Search

Bài 2127. Bạn Có Còn Nhớ | Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Bảo Tuệ Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi!

Mời các bạn, chúng ta cùng quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu sự đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Con nguyện xin Chư Phật mười phương ban rải năng lượng tình thương và gia trì cho chúng con có đủ trí tuệ để quán chiếu thấy được các pháp là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã và Niết Bàn.

Chúng con cũng đồng hồi hướng cho quê hương Việt Nam và thế giới mau thoát khỏi cảnh đại dịch.

Xin Chư Phật chứng minh.

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ, tay trái tượng trưng cho Từ Bi.

Chúng ta lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi để nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương.

Hãy khiêm tốn và thành tâm đón nhận năng lượng của Chư Phật hòa quyện vào với sự tự lực cầu đạo giác ngộ của mỗi người chúng ta để tĩnh lặng, quán chiếu tất cả mọi pháp sanh – diệt, mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ biến hiện trong từng giây phút của chúng ta khi đồng tu.

Nguyện hồi hướng tới các đấng bậc sinh thành, gia đình, cộng đồng, xã hội, muôn người năng lượng của Chư Phật.

Khi chúng ta hít thở, tổng trì mật ngôn từ bi và trí tuệ, mỗi người chúng ta sẽ đón nhận được thật nhiều năng lượng, hãy thành kính đón nhận. 

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

(13:52) Mô Phật!

Bảo Thành kính chào các bạn! Trong cuộc đời, sự suy nghĩ của chúng ta giữa người này và người kia khác biệt vô cùng. Có người có sự suy nghĩ thật đơn giản, chỉ cần nhìn ở bên ngoài một điều gì đó, liền hiểu được. Người đơn giản chỉ nhìn nhưng sâu sắc về chiều sâu của suy nghĩ, họ nhìn thoáng qua, nhìn rất bình thường nhưng họ thấu. Có những người phải đi tìm những thông tin, dữ liệu, nghiên cứu thật nhiều, nhưng sự hiểu cũng chẳng thâm sâu là bao. Và những sự khác biệt đó hoàn toàn khác giữa ta và mọi người. Điều đó, Đức Phật đã nhìn thấy và Ngài còn nhận ra đặc biệt trong muôn vàn sự khác biệt giữa người với người về cảm xúc, về suy nghĩ, về nhận xét, về tư duy, về kiến thức, về xuất thân, gia thế hoặc trên con đường tiến lên, nhưng Ngài nhìn thấy ở muôn sự khác biệt đó, có một điều đặc biệt rằng chúng ta đều bình đẳng với nhau về tánh trí, trí tuệ và tâm tánh hiền lương, không khác. 

Hôm nay với chủ đề “Bạn Có Còn Nhớ”, chẳng phải là bạn còn nhớ con đường xưa ta đi, bạn còn nhớ một thuở ở một ao hồ nào đó, bạn bè nhảy xuống tắm ở miền quê, hay chẳng phải là bạn còn nhớ một tuổi mộng nhìn hoa phượng đỏ, đẹp vào mùa hè hay bạn có còn nhớ một buổi nào đó đi trên con đường mòn của quê mình, có bạn bè, những người thân, những người yêu, đón trung thu, ánh trăng rằm, hoặc có thể, bạn có còn nhớ một thuở ngồi uống cà phê với ai đó để tâm sự chuyện đời, khi nhìn tách cà phê, những giọt đắng đang nhỏ giọt. “Bạn còn nhớ” hình như cũng thơ mộng, bởi chủ đề nghe thật nhẹ, thật êm, thật thích. Nhưng các bạn! Chúng ta không nói đến bạn còn nhớ về những kỷ niệm một thời của chúng ta, một thời vương giả quyền uy hay một thời bị xuống chó, lầm than, khổ. Thời nào đó mà gọi là nói về cảm xúc, tâm cảm của con người, ta đặt qua một bên để đi vào bạn có còn nhớ khi bắt đầu học Phật hoặc bạn có còn nhớ về Phật như thế nào không?

