Bảo Diệu Tâm đánh máy, Bảo Phước biên tập
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chua Xa Loi!
Giờ đồng tu đã tới, mọi người chúng ta hãy quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho muôn loài chúng sanh và gia trì cho chúng con Chánh Niệm hơi thở, quán chiếu để thấy rõ các pháp là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.
Xin hồi hướng cho quê hương Việt Nam và toàn thế giới mau thoát khỏi cảnh đại dịch. Nguyện siêu cho tất cả các chư vị hương linh theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành.
Xin chư Phật chứng minh!
Chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi!
Lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Từng hơi thở Chánh Niệm quán chiếu thân tâm, mang tâm Từ Bi thắp sáng Trí Tuệ rải đến muôn nơi. Chúng ta luôn nghĩ tới các đấng bậc sinh thành, gia đình, thân bằng quyến thuộc, cộng đồng, xã hội, nhân loại. Hồi hướng cho tất cả năng lượng vi diệu Từ Bi và Trí Tuệ của chư Phật.
Chúng ta hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm mình và đồng trì mật ngôn:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
(15:40) Mô Phật! Các bạn hãy ngồi với tư thế như chúng ta vừa chánh niệm hơi thở và tổng trì mật chú, lắng nghe năng lượng tự thể của thân đang lan tỏa, giữ chánh niệm quán chiếu mọi suy nghĩ, mọi hiện tượng đang xảy ra. Và cùng với Bảo Thành đi vào chủ đề được gửi về ngày hôm nay – một chủ đề có lẽ rất tình. Rất tình cảm của con người (con người có tình cảm mà) cho nên chủ đề này thấy hay hay, nghe qua mà thấy tâm hồn đã bắt đầu sao sao lạ thường – chủ đề “Mãi Mãi Là Bao Lâu”.
Khi người ta tìm tới với nhau trong tình yêu, người ta dắt nhau lên trên tận cõi trời của đỉnh điểm thương nhớ để thề với nhau, gọi là thề biển hẹn non gì đó: “Anh sẽ mãi mãi…” và “Em sẽ mãi mãi…”, thòng thêm một câu có giá trị thật tuyệt vời để lấy lòng nhau, từ bỏ cha mẹ, gia đình để đi về sống chung đó là: “Nếu kiếp sau là người, anh vẫn tiếp tục và em vẫn như thế”.
Tình yêu của con người có cái sức mạnh như vậy. Người ta từ bỏ cha mẹ, anh chị em để sống với nhau. Người ta hẹn, người ta thề mãi mãi, nhưng mãi mãi là bao lâu chẳng biết. Núi vẫn còn, biển vẫn còn, nhưng tình đã đoạn. Bởi chỉ một thời gian sống chung, muôn chuyện xảy ra không như ý, cái điều xưa kia khi yêu không nhìn thấy, nay nó rõ rõ ràng ràng, chán ngấy lên tận cổ, đành phải trốn mà bỏ nhau ra đi. Còn đâu cái lời hẹn mãi mãi của tình yêu?
Nói như vậy nhưng chúng ta vẫn thích nghe cái vọng âm, những cái dư âm của sự gian dối trong tình trường để mãi mãi níu kéo nhưng đụng chuyện không ưng ý thì chữ “mãi mãi” kia có còn nữa hay không? Thế nhưng trong cái mãi mãi, câu hỏi là “Bao lâu định nghĩa cho sự mãi mãi? Một ngày, một giây hay một phút?”. Chúng ta học Phật, Đức Phật dạy cái mãi mãi trong kiếp người chỉ bằng một sát na trong hơi thở vào ra, chẳng phải dài lâu từ kiếp này lê thê đến kiếp sau như cái nhịp cầu Ô Thước mà Ngưu Lang, Chức Nữ hẹn gặp nhau trong ngày mưa ngâu rằm tháng 07. Nếu có hẹn mãi mãi chắc chẳng bao giờ gặp được; đợi một đợt mưa ngâu thoảng tới, nhịp cầu Ô Thước mờ dần, có nhớ được điểm hẹn mò tới thì mịt mù sương gió, Ngưu Lang nào có thể gặp được Chức Nữ? Vậy mà người ta cứ thích thề. Lời thề tuy gian dối nhưng mà nó ngọt như đường mật, ngọt quá nghe thấy lịm cả cõi lòng, sung sướng. Sung sướng bao nhiêu lâu dài có là bao, chỉ một thoáng trôi qua, đau khổ dồn dập trở về.
