Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi và thắp sáng Trí Tuệ để mỗi người chúng con quán chiếu trong Chánh Niệm thấy rõ được các pháp là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.
Chúng con đồng nguyện xin Chư Phật gia trì cho Việt Nam quê hương chúng con và trên toàn thế giới mau thoát khỏi đại dịch.
Xin Chư Phật chứng minh.
Chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi.
Luôn ghi nhớ lời Đức Phật dạy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng trí tuệ và lan tỏa tình yêu thương.
Chúng ta trong thời đại nhận thấy kiếp vô thường hiện hữu thật rõ, luôn nghĩ về các đấng sinh thành, gia đình, người quen, cộng đồng, xã hội và hãy cùng nhau san sẻ, lan tỏa tình yêu thương.
Trong những giây phút đây, với những mật chú ta trì tụng bằng Chánh Niệm gắn kết với mười phương Chư Phật, tiếp nhận năng lượng rải xuống muôn nơi. Xin với lòng khiêm tốn, chúng ta hãy thành tâm đón nhận.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
(16:17) Mô Phật!
Các bạn thân mến! Chúng ta đang trong sự đồng tu với nhau pháp môn Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn có 07 câu mật chú về tâm quán. Quán từ bi, quán trí tuệ là 02 mật chú đầu tiên. Mỗi một năm, chúng ta sẽ thực tập sự đồng tu với nhau một pháp quán xuyên suốt một năm, ngõ hầu trong đời sống bận rộn của Phật tử tại gia, nơi gia đình, nơi sự sống muôn bề xáo trộn hằng ngày, ta vẫn có thể quán chiếu xuyên suốt một năm. Năm nay năm thứ hai, ta quán chiếu trí tuệ. Năm 2020, ta quán chiếu tâm từ bi. Từ bi – trí tuệ quán là pháp quán cao siêu nhiệm mầu mà Mẹ hiền Quan Âm thực tập, truyền dạy cho chúng ta.
Trong những buổi đồng tu như vầy, có các bạn mới bắt đầu nghe qua, và có lẽ do một nhân duyên nào đó sẽ không bao giờ đi vào sự thực tập nhưng vẫn có các bạn có nhân duyên muốn tìm hiểu thêm. Mời các bạn đi vào kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn để xem những Video đầu tiên để chúng ta có cơ hội nghe và thực tập đúng. Hoặc vào trang mạng cổng thông tin: “thatbaohuyenmon.org” để chúng ta có cơ hội tìm hiểu, đọc.
Nếu như các bạn muốn tham khảo thêm chi tiết hơn, xin hãy gửi những lời nhắn về những kênh đó và sẽ có sự trả lời khi phù hợp!
Đã gọi là tu là một sự dấn thân thực sự và trong sự dấn thân đó, ta nhìn rõ, nhìn thấu những điều ta đã làm để sửa. Trong Thiền Mật song tu, sự tu của chúng ta gắn kết với Chư Phật với sự gia trì đặc biệt mà mỗi người chúng ta khi hít thở trong Chánh Niệm, khi quán chiếu tâm từ bi và trí tuệ với 02 mật ngôn Mu A Mu Sa và NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang thì mỗi người nếu như có phước báu, nhân duyên phù hợp với pháp môn này, sẽ cảm nhận được 19:32 tha lực Phật điển từ bi – trí tuệ để giúp cho chúng ta quán tâm từ bi, quán tâm trí tuệ rõ hơn mỗi một ngày.
Rất mong các bạn, đặc biệt các bạn trẻ, đặc biệt các bạn đang bận rộn trong cuộc đời và các bạn nào đang có sức bật của tuổi đang tìm kiếm pháp Phật ứng dụng thực tế trong xã hội ngày nay, hãy bước thêm một bước nữa, tìm hiểu cho sâu sắc bằng sự thực hành để có một sự trải nghiệm, từ đó quyết định sự đồng tu của mình!
Trở về hôm nay, với chủ đề các bạn gửi tới để cùng chia sẻ. Sau khi trì 07 biến mật chú trí tuệ – từ bi, chúng ta đã có đầy đủ năng lượng đang ngập tràn nơi thân tâm. Trí tuệ hình như thơi thới, nhẹ nhàng, có khả năng nhìn suốt, nghe thấu. Chủ đề hay, “Đôi Khi Lầm Lỡ”. Hình như nghe thấy nó quen dữ lắm! “Đôi khi lầm lỡ” nghe đâu đó hình như là một khúc ca, một đoạn nhạc của ai đó hát rằng “Đôi khi lầm lỡ”, còn những câu sau hình như Bảo Thành không nhớ, mà có nhớ chắc cũng sẽ hát cho các bạn nghe, nhưng thực tế không nhớ mà chỉ nhớ rằng chắc có lẽ, “Đôi khi lầm lỡ” là một câu ca từ trong một khúc nhạc về tình yêu.
Trong tình yêu, ai không lầm lỡ? Và nếu như không lầm lỡ, sao gọi là yêu? Cũng chính vì chữ “lầm lỡ” này, ta đi vào cuộc đời thực tế. Tu là phải nhìn vào cõi thực của kiếp người, đừng bay bổng ở một cõi cảnh giới của Chư Phật, thần linh cao cả. Ta là người, sống chân thực với bản tánh của loài người và chính nền tảng bản tánh của loài người, ta nhìn rõ, nhìn thấu, ta mới có cơ hội để tiến lên. Hai chữ “lầm lỡ” không còn gọi là đôi khi nữa mà phải gọi là trường kỳ lầm lỡ trong kiếp người. Nhưng nhất định chúng ta, đã có một thời và ở một tuổi nào đó, vẫn luôn luôn cho mình lầm lỡ thật nhiều và sự lầm lỡ thật nhiều đó được nâng niu, che đậy bằng câu “Đôi khi lầm lỡ” cho nó nhẹ bớt đi chứ thực ra Bảo Thành và các bạn lầm lỡ quá trời nhưng vẫn nói: “Ờ! Đôi khi lầm lỡ”.
Hi vọng bạn nào biết được bài “Đôi Khi Lầm Lỡ” gì đó, hát nhẫm trong bụng, lẩm bẩm đôi câu sẽ thấm thía. Nhưng các bạn à, có một độ tuổi mà chúng ta vẫn cho phép mình lầm lỡ. Ví dụ bạn bè chơi với nhau, lỡ có sai, lỡ có gì thì nói: “Ờ! Lỡ rồi, thôi bỏ qua”. Chuyện đó thật là dễ! “Lỡ rồi, thôi bỏ qua!”, “Lỡ lầm rồi, thôi bỏ qua!”, “Đôi khi lầm lỡ mà, đôi khi lỡ lầm mà, thôi bỏ qua đi!”. Nhưng chúng ta nói rằng: “Ôi! Lỡ lầm rồi, bỏ qua” nhưng vẫn tái diễn. Đó là cả một tuổi thơ, tuổi mộng, tuổi trẻ, tuổi mà chỉ nhận ra sự lầm lỡ khi ai đó bị đau, bị khổ, phản kháng hoặc nói cho chúng ta chứ chúng ta ít có khi nào thấy được sự lỡ, sự lầm của chúng ta. Nhưng khi đụng chuyện rồi thì chúng ta bắt đầu mơn trớn cảm giác đó bằng: “Ôi! Lỡ rồi, sao đây? Thôi bỏ qua nha bạn! Lỡ lầm, lỡ lỡ, và đôi khi lầm lỡ thôi mà, đâu có cố tình cố ý”.
Xét cho cùng thì câu “Đôi khi lầm lỡ” là một vấn đề chúng ta viện cớ. Nó êm nó nhẹ, nó hay nó đẹp để rồi hết lần này đến lần sau, ta cứ lỡ, ta cứ lầm. Và đôi khi tức là trở thành hai lần, hai nhân hai là bốn, đôi là hai, hai lần lầm lỡ nhân với hai lần lầm lỡ thành bốn. Cả đời lầm lỡ, nhân hoài không hết lỡ lầm!