Hầu hết trong chúng ta, cũng như mọi tín đồ của các tôn giáo trên thế giới này, chúng ta còn nhớ thật rõ, không những thuở xưa mà bây giờ chúng ta vẫn còn coi Đức Phật như vậy. Các tôn giáo trên thế giới đều coi đấng giáo chủ của họ là thượng đế, là đấng có quyền năng, có sức mạnh, quan phòng, tạo dựng và an bài cho chúng ta. Đơn giản từ ngữ bây giờ gọi là một đấng tạo dựng, chế tạo nên con người và vũ trụ và cài đặt mọi sinh hoạt của mọi sinh linh, vạn vật trong vòm trời vô tận này dưới một chế độ mà đấng đó nhìn thấu. Ta hay dùng chữ gọi là tạo hóa an bài.

Tạo hóa an bài đã đặt để các bậc giáo chủ, các đấng ta tôn thờ trong tôn giáo mình theo. Hình như nó trở thành huyền hoặc, huyền thoại và có lẽ không thực tế như một con người mà là một đấng nào đó cao siêu diệu vời.

Bạn có còn nhớ tư tưởng đó không? Khi ta tới với Phật, bạn có còn nhớ rằng ta nghĩ Phật thật sự không phải là một con người lịch sử mà ta nghĩ Phật là một đấng linh thiêng, một vị thần, một vị có thần thông ban ơn, cứu rỗi, cầu gì được đó, miễn là chúng ta tuân thủ, phục tùng theo những điều vị thần được gọi là Phật đó nói cho chúng ta phải giữ, thì ta cầu, ta xin được. Thậm chí ta còn nhớ rằng, ta nghĩ Phật là một vị thầy, một vị thần, một vị thần linh, một vị thánh, để rồi theo các truyền thống như lấy chút xôi, chút cơm, vài dĩa đồ ăn, kẹo, bông hoa đặt lên trên một cái bàn gọi là để thờ, rồi quỳ xuống cầu, van van, xin xin, vái vái.

Và từ cái chúng ta còn nhớ ngày xưa và bây giờ chúng ta vẫn còn cứ tưởng rằng vị Phật không có thật. Phật không có thật như là một huyền thoại, như là một vị thần để ta tới với Phật như một đấng thiêng liêng, mà ta hình như phải khuất phục trước sức mạnh thần thông của Ngài để rồi quỳ xuống cầu xin. Ta tới với Phật để cầu, để xin. Cầu xin với tâm thành kính, rồi cầu xin với tâm của Phàm phu cúng kiếng, van xin. Thậm chí mà ta còn cầu xin theo những mánh khóe của loài người để mang bổng lộc trần gian, thứ hôi thối, uế trược, vô thường sanh – diệt, chẳng có nghĩa lý gì tới bàn thờ để dâng cúng như là một sự hối lộ để van xin Phật ban ơn. 

Bạn còn nhớ không? Nó còn ở trong đầu mà lấy gì để nhớ? Chúng ta vẫn coi Phật như là một vị thần thánh huyền thoại. Có lẽ, các tín đồ Phật giáo hay các Phật tử, hay những người tin theo Phật theo phong tục tập quán truyền từ đời này qua đời kia ít có khi nào nghĩ rằng Phật giáo là con đường cần phải được học, nghiên cứu một cách thật rõ để hiểu thấu, mà chúng ta đã đi theo lập trình của phong tục tập quán để nghĩ rằng Phật giáo như các tôn giáo khác. Họ có thượng đế, họ có Chúa, có họ đấng an lạc, họ có đấng thần linh để thờ thì ta cũng có một vị thánh, một vị thần trên tất cả các vị thần khác, một vị thánh trên tất cả các vị thánh khác, đó là Phật. Chúng ta luôn nghĩ và bây giờ vẫn nghĩ như vậy! Chúng ta chẳng hiểu và chẳng bao giờ chịu đọc! Cho tới thời ngày nay, hay nói đúng hơn cho tới khi nhân duyên vừa tròn đầy, chúng ta có cơ hội đọc và hiểu rằng, Đức Phật không phải là một vị thần từ cõi trời nào đó huyền bí lắm, vì thấy các con của Ngài tạo dựng nên, các thụ tạo của Ngài tạo dựng nên đã phạm tội, đã lỗi lầm để rồi Ngài phải giáng xuống trần gian, mặc thân xác làm người để cứu rỗi, để chuộc tội, để làm gì, để cứu vớt.

