Bảo Minh bút ký
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư cô cùng các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi!
Những lời thân ái bằng tâm chân thành chúng ta đã gửi chào đến nhau, mời các bạn cùng quy ngưỡng về với Phật – Pháp – Tăng để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi và gia trì thắp sáng đuốc tuệ để chúng con quán chiếu và thấy rõ các pháp là Vô Thường sanh – diệt, là Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.
Chúng con cũng thành kính nguyện cầu Chư Phật gia trì cho quê hương, quốc tổ Việt Nam của chúng con cùng các nước Á Đông đang bị đại dịch mau chóng qua. Và nguyện cầu hồi hướng cho các trẻ thơ đang mắc bệnh nguy biến, trầm trọng có đầy đủ phước báu chuyển hóa được nghiệp chướng, tiêu tai bệnh tật.
Nguyện xin Chư Phật chứng minh.
Chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Hãy trở về với Chánh Niệm của hơi thở vào ra. Hãy thành kính đón nhận năng lượng tình thương của Phật và đón nhận ánh sáng trí tuệ của Như Lai, thắp sáng miền tự tâm, nhìn thật rõ, quán chiếu thật sâu trong từng giây phút hiện tại bây giờ. Hãy rải năng lượng tình thương tới muôn người. Hãy nghĩ tới người thân trong gia tộc, gia đình, các đấng sinh thành là cha mẹ.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Mô Phật! Với hai Phật ngôn vi diệu trong từng hơi thở vào ra với Chánh Niệm, Bảo Thành và các bạn đã đón nhận được thật nhiều năng lượng tình thương, từ bi của mười phương Chư Phật ban rải xuống thân tâm của chúng ta và trong trí tuệ của mình bừng sáng, tràn đầy yêu thương, nhìn nhận và thấy thật rõ được bản thể của mình ngay bây giờ, tại đây.
Các bạn! Các bạn có cảm nhận được, có cảm ứng được với năng lượng từ bi tràn đầy trong tâm của các bạn không? Năng lượng từ bi, năng lượng tình thương là nguồn sống vĩnh cửu trong mỗi người chúng ta, là nguồn nước thanh tẩy toàn bộ nghiệp chướng, loại trừ mọi phiền ưu, đẩy lùi mọi bất thiện nghiệp và những năng lượng tiêu cực chẳng thể tồn tại để bạn được tươi, được vui và để cho thân được khỏe, tâm được sáng. Mỗi một ngày chúng ta thâu lại năng lượng từ bi và thắp sáng đuốc tuệ, Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, Chư Hộ Pháp, Long Thiên sẽ luôn kề cận với chúng ta. Đây là điều hiển nhiên bởi làm thiện thì Bồ Tát, Thánh Hiền, Chư Phật đều vui và luôn kề cận nâng đỡ chúng ta, còn nếu như mỗi một giây phút trong cuộc đời ta làm ác thì Chư Phật thật xa, Bồ Tát chẳng thể gần, Hộ Pháp, Chư Thiên chúng ta chẳng có thể đón nhận, gần gũi, tiếp cận mà muôn sự xấu sẽ tới với chúng ta. Các bạn cứ đi hỏi những bậc giác ngộ, những bậc tôn túc tôn quý, những bậc thiện tri thức hay nếu lắng nghe lại những bài học của Chư Tổ, Chư Thầy dạy hoặc của ông bà, cha mẹ hướng dẫn, ta đều thấy các đấng ấy dạy dỗ cho chúng ta phải làm việc thiện. Người xưa nói làm việc thiện ông trời ở gần mà người theo Phật làm việc thiện thì các bậc thiện tri thức ta có cơ hội gặp. Đấng ở bên trên giác ngộ, ta có cơ hội tiếp cận và thân tâm của chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng. Cho nên, hãy làm việc thiện các bạn ơi!