Trong mật chú NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là một sự chú thích không phải là một câu đọc ra để chúng ta có được cái sức mạnh thần thông ở cõi trời, để biến những mảnh tình vụn vặt trong cuộc đời kéo dài lê thê như kẹo kéo để hưởng cái vị ngọt của tuổi trẻ mình hay ăn. Tình yêu sẽ khô và sẽ bị gãy như ông bán kẹo kéo bẻ vụn ra mà thôi. Nhưng họ vẫn thích kéo dài, dù vẫn biết càng dài càng mỏng, cuộc sống con người dài chỉ trong một giây, một sát na, một hơi thở. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang gọi là niệm tuệ thường thường miên mật trong hơi thở chánh niệm, nhìn thẳng vào trí tuệ để soi sáng, thấu rõ được mọi hiện tượng; ngay cả cái tình yêu gọi là bất diệt kia cũng chỉ là vô thường sanh diệt, nếu như không thấy được sự vô thường, bám víu vào thì mỗi người sẽ tạo ra khổ khổ muôn trùng. Ta đã biến cái vô thường đó thành một cái bản ngã trường tồn ôm ấp, để rồi khi chết còn chôn theo kẻ sống.
Nhìn ngược dòng lịch sử có những vị bạo chúa, nhà giàu, kẻ có quyền danh, khi chết đi rồi vẫn để lại di chúc rằng phải chôn theo thê nữ, vợ con, của cải, vật chất, tùy tùng, những người làm. Vậy nên những cái cổ mộ xây cho thật to như một cung đình. Mộ đào lên vẫn thấy hàng trăm hàng ngàn những bộ xương trắng của những người vô tội chôn sâu theo người chết. Ngày nay chúng ta vẫn mơ ước như vậy, nhưng không phải đợi đến chết để chôn người sống vào cái cổ mộ, ta còn sống mà ta chôn người chết vào trong cái cổ mộ tâm thức để tương tư, mộng về một cảnh đời đã qua đi. Có!
Người chết chôn người sống là chuyện của quá khứ, của những bạo chúa, của thời phong kiến, nhưng người sống mà chôn theo những người đã chết, những mối tình đã chết, những điều đã không còn tồn tại nữa là thời đại của ngày nay. Ai trong chúng ta còn đang sống vậy mà khư khư đào mộ ở trong tâm, như ai đó hát một bài, bài gì ta? Đắp mộ cuộc tình! Không biết có đúng hay không? Có lẽ như vậy! Chúng ta có biết bao nhiêu cuộc tình trong những ái dục của con người ngắn như một hơi thở đã chết, đã mất và đã đoạn diệt, nhưng vẫn mang cái chết đó chôn vào trong tim, vào trong tâm thức. Để bao nhiêu điều tốt đẹp mà Thế Tôn khai thị, hướng dẫn, ta chẳng màng, ta quên đi thật nhanh, nhưng khư khư sống trong cổ mộ cùng với xác chết của quá khứ, mùi hôi thối, xú uế, ô nhiễm, làm cho tâm của chúng ta trở nên đen tối, vô minh. Vậy mà cứ sung sướng cười thầm, khóc lớn, mang ra khoe với thiên hạ về một điều đã mất, đã chết. Cho nên các bạn nhớ, đừng khoe về những mối tình vụn đã mất, đừng níu kéo chuyện quá khứ đã đi qua, đừng ấp ủ trong tim những mảnh vụn của cuộc đời không còn nữa!