Đó là niềm tin với các đấng cao trọng trong tôn giáo khác, ta luôn luôn tôn trọng sự khác biệt. Nhưng nếu là tín đồ Phật giáo, nếu là người Phật tử một cách chuẩn mực, đứng đắn trong thời đại có đủ phước báu, nhân duyên tìm hiểu về cội nguồn của Phật giáo. Đọc Kinh, nghiên cứu những tài liệu thật rõ thì Đức Phật không phải như vậy. Đức Phật thật sự là một con người bình thường như Bảo Thành và các bạn. Nhưng mấy ai lại chấp nhận một con người bình thường ấy khi xui xẻo, khi tai họa, khi cần một điều gì vượt khỏi tầm tay, tới để xin đâu! Ta đã coi Phật hoàn toàn sai với những gì Phật thể hiện trên hành tinh này! 

Các bạn! Bạn nhớ đó, bạn và Bảo Thành có còn nhớ ta đã nghĩ Phật như vậy? Nhưng hôm nay phải nhớ rằng, Phật là một con người bình thường như chúng ta. Và phải trải qua biết bao nhiêu trăn trở, đương đầu với những điều không thể hiểu được như sự sinh ra làm người, tại sao chúng ta sinh ra? Như sự chết đi, tại sao ta chết? Như sự bệnh hoạn, tại sao chúng ta bệnh? Như sự già nua cằn cỗi, tại sao già nua cằn cỗi? Sinh – Lão – Bệnh – Tử, sinh ra rồi già đi, rồi bị bệnh, rồi chết, đó là một vòng xoay không hẳn chỉ có con người mà tất cả mọi chúng sanh, vạn vật từ thực vật, động vật, ngay cả cỏ đá, cả gió, cả nắng, cả tất cả những gì gọi là vô hình ở chỗ, ở dạng ta không nhìn thấy nhưng cảm nhận được, hoặc hữu hình là dạng ta có thể nhìn thấy, chạm được, đều đi theo quy trình Thành – Trụ – Hoại – Không, Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Sự trăn trở, nhìn thấy điều đó mà không hiểu được nguyên nhân. Một con người tầm thường như chúng ta, một con người bình thường như chúng ta đã có những câu hỏi như vậy. Nhưng chẳng dừng ở đó! Ngài là người bình thường nhưng không dừng ở chỗ bình thường mà vượt qua chỗ bình thường để từ một người bình thường nhìn xuyên suốt vào vô thường để nhận được một cái phi thường trong cuộc đời khi thấu hiểu mọi sự gọi là bình thường trong cõi vô thường đó thật là phi thường, bởi dưới con mắt đã nhìn thấu.

Từ đó, Ngài trở thành bậc có trí tuệ do thực tập, do quán chiếu, nói đúng hơn theo từ ngữ dễ hiểu là do học tập chuyên cần và làm bài tập thật rõ. Học và làm bài để trả lời cho những khúc mắc trong cuộc đời bằng một sự liên tục thực hành những khúc mắc đó bằng sự tư duy, suy nghĩ, nghiền ngẫm và dưới sự chứng ngộ, chứng thấy những cảnh đó và ngộ ra rằng nó như vậy.

Và ngày nay, ta phải hiểu thấu, Phật không phải là một vị thần mà Phật là một con người có công mài sắt có ngày nên kim. Ngài đã mài cục sắt của cuộc đời thô thiển trong những tư tưởng của Phàm phu khuất phục dưới những quy luật không thể hiểu để rồi biến những quy luật đó thành một thượng đế, thành một đấng cao trọng, thành một đấng quyền linh để ban bố, để thờ, quỳ lạy, van xin. Ngài mài nó để thành kim, kim trí tuệ, kiếm Kim Cang cắt đứt mọi phiền ưu, đau khổ để có thể vượt qua những dạng mây mù dày đặc của vô minh để tỏ lộ ánh sáng trí tuệ, chiếu tỏ khắp mọi nơi, nhìn thấu sự thật, nhìn thấu chân lý sự thật, chân lý nhân quả. 