Chủ đề hôm nay nói: “Đừng Chê Bai”. Câu đừng chê bai ai cũng hiểu, nghe cũng thấu, khổ một nỗi là các bạn và Bảo Thành thường xuyên vấp phải chính là vì nói đừng chê bai ai nhưng hàng ngày môi miệng của Bảo Thành và các bạn nếu đụng chuyện, ta thường thấy lỗi lầm của người khác, cái sai của người khác và nếu họ có làm chuyện gì đó thì Bảo Thành và các bạn thật dễ tuôn ra những lời chê bai, trách móc, tìm đủ mọi thứ sai trong đó được đánh bóng bởi cái từ rằng: “Mình chia sẻ chân thật” nhưng không phải. Mình nói lời chân thật nhưng không phải. Mình đánh bóng trong lời chân thật với hoa mỹ văn từ tự tôn mình lên đó là: “Tôi thành thật góp ý thôi chứ không chê bai bạn, nhưng tôi góp ý, tôi thấy điều đó không đúng, tôi thấy điều đó như vậy, như kia”. Hình như đây là cái mà Bảo Thành và các bạn thường vấp phải, mượn chữ, mượn lời hoa mỹ nói rằng ta muốn góp ý với bạn hiền, ta muốn góp ý với bạn bè, ta muốn góp ý tới cha mẹ, tới vợ chồng, con cái, với tất cả người quen, với cả bàn dân thiên hạ. “Tôi muốn góp ý, tôi có ý tốt bởi tôi nhìn thấy cái sai của các bạn, tôi muốn góp ý để các bạn sửa sai chứ không phải tôi chê bai”, câu nói nghe hay nhưng thật lòng chúng ta nhìn nhận cho thật rõ rằng đó là nói với người để người nghe còn trong tâm ta, ở trên đầu của ta vẫn vang vọng tư tưởng chê bai người khác.
Chê bai là một nguồn năng lượng của tập khí nhiều đời, là thói quen xấu nhiều đời dẫn chúng ta mà chúng ta thật khó làm chủ. Bởi vậy trên đời mới có những câu chuyện thị phi, mới có những câu chuyện mà ngày nay danh từ được gọi là “Tám”. Tám tức là thị phi, chê bai đủ điều, tìm chỗ này tìm chỗ kia nói cho bằng được. Các bạn! Các bậc Tổ của chúng ta, các bậc thầy tôn quý của chúng ta từng dạy chúng ta qua lời Đức Phật khai thị rằng: “Đừng chê bai ai bởi mỗi khi chúng ta chê bai người ta là chúng ta tưới tẩm những năng lượng thật xấu vào những mầm mống ác đang ngủ ngầm tạo cơ hội cho nó phát sinh”. Các bậc thầy, các Chư Tổ, Thánh Hiền, ngay cả ông bà, cha mẹ cũng dạy cho chúng ta đừng chê bai ai bởi khi chúng ta chê bai người ta là chúng ta mang rác rưởi, những năng lượng bất tịnh chứa vào tàng thức của chúng ta. Tàng thức là kho tàng của sự đi tái sanh, mà chê bai là mang rác rưởi bụi bặm, mang cái xấu, năng lượng bất tịnh chứa vào trong đó nhưng ta không thấy, ta không biết, ta không nhận ra. Ta cứ chê bai hoài để kho tàng thức của ta tràn đầy những ác nghiệp, những điều xấu. Ta cứ chê bai hoài để những năng lượng tiêu cực ở bên ngoài mang vào tưới tẩm những mầm ác ngủ ngầm trong ta. Cho nên trên đời, nghe theo các đấng ở bên trên, các bậc giác ngộ, Chư Tổ, bậc thầy khả kính dạy cho chúng ta, chúng ta phải ngừng ngay sự chê bai.