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang nhắc nhở cho chúng ta sống một cách thực tế trong chánh niệm. Niệm huệ, niệm tuệ tức là niệm trong sự thanh tịnh của bản thể Phật, khơi nguồn từ bi của Mu A Mu Sa, những chủng tử thiện, Bồ Đề còn nơi phước báu tiền kiếp lưu giữ trong tâm thức, để trổ mầm, sống thực với nó. Và nhận thức ra các pháp đều là vô thường sanh diệt, để đừng níu kéo những gì đã qua như còn đang sống mà chôn xác chết vào tận trong trái tim.
Có một bà cụ ở California, gọi cho Bảo Thành khóc lóc ở trên phone, nói rằng: “Tôi buồn quá! Tôi năm nay đã lớn tuổi, tôi có một đứa cháu ngoại sinh ra nó yếu, nó nhỏ, nó còm cõi, tôi nuôi và tôi dưỡng nó lớn rồi. Nhưng rồi mẹ nó đã chuyển việc làm, di chuyển qua bên Texas. Tôi buồn quá thầy ơi! Chỉ trong vòng tháng, tôi đã mất 30 pounds (cân Anh; 30 pounds ≈ 13.6 kg), tiều tụy, khóc hoài, nhớ đứa cháu ngoại”. Rồi bà mua vé máy bay qua bên Texas để ở với cháu ngoại một thời gian. Nhưng không khí và môi trường sống chẳng phải là nơi bà phải ở, bởi nó không thuận, phải trở về Cali. Nhưng mong ước của bà là làm sao mang đứa cháu ngoại trở về sống như thuở xưa. Bà nói một câu nghe thấy tái tê tâm hồn, bà nói: “Nếu không có đứa cháu ngoại chắc tôi chết mất. Tôi không thể sống nổi”. Tâm sự một hồi nhẹ lòng, hỏi ra bà cụ đó không đồng Phật giáo, là một tôn giáo khác. Biết nói làm sao cho hiểu được cảnh giới vô thường, biết nói làm sao cho hiểu được những đoạn trường đã qua mà ta vẫn còn ôm ấp? Hai niềm tin tôn giáo khác biệt, nhưng dù khác biệt giữa các sự tín ngưỡng, thờ tự của tôn giáo nhưng đồng một cái nhìn rằng mỗi người phải công nhận muôn sự ở đời, dù là pháp hữu vi hay vô vi, điều ta có thể nhìn thấy hay không nhìn thấy cũng luôn biến đổi vô thường sanh diệt trong từng giây phút.
Chúng ta phải chấp nhận bằng cách nhìn thẳng và công nhận sự thật đó. Đó chính là chân lý Đức Phật dạy: “Vạn pháp vô thường”, nghĩa là mọi hiện tượng dù có tướng hay không có tướng đều vô thường sanh diệt, tới và đi ta có thể tiếp cận được đều do phước báu của nhân duyên. Điều này không phải điều tới rồi nó đi ta không coi trọng. Nhưng những gì còn hiện hữu trong cuộc đời như tình thân của những đấng bậc sinh thành, lòng hiếu đạo ta phải ghi nhớ, khắc ở trong xương cốt của mình để phụng dưỡng các ngài với khả năng có được. Đừng đợi cho cha mẹ mất rồi mới làm mồ thật to, cúng kiếng cho thật nhiều, lúc đó người ta gọi là làm văn tế ruồi. Cúng thì cũng ruồi, muỗi nó bu chứ người đã mất hưởng gì phần đó? Khi còn sống, lòng hiếu đạo ta đã bỏ quên, thì cái sự chết đã tới, vô thường đã gặp, cúng có nhiều, khóc có to cũng không làm được lợi ích gì.
Nói đến tình cảm của con người với con người, mối quan hệ trong xã hội, khi còn có nhân duyên tiếp cận, ta mang trái tim, trái tim của tình yêu thương được thăng hoa tới cái cung bậc thật cao đó gọi là từ bi và mang sự hiểu biết thắp sáng vươn lên tới chỗ gọi là trí tuệ không còn có chướng ngại. Trong tình thương không có chướng ngại, rộng lớn như biển, một tình thương bao trùm tất cả không có đối đãi, đúng sai, tràn đầy lòng bao dung, thương yêu đó, đó chính là mấu chốt sống trong chỉ một giây mà dài cả hàng ngàn năm, sống chỉ trong một giây thôi mà dài cả hằng hà sa thế kỷ, hằng hà sa kiếp.
Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy, dù một giây hay một hơi thở mà người ta thấu được cõi vô thường, hành đúng nhân quả, có giá trị hơn sống cả trăm năm. Vậy đừng cưu mang những điều đã qua để chết mà như một bạo chúa chôn những người sống. Đừng cưu mang những điều đã chết để sống như một ác vương chôn những xác chết luẩn quẩn trong trái tim, để trên quầng mắt của chúng ta bị thâm cái màu tím của thân xác lạnh lùng, của đống xương trắng phơi đầy trên khuôn mặt sầu não. Hãy nhớ mãi mãi là bao lâu, hình như đó là một cái phim trường của tuổi trẻ nghe thích thú, bởi đâu đó người ta đã hứa hẹn quá nhiều. Rồi tình yêu chỉ như cơn gió thổi qua, ngọn đèn hừng hực, ngọn lửa yêu thương hừng hực đó, nó tan rã, chẳng còn. Vậy mà vẫn thích, thích lắm.
Những câu hát, câu hò, những cái phim nói về tình yêu mãi mãi bất hữu. Trên đời có gì gọi là bất hữu mãi mãi đâu. Đã học Phật trong Phật chú NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – niệm huệ, đây gọi là niệm huệ; Mu A Mu Sa là niệm từ bi, tu từ bi và trí tuệ để chúng ta thấu được những cái vô thường trong cuộc đời. Để khi còn đây, còn đây đó tình thương của mỗi người, ta trân quý và cùng nhau thăng hoa trong cái tâm từ bi và trí tuệ, để mãi mãi kết lên những điều tốt đẹp nhất. Đừng hẹn mãi với những điều ta không thể nắm giữ được, để từ đó đau thắt ở trong lòng, mãi mãi khổ sầu.
Các bạn! Chắc chắn các bạn và Bảo Thành, Bảo Thành cũng như các bạn thôi, đã từng một thời, một thuở cứ tưởng chừng những điều ta có là mãi mãi. Để rồi khi có mặt với nhau đó, có cái tình thương với nhau đó, sự trân trọng, sự quý trọng, sự đối xử với nhau bằng cái tâm tốt đẹp nhất, ta lại chẳng bao giờ. Bởi ta nghĩ mãi mãi hay nó đổi phút cuối, ta đối xử là được rồi. Và cứ thế ta hẹn, ta hẹn, ta hẹn mãi. Mãi mãi là bao lâu? Chỉ là một giây, chỉ là một sát na, một khoảnh khắc thở vào thở ra là hết rồi. Kiếp người của chúng ta cũng chẳng có mãi mãi. Cái mãi mãi mà Phật nói thật rõ là chỉ trong một hơi thở. Vậy trong hơi thở đó, ta hãy dung dưỡng cái trí tuệ và tình yêu. Để có thể dung nhiếp được tất cả mà sống chân thật với cõi lòng của mình, tỏ lộ tình yêu thương với tất cả những ai đang còn hiện hữu trong cuộc đời. Bởi nhân duyên, phước báu là nhịp cầu đưa họ tới hoặc đưa ta tới để gặp họ. Đừng đợi đến phút sau, bởi trên đời không có gì là mãi mãi!
Bà cụ kia đau đớn như vậy đó, Bảo Thành chỉ nói: “Thưa cụ! Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?”, và cụ nói: “78 tuổi”. Hỏi bà cụ: “Vậy thì cách đây khoảng chừng 60 năm, cụ bao nhiêu tuổi?”. Chúng ta cứ lấy 78 trừ đi 60 năm, mới có mười mấy tuổi à. Cái tuổi 18 nó đẹp cỡ nào, nó dõng mãnh cỡ nào. Mới hỏi rằng: “Có phải lúc đó, cụ đã đi theo tiếng gọi của trái tim, từ bỏ tất cả để cho một chuyện gì đó gọi là mãi mãi trong tình yêu của túp lều của hai trái tim rực lửa yêu thương hay không?”. Và cụ nói: “Ôi, sao thầy biết chuyện đời?”. Bảo Thành nói: “Mình cũng là người sống ở trong đời. Sự rung động của trái tim đầu đời hay cuối đời đều là sự rung động về tình cảm. Con người là thế!”.