Đức Phật dạy, mọi điều xúi quấy, xui xẻo trong cuộc đời, mọi sự gọi là may mắn, hên đều nằm ở chỗ Phước và Hoạ của nhân quả Ác và Thiện. Không phải đạo Phật răn đe chúng ta và bắt buộc chúng ta không thể sai, không thể lầm lỡ. Không cứng ngắc như vậy các bạn! Nhưng đạo Phật, Đức Phật thấy thật rõ muôn sự ở đời đều do nhân duyên cấu thành bởi nhân quả, nhân quả thiện – ác hình thành nên tất cả mọi sự đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời, trong cõi lục đạo luân hồi. Và bốn chữ “Đôi khi lầm lỡ” êm quá để rồi chúng ta cho phép mình lỡ lầm nhiều lần mà không bao giờ biết dừng lại. Nhưng may thay, chúng ta nhận được thông điệp Chư Phật dạy: “Muôn sự ở đời đều do nhân quả” để từ đó nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận dưới mọi hình thức lầm lỡ. Và Đức Phật lại chỉ cho chúng ta thấy có một sự lựa chọn hơn để bớt lầm lỡ, hết lầm lỡ, có được thành quả tốt đẹp, viên mãn, bớt khổ, phiền não, thêm vui, hạnh phúc và bình an.
Hỏi lại bản thân, các bạn có khi nào nói với người ta: “Ôi! Thôi lỡ rồi bạn ơi”, “Ôi! Lỡ lầm rồi bạn ơi, có gì đâu mà trách cứ nhau, bỏ qua, bỏ qua”? Bỏ qua lầm lỡ đợt một, ta lại tiếp tục lầm lỡ đợt hai. Một với hai là đôi, lầm cũng là sai, lỡ cũng là sai, cặp lại cũng là đôi và như vậy “Đôi khi lầm lỡ” nhân đôi nó lên thật nhiều để cuộc đời chúng ta nhiều rắc rối, phiền não.
Phật dạy, tất cả những pháp thiện dù thật nhỏ, thật bé cũng đừng bỏ qua, các pháp ác dù nhẹ dù bé cũng đừng có làm. Nếu cứ gọi mọi sự sai trái trong đời chỉ là sự lầm lỡ nhỏ bé, li ti thì theo lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, chúng ta cẩn thận để đừng tạo ra nữa. Còn nếu như nó thật nhỏ, thật nhẹ như tơ hồng nhưng là lầm lỡ lặp đi lặp lại, nó sẽ kết thành một khối bất thiện nghiệp và dần dần ta cứ cho phép mình lầm lỡ, lỡ lầm để tạo thành tập khí dẫn kéo ta đi bởi nghiệp lực bất thiện tuy rất nhỏ nhưng kết tập lại nhiều đời.
Lời của Đức Phật nhắc nhở cho chúng ta là tất cả mọi sự lầm lỡ cần phải được quán chiếu, nhìn thấu, có một sự sàng lọc cẩn thận, chắt chiu từng phước thiện bé bỏng và buông bỏ từng điều tai ác dù thật nhỏ. Bạn lầm lỡ, Bảo Thành lỡ lầm, chuyện đó thường xảy ra trong sự tương tác, nhưng khi thiền trí tuệ là giúp cho chúng ta nhìn thấu được đó là sự lầm lỡ, sự lỡ lầm đối xử với nhau khi tương tác, và bằng lòng từ bi, ta san sẻ, dung thông. Pháp quán nhìn bằng trí tuệ, pháp quán bằng từ bi đối xử với nhau đó giúp ta nhìn thấu những lầm lỡ tuy rất nhỏ của nhau để tự thân biết sám hối, để tự lòng biết bao dung và tha thứ, để cùng nhau giữ ngọn đuốc tuệ luôn sáng giữa dòng đời ngược xuôi nhiều đau khổ.
“Đôi khi lầm lỡ” và lỡ lầm đó luôn luôn tái phạm thật nhiều thì nó không còn gọi là sự vô tình của “Đôi khi lầm lỡ” mà đó chỉ là một thương hiệu che đậy những sự cố tình tạo ra sự lầm lỗi cho nhau để gây khổ. Vẫn biết đó là một cách nói thật xuôi tai, nghe mát lòng, dễ tha thứ và bỏ qua, nhưng khi chúng ta bỏ qua cho nhau trong sự giao tiếp hằng ngày, tiếp cận nhưng tự thân ta lại không gỡ bỏ sự lầm lỡ dù rất nhỏ trong mỗi một ngày bằng sự sám hối và ta lại lấy những sự lầm lỡ nhỏ đó, lót bước, kê lên thành những nấc thang vươn lên để thỏa mãn những cảm xúc, những ý tưởng, những suy nghĩ để đáp ứng sự mong cầu của riêng mình mà bỏ mặc đi sự đau khổ, phiền não, sự phạm lỗi, lầm lỡ với người, với tha nhân. Để khi trổ của nhân đó kết lại thành một quả tai hoạ thì ta chẳng nhìn thấu do đâu mà tới, nghĩ quẩn nghĩ quanh cho rằng ai đó hại ta mà quên đi lời Đức Phật dạy, muôn sự ở đời xảy ra đối với ta và người đều là nhân quả thiện – ác do chính mình và người tạo ra có sự cộng hưởng lẫn nhau.
Nhìn thấu được điều này, Bảo Thành và các bạn sẽ hạnh phúc hơn. Bởi chúng ta vẫn còn một sự lựa chọn cao quý hơn. Vẫn cho phép mình lầm lỡ nhưng sự lỡ lầm đó chỉ một lần hoặc chỉ đôi khi, quá lắm là hai lần mà thôi. Bất quá tam, lần thứ ba phải cẩn thận, sửa. Cẩn thận nhìn thấu để chúng ta chặn đứng bằng pháp sám hối. Và sám hối có thể sửa được hay không thì sự sám hối đó phải bằng trí tuệ. Sám hối có thể xoá đi được những lầm lỡ đối xử với nhau hay không thì sám hối đó phải bằng từ bi. Từ bi và trí tuệ là pháp quán trong sự sám hối để chúng ta có thể ngừng được sự lầm lỡ mà ta đã phạm phải đối với nhau trong sự dung thông bằng cái nhìn viên giác để tha thứ, tiếp bước cho nhau vượt qua những lầm lỡ, lỡ lầm với nhau trong cuộc đời.
Các bạn! Đừng coi thường sự lầm lỡ nhỏ trong cuộc sống! Giữa vợ chồng, những lầm lỡ thật nhỏ trong sinh hoạt của gia đình chất chồng theo năm tháng, dần làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Trong tình bạn, trong tình người cũng như vậy, những lầm lỡ thật nhỏ mà ta gọi là đôi khi lầm lỡ đó, cứ được tái đi tái lại nhiều lần, tái đến tím bầm cả con mắt, tái đến môi thâm lại, tái đến mù lòa, tái đến xơ cứng cảm giác, không còn thông cảm và biết sống tử tế với nhau nữa. Lầm lỡ không phải là chuyện nhỏ để đôi khi lầm lỡ bỏ qua, mà lầm lỡ cần phải được nhìn bằng tâm chân thật, bằng trí tuệ và từ bi, bằng tầm nhìn xuyên suốt, thấu rõ đó là lầm, đó là lỡ để ta không lầm nữa, hầu tháo gỡ mọi sự ngăn ngại bởi lầm lỡ ta tạo ra với nhau, còn không tháo gỡ được những lầm, những lỡ như vậy, nó sẽ tạo thành những bức tường ngăn cách giữa người với người, giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè, người thân và rồi ở giữa chúng ta là một khoảng cách mênh mông vô tận của những tảng băng lạnh lẽo.