Ở trên đời, Bảo Thành và các bạn quen thói bị tập khí chê bai, thói quen xấu của sự chê bai kéo dần, dẫn dắt, lôi đi để chúng ta nhìn thấy một người nào đó, một sự việc nào đó của ai đó thì liền tìm ngay ra sự sai trái theo ý của ta, sai trái theo ý của ta, ta bơi vào trong đó, ta móc, ta xói, ta đâm, ta xỉa, xỉa xói cho tới bên trong, trong xương, trong cốt, trong tủy làm cho người ta đau đớn tận cùng và rồi ta lại còn đóng vai như một diễn viên là người tốt, ta diễn, ta nhập vai làm người tốt mà chê bai người ta bởi vì tất cả mọi người dưới con mắt ta có thể nhìn thấy, dưới cảm xúc ta có thể nhận ra, họ đều sai, chỉ có riêng ta đúng mà thôi. Đấy là Bảo Thành đã từng phạm, đấy là các bạn đã từng phạm rồi. Mình không nói tới người khác, chúng ta nói tới chính bản thân của mình, chúng ta truy xét, chúng ta quay ngược trở về nhìn thật rõ thì các bạn sẽ nhận ra Bảo Thành và các bạn đã từng và luôn luôn bị lôi kéo bởi tập khí chê bai, thấy lỗi người rồi chê, tôn vinh mình, đánh bóng mình. Đó là điều hiển nhiên mà. Các bạn! Nếu chúng ta chê bai mọi người và chúng ta chỉ biết đóng vai tốt mà chúng ta thể hiện bên ngoài cho người ta thấy, đó gọi là khoe mẽ đó các bạn. Tức là tự khoe ta tốt và chê người khác. Khi chúng ta tự khoe mình tốt mà bản thân của mình không nhận ra những lầm lỗi, sai trái của mình thì chúng ta để cho con ma ngã tướng nhập vào rồi. Con ma của bản ngã, con ma của cái tôi, con quỷ dữ của tâm ngã lộng hành nhập vào thể hiện để nhập vào vai kẻ tốt, khoe nhưng thực chất, ta chẳng nhìn thấy lỗi lầm của chính mình, chỉ bới móc như người đi quét rác, bới móc trong những mùi hôi thối của xác chết như những con kềnh kềnh để ăn xác chết nuôi thân. Chúng ta nuôi cuộc đời bằng những lời hôi thối, chê bai người khác. Sống trên xác chết! Không biết khi nghĩ lại ta có tởm và sợ hãi cho chính bản thân của mình hay không? Thật đáng sợ các bạn!
Trong Phật giáo, nếu nhìn được nhân quả ta mới sợ. Có câu người xưa nói: “Họa tùng khẩu xuất”, “họa tùng khẩu xuất” có nghĩa mọi tai họa ập tới khi miệng của chúng ta nói. Là bởi sao? Là bởi vì ta nói những lời chê bai, nói những lời xấu tạo ra nghiệp nên miệng vừa mở ra là họa ập tới rồi. “Họa tùng khẩu xuất”, họa tới từ miệng! Mà đúng vậy, trên đời này có biết bao nhiêu con người miệng vừa mở ra là họa tới rồi. Có những người vừa mở miệng nói thì răng đã rụng bởi nói những lời không đúng, chê bai người khác, bị người ta đấm một cái vô miệng gãy hết hàm răng, tốn tiền đi nha sĩ sửa răng lại. Chuyện này có! Họa tới từ miệng. Có người vừa mở miệng ra là bị chửi, có người vừa mở miệng ra là bị đánh đập, có người vừa mở miệng ra ôi chu choa là hôi tanh những mùi chê bai. Thiên hạ không ai thích! “Họa tùng khẩu xuất”, tai họa ập tới từ miệng mà ra. Mà Đức Phật nói đúng! Khẩu nghiệp!
Cái miệng nếu không chú ý, nếu không thanh tịnh và Chánh Niệm thì từ môi miệng này biết bao nhiêu tội lỗi, biết bao nhiêu nghiệp chướng sẽ xảy ra cho chính mình. Điểm danh lại từng giây phút trong cuộc đời thì Bảo Thành và các bạn thường xuyên moi móc, xỉa xói tìm ra cái sai mà chê bai muôn người, chẳng khi nào nhìn nhận lại cái sai của chúng ta và rồi cứ sa đà làm diễn viên diễn tuồng, diễn kịch để thể hiện, khoe mẽ rằng ta tốt, ta đẹp nhưng chẳng hành cái đẹp đó. Chỉ chê người ta để tôn vinh mình thì chẳng phải là cái đẹp, chê người để nhập vai tốt thì không có đẹp. “Hữu xạ tự nhiên hương”, tốt chẳng cần khoe mẽ, chẳng cần đánh bóng, chỉ cần thẩm nhập vào điều tốt, sống chân thật thì hương giới hạnh, hương giới đức của chúng ta như trầm hương hàng tỷ tỷ năm vô giá, nó tự xông lên để muôn người đều ngửi thấy cái đẹp, thơm của cuộc đời. Chẳng cần khoe mẽ đâu các bạn!