Hỏi bà cụ: “Vậy ông cụ có còn không?”. Bà cụ nói: “Mất rồi!”. “Vậy thì cái tình yêu thuở bỏ cha bỏ mẹ đó có mãi mãi đâu, thì cái tình cảm giữa con và cháu vì kế sinh nhai của cuộc sống, rời nhau đó, nó còn hay không? Là sự đối đãi vẫn còn đó, chẳng phải còn là bởi vì cận kề. Cũng như tình yêu của bà cụ đối với ông, dù ông đã trở về với lòng đất, hóa ra tro bụi rồi, nhưng tình yêu đó nhất định vẫn còn. Dù đã xa, xa lắm rồi, mà kiếp sau hóa thân làm người chưa chắc đã gặp nhau, nhưng ít nhất trong kiếp này, cụ ông đã đi và cụ bà vẫn nhớ. Vậy đứa cháu ngoại kia dù cách xa, cách xa từ Cali đến Texas, xa lắm đó, nhưng nếu vẫn trân quý những tháng ngày cháu ở với bà thì tình yêu đó gọi là bất diệt ở trong tâm. Vậy thì cần chi ở trên đôi tay có thể ẵm được đứa cháu ngoại mà ầu ơ sớm tối ru cháu nó ngủ?”.
Bà cụ thoáng nhớ ông cụ đã mất. Muôn sự ở đời chẳng có gì là mãi mãi. Chỉ có cái tình yêu trao cho nhau bằng sự trân quý, tôn trọng nhất, mới tạo thành cái năng lượng vi diệu tồn tại mãi mãi từ đời này qua đời sau, gọi là cái lực tinh túy của trí tuệ và từ bi. Hãy đối xử với nhau bằng trí tuệ, hãy gặp nhau và san sẻ lòng từ bi, sẽ tạo thành một khối năng lượng bất diệt và đó mới là sự mãi mãi, dù hơi thở ra chẳng thể vào, dù thân xác này có trở về với cát bụi thì tinh túy của trí tuệ và từ bi vẫn mãi mãi bất diệt. Đừng để chết rồi chôn vùi những người còn sống như là mang theo để phụng dưỡng mình, và đừng để sống mà lại chôn những cái chết ở trong trái tim để đời đời đau đáu phiền muộn.
Sống là phải an lạc! Pháp tu của nhà Phật là giúp cho chúng ta an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ, chỗ này. Một pháp mà tu mà ta có thể nhìn thấu được tất cả những con người yêu thương cũng chỉ là vô thường tới đi. Để rồi khi từng giây phút còn sống chung đó, ta chia sẻ cái trái tim một cách trọn vẹn trong tình yêu chân thật. Đừng ôm xác chết vào cuộc đời mà phải tẩy rửa trái tim cho thanh tịnh. Để những người đã mất, những chuyện đã đi qua sẽ thăng hoa cuộc đời bằng cái nhìn xuyên suốt vạn sự ở trên đời chẳng là mãi mãi, và câu trả lời thật rõ, mãi mãi là bao lâu? Mãi mãi chỉ là một hơi thở! Ngắn như thế thôi, thì chờ đợi gì, hứa hẹn gì? Hãy sống thực tế đi! Đừng hứa, đừng hẹn!
Đừng để cho những tiếng ngọt đó ở đầu môi của những ai đó; chúng ta biết ở trên đời có những con người biết sự thật cái sự hứa hẹn đó chẳng bao giờ tồn tại nhưng vẫn thích nghe. Có phải chăng ta đang gian dối với cõi lòng của chính mình, ta đang dối gian với cuộc tình hay với người ta yêu thương, kính trọng? Sống trọn hảo trong từng giây phút bằng tình yêu chân thật, thắp sáng đuốc tuệ là nhìn thấu cái vô thường, ta tận hưởng được Niết Bàn tại thế. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang tức là thiền trí tuệ để thấu được vạn pháp vô thường tạo ra khổ, bởi ta chấp ngã. Từ đó đi đến tinh thần vô ngã, thấu sự vô thường, đoạn diệt phiền não và đau khổ.