Tới bây giờ bạn đã đón nhận Phật như một con người bình thường, nhưng thấu rõ cảnh vô thường để trở thành một vị phi thường dạy cho chúng ta những điều siêu thường hay không?

Các bạn! Phật là một con người, học, nghiên cứu, thành tựu, là nhà khoa học của sự thật, chân lý hiển bày rõ ràng. Nên ngày nay, ta đừng khi nào hòa trộn những tư tưởng truyền thống để nhớ Phật là một vị thần thánh để ta van xin mà phải nhận Phật là một vị thầy.

Ta nhớ rằng, bạn có còn nhớ không? Khi ta tin rằng Phật là một vị thần, chúng ta đã tới với Phật như một người nô lệ lệ thuộc, van xin đủ thứ, không được thì mánh khóe, hối lộ đủ điều để có. Nay dưới con mắt trí tuệ nghiên cứu và sự thực hành đồng tu, ta thấu rằng, Phật là một con người và con người đó đã có một sự trải nghiệm theo suốt cả một thời gian thật dài nghiên cứu, tư duy, quán chiếu và hiểu ra chân lý của sự thật. Để chúng ta thay đổi một vị thần gọi là Phật, một vị thánh gọi là Phật thành một bậc thầy, một con người có kinh nghiệm thực tế, chỉ dạy và hướng dẫn cho chúng ta như những học trò đến trường để có được kiến thức uyên bác phục vụ cho đời sống. 

Các bạn! Các bạn học thật nhiều những kiến thức khác biệt ở trên đời với mục đích là có thêm kinh nghiệm, kiến thức để làm gì? Để phục vụ cho đời sống của chúng ta, đời sống của nhân quần xã hội để nâng cao sự sống cho có thêm được bình an, hạnh phúc và bền vững. Thì Đức Phật là một bậc thầy dạy cho chúng ta những kinh nghiệm do chính Ngài nghiên cứu, thấy thật rõ!

Để thực hiện theo những bài dạy của bậc thầy là Phật đó, chúng ta thực tập, chúng ta nghiên cứu dưới sự hướng dẫn với khuôn mẫu mô phạm giáo dục chính xác, không rườm rà, không phức tạp, không hoa mỹ, không màu mè, không sắc tướng của những phong tục nhập nhằn của vùng trí tuệ tối khi chưa nhìn rõ để chúng ta thực sự bước từ tối đến sáng. Để có thầy Thích Ca Mâu Ni, ta không lần mò trong vô minh đen tối, quờ quạng như kẻ mù tìm đường để dẫn đưa những người mù khác thoát khỏi khổ đau.

Phật là con người lịch sử thực tế! 2560 mấy năm trước, Ngài sinh ra ở Ấn Độ như bao nhiêu người chúng ta. Cũng như tất cả mọi người khác, có người sinh ra trong gia đình quyền quý, gia đình của vua chúa, quan thần, hay gia đình của nông dân bần hàn, những giai cấp khác biệt. Nếu trên thế gian thời xưa và ngày nay, mọi người sinh ra đều dưới một cảnh ngộ khác biệt nhau thì Phật là một trong những con người y như chúng ta, sinh ra trong thời lịch sử của quá khứ 2560 mấy năm về trước trong một gia đình vua mà thôi, là thái tử. Nhưng chẳng vì sinh ra trong gia đình giàu hay nghèo, bần hàn hay có kiến thức để rồi bó tay chịu trận, đi theo thuần phong mỹ tục của tôn giáo thời đó mà Ngài vượt qua tất cả để tìm hiểu chân lý sự thật về Sinh – Lão – Bệnh – Tử, hiểu thấu.