Có một câu chuyện chúng ta kể để nghe, thích ứng vào chuyện đừng chê bai ai bởi vì khi chê bai là chúng ta cho mình quyền được phán xét người đó sai. Mà khi chê bai người ta thì bạn biết rồi, bạn sẽ khổ lắm mà bạn không thấy thôi. Chê người là tạo khổ! Có câu: “Nói trước mà tránh không khỏi”, “nói trước mà vượt không qua”, “nói trước mà thoát không được” có nghĩa là ta từng chê bai ai đó nhưng chính ta lại vấp phải những điều ta chê nơi người. Điều đó có! Các bạn chiêm nghiệm lại chính mình, các bạn đã thấy “nói trước mà vượt không qua, đi không khỏi, thoát không ra” cho nên chúng ta cứ chê bai ai thì hầu hết chúng ta lại tái phạm vào những điều ta chê bai người.
Có một vị đi tầm sư học đạo, thấy cuộc đời nhiều ngang trái, nhiều người phạm lỗi lầm, phạm tội, người này nhìn thấy ai cũng tạo ra tội rồi ông ta tặc lưỡi, lắc đầu: “Thế gian này ai cũng tội lỗi, ai cũng tạo ra tội, ai cũng làm chuyện có tội, phạm nhiều chữ sai” nên đi tầm sư học đạo tới một vùng núi cao gặp một vị Thiền sư và hỏi. Hỏi để thỏa mãn câu hỏi của mình rồi mới nhận Thiền sư làm thầy để học.
Anh ta hỏi: “Thưa Thiền sư! Nếu như người phạm lỗi sai, nếu như người ta phạm lỗi sai, phạm nhiều lỗi sai thì người ta có tội nhiều hay không? Có tội hay không có tội?” Thiền sư nhìn vào mặt anh ta, mỉm cười và nói rằng: “Này anh ơi! Nếu người ta làm sai và nhiều điều sai chẳng có tội, không có tội”. Anh ta ngỡ ngàng: “Có phải chăng mình tìm thấy một ông khùng, kẻ điên chứ đâu một Thiền sư nói những người làm sai lại không có tội? Trên đời này ai làm sai mà không có tội, vậy mà ta hỏi một bậc được gọi là một vị Thiền sư ở tít trên cao sơn: “Những kẻ làm sai, những người làm sai có tội không?”, Thiền sư lại nói tỉnh bơ là không có tội. Nếu một người nói như vậy xứng đáng là Thiền sư hay sao? Và nếu một Thiền sư còn nói như vậy thì thế gian này còn đâu là kẻ tốt, người xấu? Loạn hết rồi!”
Anh ta bàng hoàng hoảng sợ, anh ta hỏi Thiền sư: “Thưa Thiền sư! Hãy cho tôi biết rõ hơn tại sao làm sai mà không có tội?”. Thiền sư mới nói, Đức Phật dạy và trong Phật giáo chúng ta học: “Khi những người làm sai chẳng có tội bởi Phật giáo không có người ở trên để phán tội người ở dưới thì lấy cớ gì bạn đặt địa vị ở một tầm cao ngất ngưởng để từ đó nhìn thấy những lỗi lầm của người khác mà phán cho họ rằng họ đã tạo ra tội?”. Nếu theo tinh thần của Đức Phật, bạn đặt cương vị của bạn ngồi chễm chệ trên một ngôi vương là ông trời theo các niềm tin khác để phán xét kẻ khác làm sai để quy tội cho họ, như vậy là bạn mắc vào chứng ngạo mạn quá cao, phán xét người khác có tội. Anh ta nghe thấy hơi thấm. Thiền sư nói thêm một câu nữa: “Tất cả mọi người theo tinh thần của Phật làm sai không có tội. Chẳng ai phán xét họ có tội nhưng chiếu theo nhân quả, những ai làm sai thì tạo ra năng lượng xấu, tạo ra nghiệp xấu và họa sẽ tới với bản thân của họ chứ chẳng cần ai phán xét họ và truy tố họ là kẻ có tội”. Câu này thật chính xác! Ai làm người đó chịu. Nếu ta làm những việc sai, việc trái, ta tạo ra ác nghiệp, nghiệp đó sẽ trở lại với chúng ta như câu: “Họa tùng khẩu xuất”, có nghĩa là miệng mà nói ra những lời đâm thọc, sai trái thì hoạ tới với chúng ta. Người làm sai, người làm lỗi thì nghiệp người đó chịu, chẳng phải người ngoài