Ta cần phải tháo gỡ lầm lỡ! Bất quá tam, hai lần là phải gỡ, đừng chất chồng thật nhiều. Đôi là hai, khi hai lần đã lầm lỡ, lần thứ ba chớ để xảy ra!
Trong sự đồng tu hay trên con đường đi về đời sống tầm cầu một sự an lạc cho bản thân, năm nhân cách sống cao cả được thể hiện trong năm giới của Đức Phật khi các bạn quy y là những điều chúng ta phải chú thích hằng ngày trong cuộc sống để nhắc nhở mình đừng lầm lỡ vào năm giới đó, dù một lần hay hai lần, dù nhỏ hay to. Nó không phải là khắt khe, cấm tuyệt đối, nhưng là một sự nhắc nhở để chúng ta thực hành giúp cho tâm của mình nên trọn hảo với sự lành thiện.
Chẳng khác gì là sự tinh luyện của kim cương trải qua hằng bao nhiêu ngàn năm để có được độ sáng và gạn lọc độ đen, tâm của chúng ta là tâm kim cương, 35:47.. giữa cuộc đời này, biết bao nhiêu sự vẩn đục luôn phủ lấp, tiêm nhiễm vào trong, chúng ta cần phải gạn lọc, tẩy rửa để tự tánh kim cương Phật của chúng ta luôn sáng. Và nếu ta bỏ quên, dù tự tánh kim cương Phật của chúng ta không bao giờ bị lục nhưng bụi trần lầm lỡ đôi khi trong cuộc đời sẽ phủ kín, bởi ta cứ lầm đi lầm lại, lỡ đi lỡ lại. Một rồi hai, hai rồi nhiều, đến mức mà không đếm được nữa trong suốt kiếp này qua kiếp sau thì tự tánh kim cương bị phủ kín, khó có thể tỏa sáng.
Thiền trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang giúp cho chúng ta có tự lực vươn tới tiếp cận với tha lực của Chư Phật. Thiền từ bi Mu A Mu Sa cũng là để dung thông giữa tự lực cầu đạo giác ngộ của ta với tha lực từ bi của Chư Phật tạo thành một năng lượng siêu thế để chúng ta từng bước từng bước biết gỡ bỏ những lỡ lầm, lầm lỡ trong cuộc đời để làm cho nhẹ nhàng cuộc sống của thân tâm, để làm cho trong sáng tự tánh của Phật nơi ta. Thấu hiểu được điều đó thì chúng ta đã là người học và biết được nghệ thuật sống trong tâm linh làm sao cho thêm may mắn, bớt phiền não và tai hoạ, thêm hạnh phúc, an vui, bớt đau khổ và sầu bi.
Cuộc sống, ai cũng biết để vươn tới và vượt qua những thảm hoạ để cập bến an lành, vậy thì lời Đức Phật là một phương tiện vi diệu, thiền trí tuệ và thiền từ bi cũng là một pháp phương tiện vi diệu để cho chúng ta chỉ dừng lại đôi khi tức là hai lần lầm lỡ, chẳng thể lầm lần thứ ba, mà trong dân gian thường nói “Bất quá tam”. Ta chỉ cho phép mình nếu như lỡ lầm hoặc nếu như lầm lỡ thì chỉ hai lần là quá, đôi khi hai lần thôi, đừng để lần thứ ba các bạn. Kéo dài 03 lần, 04 lần và đã nhiều lần chúng ta cứ dùng câu: “Đôi khi lầm lỡ”, “Thôi! Lỡ rồi các bạn”, “Lầm lỡ thôi mà, có gì trách cứ nhau” nhưng rồi ta cứ tái phạm hoài. Nhất định lần này ta không cho! Hai lần là đủ rồi. Bởi nhiều lần quá, ta lỗ, lỗ gì? Lỗ ở chỗ ta tổn phước báu, và trong cuộc sống cứ lầm lỡ như thế, ta không có cơ hội tạo ra phước, ta không có cơ hội để chuyển hoá những lực bất thiện ta đã tạo ra, những sai trái ta đã phạm, những ác nghiệp đã chồng chất trong nhiều kiếp qua.
Tu là thanh tịnh và để sửa bởi nhìn thấu, tha bằng từ bi để chuyển nghiệp, mà nếu các bạn không biết dừng lại khi hai lần lỡ lầm, lầm lỡ với nhau thì nhất định là các bạn chưa nhìn thấu! Chưa nhìn thấu cái tai hại của những lầm lỡ tuy rất nhỏ.
Mỗi khi đổ bể trong hạnh phúc của gia đình, trong tình bạn, trong công ăn việc làm, trong sự sống hằng ngày, thất bại rồi, nhìn lại mới thấy nguyên nhân của mọi sự thất bại đó đều bắt đầu từ những lầm lỡ nhỏ mà ngày xưa ta từng nói với nhau: “Ôi anh ơi, ôi em ơi, ôi bạn ơi, ôi cha mẹ ơi! Đó chỉ là đôi khi con lầm lỡ”. Cách nói đó là cách nói được phép nhưng không nên lặp đi lặp lại quá nhiều để tự kỷ ám thị như cho mình một cái Visa (thị thực) để có thể đi từ bờ cõi sai lầm này tới bờ cõi sai lầm khác mà không biết dừng.
Chúng ta cần phải biết dừng! Dù là những lầm lỡ thật nhỏ tưởng chừng như vô hại đối với nhau. Tưởng chừng như vô hại! Nhưng muôn sự tác hại trong cuộc đời này đều kết lại bởi những sự ta tưởng rằng nó vô hại bởi “đôi khi lầm lỡ”. Thiền trí tuệ giúp cho chúng ta có một cái nhìn để thể nhập vào sự khai thị của Phật, để thấu rõ muôn sự ở đời xảy ra đều do nhân quả và từ đó cho mình có một sự lựa chọn thỏa đáng để sống an vui và hạnh phúc. Đạo Phật không cứng ngắc, rập khuôn để ép buộc chúng ta mà giáo lý của Phật là sự khai thị như một vị thầy, như một người cha người mẹ, như một bậc ân sư, thiện trí thức, như một người tri kỷ thâm giao, bạn thân nhắc nhở nhẹ nhàng để cho chúng ta thấy và có một sự quyết định lựa chọn sau khi đã nhìn thật rõ cái lợi và cái hại chứ hoàn toàn không ép buộc chúng ta phải tu. Mà ở đời, khi nhìn thấy lợi – hại, chúng ta sẽ chọn điều có lợi cho cuộc sống. Mà lợi về gì? Về sự hạnh phúc và bình an.
Các bạn! Chúng ta hãy quay trở về để tập trung vào sự tu tập! Đừng sợ nhìn rõ những lầm lỡ bé li ti của chúng ta! Cũng đừng bỏ qua những lầm lỡ, lỡ lầm nhỏ bé ấy! Dũng cảm lên! Để như một người đang thực tập nghiên cứu về khoa học có khả năng nhìn qua kính hiển vi để thấy rõ những loại vi trùng, siêu vi khuẩn, chúng ta nhìn qua kính trí tuệ Kim Cang NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và dùng phép thử của lòng từ bi Mu A Mu Sa để nhận biết những lầm lỡ, lỡ lầm trong đời mà tháo gỡ cho nhau, tuy rất nhỏ, để làm gì? Để cho những mối giao hảo giữa cuộc đời này được thăng hoa trong hương vị của trí tuệ và từ bi, của an lạc và hạnh phúc.
Chúng ta thực sự có khả năng lựa chọn những điều cao cả hơn, tốt đẹp hơn! Nếu các bạn thể nhập được vào trong Chánh Niệm hơi thở, hít vào đưa xuống dưới phổi, dần dần hạ xuống Đan Điền Khí Hải, phình bụng ra, tự tại, thong dong, buông thư tất cả thì lượng khí Oxy tràn đầy dưới Đan Điền kích hoạt vào Nhâm Đốc chuyển thành năng lượng hòa nhập vào với nguồn năng lượng vô biên từ bi của Phật và trí tuệ của Phật để bắt đầu nối bước cho tự lực vốn có nơi tự tánh của chúng ta. Khơi nguồn cho sự nhìn, tánh Thấy, thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, thấy Ngũ uẩn là Không, thấy vạn pháp Không cũng như Có, Có cũng như Không để chúng ta không phải là sống một cách bơ vơ hoặc sống một cách bất cần mà để chúng ta sống biết lựa chọn một con đường đi an lạc.