Bà cụ nói chuyện với Bảo Thành sau khi chia sẻ, dù không đồng tôn giáo, nói chuyện rất khó, nhưng mang những ví dụ như tình yêu của ông cụ đã mất vẫn còn, như tình bà với cháu cách xa nhưng mãi mãi vẫn là của nhau. Bà cụ đã chấp nhận bay về California sống an lạc và tiếp cận với cháu qua phone (điện thoại), qua iPad (máy tính bảng của hãng Apple), chẳng mong cầu cháu phải luôn luôn ở với mình. Những giấc ngủ năm xưa của cháu được bà ngoại ru đó, nay trở thành những món quà đẹp nhất khi còn nhìn thấy cháu trên iPad, trên phone. Chúng ta vẫn còn nhìn thấy nhau trong tâm thanh tịnh của mình – tâm thanh tịnh của mình là một cái iPad, một cái phone tuyệt vời nhất. Ở trong đó vẫn có thể tiếp cận được những cái dữ liệu để nhìn thấy những người yêu thương, dù xa hằng dặm trùng khơi hay mãi mãi cách biệt rồi. Đừng như Ngưu Lang, Chức Nữ phải đợi đến ngày mưa ngâu tháng 07 để gặp nhau trên nhịp cầu Ô Thước. Mỗi một giây phút là một nhịp cầu có thể tiếp cận với nhau qua cái duyên bằng sự quán chiếu trí tuệ và từ bi. Và nếu thiếu đi trí tuệ và từ bi hiện hữu sát sát ngay bên cuộc đời, thì chẳng khác gì người chết chôn người sống theo sau hoặc là người sống chôn vùi xác chết vào trong lòng.
Hãy sống thực để đối xử với người còn sống một cách chân thành, một cách thành thật để tận hưởng nguồn sung sướng trong sự thanh tịnh của cái tâm biết rời bỏ điều ác và thăng tiến trên những điều phước thiện. Năm giới cấm là 05 cách ngăn ngừa những cái mộng ảo của cuộc đời xâm chiếm vào cõi lòng, để nhìn thấu được vô thường. Mười điều thiện là 10 phương pháp tăng trưởng phước báu. Sống chân thật là chìa khóa mở cửa Niết Bàn. Trí tuệ và từ bi là những nấc thang đưa chúng ta lên cao hơn để sống hướng thượng.
Mãi mãi là bao lâu? Chỉ bằng một hơi thở mà thôi! Vậy nếu như ai thề biển hẹn non dài mãi mãi, nếu kiếp sau được làm người thì đó là những lời gian dối. Hãy tới với nhau bằng tâm chân thật không cần phải nói: “Nếu kiếp sau và thề mãi mãi”, chỉ cần mở rộng vòng tay, thương yêu với lòng bao dung, thì đó chính là mãi mãi trong sát na này, tồn tại trong cái năng lượng thanh tịnh. Bởi nói một cách chân thật, chẳng gian dối, lừa gạt nhau. Nếu ta đã gian dối với chính mình thì ai mà ta không lừa gạt? Nếu ta đã dối gian với người thì người nào ta không gian dối với họ?
Hãy sống chân thật! Mãi mãi là bao lâu? Chỉ một sát na thở vào hay thở ra! Trong cái thở vào thở ra mà ta còn có thể tự chủ nhận được, thì hãy chánh niệm để đuốc tuệ được sáng, lòng từ bi được khai nguồn, để mãi mãi, chúng ta vẫn là của nhau. Của nhau ở đây là của đồng thể một cái tánh Phật thanh tịnh mà Phật đã gọi là bình đẳng tánh trí – cái đó mới là cái của nhau. Khi ta đối xử bình đẳng, chẳng cần hẹn, thề với nhau mãi mãi thì vẫn là mãi mãi của nhau. Bởi trí tuệ và từ bi là cái bất sanh diệt, bất cấu tịnh.