như chúng ta nhìn vào phán xét để truy tội cho họ: “À! Anh có tội rồi”. Điều đó sai! Không phải câu trả lời sai mà sai là chính vì chúng ta đặt cho mình một địa vị cao lớn để truy tội, để quy kết tội và để phán tội cho người khác. Đó là cái sai ta cần phải sửa. Thay vì nói người có tội, ta thêm lời chê bai, gièm pha, kết tội họ thì ta đang tạo nghiệp, “họa tùng khẩu xuất”, họa tới từ miệng, còn nếu như chúng ta suy nghĩ kỹ hơn thì mới thấy ai làm sai tạo nghiệp, nghiệp xấu, họ chẳng thể tránh, ta là người nhìn rõ điều đó thì chẳng cần phán xét, xía vào chuyện của người. Đức Phật nói Ngài không xen vào nghiệp của chúng sanh nhưng chúng sanh như Bảo Thành và các bạn lại thích xen vào nghiệp của người khác. Câu chuyện này nói để giúp chúng ta ý thức được rằng trong cuộc đời đừng chê bai ai. Đừng diễn rằng ta là người tốt, đứng trên cao nhìn kẻ bé hèn, thấp kém, chê bai họ mà chúng ta hãy tinh tấn nhìn vào bên trong. Những cái đúng của ta chẳng cần khoe bởi hữu xạ tự nhiên hương, thiên hạ sẽ nhìn thấy qua đời sống của mình nhưng những sai trái của chúng ta, chúng ta phải nhìn cho thật thấu, thật rõ để tẩy rửa, để chuyển hóa.
Các bạn! Khi các bạn có thể nhìn ra lỗi lầm của mình, ngừng chê bai họ, ngừng chê bai người và nhìn lại, soi lại chính mình, nhận ra lầm lỗi để sửa là các bạn đã trở thành người khôn ngoan, là các bạn đã trở thành người khiêm tốn, là các bạn đã trở thành người biết tự tôn trọng mình, là các bạn đã trở thành người được mọi người thương yêu, là các bạn đã nâng bạn lên một tầm ở địa vị trang nghiêm tự thân, đón nhận phước báu, tăng trưởng đạo hạnh. Cao quý, cao quý!
Đừng chê bai ai! Chê bai là một tập khí nhiều đời, là một thói quen xấu kết lại từ nhiều đời nhiều kiếp. Nếu biết đó là một sợi dây kết lại từ nhiều đời nhiều kiếp tạo thành một thói xấu như vậy, ta không chuyển hóa chúng thì chúng sẽ tròng vào cổ, treo ta lên cây, giết chết cuộc đời của chúng ta hoặc sợi dây kết của những năng lượng bất tịnh đó sẽ xỏ mũi, tròng cổ lôi chúng ta trượt dài trên miền nghiệp thức đen tối.
Không nhất thiết phải đóng vai người tốt, chỉ cần ý thức được lỗi lầm và sửa sai, sống chân thật với chính mình, sống là chính mình trong tâm thiện, quán chiếu tịch tĩnh, nhìn rõ tự thân là đã đủ lắm rồi. Hoa nở trên đồng chẳng khoe sắc chẳng khoe hương, đứng một chỗ, có đi đâu tới hàng xóm gõ cửa để khoe đâu. Đứng tại chỗ, mọc tại chỗ, nở tại chỗ, tỏa hương tại chỗ, vậy mà muôn người xa thật là xa vẫn có thể kéo tới ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa, ngửi hương của hoa. “Hữu xạ tự nhiên hương”, xa xôi cách trở cũng tìm đường tới thăm, còn tự thân khoe mẽ tối ngày, người thân thì vắng bóng, vợ chồng thì ly tan.
Chúng ta sống trên đời, chúng ta học được lời của Đức Phật rồi. Nghe lời ông Thiền sư trên núi nói rằng: “Kẻ phạm lầm lỗi, sai trái chẳng có tội”, chẳng có tội là chẳng thể có tội do chính ta quy kết, phán xét cho họ nhưng họ sẽ phải chịu lấy những bất thiện, năng lượng tiêu cực, bất tịnh phải trả cho những hành động của họ, chẳng phải là do ta phán xét rằng họ có tội rồi họ có. Mỗi khi chê bai và luôn luôn nói rằng: “Người này, người kia có tội, làm việc này, việc kia” là ta đã nâng mình lên tầm cao cống cao ngã mạn, đưa tự ngã lên rồi.