Thế giới ngày nay đau khổ đã quá nhiều! Hai chữ “đau khổ” ngày nay không nói mà ai cũng có sự trải nghiệm, chứng kiến thật rõ. Đây chính là lúc không phải sống để cúi mặt xuống than thở mà đây là lúc ta sống để ngẩng mặt lên bởi ta nhận ra con đường đi khi thấu rõ trong sự trải nghiệm của vô thường, khổ đau.
Trở về với trí tuệ và từ bi quán là trở về với cội nguồn của hạnh phúc và an lạc, là trở về với năng lượng siêu việt để có thể chuyển hoá mọi lỡ lầm, lầm lỡ mà đôi khi ta đã phạm phải đối với chính mình và đối với nhau trong cuộc sống.
Chú ý ở điểm này! Tháo gỡ ngay khi bắt đầu, có gút mắc được hình thành; có rối rắm khi nhận ra để ta có thể san bằng phẳng những hầm hố, những chông gai, những lỗi phạm đến nhau trên con đường đang đi ở kiếp này mà không đợi đến kiếp sau. Sai chỗ nào sửa chỗ đó, lầm chỗ nào gỡ chỗ đó, lỡ chỗ nào thì dừng ở ngay đó. Để lần một, lần hai, không có lần thứ ba, dù sự lỡ lầm, lầm lỡ đó rất nhỏ rất bé.
Nếu chú tâm vào một nhân cách sống cao cả theo năm điều Đức Phật dạy không sát sanh, không trộm cắp, chẳng tà dâm, không nói dối, sử dụng các chất gây say, nhất định chúng ta sẽ có khả năng gắn kết mật thiết, gần gũi với Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền.
Các bạn! Chư Phật, Chư Thánh, Chư Thần, Tiên, Bồ Tát và con người chúng ta đồng cư ở một cõi tâm chân thật. Nếu tâm chân thật vốn có thì Phật và Phàm đều đồng cư ở cõi đó. Phật luôn hiện hữu trong cuộc đời! Với tâm chân thật, mọi lầm lỡ sẽ được tháo gỡ, mọi lỡ lầm sẽ được san bằng để cuộc sống thêm an lạc và hạnh phúc.
Rất cần sự chú ý này trong giai đoạn đại dịch để tự thân mỗi một con người vươn lên tiếp cận ánh sáng trí tuệ của Phật mà lan tỏa yêu thương để làm cho giảm tối thiểu những sự đau đớn trong cuộc đời hiện tại nơi mỗi một con người và để cho hạnh phúc, bình an có cơ hội khơi nguồn nơi tự tánh vốn có ở trong ta!
Các bạn! Đồng tu với nhau là nhắc nhở. Đồng tu với nhau là mang lời Phật ứng dụng vào cuộc sống. Cuộc sống muôn màu, muôn sắc, mỗi một chúng ta có nhân duyên khác biệt để nhận thức, để nghe, để nhìn, để thấy, để chạm vào sự trải nghiệm thực tế mà sửa. Chúng ta chia sẻ dưới mọi góc độ khác biệt bởi nhân duyên khác nhau. Để từ đó chúng ta sẽ tìm ra một cái nhìn viên thông hơn, một cái nhìn rõ hơn, một cái nhìn thấu đáo hơn để lựa chọn một cách sống cao cả hơn, một nhân cách sống đẹp hơn mà Phật đã dạy cho chúng ta. Chúng ta có khả năng làm được điều này! Chỉ cần nghe, nghiền ngẫm một chút xíu, suy nghĩ một chút xíu bằng tâm chân thật, bằng quán chiếu sự vô ngã để sự cống cao ngã mạn của chúng ta không chình ình ở đằng trước, chặn đứng tất cả để để cho cái tôi của mình gây ra chướng ngại trong cuộc đời.
Lòng khiêm tốn, tâm chân thật rất cần trong sự đồng tu. Phương pháp Thiền Mật, thiền trí tuệ và từ bi, nếu bạn không khiêm tốn và chân thật, không những pháp môn Thiền Mật song tu, thiền trí tuệ – từ bi mà tất cả các pháp phương tiện khác đều sẽ không có tác dụng. Tất cả các pháp Chư Phật dạy, dù vẫn biết là phương tiện nhưng để khai trí, mở tâm đều phải đặt trên nền tảng của tâm chân thật và lòng khiêm tốn đón nhận. Với tự ngã, cống cao ngã mạn, với cái tự hào của kiến thức mình vốn có, với thủ chấp, thủ đắc từ những điều ta ưng ý sẽ làm cản 49:55 trở ta.
“Đôi Khi Lầm Lỡ” là một chủ đề thật hay! Bởi nó có nhiều tầng để nói tới, có nhiều lớp để lột bỏ cho rõ. Như cây chuối, ta lột từng lớp vỏ để thấy được cốt lõi, cốt lõi lời Phật dạy ngõ hầu giúp cho chúng ta tìm lại được sự an lạc, hạnh phúc để không đắm mình trong khổ đau. Cốt lõi của Đức Phật là đưa chúng ta thoát khỏi địa ngục của đau khổ, sầu não, bi ai lên bờ hạnh phúc, an lạc, bình an ngay ở cõi trần gian trong kiếp người này, chẳng đợi tới kiếp sau. Nếu mỗi một ngày, sự đồng tu của chúng ta nói về một chủ đề, nói về một góc độ nhỏ nhỏ nào đó là mỗi một lần Bảo Thành và các bạn lột một lớp vỏ của thân cây chuối để dần dần đi sâu vào lõi.
Trong sự đồng tu rất cần sự kiên nhẫn, rất cần sự tỉnh táo, sự tỉnh thức, rất cần tấm lòng bao dung, yêu thương để chúng ta có thể nhẹ nhàng buông thư, thong dong và tự tại thể nhập vào Chánh Niệm, thắp sáng trí tuệ, lan tỏa lòng từ bi. Chỉ có vậy là ta đã nếm rõ được hương vị của thiền môn, của tánh Không và thấu hơn được lẽ Vô Thường của các pháp, và nhận ra cái Ngã chẳng có để bám víu, chất chồng tạo ra Khổ đau. Ta đã thực sự bước lên thuyền Bát Nhã nhẹ nhàng, bồng bềnh, tự tại trên những sóng vỗ đau khổ của cuộc đời mà chẳng hề vương vấn với những lầm lỡ, lỡ lầm đôi khi để tạo thêm khổ đau chất chồng trên kiếp người này nữa.
Cám ơn các bạn đã nghe!
Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ và bàn tay Từ Bi vào với nhau.
Thưa Phật! Chúng con thực sự đã đôi khi lầm lỡ thật nhiều trong cuộc đời. Nay thấy được nhân quả, mọi lỡ lầm đều là nguyên nhân gây ra hoạ, tổn phước báu. Mọi cái nhìn thấy rõ được lầm lỡ để tháo gỡ sẽ tích thêm phước, mang lại sự an lạc và hạnh phúc.
Nguyện Chư Phật gia trì để chúng con được tự tại, kiên nhẫn thực hành Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán để gỡ bỏ mọi lỡ lầm trong cuộc đời và với chính bản thân.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở rất từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Trong sự đồng tu hôm nay, nếu như chúng con có tạo được chút công đức nào, xin được hồi hướng cho mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo và cho quê hương Việt Nam cũng như thế giới được mau thoát khỏi cảnh đại dịch này. Xin Chư
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi!
Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi và thắp sáng Trí Tuệ để mỗi người chúng con quán chiếu trong Chánh Niệm thấy rõ được các pháp là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.
Chúng con đồng nguyện xin Chư Phật gia trì cho Việt Nam quê hương chúng con và trên toàn thế giới mau thoát khỏi đại dịch.
Xin Chư Phật chứng minh.
Chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi.
Luôn ghi nhớ lời Đức Phật dạy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng trí tuệ và lan tỏa tình yêu thương.
Chúng ta trong thời đại nhận thấy kiếp vô thường hiện hữu thật rõ, luôn nghĩ về các đấng sinh thành, gia đình, người quen, cộng đồng, xã hội và hãy cùng nhau san sẻ, lan tỏa tình yêu thương.
Trong những giây phút đây, với những mật chú ta trì tụng bằng Chánh Niệm gắn kết với mười phương Chư Phật, tiếp nhận năng lượng rải xuống muôn nơi. Xin với lòng khiêm tốn, chúng ta hãy thành tâm đón nhận.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
(16:17) Mô Phật!
Các bạn thân mến! Chúng ta đang trong sự đồng tu với nhau pháp môn Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn có 07 câu mật chú về tâm quán. Quán từ bi, quán trí tuệ là 02 mật chú đầu tiên. Mỗi một năm, chúng ta sẽ thực tập sự đồng tu với nhau một pháp quán xuyên suốt một năm, ngõ hầu trong đời sống bận rộn của Phật tử tại gia, nơi gia đình, nơi sự sống muôn bề xáo trộn hằng ngày, ta vẫn có thể quán chiếu xuyên suốt một năm. Năm nay năm thứ hai, ta quán chiếu trí tuệ. Năm 2020, ta quán chiếu tâm từ bi. Từ bi – trí tuệ quán là pháp quán cao siêu nhiệm mầu mà Mẹ hiền Quan Âm thực tập, truyền dạy cho chúng ta.
Trong những buổi đồng tu như vầy, có các bạn mới bắt đầu nghe qua, và có lẽ do một nhân duyên nào đó sẽ không bao giờ đi vào sự thực tập nhưng vẫn có các bạn có nhân duyên muốn tìm hiểu thêm. Mời các bạn đi vào kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn để xem những Video đầu tiên để chúng ta có cơ hội nghe và thực tập đúng. Hoặc vào trang mạng cổng thông tin: “thatbaohuyenmon.org” để chúng ta có cơ hội tìm hiểu, đọc.
Nếu như các bạn muốn tham khảo thêm chi tiết hơn, xin hãy gửi những lời nhắn về những kênh đó và sẽ có sự trả lời khi phù hợp!
Đã gọi là tu là một sự dấn thân thực sự và trong sự dấn thân đó, ta nhìn rõ, nhìn thấu những điều ta đã làm để sửa. Trong Thiền Mật song tu, sự tu của chúng ta gắn kết với Chư Phật với sự gia trì đặc biệt mà mỗi người chúng ta khi hít thở trong Chánh Niệm, khi quán chiếu tâm từ bi và trí tuệ với 02 mật ngôn Mu A Mu Sa và NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang thì mỗi người nếu như có phước báu, nhân duyên phù hợp với pháp môn này, sẽ cảm nhận được 19:32 tha lực Phật điển từ bi – trí tuệ để giúp cho chúng ta quán tâm từ bi, quán tâm trí tuệ rõ hơn mỗi một ngày.
Rất mong các bạn, đặc biệt các bạn trẻ, đặc biệt các bạn đang bận rộn trong cuộc đời và các bạn nào đang có sức bật của tuổi đang tìm kiếm pháp Phật ứng dụng thực tế trong xã hội ngày nay, hãy bước thêm một bước nữa, tìm hiểu cho sâu sắc bằng sự thực hành để có một sự trải nghiệm, từ đó quyết định sự đồng tu của mình!
Trở về hôm nay, với chủ đề các bạn gửi tới để cùng chia sẻ. Sau khi trì 07 biến mật chú trí tuệ – từ bi, chúng ta đã có đầy đủ năng lượng đang ngập tràn nơi thân tâm. Trí tuệ hình như thơi thới, nhẹ nhàng, có khả năng nhìn suốt, nghe thấu. Chủ đề hay, “Đôi Khi Lầm Lỡ”. Hình như nghe thấy nó quen dữ lắm! “Đôi khi lầm lỡ” nghe đâu đó hình như là một khúc ca, một đoạn nhạc của ai đó hát rằng “Đôi khi lầm lỡ”, còn những câu sau hình như Bảo Thành không nhớ, mà có nhớ chắc cũng sẽ hát cho các bạn nghe, nhưng thực tế không nhớ mà chỉ nhớ rằng chắc có lẽ, “Đôi khi lầm lỡ” là một câu ca từ trong một khúc nhạc về tình yêu.
Trong tình yêu, ai không lầm lỡ? Và nếu như không lầm lỡ, sao gọi là yêu? Cũng chính vì chữ “lầm lỡ” này, ta đi vào cuộc đời thực tế. Tu là phải nhìn vào cõi thực của kiếp người, đừng bay bổng ở một cõi cảnh giới của Chư Phật, thần linh cao cả. Ta là người, sống chân thực với bản tánh của loài người và chính nền tảng bản tánh của loài người, ta nhìn rõ, nhìn thấu, ta mới có cơ hội để tiến lên. Hai chữ “lầm lỡ” không còn gọi là đôi khi nữa mà phải gọi là trường kỳ lầm lỡ trong kiếp người. Nhưng nhất định chúng ta, đã có một thời và ở một tuổi nào đó, vẫn luôn luôn cho mình lầm lỡ thật nhiều và sự lầm lỡ thật nhiều đó được nâng niu, che đậy bằng câu “Đôi khi lầm lỡ” cho nó nhẹ bớt đi chứ thực ra Bảo Thành và các bạn lầm lỡ quá trời nhưng vẫn nói: “Ờ! Đôi khi lầm lỡ”.
Hi vọng bạn nào biết được bài “Đôi Khi Lầm Lỡ” gì đó, hát nhẫm trong bụng, lẩm bẩm đôi câu sẽ thấm thía. Nhưng các bạn à, có một độ tuổi mà chúng ta vẫn cho phép mình lầm lỡ. Ví dụ bạn bè chơi với nhau, lỡ có sai, lỡ có gì thì nói: “Ờ! Lỡ rồi, thôi bỏ qua”. Chuyện đó thật là dễ! “Lỡ rồi, thôi bỏ qua!”, “Lỡ lầm rồi, thôi bỏ qua!”, “Đôi khi lầm lỡ mà, đôi khi lỡ lầm mà, thôi bỏ qua đi!”. Nhưng chúng ta nói rằng: “Ôi! Lỡ lầm rồi, bỏ qua” nhưng vẫn tái diễn. Đó là cả một tuổi thơ, tuổi mộng, tuổi trẻ, tuổi mà chỉ nhận ra sự lầm lỡ khi ai đó bị đau, bị khổ, phản kháng hoặc nói cho chúng ta chứ chúng ta ít có khi nào thấy được sự lỡ, sự lầm của chúng ta. Nhưng khi đụng chuyện rồi thì chúng ta bắt đầu mơn trớn cảm giác đó bằng: “Ôi! Lỡ rồi, sao đây? Thôi bỏ qua nha bạn! Lỡ lầm, lỡ lỡ, và đôi khi lầm lỡ thôi mà, đâu có cố tình cố ý”.
Xét cho cùng thì câu “Đôi khi lầm lỡ” là một vấn đề chúng ta viện cớ. Nó êm nó nhẹ, nó hay nó đẹp để rồi hết lần này đến lần sau, ta cứ lỡ, ta cứ lầm. Và đôi khi tức là trở thành hai lần, hai nhân hai là bốn, đôi là hai, hai lần lầm lỡ nhân với hai lần lầm lỡ thành bốn. Cả đời lầm lỡ, nhân hoài không hết lỡ lầm!