Chúng ta ngày hôm nay, đương đầu với cái khổ của sinh ra trong đời phải đương đầu với biết bao nhiêu cái khổ của sinh, là đương đầu với biết bao nhiêu thử thách thăng trầm trong cuộc sống để kiếm cơm, kiếm quần áo, nước uống, tiền tài, danh vọng, địa vị để sống. Sống cho đầy, cho đủ, đi tìm, bới, moi đủ thứ, cuối cùng chết. Và trong đoạn đường từ sinh cho tới chết, từ sinh cho tới tử là bao nhiêu lần bệnh lên bệnh xuống. Ôi! Biết bao nhiêu thứ bệnh nguy hại như ngày nay bệnh dịch. Rồi già nua, xấu xí, còm cõi, yếu ớt, đau nhức, mù lòa. Những thứ đó là những cái khổ triền miên, mà nếu chúng ta không đón nhận Phật là một bậc thầy để dạy ta từng chặn đường từ Sinh – Lão – Bệnh – Tử, sanh ra rồi bị bệnh, bị già và bị chết để có thể chiến thắng được chính quan niệm thời xưa nhồi vào não bộ, cài đặt cho ta để thông lý được chân lý nhiệm màu, sự thật thì ta sẽ khổ truyền thống, khổ một cách có truyền đạt, khổ một cách có thứ lớp, có trật tự như người xưa mà chẳng bao giờ thoát được. 

Bạn còn nhớ những khái niệm về Phật như thế hay không? Để rồi ta cứ tới với Phật chẳng chịu như một cậu học trò, một cô học trò ngồi vào trong lớp và nói với Phật: “Thầy ơi! Con là học trò, hôm nay thầy dạy môn gì?”. Và ta nghiên cứu những tài liệu Phật truyền dạy cho chúng ta. Một đấng mô phạm như Phật, một đấng giáo sư như Phật có đủ kiến thức uyên bác về mọi chân lý trong cuộc đời dạy dỗ cho chúng ta. Nếu chúng ta không tới và đón nhận Phật như một vị thầy thực tế và Phật thật sự là một nhân vật lịch sử có trí tuệ để học thì chúng ta đã mù lòa, tin theo truyền thống để rồi từ đó biến Phật giáo thành một tín ngưỡng.

Các bạn! Người học Phật như chúng ta ngày nay, có quá đủ thông tin và dữ liệu, và có đủ khả năng đọc được những Kinh điển còn truyền lại để nhận biết Phật không phải là một vị thần, mà Phật là một con người có trí tuệ. Thấu rõ được như vậy, ta mới không tới với Phật bằng cầu xin, van lạy. Cầu xin, van lạy để thỉnh những thứ này thứ kia, mà ta tới với Phật là cũng cầu, mà cầu gì? Cầu đạo giác ngộ. Xin gì? Xin sự khai thị, hướng dẫn, giới thiệu, truyền đạt kiến thức. Đó là ý nghĩa của sự cầu xin khi tới với Phật và hiểu được Phật là một con người giác ngộ, là một vị bình thường, thấu rõ vô thường để trở thành phi thường, siêu thường trong cuộc đời bằng trí tuệ và từ bi.

Phải nhận định thật rõ!

Chúng ta vẫn còn nhớ, bạn vẫn còn nhớ những khái niệm Phật như từ đầu cho tới giờ Bảo Thành chia sẻ, thì ngày nay, chúng ta phải gạt bỏ khái niệm Phật như vậy đi. Và phải nhìn nhận một thực tế về con người lịch sử của Phật để thay đổi khái niệm, quan niệm truyền thống, truyền thừa của những phong tục dày cộm những sự xếp đặt niềm tin, tín ngưỡng của những người xưa không có cơ hội đọc Kinh bởi vì lịch sử con người thời đó chưa cho phép. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta có đủ phước báu để đọc Tam Tạng Đại Kinh, đủ mọi thể loại Kinh để hiểu thấu. Ta cần phải lột bỏ những lớp màng của những cái kén vô minh đang bao phủ, cuộn tròn làm cho chúng ta dễ chết trong những niềm tin mù quáng, mê tín và dị đoan. 