Các bạn thân mến! Có lẽ đây là một chủ đề của một người bạn trẻ gửi đến cho Bảo Thành: “Mãi Mãi Là Bao Lâu”. Có phải chăng người bạn trẻ này đang ở trong sự xao động, sự rung động của trái tim đối với những tình yêu tới rồi lại đi chưa dừng lại để có. Cho nên trong lòng có thể bối rối và đặt cái chủ đề có phải chăng đó là sự mãi mãi? Hay người bạn trẻ này đã gặp ai đó hẹn mãi mãi, nhưng giờ chưa gặp mà đã chia tay rồi? Vậy thì sự mãi mãi là bao lâu? Theo lời Phật chỉ là một hơi thở vào ra, trên đời không có gì là mãi mãi ngoại trừ trí tuệ và từ bi. Thắp sáng được trí tuệ, lan tỏa được từ bi trong từng giây phút thở vào thở ra, vậy mà nó sẽ mãi mãi không bao giờ sanh diệt trong vòng luân hồi. Và nó sẽ là năng lượng vi diệu để chuyển hóa mọi phiền não, đau khổ mà người đời đã đối xử với ta do chính bất thiện nghiệp nhiều kiếp ta đã tạo ra. Ta nhìn thấu được chính mình, nhìn thấu được vạn pháp, ta buông thật nhẹ những điều bất thiện, ta tăng trưởng những điều thiện để ta tận hưởng được cuộc sống an lạc và hạnh phúc trong từng giây phút của cuộc đời.
Bà cụ đã về Cali rồi. Bảo Thành đã gọi lại. Bà cụ đã phấn chấn, vui vẻ hơn. Nhờ câu nói của Bảo Thành rằng gợi nhớ cho bà cụ cụ ông một thuở là anh hùng đã đưa mình thoát ra cảnh sống của gia đình để tạo dựng một mái ấm, đã ra đi, mà tình yêu vẫn còn đó. Thì đứa cháu kia dù nó có di chuyển khắp tiểu bang trên toàn cầu này đi nữa, thì tình yêu của ngoại và đứa cháu ngoại vẫn mãi mãi bất diệt, chẳng chi mà khóc, mà rầu, mà than thở, mà cầu mong. Hãy sống đối diện với thực tế của cuộc đời, không có gì là mãi mãi, riêng chỉ có tình yêu và trí tuệ. Cụ nay khỏe rồi. Hỏi thăm cụ coi đã xuống cân nữa hay không? Bà cụ tươi tắn nhìn lên trên phone cho Bảo Thành gặp, mặt đã tươi và hồng, cân lượng đã tăng, khỏe, vẫn gọi cháu mỗi ngày và nói chuyện vui vẻ. Ta có thể vẫn luôn luôn gặp nhau qua cái thể tánh thanh tịnh của tâm nếu thắp sáng được trí tuệ và lan tỏa yêu thương!
Các bạn nhớ, dù như Bảo Thành đây không gặp các bạn ở xa xa đó, mà trên màn hình này, chúng ta vẫn có thể gặp nhau. Nếu không có phương tiện của phone thì sao có thể gặp? Phật đã trao cho chúng ta một phương tiện vi diệu mà không phải bỏ tiền ra để mua, như mua cái phone hoặc gắn vào cái mạng Internet phải trả tiền. Nhưng qua cái phương tiện đó, ta vẫn gặp nhau được, đó chính là trí tuệ và từ bi trong bản thể thanh tịnh của pháp thiện. Hãy trở về với pháp thiện, hãy thắp sáng trí tuệ và từ bi để mãi mãi dù không có phương tiện của cuộc trần này, chúng ta vẫn có phương tiện vi diệu của Phật trao. Để mãi mãi là của nhau trong cái năng lượng siêu thế không có phiền não và khổ đau.