Đức Phật dạy, mọi điều xúi quấy, xui xẻo trong cuộc đời, mọi sự gọi là may mắn, hên đều nằm ở chỗ Phước và Hoạ của nhân quả Ác và Thiện. Không phải đạo Phật răn đe chúng ta và bắt buộc chúng ta không thể sai, không thể lầm lỡ. Không cứng ngắc như vậy các bạn! Nhưng đạo Phật, Đức Phật thấy thật rõ muôn sự ở đời đều do nhân duyên cấu thành bởi nhân quả, nhân quả thiện – ác hình thành nên tất cả mọi sự đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời, trong cõi lục đạo luân hồi. Và bốn chữ “Đôi khi lầm lỡ” êm quá để rồi chúng ta cho phép mình lỡ lầm nhiều lần mà không bao giờ biết dừng lại. Nhưng may thay, chúng ta nhận được thông điệp Chư Phật dạy: “Muôn sự ở đời đều do nhân quả” để từ đó nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận dưới mọi hình thức lầm lỡ. Và Đức Phật lại chỉ cho chúng ta thấy có một sự lựa chọn hơn để bớt lầm lỡ, hết lầm lỡ, có được thành quả tốt đẹp, viên mãn, bớt khổ, phiền não, thêm vui, hạnh phúc và bình an.
Hỏi lại bản thân, các bạn có khi nào nói với người ta: “Ôi! Thôi lỡ rồi bạn ơi”, “Ôi! Lỡ lầm rồi bạn ơi, có gì đâu mà trách cứ nhau, bỏ qua, bỏ qua”? Bỏ qua lầm lỡ đợt một, ta lại tiếp tục lầm lỡ đợt hai. Một với hai là đôi, lầm cũng là sai, lỡ cũng là sai, cặp lại cũng là đôi và như vậy “Đôi khi lầm lỡ” nhân đôi nó lên thật nhiều để cuộc đời chúng ta nhiều rắc rối, phiền não.
Phật dạy, tất cả những pháp thiện dù thật nhỏ, thật bé cũng đừng bỏ qua, các pháp ác dù nhẹ dù bé cũng đừng có làm. Nếu cứ gọi mọi sự sai trái trong đời chỉ là sự lầm lỡ nhỏ bé, li ti thì theo lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, chúng ta cẩn thận để đừng tạo ra nữa. Còn nếu như nó thật nhỏ, thật nhẹ như tơ hồng nhưng là lầm lỡ lặp đi lặp lại, nó sẽ kết thành một khối bất thiện nghiệp và dần dần ta cứ cho phép mình lầm lỡ, lỡ lầm để tạo thành tập khí dẫn kéo ta đi bởi nghiệp lực bất thiện tuy rất nhỏ nhưng kết tập lại nhiều đời.
Lời của Đức Phật nhắc nhở cho chúng ta là tất cả mọi sự lầm lỡ cần phải được quán chiếu, nhìn thấu, có một sự sàng lọc cẩn thận, chắt chiu từng phước thiện bé bỏng và buông bỏ từng điều tai ác dù thật nhỏ. Bạn lầm lỡ, Bảo Thành lỡ lầm, chuyện đó thường xảy ra trong sự tương tác, nhưng khi thiền trí tuệ là giúp cho chúng ta nhìn thấu được đó là sự lầm lỡ, sự lỡ lầm đối xử với nhau khi tương tác, và bằng lòng từ bi, ta san sẻ, dung thông. Pháp quán nhìn bằng trí tuệ, pháp quán bằng từ bi đối xử với nhau đó giúp ta nhìn thấu những lầm lỡ tuy rất nhỏ của nhau để tự thân biết sám hối, để tự lòng biết bao dung và tha thứ, để cùng nhau giữ ngọn đuốc tuệ luôn sáng giữa dòng đời ngược xuôi nhiều đau khổ.
“Đôi khi lầm lỡ” và lỡ lầm đó luôn luôn tái phạm thật nhiều thì nó không còn gọi là sự vô tình của “Đôi khi lầm lỡ” mà đó chỉ là một thương hiệu che đậy những sự cố tình tạo ra sự lầm lỗi cho nhau để gây khổ. Vẫn biết đó là một cách nói thật xuôi tai, nghe mát lòng, dễ tha thứ và bỏ qua, nhưng khi chúng ta bỏ qua cho nhau trong sự giao tiếp hằng ngày, tiếp cận nhưng tự thân ta lại không gỡ bỏ sự lầm lỡ dù rất nhỏ trong mỗi một ngày bằng sự sám hối và ta lại lấy những sự lầm lỡ nhỏ đó, lót bước, kê lên thành những nấc thang vươn lên để thỏa mãn những cảm xúc, những ý tưởng, những suy nghĩ để đáp ứng sự mong cầu của riêng mình mà bỏ mặc đi sự đau khổ, phiền não, sự phạm lỗi, lầm lỡ với người, với tha nhân. Để khi trổ của nhân đó kết lại thành một quả tai hoạ thì ta chẳng nhìn thấu do đâu mà tới, nghĩ quẩn nghĩ quanh cho rằng ai đó hại ta mà quên đi lời Đức Phật dạy, muôn sự ở đời xảy ra đối với ta và người đều là nhân quả thiện – ác do chính mình và người tạo ra có sự cộng hưởng lẫn nhau.
Nhìn thấu được điều này, Bảo Thành và các bạn sẽ hạnh phúc hơn. Bởi chúng ta vẫn còn một sự lựa chọn cao quý hơn. Vẫn cho phép mình lầm lỡ nhưng sự lỡ lầm đó chỉ một lần hoặc chỉ đôi khi, quá lắm là hai lần mà thôi. Bất quá tam, lần thứ ba phải cẩn thận, sửa. Cẩn thận nhìn thấu để chúng ta chặn đứng bằng pháp sám hối. Và sám hối có thể sửa được hay không thì sự sám hối đó phải bằng trí tuệ. Sám hối có thể xoá đi được những lầm lỡ đối xử với nhau hay không thì sám hối đó phải bằng từ bi. Từ bi và trí tuệ là pháp quán trong sự sám hối để chúng ta có thể ngừng được sự lầm lỡ mà ta đã phạm phải đối với nhau trong sự dung thông bằng cái nhìn viên giác để tha thứ, tiếp bước cho nhau vượt qua những lầm lỡ, lỡ lầm với nhau trong cuộc đời.
Các bạn! Đừng coi thường sự lầm lỡ nhỏ trong cuộc sống! Giữa vợ chồng, những lầm lỡ thật nhỏ trong sinh hoạt của gia đình chất chồng theo năm tháng, dần làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Trong tình bạn, trong tình người cũng như vậy, những lầm lỡ thật nhỏ mà ta gọi là đôi khi lầm lỡ đó, cứ được tái đi tái lại nhiều lần, tái đến tím bầm cả con mắt, tái đến môi thâm lại, tái đến mù lòa, tái đến xơ cứng cảm giác, không còn thông cảm và biết sống tử tế với nhau nữa. Lầm lỡ không phải là chuyện nhỏ để đôi khi lầm lỡ bỏ qua, mà lầm lỡ cần phải được nhìn bằng tâm chân thật, bằng trí tuệ và từ bi, bằng tầm nhìn xuyên suốt, thấu rõ đó là lầm, đó là lỡ để ta không lầm nữa, hầu tháo gỡ mọi sự ngăn ngại bởi lầm lỡ ta tạo ra với nhau, còn không tháo gỡ được những lầm, những lỡ như vậy, nó sẽ tạo thành những bức tường ngăn cách giữa người với người, giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè, người thân và rồi ở giữa chúng ta là một khoảng cách mênh mông vô tận của những tảng băng lạnh lẽo.
