ nghịch, không thể tránh được đoạ vào địa ngục đâu, ông ta đã bị đọa vào địa ngục a tỳ.
Các bạn có nên suy nghĩ lại đời sống của chúng ta khi đang trải qua biết bao nhiêu phiền não, đau khổ ta vẫn không phục, ta vẫn ngoan cố, ta vẫn chống đối. Bởi chúng ta cũng như ông Đề Bà Đạt Đa tràn đầy những khát vọng của tham dục, của quyền lực, của ganh ghét, của giận hờn, của đấu đá, mà cam tâm bắt hại đủ mọi cách. Chuốc độc đó, ông Đề Bà Đạt Đa đã bỏ thuốc độc vào dưới móng tay để chạm vào Phật, làm cho Phật chảy máu ra, độc dược nó thấm vào để chết. Ông ta đã thả voi để dẫm lên Phật cho chết, lăn đá ở trên sườn núi đè Phật chết, bắt tay với vua chúa bắt hại Phật, giết hại Phật dữ lắm. Mỗi một lần thất bại ông không phục, rồi cuối cùng thành lập nên tăng đoàn, chia rẽ, lôi kéo để phá Phật, không phục. Chúng ta trong cuộc sống có lẽ cũng là hiện thân của ông Đề Bà Đạt Đa với biết bao nhiêu khát vọng trong cuộc đời, sự căm phẫn có thừa đã trỗi dậy, ta ghen tuông, ta đả phá, ta bắt hại ngay cả đối với những người trong thân tộc, trong bà con, những người như cha mẹ, như anh chị em hoặc là những người như anh rể, em dâu ta vẫn bắt hại chỉ vì một lòng ghen tuông quá đáng, không đành, không phục, lỗi mình đã sai thật sự nhưng không bao giờ phục, vẫn liên kết với những sức mạnh tiềm ẩn ở bên ngoài để bất hại lẫn nhau.
Người xưa nói là cõng rắn về cắn gà nhà, có, Bảo Thành trong tiền kiếp và kiếp này chắc chắn có, các bạn cũng như vậy, thay vì chúng ta áp dụng một câu tục ngữ khác “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Nhưng không, ngay trong Phật giáo cũng cùng một Đức Thầy Bổn Sư là gà cùng một mẹ đó mà giữa tông, giữa phái, giữa chùa này, giữa nhóm kia, Phật tử đó, rồi các bậc xuất gia học cao, học thấp, học ngược, học xuôi, học đúng, học sai, lộn xộn, chống phá, đánh đập, chia rẽ, phỉ báng, chê bai, dèm pha,.. Đó chính là thể hiện lòng khát vọng của quyền lực và sự ghen tuông tột độ, không còn làm chủ được nhưng không bao giờ phục và nhận ra cái sai của mình, vẫn ngoan cố cho ta là đúng và tiếp tục đẩy bản thân của mình vào trong địa ngục trần gian, đau khổ và phiền não mà không hay. Không biết rằng Bảo Thành và các bạn có may mắn như ông Đề Bà Đạt Đa, giây phút cuối của cuộc đời có còn nhận ra cái sai hướng về với Đức Phật sám hối hay không? Chắc có lẽ không kịp đâu.
Sau khi Đức Phật nghe ông Đề Bà Đạt Đa đã chết và các Phật tử cũng như các đệ tử hỏi Ngài ông ta như thế nào? Đi về đâu? Đức Phật nói ông ta đã phạm tội quá nhiều, chết như vậy sẽ đọa vào địa ngục a tỳ, nhưng ít nhất trong thời gian còn sống đã gần gũi với Phật, đã nghe. Thì mầm mống lời của Đức Phật khai thị vẫn còn đó để trổ mầm, cho nên nhất định 100 ngàn kiếp sau từ địa ngục a tỳ ông Đề Bà Đạt Đa sẽ tái sanh trở lại và tu chứng đắc thành Phật độc giác. Điều này nói tới ý nghĩa cao vô cùng, 100 ngàn kiếp đó các bạn, sẽ trở thành và có cơ hội để làm một vị Phật độc giác. Chúng ta theo chủ đề “đoạ địa ngục vẫn không phục”. Cả cuộc đời của ông ta từ bao nhiêu kiếp luôn luôn không phục Phật, giết hại Phật nhưng chỉ một giây phút sám hối quay về với Phật, tuy bị đọa vào địa ngục a tỳ thì vẫn có cơ hội sau 100 ngàn kiếp thành tựu được quả Phật độc giác. Đấy là ý nghĩa mở cửa, không phải là một niềm hy vọng để ta nuôi sự hy vọng đó, mà là một chân lý khẳng định rõ sám hối rất quan trọng và trong sự sám hối chân thành hướng về với Phật, chúng ta dù bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp đã bị đọa vào địa ngục bởi khát vọng của tham dục và lòng ganh ghét vẫn có thể tự tháo gỡ.