Trong câu mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, ta thắp sáng trí tuệ của ta nơi mười phương Chư Phật để nhìn rõ vạn pháp vô thường, vô ngã. Nếu bạn chỉ nói vô thường, vô ngã mà ngay trong hành động của cuộc đời, bạn chê bai người khác thì bạn thật sự chưa thấu hiểu được chữ “vô ngã”. Bạn mới nói như con vẹt hoặc như cái máy thâu vào mà thôi, chẳng có ý nghĩa. Ở trên đời thật nhiều người nói hay lắm, Bảo Thành nói cũng hay, các bạn nói cũng hay nhưng cái hay của chúng ta mà chỉ để chê bai người khác thì cái hay đó dở lắm, tồi lắm. Tạo nghiệp! Nói hay là phải hành được, phải làm được, phải sống được cho nên đừng chê bai. Mỗi khi bạn chê bai, bạn chưa thấu hiểu được tinh thần vô ngã, khi bạn chê bai bạn thể hiện sự cống cao ngã mạn. Mỗi khi bạn chê bai người ta, bạn cống cao ngã mạn, không khiêm tốn. Mỗi khi bạn chê bai người ta, bạn đã không biết tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người, bạn đánh mất giá trị cao quý của chính mình. Mỗi khi bạn chê bai người ta, bạn đã làm cho muôn người tránh xa bạn và chẳng ai dám đến gần. Không còn là người dễ thương! Mỗi khi bạn chê bai người ta là bạn đã mang rác rưởi chứa vào trong tạng thức, nạp vào năng lượng tiêu cực, đày đọa bản thân làm cho khổ sở cuộc đời và thân mạng trở nên bệnh hoạn, tinh thần không trong sáng. Mỗi khi bạn chê bai người ta, bạn đang dìm bạn xuống đống sình lầy của vùng tối vô minh, tâm thức đen tối của bản ngã, của cái nhìn mù tịt, cuống cuồng trong chính bóng tối mình chưa thoát ra mà cứ la oang oang, phán xét kẻ khác là có tội, là sai, là đúng. Chê bai như vậy là tổn phước. Chê bai như vậy là “họa tùng khẩu xuất” nghĩa là họa sẽ tới với chúng ta, mở miệng ra là gặp tai họa rồi. Bạn cứ để ý sẽ thấy trên đời có nhiều người mở miệng là gặp tai họa, mà có lẽ Bảo Thành và các bạn đã phạm phải những điều đó, mở miệng là tạo họa vào thân đến khi đau đớn tột cùng mới ngộ ra, mới ngộ ra thì ôi đã xong rồi. Vậy mà chưa chừa, chưa chấm dứt, chưa ngừng được, vẫn tiếp tục lao đầu vào sự chê bai người khác.
Hãy cẩn thận suy nghĩ cho kỹ, đừng làm tổn phước báu của chính mình, đừng làm tổn phước báu của ông bà, cha mẹ, Cửu Huyền Thất Tổ nhiều đời để dành lại cho chúng ta để đời con, đời cháu của chúng ta không còn đủ phước báu đứng trên cuộc đời này tái lập một cuộc sống an lạc, bình an nữa. Đừng chê bai ai, hãy sống chân thật. Đừng vội vàng chê, dĩ nhiên trong nhà Phật nói: “Người ta chê, mình đừng buồn, người ta khen, mình đừng hớn hở”, đó là nói về mình thì mình cũng đừng chê bai ai, nhưng đừng tâng bốc, khen ai hết. Chỉ cần nói lời chân thật!
Hãy tích cực tu tập Chánh Niệm hơi thở để con mắt của chúng ta có thể nhìn thấy những điều tốt đẹp mà người khác thể hiện, người khác thực hành được để tán dương công hạnh tốt đẹp đó của họ thì hay hơn là ra sức moi móc, chê bai họ. Thay vì chúng ta nhìn thấy những lỗi lầm, sai trái của họ, hãy tập nhìn vào điều tích cực thay vì tiêu cực, hãy tập nhìn bằng ánh mắt từ bi, yêu thương để nhận ra những giá trị tốt lành, tốt đẹp của người khác đang làm thay vì soi mói vào những điều xấu, khoét vào những vết thương, đâm vào những vết thủng, cào ra những vết thẹo nó đã lành, tội nghiệp cho người mà tạo nghiệp cho ta.
Chúng ta may mắn vô cùng! Chúng ta có phước báu được học về Phật pháp, chúng ta được cảm ứng đạo giao với năng lượng từ bi, tình thương của Phật, chúng ta lại được Chư Phật thắp sáng đuốc tuệ để nhìn rõ, nhận rõ sống một đời sống Chánh Niệm thì nhất định chúng ta phải ngừng hẳn sự chê bai. Từ nay Bảo Thành và các bạn phải hứa với lòng mình sẽ không bao giờ chê bai nữa bởi nhớ câu người xưa nói hoạ tùng thì khẩu xuất ra, nghĩa là họa tới từ miệng cho nên cẩn thận từng lời ăn tiếng nói, không nghiêng về sự chê bai, bới móc và rồi tu luyện con mắt từ bi, phẩm hạnh cao quý của Mẹ hiền Quan Âm nhìn đời bằng mắt thương để nhận rõ những điều tích cực, những điều tốt đẹp, những điều mà ai đó làm được theo chiều hướng tốt đẹp, thiện lành, ta hãy nói tới để xiển dương, sách tấn nhau cùng đi lên, đừng moi móc, khoe mẽ mình hay mình đẹp mà luôn luôn bóc mẽ người khác. Cái tự cao như vậy chẳng hay! Tổn phước, họa vào thân, họa tới từ miệng.
Các bạn! “Họa tùng khẩu xuất”, điều này chính xác, bậc thiền sư đã nói rồi. Người ta sai không có tội, tội đây tức là tội mà do ta phán xét. Người ta sai thì nhân quả họ phải trả, họ sai là họ tạo ác nghiệp, họ phải trả, mắc mớ gì tới ta phán xét rằng họ có tội? Chúng ta lanh chanh quá, vội vàng đóng vai ông tướng, ông thần, ông trời, ông tòa phán xét, nhìn người dưới con mắt phân biệt, chê bai để rồi gặp ai cũng nói kẻ này tội nhiều, kẻ kia tội ít rồi phán xét lung tung, hóa ra nói trước mà vượt không qua, hôm nay chê người, họa tới tại thân. Khổ không?
Nếu các bạn gặp tai họa thường xuyên có lẽ các bạn từng chê bai người ta đó. Giảm tối thiểu họa tới từ thân thì phải nhớ họa tới từ miệng, “họa tùng khẩu xuất”, nói lời đay nghiến, ác độc, chê bai, nghiệp nó trả ngay, họa nó xô tới, bạn gặp tai họa nhiều. Cố gắng để ý, ý thức được việc này để chúng ta tịnh khẩu. Tịnh khẩu có nghĩa là chúng ta tịnh ngôn ngữ, thanh tịnh ngôn ngữ, nói một lời ra đừng chê bai ai hết. Hỡi những ai có tật xấu bởi tập khí dẫn đi, bởi thói xấu kéo đi, cứ mãi, cứ miệt mài như chê bai người khác, xấu – đúng để rồi dựng chuyện nói thêm nói bớt thì coi chừng “họa tùng khẩu xuất”, họa sẽ tới, khẩu nghiệp khổ lắm. Hãy ngừng ngay, đừng chê bai ai bằng lời cũng như bằng ngôn ngữ, bằng mọi hành động, hãy tập nhìn bằng mắt thương, ánh mắt chân thật, ánh mắt của từ bi nhìn thấy những điều tốt nơi mọi con người, xiển dương, tán thán để điều tốt đẹp đó, mọi người biết tới, noi theo mà thực hành. Đừng chê bai!
Chê bai từ ngoài đường vào trong ngõ, chê bai từ trong ngõ tới trong nhà bếp, vào trong phòng, ở luôn trong nhà, giữ luôn trong tâm để rồi từ đó cha mẹ, vợ chồng, con cái, muôn người tránh xa. Ta đã đánh mất đi sự tôn trọng bản thân thì còn ai tôn trọng chúng ta? Hãy tôn trọng mọi người! Tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân tức là đừng chê bai ai hết. Để tôn trọng mình thì chúng ta phải học hạnh khiêm tốn và học nhìn bằng mắt yêu thương, từ bi nhận ra giá trị cốt lõi của sự lành thiện mà ai đó đã làm để xiển dương, sách tấn, để noi gương, để tán thán, để mọi người đều làm theo. Ngài Phổ Hiền dạy: “Nhị giả tán thán Như Lai”, Như Lai là bậc giác ngộ nên chúng ta tán thán Ngài. Phàm phu như chúng ta chưa giác ngộ nhưng mà ít nhiều trong vùng tối tăm của cuộc đời, chúng ta vẫn làm được một số việc tốt thì chúng ta hãy học tán thán việc tốt của người khác chứ đừng nịnh bợ, đừng khen theo kiểu để cho người ta thích mình. Tán thán công hạnh tốt dù rất là nhỏ, biết nói những lời chân thật, nhìn ra những phẩm hạnh cao quý từ những hành động, hành vi, ngôn ngữ thật nhỏ nhưng thiện lành, đó cũng là một sự tán thán Như Lai trong tương lai nơi cốt cách Phàm phu của mỗi người chúng ta. Sống như vậy các bạn luôn an vui, họa không tới.
Các bạn! “Họa tùng khẩu xuất” là hoạ tới khi miệng mở ra, khai khẩu là tạo nghiệp, họa nó tới, nay ta không tạo nghiệp bởi miệng của ta nói lời chân thật. Nói những lời chân thật, thiện lành thì bây giờ không phải họa tùng khẩu xuất nữa mà là phước tùng khẩu xuất ra. Nói lời chân thiện, chân lành thì lời ta nói như châu ngọc tuôn ra làm sáng cả khung trời, làm đẹp cả cuộc đời, làm tươi cả sức sống muôn người kề cận chúng ta.
Đừng chê bai ai, các bạn! Hãy tôn trọng mọi người. Đừng bao giờ chê bai ai bởi khi chúng ta chê bai người là chúng ta đã hạ thấp để biến chúng ta trở thành người thấp hèn trong xã hội, bởi khi chê bai người là ta không có khả năng nhìn thấy cái sai để sửa, để thăng tiến trong cuộc đời. Nếu ta là người luôn chê bai thì nhất định không bao giờ thành công và thành tựu trong cuộc đời. Những người thường chê bai không bao giờ thành công, thường là mang họa vào thân. Những người thường chê bai người khác là người cống cao ngã mạn, người đó thiếu kiến thức, người đó thích khoe mẽ, thích trù dập, thích hại người. Ác! Khổ đau sẽ tới với họ bởi họ luôn luôn nâng cao cái tự ngã của bản thân, chưa thấu được tinh thần vô ngã.
Phật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là ánh sáng trí tuệ thắp lên từ Chư Phật chiếu soi vào lòng người của chúng ta để chúng ta nhận ra vô ngã, không có ngã tướng, chẳng có phán xét, chẳng có chê bai. Hiểu được điều này, sống trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hạnh phúc luôn luôn tới với các bạn, xã hội luôn bình an, gia đình luôn tràn đầy phúc lạc và thanh tịnh.
Hãy đặt bàn tay Trí Tuệ và Từ Bi vào với nhau.
“Thưa Phật! Từ muôn đời tập khí là một thói quen xấu kết lại đã dẫn đưa chúng con trượt dài trên con đường chê bai muôn người trong mỗi giây phút của cuộc sống, tạo nghiệp vô số để như câu:“Họa tùng khẩu xuất” nghĩa là họa tới từ miệng. Nhận thức được điều này, nguyện xin Chư Phật gia hộ, thắp sáng ánh từ tâm để chúng con biết khiêm tốn nhận rõ tinh thần Vô Ngã, biết tôn trọng mọi người và sự tự trọng của bản thân, sống chân thật, nói lời dễ thương, ái ngữ. Xin Chư Phật gia hộ cho chúng con.”
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Hồi hướng:
Chúng ta đã tu xong, mời các bạn hồi hướng công đức.
Chúng con nguyện hồi hướng công đức này tới tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo và nguyện xin Chư Phật gia hộ cho Việt Nam quê hương, quốc tổ của chúng con thoát được khỏi đại dịch này.
Mô Phật!