Ta cần phải tháo gỡ lầm lỡ! Bất quá tam, hai lần là phải gỡ, đừng chất chồng thật nhiều. Đôi là hai, khi hai lần đã lầm lỡ, lần thứ ba chớ để xảy ra!
Trong sự đồng tu hay trên con đường đi về đời sống tầm cầu một sự an lạc cho bản thân, năm nhân cách sống cao cả được thể hiện trong năm giới của Đức Phật khi các bạn quy y là những điều chúng ta phải chú thích hằng ngày trong cuộc sống để nhắc nhở mình đừng lầm lỡ vào năm giới đó, dù một lần hay hai lần, dù nhỏ hay to. Nó không phải là khắt khe, cấm tuyệt đối, nhưng là một sự nhắc nhở để chúng ta thực hành giúp cho tâm của mình nên trọn hảo với sự lành thiện.
Chẳng khác gì là sự tinh luyện của kim cương trải qua hằng bao nhiêu ngàn năm để có được độ sáng và gạn lọc độ đen, tâm của chúng ta là tâm kim cương, 35:47.. giữa cuộc đời này, biết bao nhiêu sự vẩn đục luôn phủ lấp, tiêm nhiễm vào trong, chúng ta cần phải gạn lọc, tẩy rửa để tự tánh kim cương Phật của chúng ta luôn sáng. Và nếu ta bỏ quên, dù tự tánh kim cương Phật của chúng ta không bao giờ bị lục nhưng bụi trần lầm lỡ đôi khi trong cuộc đời sẽ phủ kín, bởi ta cứ lầm đi lầm lại, lỡ đi lỡ lại. Một rồi hai, hai rồi nhiều, đến mức mà không đếm được nữa trong suốt kiếp này qua kiếp sau thì tự tánh kim cương bị phủ kín, khó có thể tỏa sáng.
Thiền trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang giúp cho chúng ta có tự lực vươn tới tiếp cận với tha lực của Chư Phật. Thiền từ bi Mu A Mu Sa cũng là để dung thông giữa tự lực cầu đạo giác ngộ của ta với tha lực từ bi của Chư Phật tạo thành một năng lượng siêu thế để chúng ta từng bước từng bước biết gỡ bỏ những lỡ lầm, lầm lỡ trong cuộc đời để làm cho nhẹ nhàng cuộc sống của thân tâm, để làm cho trong sáng tự tánh của Phật nơi ta. Thấu hiểu được điều đó thì chúng ta đã là người học và biết được nghệ thuật sống trong tâm linh làm sao cho thêm may mắn, bớt phiền não và tai hoạ, thêm hạnh phúc, an vui, bớt đau khổ và sầu bi.
Cuộc sống, ai cũng biết để vươn tới và vượt qua những thảm hoạ để cập bến an lành, vậy thì lời Đức Phật là một phương tiện vi diệu, thiền trí tuệ và thiền từ bi cũng là một pháp phương tiện vi diệu để cho chúng ta chỉ dừng lại đôi khi tức là hai lần lầm lỡ, chẳng thể lầm lần thứ ba, mà trong dân gian thường nói “Bất quá tam”. Ta chỉ cho phép mình nếu như lỡ lầm hoặc nếu như lầm lỡ thì chỉ hai lần là quá, đôi khi hai lần thôi, đừng để lần thứ ba các bạn. Kéo dài 03 lần, 04 lần và đã nhiều lần chúng ta cứ dùng câu: “Đôi khi lầm lỡ”, “Thôi! Lỡ rồi các bạn”, “Lầm lỡ thôi mà, có gì trách cứ nhau” nhưng rồi ta cứ tái phạm hoài. Nhất định lần này ta không cho! Hai lần là đủ rồi. Bởi nhiều lần quá, ta lỗ, lỗ gì? Lỗ ở chỗ ta tổn phước báu, và trong cuộc sống cứ lầm lỡ như thế, ta không có cơ hội tạo ra phước, ta không có cơ hội để chuyển hoá những lực bất thiện ta đã tạo ra, những sai trái ta đã phạm, những ác nghiệp đã chồng chất trong nhiều kiếp qua.
Tu là thanh tịnh và để sửa bởi nhìn thấu, tha bằng từ bi để chuyển nghiệp, mà nếu các bạn không biết dừng lại khi hai lần lỡ lầm, lầm lỡ với nhau thì nhất định là các bạn chưa nhìn thấu! Chưa nhìn thấu cái tai hại của những lầm lỡ tuy rất nhỏ.
Mỗi khi đổ bể trong hạnh phúc của gia đình, trong tình bạn, trong công ăn việc làm, trong sự sống hằng ngày, thất bại rồi, nhìn lại mới thấy nguyên nhân của mọi sự thất bại đó đều bắt đầu từ những lầm lỡ nhỏ mà ngày xưa ta từng nói với nhau: “Ôi anh ơi, ôi em ơi, ôi bạn ơi, ôi cha mẹ ơi! Đó chỉ là đôi khi con lầm lỡ”. Cách nói đó là cách nói được phép nhưng không nên lặp đi lặp lại quá nhiều để tự kỷ ám thị như cho mình một cái Visa (thị thực) để có thể đi từ bờ cõi sai lầm này tới bờ cõi sai lầm khác mà không biết dừng.
Chúng ta cần phải biết dừng! Dù là những lầm lỡ thật nhỏ tưởng chừng như vô hại đối với nhau. Tưởng chừng như vô hại! Nhưng muôn sự tác hại trong cuộc đời này đều kết lại bởi những sự ta tưởng rằng nó vô hại bởi “đôi khi lầm lỡ”. Thiền trí tuệ giúp cho chúng ta có một cái nhìn để thể nhập vào sự khai thị của Phật, để thấu rõ muôn sự ở đời xảy ra đều do nhân quả và từ đó cho mình có một sự lựa chọn thỏa đáng để sống an vui và hạnh phúc. Đạo Phật không cứng ngắc, rập khuôn để ép buộc chúng ta mà giáo lý của Phật là sự khai thị như một vị thầy, như một người cha người mẹ, như một bậc ân sư, thiện trí thức, như một người tri kỷ thâm giao, bạn thân nhắc nhở nhẹ nhàng để cho chúng ta thấy và có một sự quyết định lựa chọn sau khi đã nhìn thật rõ cái lợi và cái hại chứ hoàn toàn không ép buộc chúng ta phải tu. Mà ở đời, khi nhìn thấy lợi – hại, chúng ta sẽ chọn điều có lợi cho cuộc sống. Mà lợi về gì? Về sự hạnh phúc và bình an.
Các bạn! Chúng ta hãy quay trở về để tập trung vào sự tu tập! Đừng sợ nhìn rõ những lầm lỡ bé li ti của chúng ta! Cũng đừng bỏ qua những lầm lỡ, lỡ lầm nhỏ bé ấy! Dũng cảm lên! Để như một người đang thực tập nghiên cứu về khoa học có khả năng nhìn qua kính hiển vi để thấy rõ những loại vi trùng, siêu vi khuẩn, chúng ta nhìn qua kính trí tuệ Kim Cang NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và dùng phép thử của lòng từ bi Mu A Mu Sa để nhận biết những lầm lỡ, lỡ lầm trong đời mà tháo gỡ cho nhau, tuy rất nhỏ, để làm gì? Để cho những mối giao hảo giữa cuộc đời này được thăng hoa trong hương vị của trí tuệ và từ bi, của an lạc và hạnh phúc.
Chúng ta thực sự có khả năng lựa chọn những điều cao cả hơn, tốt đẹp hơn! Nếu các bạn thể nhập được vào trong Chánh Niệm hơi thở, hít vào đưa xuống dưới phổi, dần dần hạ xuống Đan Điền Khí Hải, phình bụng ra, tự tại, thong dong, buông thư tất cả thì lượng khí Oxy tràn đầy dưới Đan Điền kích hoạt vào Nhâm Đốc chuyển thành năng lượng hòa nhập vào với nguồn năng lượng vô biên từ bi của Phật và trí tuệ của Phật để bắt đầu nối bước cho tự lực vốn có nơi tự tánh của chúng ta. Khơi nguồn cho sự nhìn, tánh Thấy, thấy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, thấy Ngũ uẩn là Không, thấy vạn pháp Không cũng như Có, Có cũng như Không để chúng ta không phải là sống một cách bơ vơ hoặc sống một cách bất cần mà để chúng ta sống biết lựa chọn một con đường đi an lạc.
Thế giới ngày nay đau khổ đã quá nhiều! Hai chữ “đau khổ” ngày nay không nói mà ai cũng có sự trải nghiệm, chứng kiến thật rõ. Đây chính là lúc không phải sống để cúi mặt xuống than thở mà đây là lúc ta sống để ngẩng mặt lên bởi ta nhận ra con đường đi khi thấu rõ trong sự trải nghiệm của vô thường, khổ đau.
Trở về với trí tuệ và từ bi quán là trở về với cội nguồn của hạnh phúc và an lạc, là trở về với năng lượng siêu việt để có thể chuyển hoá mọi lỡ lầm, lầm lỡ mà đôi khi ta đã phạm phải đối với chính mình và đối với nhau trong cuộc sống.
Chú ý ở điểm này! Tháo gỡ ngay khi bắt đầu, có gút mắc được hình thành; có rối rắm khi nhận ra để ta có thể san bằng phẳng những hầm hố, những chông gai, những lỗi phạm đến nhau trên con đường đang đi ở kiếp này mà không đợi đến kiếp sau. Sai chỗ nào sửa chỗ đó, lầm chỗ nào gỡ chỗ đó, lỡ chỗ nào thì dừng ở ngay đó. Để lần một, lần hai, không có lần thứ ba, dù sự lỡ lầm, lầm lỡ đó rất nhỏ rất bé.
Nếu chú tâm vào một nhân cách sống cao cả theo năm điều Đức Phật dạy không sát sanh, không trộm cắp, chẳng tà dâm, không nói dối, sử dụng các chất gây say, nhất định chúng ta sẽ có khả năng gắn kết mật thiết, gần gũi với Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền.
Các bạn! Chư Phật, Chư Thánh, Chư Thần, Tiên, Bồ Tát và con người chúng ta đồng cư ở một cõi tâm chân thật. Nếu tâm chân thật vốn có thì Phật và Phàm đều đồng cư ở cõi đó. Phật luôn hiện hữu trong cuộc đời! Với tâm chân thật, mọi lầm lỡ sẽ được tháo gỡ, mọi lỡ lầm sẽ được san bằng để cuộc sống thêm an lạc và hạnh phúc.
Rất cần sự chú ý này trong giai đoạn đại dịch để tự thân mỗi một con người vươn lên tiếp cận ánh sáng trí tuệ của Phật mà lan tỏa yêu thương để làm cho giảm tối thiểu những sự đau đớn trong cuộc đời hiện tại nơi mỗi một con người và để cho hạnh phúc, bình an có cơ hội khơi nguồn nơi tự tánh vốn có ở trong ta!
Các bạn! Đồng tu với nhau là nhắc nhở. Đồng tu với nhau là mang lời Phật ứng dụng vào cuộc sống. Cuộc sống muôn màu, muôn sắc, mỗi một chúng ta có nhân duyên khác biệt để nhận thức, để nghe, để nhìn, để thấy, để chạm vào sự trải nghiệm thực tế mà sửa. Chúng ta chia sẻ dưới mọi góc độ khác biệt bởi nhân duyên khác nhau. Để từ đó chúng ta sẽ tìm ra một cái nhìn viên thông hơn, một cái nhìn rõ hơn, một cái nhìn thấu đáo hơn để lựa chọn một cách sống cao cả hơn, một nhân cách sống đẹp hơn mà Phật đã dạy cho chúng ta. Chúng ta có khả năng làm được điều này! Chỉ cần nghe, nghiền ngẫm một chút xíu, suy nghĩ một chút xíu bằng tâm chân thật, bằng quán chiếu sự vô ngã để sự cống cao ngã mạn của chúng ta không chình ình ở đằng trước, chặn đứng tất cả để để cho cái tôi của mình gây ra chướng ngại trong cuộc đời.
Lòng khiêm tốn, tâm chân thật rất cần trong sự đồng tu. Phương pháp Thiền Mật, thiền trí tuệ và từ bi, nếu bạn không khiêm tốn và chân thật, không những pháp môn Thiền Mật song tu, thiền trí tuệ – từ bi mà tất cả các pháp phương tiện khác đều sẽ không có tác dụng. Tất cả các pháp Chư Phật dạy, dù vẫn biết là phương tiện nhưng để khai trí, mở tâm đều phải đặt trên nền tảng của tâm chân thật và lòng khiêm tốn đón nhận. Với tự ngã, cống cao ngã mạn, với cái tự hào của kiến thức mình vốn có, với thủ chấp, thủ đắc từ những điều ta ưng ý sẽ làm cản trở ta.
“Đôi Khi Lầm Lỡ” là một chủ đề thật hay! Bởi nó có nhiều tầng để nói tới, có nhiều lớp để lột bỏ cho rõ. Như cây chuối, ta lột từng lớp vỏ để thấy được cốt lõi, cốt lõi lời Phật dạy ngõ hầu giúp cho chúng ta tìm lại được sự an lạc, hạnh phúc để không đắm mình trong khổ đau. Cốt lõi của Đức Phật là đưa chúng ta thoát khỏi địa ngục của đau khổ, sầu não, bi ai lên bờ hạnh phúc, an lạc, bình an ngay ở cõi trần gian trong kiếp người này, chẳng đợi tới kiếp sau. Nếu mỗi một ngày, sự đồng tu của chúng ta nói về một chủ đề, nói về một góc độ nhỏ nhỏ nào đó là mỗi một lần Bảo Thành và các bạn lột một lớp vỏ của thân cây chuối để dần dần đi sâu vào lõi.
Trong sự đồng tu rất cần sự kiên nhẫn, rất cần sự tỉnh táo, sự tỉnh thức, rất cần tấm lòng bao dung, yêu thương để chúng ta có thể nhẹ nhàng buông thư, thong dong và tự tại thể nhập vào Chánh Niệm, thắp sáng trí tuệ, lan tỏa lòng từ bi. Chỉ có vậy là ta đã nếm rõ được hương vị của thiền môn, của tánh Không và thấu hơn được lẽ Vô Thường của các pháp, và nhận ra cái Ngã chẳng có để bám víu, chất chồng tạo ra Khổ đau. Ta đã thực sự bước lên thuyền Bát Nhã nhẹ nhàng, bồng bềnh, tự tại trên những sóng vỗ đau khổ của cuộc đời mà chẳng hề vương vấn với những lầm lỡ, lỡ lầm đôi khi để tạo thêm khổ đau chất chồng trên kiếp người này nữa.
Cám ơn các bạn đã nghe!
Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ và bàn tay Từ Bi vào với nhau.
Thưa Phật! Chúng con thực sự đã đôi khi lầm lỡ thật nhiều trong cuộc đời. Nay thấy được nhân quả, mọi lỡ lầm đều là nguyên nhân gây ra hoạ, tổn phước báu. Mọi cái nhìn thấy rõ được lầm lỡ để tháo gỡ sẽ tích thêm phước, mang lại sự an lạc và hạnh phúc.
Nguyện Chư Phật gia trì để chúng con được tự tại, kiên nhẫn thực hành Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán để gỡ bỏ mọi lỡ lầm trong cuộc đời và với chính bản thân.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở rất từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Trong sự đồng tu hôm nay, nếu như chúng con có tạo được chút công đức nào, xin được hồi hướng cho mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo và cho quê hương Việt Nam cũng như thế giới được mau thoát khỏi cảnh đại dịch này. Xin Chư