Các bạn! Phật là thầy, một con người đã đạt đến trí tuệ bằng sự nghiên cứu, học hỏi. Ta tới với Phật bằng tâm niệm là học trò, nhất định bạn sẽ học được thật nhiều kiến thức, bạn sẽ hãnh diện bởi bạn không còn là nô lệ của tôn giáo, của tín ngưỡng, của niềm tin mà bạn dần dần được thầy Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, dạy dỗ, khai thị, truyền đạt những kinh nghiệm để chúng ta vươn lên từ đống xác chết sình lầy, hôi thối khi sinh, khi bệnh, khi già, khi nằm xuống để thực chứng được chân lý rằng tại sao chúng ta phải bị quấn tròn ở trong vòng xoay của luân hồi sinh tử, đó chính là nhân quả, một nguyên lý tuyệt vời, một định luật mà Phật đã khám phá ra. Rồi Ngài lại chỉ cho chúng ta chính con đường trí tuệ và từ bi. Trí tuệ như mặt trời, từ bi như mặt trăng, sáng ban ngày, sáng ban đêm, hai ánh sáng huyền diệu của từ bi và trí tuệ, năng lượng siêu thế đó vốn có nơi mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta học theo Phật một cách trình tự và công phu, tức là thực tập, tu luyện, nghiên cứu, nghiền ngẫm để rồi mang vào ứng dụng trong đời sống mới thấy được giá trị tuyệt vời của kiếp người. Để không uổng khi sinh ra làm người mà biến mình thành ăn mày, ăn xin.

Ăn xin, ăn mày ở đời, tiền tài, danh vọng, địa vị bằng những mánh khóe, những kiến thức bình thường Phàm phu trong sanh tử mà còn trở thành kẻ ăn mày, ăn xin trong cửa Phật. Trong khi ở nơi đây (đầu) đã có cả một kho tàng vô giá là trí tuệ, trong khi ở nơi đây (tim) có cả một kho tàng vô giá là từ bi. Phật đã thấy rằng kho tàng trí tuệ và từ bi là vô giá, là đặc biệt nhất. Thầy Bổn Sư Thích Ca đã dạy cho chúng ta tìm lại kho tàng đó vốn có nơi đây (đầu) trí tuệ, vốn có nơi đây (tim) từ bi và yêu thương.

Nếu tìm được gia bảo đó, kho tàng đó thì chúng ta không cần phải ăn xin cửa Phật, cửa thiền môn, tịnh thất, các đền thờ, các nơi thờ các vị thần linh nữa. Bởi dù là thần linh hay những đấng ta gọi là ghê gớm đó cũng không khác gì chúng ta và chúng ta đều bình đẳng với các đấng đó. Phật đã đưa chúng ta tới sự hiểu biết để giải phóng, để tháo gỡ mọi sự ràng buộc cột chặt tự thân bởi niềm tin mê mờ trong vô minh được tạo dựng thành những truyền thống gọi là vô hình hay tôn giáo thần bí.

Ngày nay, chúng ta vẫn còn bị dính mắc vào những màu sắc của tôn giáo thần bí nơi cửa Phật. Nơi các tông phái như Mật Tông, Kim Cang Thừa, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, rồi đi đến các tông này tông kia, phái này phái kia bởi vì sao? Bởi quý thầy, quý sư cô hoặc các bậc thiện tri thức có khái niệm rằng Phật tử hoặc tín đồ ngày nay không có khả năng đạt được và chứng được trí tuệ như các vị ấy. Cho nên không có mang công sức như vị thầy ngồi trên ghế của nhà trường để truyền dạy cho học trò một cách tận tụy như các ông giáo, như các cô giáo mà sẵn lòng truyền đạt kiến thức.

Nói như vậy không phải hoàn toàn nhưng đại đa số. Do đó, các vị thầy ngày nay đưa tín đồ Phật giáo, đưa Phật tử tới niềm tin cúng kiếng. Để rồi đọc Kinh, trì chú như được phước, như được công đức mà chẳng nghĩ rằng Phật là vị thầy qua Kinh và chú là truyền đạt kiến thức. Chú gọi là bí kíp thượng thừa. Những câu thần chú, đại minh thần chú là những bí kíp thượng thừa, có nghĩa là những khẩu quyết tóm gọn một bài học thật dài để cho người học trò dễ tập trung mà thực tập. 