Nói ở một góc độ nào chúng ta vẫn may mắn hơn ông Đề Bà Đạt Đa, ông ta biết sai hướng về chùa Kỳ Viên để muốn đi về gặp Phật nhưng không kịp, chân không còn chạm được tới mặt đất, thần hồn đã đi, lửa địa ngục đã thiêu cháy. Nhưng chúng ta ngày hôm nay Đức Phật của lịch sử ta không gặp, nhưng ta gặp được lời của Đức Phật lịch sử còn lưu truyền nơi kinh điển. Nghe được giáo pháp của Ngài qua băng dĩa trực tiếp hoặc gián tiếp của các bậc hòa thượng tôn túc và lại có cơ hội đồng hành tu mật thiền song tu, bỏ ác hành thiện, giữ giới, miên mật, vẫn còn mà. Ta thực sự đã khác hẳn với ông Đề Bà Đạt Đa là không phục Phật. Ta đã nghe và nhận thức được giá trị của nghiệp chướng bản thân, đã quy phục về với ba ngôi Tam bảo Phật Pháp Tăng. Chúng ta nhất định sẽ có cơ hội thật nhiều, không bao giờ bị đọa vào địa ngục đâu. Đặc biệt nếu các bạn quy y Phật, Pháp và Tăng, phá vỡ mọi niềm tin mê tín dị đoan, thoát ly khỏi những ác nghiệp nhiều đời, tạo nhiều thiện nghiệp. Thì sự quy y chân thành, thành kính, đúng với chánh pháp đó khẳng định thật rõ chúng ta sẽ không bao giờ bị đọa vào địa ngục, vào ngạ quỷ và súc sanh. Đây là tin mừng cho tất cả các Phật tử tại gia với một lòng thành kính, từ bỏ sự mê tín dị đoan, quy y đúng chánh pháp, giữ được năm giới.
Các bạn! Chúng ta nhất định sẽ không đọa địa ngục. Chúng ta không phải là kẻ ngoan cố đọa địa ngục vẫn không phục. Chúng ta đã đủ phước báu quy phục về với Phật, Pháp và Tăng. Có một tấm gương cao cả mà trong dòng lịch sử của Đức Phật thực sự đã thể hiện qua câu chuyện vừa rồi. Để chúng ta thấy rằng ông Đề Bà Đạt Đa như chúng ta, khát vọng, ganh ghét quá lớn. Để rồi không bao giờ phục khi chính những sự đau đớn, đau khổ, phiền não do chính ta tạo ra, mà luôn luôn ngoan cố đổ thừa để rồi cứ thế quậy rối tung cuộc đời của mình. Hãy luôn bình tĩnh, sự bình tĩnh chỉ có được qua hơi thở chánh niệm mà thôi. Khoa học và tâm linh học đồng hành song song hiểu rõ, hơi thở rất quan trọng, bởi thiếu hơi thở thiếu oxi ta chết ngay. Trong hơi thở chánh niệm ta mang đầy đủ oxi nuôi dưỡng thân xác và cung ứng đầy đủ oxi cho não bộ, thân tâm sẽ thơi thới nhẹ nhàng. Lại dụng tâm chánh niệm ngay tại đây chỗ này, không để những vọng niệm, những vọng thức phan duyên kéo đi. Mà trụ trong hơi thở, đồng hành với mật ngôn của mật thiền quán tâm từ bi, quán tâm trí tuệ, quán tâm tỉnh giác. Mu A Mu Sa là quán tâm từ bi. NamMô TaMô TaMô là quán tâm trí tuệ. Ma Sa Ốp Uê là quán tâm tỉnh giác. Ba pháp quán, ba pháp quán chiếu tâm từ bi, tâm trí tuệ và tâm tỉnh giác này giúp cho chúng ta nhìn rõ được ảo tưởng của những khát vọng về quyền danh cũng như lòng ganh tỵ, bon chen cực lớn nơi mình. Đặc biệt ba pháp quán bằng ba mật ngôn này giúp cho chúng ta gần gũi, tiếp cận được với mười phương chư Phật. Có được tha lực Phật điển hỗ trợ trên con đường tu để chuyển hóa bản thân, để quy phục về với Phật, Pháp và Tăng, để không rớt vào địa