Các bạn! Chúng ta hãy sống như vậy và hãy tìm về chân – thiện – mỹ của hơi thở chánh niệm, thực hành một cách miên mật từng ngày. Phương tiện vi diệu của Phật không tốn tiền, không phải đóng thuế, không mất thời gian. Bởi ta vẫn thở ra và thở vào mỗi ngày, chỉ cần chú tâm đến nó. Ta chỉ cần nhớ đến ta có cái vốn vẫn có ở trong ta, đó là trí tuệ và lòng từ bi, không bao giờ hao mòn và triệt tiêu trong mọi thăng trầm của cuộc đời. Hãy trở về mở cái món quà vô giá đó ra và chúng ta nhìn cho thật kỹ để tận hưởng. Mãi mãi là mãi mãi nếu nói đến từ bi và trí tuệ, mãi mãi chỉ là một sát na, chẳng là bao lâu nếu nói đến ái dục của kiếp người trong nhân sinh. Bạn đi chọn cái mãi mãi là cái gì? Phải chăng là ái dục của đời người hay là trí tuệ và lòng từ bi Phật đã trao cho chúng ta?
Đời người muôn sự tới rồi đi, vô thường sanh diệt là lẽ thường. Nhưng trong cái rất bình thường đó, cái lẽ thường đó, ta tiếp cận được cái phi thường, cái bất diệt bất sanh, đó là trí tuệ và từ bi. Mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là một mật ngữ bằng tiếng cổ xưa nhắc nhở cho chúng ta dịch đúng nghĩa là thiền trí tuệ, quán chiếu để thấy rõ vạn pháp vô thường sanh diệt để thấy rõ cái khổ khi níu kéo những điều đã qua đi. Để thấy được muôn sự khổ tạo ra bởi cái ngã tướng của cống cao ngã mạn. Thấu rõ được điều đó, như hàng ngàn cân tròng ở trên cổ được gỡ ra thật là nhẹ nhàng, bay bổng vào tận cung trời cao rộng của tình yêu và trí tuệ trong pháp thiện chánh niệm từ bi.
Các bạn! Hãy cởi trói cho chính mình, hãy gỡ những gánh nặng của cuộc đời ra. Để chúng ta mãi mãi là của nhau trong trí tuệ và từ bi, hơn là thề non hẹn biển cho những mối tình vụn vặt. Và nhớ, hãy làm sạch trái tim của mình. Ta đang sống đó, đừng chôn vào trái tim đang sống để biến thành cổ mộ vùi lấp những điều đã chết, đã qua của quá khứ. Tất cả những điều đã qua gọi là quá khứ, đã chết gọi là quá khứ đó vẫn là bài học tuyệt vời cho chúng ta, để rửa sạch trái tim, để biến trái tim của chúng ta thành một ngôi chùa, một tòa sen để Phật ngự vào trong đó, thay vào đó là biến trái tim thành cổ mộ chôn xác chết trong một đời sống đang còn mà không biết tận hưởng. Kiếp người thật khó tìm, khó và hiếm lắm. Nay có được hãy trân trọng! Gội rửa trái tim bằng nước Cam Lồ Tịnh Thủy Mu A Mu Sa tức là từ bi, thắp sáng trái tim để có một tòa sen rực sáng bằng trí tuệ. Lượm đi những rác rưởi, gội rửa những uế trược và biến trái tim của chúng ta có những nhịp đập của những cung bậc yêu thương chân thật trong cuộc đời.
Các bạn! Hãy trở về sống một cách thực tế! Mãi mãi là trí tuệ và từ bi, còn ái dục của cuộc đời, lời thề hẹn kia, sự mãi mãi đó chỉ là một sát na mà thôi. Nó vô thường tới lui, đừng để nó chồng chất mà mang lại sự đau khổ. Hãy trở về với trái tim, lượm đi tất cả xác chết của cuộc đời chôn ở trong đó, rửa sạch đi, để trái tim của chúng ta một lần nữa biến thành tòa sen vi diệu để Phật hiển ngự trong sự thanh tịnh của thân tâm mỗi người chúng ta!
Các bạn, hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi!
Thưa Phật! Vạn pháp vô thường, không có gì là mãi mãi ngoài trí tuệ và từ bi. Xin gia trì cho chúng con biết chánh niệm hơi thở, quán chiếu thật rõ, hiểu được Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.
Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm. Chúng ta đồng trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức!
Thưa Phật! Sự đồng tu nếu có tạo được chút phước báu nào, chúng con nguyện hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.