Những ai từng là học trò, chúng ta thấy, vào những mùa thi, những người có kiến thức lanh lẹ thường tổng kết hoặc là kết tập cả một quá trình học trong một cuốn sách giáo khoa thật dày thành những câu thật đơn giản, gọn để gợi cho chúng ta về kiến thức trong cả một cuốn sách. Mà bạn nào có bí kíp đó, đi thi đọc nhẹ nhẹ thôi là nhắc nhớ toàn bộ và rồi bạn đó thi được điểm cao. Chúng ta y chang như vậy nếu hiểu rằng các thần chú, đại minh thần chú đều là những cấu trúc tóm gọn cả một bài Kinh, lời dạy khai thị của Phật gọi là bí kíp hay nói đúng hơn là công thức để khai mở sự suy diễn, suy nghĩ, chứng thực của những chân lý để chúng ta không cần lần mò quá nhiều. Và nếu chúng ta hiểu những đại chú, minh chú, những đẳng đẳng chú, những thần chú như vậy thì ta không coi thần chú đó, mật chú đó là huyền diệu nữa, mà là sự tóm gọn kiến thức để học cho dễ, đọc cho ngắn và thực hành cho nhanh.

Rồi Kinh điển của Phật, ta lại tưởng rằng linh thiêng, từng chữ, từng câu mầu nhiệm. Phật đã dạy, quy y Phật là quy y đấng giác ngộ, là tâm giác ngộ. Quy y là nhìn về, tập trung về y như sự giác ngộ. Quy y là tập trung y như sự giác ngộ của Phật là quy y Phật để thực hành. Nhưng ngày nay, ta quy y Phật, Phật nói không được quy y quỷ, thần, tiên, vật. Ta đã biến từng chữ, từng Kinh của nhà Phật như một vật. Bởi vì tất cả mọi chữ, mọi Kinh, mọi sách đều là sản phẩm trí tuệ của con người chế tác ra ngôn ngữ để ghi lại hoặc ngôn ngữ truyền miệng bằng âm thanh, rồi chúng ta lại tôn thờ, tôn sùng như có quyền năng. – Sai! Trong khi Chư Phật là trí tuệ, là từ bi.

Bởi vậy mà ngày nay ta cần phải xóa mờ đi để không còn dính mắc và nhận thấy rằng, Phật nói chúng sanh đều bình đẳng tánh trí, đều có khả năng ứng dụng kinh nghiệm của Phật qua những mật chú là những quy tắc tóm gọn bài học để dễ hiểu, dễ thấu. Và những Kinh điển khi ta tụng Kinh điển, tụng Kinh là để hiểu, để biết, để thực hành chứ không mù lòa, tin tưởng tụng Kinh này bao nhiêu lần, chú này bao nhiêu lần đạt được gì. Những cách như vậy thì suốt đời ta đã biến mình thành anh Google, thành máy thâu băng, thành vô tri, vô giác, chẳng thành tựu sự giác ngộ đâu. 

Và trong Thiền Mật song tu của chúng ta, ta trì hai mật ngôn hiện tại gọi là thiền từ bi Mu A Mu Sa. Chẳng phải là một mật ngôn có năng lượng vi diệu nhưng chính vì từ bi, Mu A Mu A là từ bi, thiền tức là nhìn, tìm hiểu, quán chiếu, thấu rõ được từ bi, ta sẽ đón nhận được năng lượng bởi vì chiều sâu của tư duy nhớ, nghiệp lực là những lực tạo ra từ suy nghĩ, từ lời nói và từ hành động, gọi là nghiệp lực. Mọi suy nghĩ tạo lực, nếu là ác tạo thành nghiệp ác, nghiệp lực ác, nếu thiện, nghiệp lực thiện. Lời nói cũng tạo thành lực, lực ác, lực thiện. Hành động cũng tạo thành lực, lực ác, lực thiện. Vậy khi chúng ta tư duy bởi mật chú Mu A Mu Sa có nghĩa là từ bi, quán chiếu tư tưởng nghĩ đến từ bi, lời nói nói đến từ bi, hành động hành động trong từ bi tạo thành lực thiện của tư tưởng, lời nói và hành động bằng tâm từ, tâm bi. Thiền từ bi tạo thành lực phi thường để trong cõi vô thường này, ta có khả năng chuyển được nghiệp ác.

Quá dễ phải không các bạn? Hiểu như vậy, ta và mọi người đều có khả năng để vượt khổ, chuyển nghiệp, thành tựu được sự an lạc và bình an. 