ngục vẫn không phục. Để không bị đời sống của ông Đề Bà Đạt Đa tiêm nhiễm, gây hại cho mình và những người yêu thương và cũng để cho chúng ta không còn ngoan cố. Nếu tu như vậy mỗi ngày tâm ta sẽ mềm, sẽ khiêm tốn, sẽ bao dung với chính mình và đời sống của chúng ta sẽ luôn gần gũi với Phật. Những ai vẫn còn có tâm ý đọa địa ngục vẫn không phục bởi khát vọng của quyền lực, bởi ganh ghét, giận hờn, bởi bon chen, chê chấp, hãy tự cảnh tỉnh ngay. Trong câu chuyện này nhắc nhở cho mỗi người chúng ta dù là xuất gia hay tại gia phải nhớ, những tội ngỗ nghịch rất nguy hại. Ông Đề Bà Đạt Đa vẫn còn chút phước là bởi vì sinh ra cùng thời Phật, dù nhiều kiếp tái sanh cùng với nhau bắt hại Phật. Nhưng ông ta vẫn còn có phước sinh ra đóng vai phản diện hại Phật, học được lời của Phật có trí tuệ nữa. Cho nên bao nhiêu năm tháng không phục trong sự đày đọa của tâm thức đau khổ, phiền não như ở địa ngục. Thì cuối cùng ông ta vẫn còn có phước duyên nhận ra giá trị lời của Đức Phật khai thị mà quay trở về trong giây phút cuối. Từ đó ông ta phải trả giá 100 ngàn kiếp nơi địa ngục a tỳ, nhưng cuối cùng cũng trở thành một vị Phật độc giác. Nếu như chúng ta quay lại bờ ngay ngay bây giờ, thành Phật độc giác hay không chẳng màng tới nhưng ít nhất chúng ta cũng thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc trong chánh niệm hơi thở, bởi vì sao? Bởi ta có tâm từ bi, có trí tuệ, có sự tỉnh giác hiện diện trong chánh niệm, bởi vì sao? Bởi vì ta có Phật, ta có Bồ Tát, ta có Long Thần Hộ Pháp chư Thiên kề cận, bởi vì sao? Bởi ta có chánh niệm trong từng giây phút và cuối cùng bởi vì sao? Bởi chúng ta đã quy phục về ba ngôi Tam Bảo, giữ giới, hành thiện, lìa ác, chúng ta vẫn còn nhiều phước báu lắm.
Các bạn! Hãy giữ nguyên phước báu đó và phát triển lên trong công hạnh tu tập mỗi ngày, đừng để đọa vào địa ngục vẫn không phục, rất khổ. Ông Đề Bà Đạt Đa hướng về chùa Kỳ Viên, hướng về Phật sám hối, hãy cố gắng sám hối mỗi ngày, hướng về với Phật và sám hối cho những tội lỗi ta đã tạo, nhất định ta sẽ thành tựu được sự an lạc.
Mời các bạn trở về với chánh niệm hơi thở.
Thưa Phật! Chúng con một lòng chí thành hướng về tam bảo chư Phật mười phương, chư Bồ Tát thánh hiền, sám hối tất cả những tội lỗi, nghiệp chướng bất thiện nhiều đời và hiện kiếp này đã tạo ra. Xin gia trì cho chúng con khơi nguồn Từ Bi, thắp sáng Trí Tuệ, sống đời Tỉnh Giác và đón nhận được đại thủ ấn trí tuệ an lạc viên mãn. Nguyện cho hết thảy những chúng sanh đang đọa trong đau khổ của địa ngục trần gian mau mau một lòng sám hối để cởi trói mình khỏi những ngọn lửa của tâm sân đang thiêu đốt.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Chúng con nguyện hồi hướng công đức này nếu kiến lập được cho nền hòa bình của thế giới. Cũng thành tâm hồi hướng công đức này cho Bảo Tịnh Giới, chọn con đường xuất gia làm sự nghiệp giải thoát.
Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!