Thiền trí tuệ, khi tâm tưởng có trí tuệ nhìn rõ bằng nhân quả, hiểu thấu được vô thường, được cái khổ, chấp thủ và nhận rõ được vô ngã để đánh tan đi những ngã tướng, chúng ta tạo được lực của trí tuệ. Lực của trí tuệ là nghiệp lực thiện, lực của từ bi là nghiệp lực thiện, lực của trí tuệ và từ bi là hai nguồn lực siêu thế, vô song, có thể chặn đứng mọi nghiệp lực ác từ nhiều đời ta đã tạo ra. Do đó, bạn còn nhớ ta quan niệm Phật như thế nào và nay phải chuyển đổi quan niệm đó bằng một sự thực tế rằng, Phật là một con người có kinh nghiệm qua chiều dài của sự trải nghiệm, thực tập đi đến sự giác ngộ và hiểu được nguyên lý của sự sống. Để rồi những người học trò như chúng ta tới với Phật như tới một vị thầy, học thì phải hỏi. Tới với thầy rồi thì điều gì bế tắc, ta phải hỏi, điều gì chưa thông, ta phải hỏi, Phật sẽ dạy, truyền đạt kiến thức đó cho chúng ta. Để từ đó khi ta tụng chú, khi ta đọc Kinh, chúng ta nhớ rằng đó là những kiến thức Phật dạy. Đọc phải hiểu, phải suy nghĩ cho kỹ để ứng dụng.

Thiền Mật song tu, mật ngôn Mu A Mu Sa gọi là mật ngôn là bởi vì được tóm gọn về chiều sâu cũng như chiều dài lịch sử thời xưa Đức Phật dạy về lòng từ bi, tâm từ bi. Mu A Mu Sa là tâm từ bi, quán tâm từ bi. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán tâm trí tuệ. Quán là nhìn cho rõ, cho thấu, cho hiểu để có thể ứng dụng vào cuộc đời. Hai chữ “từ bi” tạo ra nguồn năng lượng siêu thế để chuyển hóa bất thiện nghiệp. Quán trí tuệ là nhìn cho thấu, thấu đúng với luật nhân quả, vô thường, khổ, vô ngã để tạo ra nguồn lực vô song của trí tuệ ấy, chuyển hóa bất thiện nghiệp nhiều đời, nghiệp lực ác của chúng ta đã tạo, để làm gì? Để có được sự bình an và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Cho nên gợi nhớ lại những miền trí nhớ, những miền gọi là hồi ký, hoài niệm của chúng ta về khái niệm Phật. Nay thấu rõ, ta phải nhìn nhận Phật là con người thật và là một bậc thầy để tới với bậc thầy ấy, ta là học trò, nghiên cứu, hỏi, học hỏi và thực tập, ứng dụng. 

Các bạn! Chúng ta đặt bàn tay Trí Tuệ và Từ Bi vào với nhau. 

Thưa Phật! Chúng con đã và luôn luôn vẫn còn nhớ khái niệm hiểu về Phật như một vị thần để rồi khi chúng con tới với Phật, chúng con cầu xin, van lạy. Nhưng hôm nay, chúng con hiểu, Phật là một con người bình thường như chúng con, thấu rõ được vô thường để trở thành một đấng siêu thường, trí tuệ, là bậc thầy, một vị mô phạm, giáo sư thật giỏi.

Xin Ngài hãy dạy dỗ chúng con để chúng con hiểu thấu, vượt qua để thành tựu được sự an lạc.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Chúng con đã nhận ra Ngài là một vị thầy, là một con người có kinh nghiệm, là một vị giáo sư, một đấng mô phạm. Chúng con thành tâm tới nhận Phật làm Thầy, xin hãy hướng dẫn cho chúng con, những học trò đang bước vào lớp để được truyền thụ những kiến thức siêu đẳng của Ngài để thoát khổ. 

Có được công đức trong sự đồng tu hôm nay, nguyện hồi hướng tới cho mọi loài chúng sanh đều thành Phật và cho Việt Nam quê hương của chúng con cũng như thế giới mau thoát khỏi cảnh đại dịch. 

Xin Chư Phật chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn