Bảo Minh biên tập
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư Cô, cùng các bạn đồng tu ở trên Phật kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi.
Giờ đồng tu đã đến, xin mời các bạn cùng hướng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng sanh.
Mô Phật! Chúng ta hãy cùng nhau đi vào 07 biến chánh niệm từ bi quán hơi thở Mu A Mu Sa. Hãy an trú tâm của mình trên nền tảng hơi thở chánh niệm. Hãy mở lòng ra, khiêm cung, đón nhận tha lực Phật điển và dùng tánh thấy biết của mình để quán chiếu thân tâm của mình trong từng giây phút khi chúng ta gắn kết với mười phương Chư Phật.
Mời các bạn đặt bàn tay phải trí tuệ vào lòng bàn tay trái từ bi.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng sanh. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến)
Mô Phật! Bảo Thành kính chào các bạn! Các bạn thân mến, sống ở trên đời, mấy ai trong chúng ta có đủ cơ hội để trải nghiệm tất cả những miền cảm xúc vui và buồn. Thế nhưng chỉ một chút xíu cảm xúc vui và buồn thôi cũng đủ làm cho cuộc đời thêm thi vị hoặc thêm đau khổ. Cảm xúc của con người rất thực bởi ta là người. Đặc biệt đối với Phật tử tại gia chúng ta, biết bao nhiêu cảm xúc lui tới hằng ngày trong cuộc sống. Bởi khi ta tương tác với người, với gia đình trong môi trường phức tạp hiện tại bởi được tự do di chuyển đây đó. Phật tử chúng ta sống trong một cộng đồng rộng lớn, nơi thành phố, thôn xóm, tiếp xúc với biết bao nhiêu những con người, tạo ra biết bao nhiêu cảm xúc.
Ngày nay, chúng ta còn tiếp xúc với biết bao nhiêu con người, nhiều hơn nữa là trên những trang mạng. Ngày xưa, khi ông bà chúng ta khi tiếp xúc với ai đó thì luôn luôn cẩn trọng bởi câu: “thức đêm mới biết đêm dài, ở lâu mới biết được lòng người thế nhân”. Đúng vậy! Ông bà ta cứ đi từ từ, tịnh tiến trong sự tìm hiểu, để rồi những con người, những người bạn tiếp xúc trong cuộc đời đó thì thấu hiểu được cõi lòng của nhau. Trở thành người tri âm, tri kỷ, những người thân, hủ hỉ cả cuộc đời, dù chỉ là bạn thôn xóm, sớm tối tắt đèn vẫn có nhau. Gian truân, khổ cực, vui sướng, hạnh phúc, đều đồng đẳng chia sẻ có nhau thật tuyệt vời. Tình nghĩa người xưa thâm sâu vô cùng, bởi một chữ tình được tìm hiểu trong thời gian cho phép. Ngày nay, ở trên mạng tình con người lướt qua như những cơn sóng, cơn sóng mà nhẹ như biển ta còn nhìn thấy, sóng vi âm ở trên mạng chẳng ai nhìn thấy, chớp chớp tới rồi đi, Vậy mà mỗi người chúng ta đã vội vàng thả hồn đắm đuối theo rồi, để rồi khi sóng đó ra đi mãi mãi chỉ để lại những dư âm, dằn vặt, đau khổ, phỉ báng, chê bai, dèm pha, trách móc. Ở trên mạng ngày nay thiếu đi sự sách tấn, thúc đẩy thẩm mỹ ngôn ngữ, thẩm mỹ chia sẻ văn tự, để làm cho thế giới thêm vui, bớt buồn, thêm hạnh phúc, hết phiền não hình như khang hiếm. Như những món đồ cổ mà cả ngàn năm, của những đời vua có một thời ta chẳng đào đâu ra được. Ngoại trừ sót lại một vài cổ mộ, ta đào ra để tìm đồ cổ nhưng khi thấy rồi đồ cổ đã biến mất, chỉ còn lại đống xương trắng phơi trên nền đất sâu thẳm ba mét ở dưới hầm sâu mà thôi.
Ngôn ngữ hiện đại ngày nay ở trên những mạng truyền thông khang hiếm vô cùng. Phải chăng là lòng của con người đã dần dần vơi đi, và cạn dần ngôn ngữ tình thương. Phải chăng lòng của con người ngày nay đã dần dần vơi đi, cạn và khô hết chân tình, tình cảm mà chỉ còn cô đọng lại những màu đen của những cảm xúc tăm tối, tức giận, phiền não. Thế giới có đẹp hay không chính là mỗi người chúng ta ngày nay ứng dụng phương tiện truyền thông phải thật khôn khéo đúng như lời Đức Phật.
Điều này hãy trở về với chủ đề các bạn vừa đưa tới đó là “Trở Thành Giàu Có”. Ai trong chúng ta cũng mong muốn giàu có phải không các bạn? Giàu có về tiền tài, vật chất, về các thứ sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta êm ái, nhẹ nhàng. Tìm được một người giàu có để kết thân, kết bạn chắc cuộc đời sẽ sung sướng lắm, vậy nên chúng ta vẫn có xu hướng kết thân với người giàu. Con người mà, ai có thể tránh được những tư tưởng như thế. Người xưa nói: “thấy sang bắt quàng làm họ”, cũng thầm nói đến tư tưởng mà Bảo Thành và các bạn thường thấy những người sang trọng, giàu có thì bắt đầu làm thân, cái đó rất người không có gì gọi là xấu. Con người mà, ta phải bị chi phối bởi những luật rất người. Hiểu được điều đó để ta cũng đừng có trách cứ những cái luật rất người như thấy sang bắt quàng làm họ. Người có nhân cách, có tính cách di truyền từ đời này qua đời kia nằm sâu trong dòng máu, trong gen di truyền của chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng chẳng phải trong trong dòng máu di truyền của chúng ta, trong dòng nghiệp thức di truyền của chúng ta từ đời này qua đời kia chỉ có vậy mà thôi. Vẫn còn có biết bao nhiêu những kho báu vô giá để chúng ta khi phát hiện ra, khi tìm ra chúng ta sẽ thực sự trở sẽ thành người giàu có nhất trên đời. Các bạn nghe hai chữ “giàu có”, có thích không? Thích chứ!
Các bạn thân mến, chúng ta phải đi rất từ từ để hiểu, khéo nói cỡ nào cũng nhiều người không thích, nói dở cỡ nào cũng có người khen, nhà Phật gọi đó là chỉ một chữ “duyên”. Phù hợp nói chi cũng hợp bởi thông, còn không phù hợp, không có duyên, nói chi cũng bị bế tắc. Ta chỉ nói chuyện với những người có duyên, Thiền Mật song tu là một Pháp phương tiện, các bạn nhớ chỉ là phương tiện và chỉ phù hợp với người có nhân duyên mà thôi. Phương tiện này không phải là phù hợp với tất cả, chỉ phù hợp với người có nhân duyên. Cho nên, nếu các bạn ứng dụng phương tiện Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn với Phật ngôn Mu A Mu Sa, từ bi quán chánh niệm hơi thở, các bạn sẽ trở thành người giàu có nhất.
Hôm nay, Bảo Thành không nói về sự giàu có bởi có nhiều vàng tích trữ trong kho, cũng chẳng nói đến sự giàu có bởi nhiều tiền để trong nhà băng, cũng không nói đến sự giàu có bởi ta là địa chủ, điền chủ, kinh doanh địa ốc, đầy đủ nhà cửa, dư dả đất đai, cũng chẳng phải nói đến sự giàu có bởi người làm chủ những mỏ đá, mỏ vàng, mỏ than. Hay chẳng nói đến sự giàu có của người thừa hưởng gia tài kếch xù của người xưa ông bà để lại; hay sự giàu có của người may mắn làm ăn phát tài. Nếu nói đến sự giàu có, ở trên đời này theo phong tục truyền thống đúng sai không có phân tích, nói tới thì chẳng ai có thể giàu hơn ông Thần Tài. Cách đây vài ngày, người ta có cái nghi lễ của dân gian nói rằng ngày thần tài nghèo rớt mồng tơi, chắc chiu từng chút ra tiệm vàng mua cái khoen đeo vào tay để cầu rằng ta ủng hộ thần tài, thần tài sẽ chi phí nhiều hơn trả lại cho ta. Vẫn biết đó chỉ là phong tục dân gian nhưng theo tâm lý cũng làm nguội đi một phần lo lắng trong cuộc đời thường. Hay ít nhất là ngày đó ta cũng chắt chiu tiền bạc, mua được chút vàng để dành cho con cái của mình ngày sau, nếu hiểu được ý nghĩa đó cũng được. Phải chăng ngày thần tài mà được ứng dụng 365 ngày thì mỗi người chúng ta, làm cha làm mẹ sẽ biết tiết kiệm thật nhiều để dành cho con cái học hành, đi vào con đường tương lai qua sự nghiệp của giáo dục, phải không các bạn? Nếu ta hiểu ngày thần tài là ngày dạy dỗ chúng ta biết tiết kiệm thì hay hơn là ngày thần tài đầu tư tiền mua vàng để cầu may mắn. Vậy nên, chẳng ai giàu hơn ông thần tài trong tín ngưỡng dân gian. Nhưng trong Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, Pháp môn này sẽ đưa chúng ta trở thành người giàu có nhất. Chẳng phải như đã nói, vàng bạc, châu báu, ngọc ngà, đất đai, gia tài, của cải. Người biết tu Thiền Mật song tu là người thừa hưởng được cả một gia tài mênh mông, và sự giàu có đó không dựa trên nền tảng của vật chất mà dựa trên nền tảng của tình thương, tình yêu, hay nói đúng hơn của từ bi.
Có câu chuyện kể, có một vị thương gia giàu có ngất trời, thôn xa làng gần, kinh thành hay những quốc độ lân bang đều bái phục bởi vị thương gia này quá giàu. Giàu truyền thống, giàu bền vững, giàu lưu truyền từ đời này qua đời sau, mấy mươi đời ông ta đều giàu. Dòng tộc đó lớn quá và ông ta thừa hưởng gia tài, khéo làm ăn nên giàu, giàu ngất ngưởng mà đi tới đâu cười một cái là vàng rơi tới đó, bởi vì sao? Bởi vì đi tới đâu giao tiếp, ký những hợp đồng buôn bán để làm ăn, ông ta chỉ cười thôi là hợp đồng đã thành, vàng rơi ngay ra trên giấy bằng những ngôn từ hợp đồng. Đi tới đâu, chân ông ta chạm xuống là từng thỏi vàng in hình đặt lên, bởi nếu bước chân của người thương gia giàu, tỷ phú này tới đâu thì nơi đó phải có công ăn việc làm tạo ra vàng bạc. Nụ cười, ánh mắt, hành động, ngay cả hơi thở của ông ta cũng ra vàng nữa các bạn, giàu như thế. Nhưng ông ta nghe thấy có một bậc cao nhân là một vị Thiền sư sống cô độc chẳng có đệ tử, ông ta thắc mắc sao trên đời này lại có một vị Thiền sư siêu như vậy, mà cô độc không có đệ tử? Nhưng ai ai cũng tới hỏi, không có đệ tử ruột để học, thật nhiều người tới tham vấn. Nghe đâu vị Thiền sư này rất giỏi, có thể khai mở trí tuệ và chỉ cho người ta làm giàu. Ông ta giàu rồi mà thấy làm giàu hơn nữa vẫn tham, đời mà chữ tham sao ai tránh khỏi, ngủ rồi mà nhắm mắt vẫn mơ về cõi tham. Thế nên ông ta đã đi tới gặp vị Thiền sư và nói với thiền sư rằng:
- Thưa thiền sư! Ngài là người siêu việt mà cô độc chẳng có đệ tử, nghe nói Ngài biết cách làm giàu, tôi nhiều đời bền vững, truyền thống của tôi là giàu có ngất trời. Nếu bắt thang lên hỏi Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng cũng phải nể một phần, thôi bí kíp làm giàu của ông hãy truyền lại cho tôi để tôi làm giàu tiếp.
Người nhà giàu mà, nói ngôn ngữ toàn ngậm kim cương, hột xoàn cho nên lời nói có góc, có cạnh, có gai, có búa, có sấm sét. Nhưng nhà Thiền sư vẫn cười rất tịch tĩnh, an vui và nói rằng:
- À, anh đã giàu mà muốn giàu thêm sao?
Hình như nói đúng ý của một vị thương gia đang đi nghiên cứu, học hỏi sự giàu có thêm nên ông ta vỗ ngực và cười ha hả như thể hiện rằng:
- Đúng như vậy! Xin thiền sư chỉ giáo.
Thiền sư mới nói:
- Anh là thương gia lấy hết vàng của thiên hạ để vào trong nhà nhưng trong nhà có kho vàng mà chẳng biết đào bới.
Thương gia nói:
- Thưa Thiền sư, kho vàng ở đâu mà không biết đào bới ở trong nhà?
Thiền sư nói:
- Thôi, hãy về mà sống với mẹ đi thì anh sẽ trở thành người giàu có nhất.
Vị thương gia bật cười ngỡ ngàng, một Thiền sư cao siêu thay vì phải giảng những lời giác ngộ ngất ngất ở trên đỉnh trời nay lại nói những lời phàm phu quá, về ở với mẹ mà giàu. Người khôn thì phải lớn lên, rời xa cha mẹ để trưởng thành ở với mẹ riết rồi làm sao? Chúng ta có nghe câu: “đi một ngày đàng học một sàng khôn, ở nhà với mẹ chỉ biết ò ơ sớm chiều”. Nay ta đã đi biết bao nhiêu đàng trong thiên hạ mang vàng về, nay Thiền sư lại dạy ta về ở với mẹ để ò ơ sớm chiều hay sao? Ông ta tạm biệt đi về. Ông ta tự đắc và hạnh phúc bởi mẹ của ông ta vẫn còn đó, được ông ta trả biết bao nhiêu tiền để thuê ra gia nhân, người ở, người làm phụng dưỡng, nuôi nấng, chăm sóc, nâng niu, ông ta hãnh diện là người con hiếu đạo. Cho nên, mấy mươi năm ông ta bôn ba buôn bán chưa một lần cần phải tiếp xúc với mẹ, chưa một lần cần phải lo lắng cho mẹ, bởi gia nhân đầy hết, Đồ ăn, nước uống, chăm sóc, mẹ đâu cần đứa con nữa bởi đã có gia nhân được trả tiền nuôi nấng. Nhưng khi nghe Thiền sư nói, nói ông cười khinh Thiền sư. Tuy nhiên, vẫn về trong chuyến này, ghé ngang để thăm mẹ một chút xíu, để xem mẹ có phải là người có gia tài lớn hơn giấu diếm đâu đó mà chưa thổ lộ cho mình. Bởi dòng tộc ta là dòng tộc giàu, chắc chắn có thể mẹ vẫn còn để kho bạc ở đâu chưa nói rõ. Khi ông ta trở về thì cả mấy mươi năm bôn ba làm việc, mặc dù có gia nhân giúp đỡ mẹ đó, mà thoáng đợt này trở về thấy ở trên khóe mắt của mẹ thâm quầng, những giọt sầu cô động. Bên khóe mắt đã có những vết nhăn, vết chân chim ngày tháng đậu mãi hằn sâu. Một khối u buồn nặng trĩu trên bờ mi, ông ta thấy chột dạ: “ta là con, ta giàu có, gia nhân nhiều, chăm sóc sao mẹ lại sầu? Nhưng ông ta là người thương gia mà, cuộc đời chỉ biết lợi lộc, vàng bạc, giàu có, chẳng nghĩ gì đến điều đó. Chỉ như một thoáng tới để cho ông ta có một câu hỏi nhưng câu hỏi về cảm xúc của mẹ chẳng cô động lâu ở trong lòng, câu hỏi làm sao làm ra tiền mới là điều hấp dẫn nhất với cuộc sống của ông ta, ông ta rồi cũng quên đi. Bỗng qua một thời gian sau, trên chuyến đi xa làm ăn, nghe được người đưa thư gấp gáp gọi về, mẹ đã ra đi. Khi ông ta trở về, chới với với sự hụt hẫng mẹ đã không còn, thì chợt lời Thiền sư xưa đã vang vọng trở lại: “hãy về ở với mẹ”. Lúc này ông ta hối hận vô cùng bởi vì Thiền sư đã biết mẹ tuổi đã cao, cánh hạc đã mỏi, chẳng còn bay mãi, nay phải đuổi theo mây trời về cõi Tây. Nên khuyên người con hãy dừng bước, dành thời gian kề cận mẹ vì đó là gia tài vô giá của tình thương. Nhưng người thương gia chẳng thể hiểu cho nên khi mẹ đã mất, tiếng ngọc ngà của bậc giác ngộ Thiền sư lồng vào trong ngôn ngữ của đời thường, muốn giàu hãy trở về với mẹ, nay như tiếng Đại Hồng Chung đánh lên, vang vọng tâm thức. Thương gia đã tỉnh thức nhưng đã quá muộn, mẹ đã ra đi muôn đời.
Các bạn, người để trở thành giàu có là người phải có lòng hiếu đạo. Bảo Thành và các bạn, nhất định dù còn cha còn mẹ, hay mất cha mất mẹ, chúng ta cũng đã từng lơ là với cha mẹ. Để rồi chúng ta chắp cánh cho những ước mơ đời thường, tham muốn của ta, miệt mài đi mãi trên con đường xa vạn dặm hải lý, vó ngựa cũng không còn kêu được nữa. Bởi ta đã ứng dụng cuộc đời, thời gian, và sức lực, trí tuệ trượt mãi trên con đường làm giàu, vơ vét của cải mà rồi quên đi mẹ già, cha già đang còn ở nhà. Ta có tiền ta thuê gia nhân trợ lực, nhưng điều đó chưa phải đâu các bạn ơi. Con người với con người, mẹ với con, cha với con cần nhất là tâm tình, lòng hiếu đạo thể hiện qua sự gần gũi chia sẻ ân tình. Đến chín tháng mười ngày cưu mang trong lòng mẹ, khi sanh con ra đau như cắt, cha bồn chồn sớm hôm. Đêm khuya mà khi con khóc cha đã phải dậy, mẹ đã phải lo. Thế mà khi trên đường đời lớn lên như vậy, những tiếng đau đớn, mệt mỏi từ trong những đốt xương của năm tháng già nua mà đã lấn sức người quá hạn để nuôi con, con chẳng thể nghe được.
Các bạn, trở thành người giàu có là người phải có hiếu đạo mà nguyên tắc giàu có về tiền bạc cũng như thế. Bởi sự giàu có của chúng ta phải dựa trên nền tảng của phước báu. Có nhiều loại phước báo, phước báu về sắc đẹp, kiến thức, trí tuệ, tuổi thọ, sức khỏe, phước báu về ăn nói người ta dễ thương, phước báu về ngoại giao. Những thể loại phước báu khác nhau đó hình thành cho chúng ta có được những kiến thức và có cơ may học hỏi để tiến lên, ứng dụng. Cho nên, ở đời có những người ăn nói hay, có những con người suy nghĩ thật là hay, cao siêu nhưng chẳng thể nói bằng lời diễn tả cho người khác nghe, chỉ cắm cúi viết lại mà thôi. Cũng có những con người mát tay, sờ đâu hết bệnh đó. Có những con người cười một tiếng là mọi người lòng dạ tiêu tan phiền não đau khổ, phước báu khác nhau dữ lắm. Nhưng có một thể loại phước báu có đầy đủ cả tiền tài, có đầy đủ tất cả các thể loại khác mà chúng ta mong cầu đó chính là tới từ nguồn phước báu của lòng hiếu đạo đối với cha mẹ. Trở thành người giàu có như người thương gia đến hỏi Thiền sư và Thiền sư trả lời: “Hãy về sống với mẹ”.
Các bạn có nhớ không, từ những thuở nhỏ bước chân vào cuộc đời khi chúng ta trở về với mẹ, chúng ta có tất cả. Có sữa, kẹo, bánh, đồ ăn, có chăn đắp đêm lạnh giá đông, có quạt nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ, giữa nắng hè gay gắt có nụ cười mẹ cười mớm ta ăn, có tiếng hò ru ta đi vào những giấc mộng tuổi thơ. Cha đã dẫn ta đi mãi, vượt trường sơn cao để vượt qua muôn trùng những chướng ngại đau khổ trong cuộc đời; hoặc là vượt tới những miền kiến thức cao ngất để thành tựu. Cha mẹ cao quý vô cùng và cha mẹ chính là kho tàng trong mỗi người chúng ta cho chúng ta trở về sống để thành tựu và trở thành người giàu có.
Các bạn, ý nghĩa giàu có của hôm nay phải nói rằng giàu có lòng bác ái, giàu có tình thương, giàu có tình người. Trên đời này chỉ có mẹ và cha mới là những đấng bậc giàu có tình thương, lòng bác ái. Tất cả mọi nền tảng kiến thức, trí tuệ mà không dựa trên nền tảng xây dựng của lòng bác ái, tình yêu thương thì kiến thức kia sẽ được ứng dụng sai chỗ. Ở đời vẫn có câu: “người có tài mà không có đức nguy hại vô cùng”, bởi dùng cái tài đó đảo lộn đạo lý trong thiên hạ, đức vẫn làm đầu. Cho nên trong ngành giáo dục xưa kia ở các ngôi trường thường nói: “Tiên học lễ”, lễ độ tạo ra sự đạo đức. Đời sống đạo đức của ông bà thường dạy, tạo thành một khuôn mẫu được đưa vào những lời của Chư Phật trong đời sống rất thường của chúng ta. Do đó, đã hình thành nên khuôn mẫu của con người chúng ta ngày nay.
Các bạn thân mến, nếu chúng ta bước ra khỏi khuôn mẫu của lễ nghĩa, của đạo đức thì chúng ta chẳng thể học được Phật. Đừng nói rằng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là của đạo Nho, của đạo này đạo kia – không có. Chỉ là con người thôi thì lễ nghĩa của cuộc đời dựa trên căn bản của đạo đức làm người rất cần. Phật không rời khỏi nhân nghĩa, đạo đức đâu. Đạo nhân mà, nhân đạo chưa thành thì Phật đạo sao có thể thành tựu? Các bạn, cho nên chúng ta nhớ, ông bà, cha mẹ mình thường dạy cho chúng ta phải luôn luôn có những ngôn ngữ thiện xảo, chuyển tải tình thương để xoa dịu những đau khổ, phiền não của người. Và mang hương thơm của cuộc đời tươi vui tưới tẩm vào cho những người ta giao tiếp hằng ngày, Đức Phật cũng dạy điều đó. Nếu chúng ta chưa thể thành Thần, Tiên, Thánh, Phật mà có thể trở thành một con người bình thường mang ngôn ngữ của yêu thương để xoa dịu, sách tấn, và làm cho hương lòng của mọi người lan tỏa yêu thương, thì chẳng cần phải chứng đắc điều gì nữa. Tình yêu là tuyệt vời, từ bi là cao cả, năng lượng tình thương, từ bi từ cha mẹ sẽ giúp cho chúng ta có đầy đủ và thành tựu được nhiều thể loại phước báu.
Các bạn, hãy về với cha và với mẹ, về với lòng thành kính, về với hiếu đạo, về với tình thương chân thật. Đừng nghĩ có tài, có tiền, có bạc rồi thuê gia nhân làm việc. Nhớ, Đức Phật ngày xưa bôn ba khắp nơi vẫn không bao giờ quên được mẹ, vẫn lên cung trời giảng kinh cho mẹ, vẫn về để tiếp xúc với cha, và vẫn về để sách tấn trong dòng tộc mà kêu mời những Thái Tử đi tu. Chúng ta tu thế nào không biết, ở đời – người Phật tử, ở đạo – người xuất gia noi gương Đức Phật, đừng nghĩ rằng chúng ta là bậc đã cắt ái, li trần mà cha mẹ chẳng cần – không! Nếu cha mẹ mà chúng ta không thể về được, nếu cha mẹ mà chúng ta không còn dòng cảm xúc liên kết trong tình thương và hiếu đạo, mà mang đạo cả cao siêu của trời Phật áp chế vào người khác, mà mang lời giác ngộ mà tưởng chừng như là cao quý để dạy dỗ thì chẳng bằng lời Thiền sư ngu ngơ nói với thương gia hãy về sống với mẹ.
Các bạn, lời giác ngộ chẳng phải dựa trên nền tảng văn tự ý nghĩa cao siêu, huyền bí; hay rập khuôn mẫu mà ta ưng ý chấp nhận. Mà lời giác ngộ là âm thanh phù hợp đúng thời, đúng lúc, đúng hoàn cảnh, đúng vị trí để đánh thức ta về những điều ta đã đánh mất. Người thương gia kia đã đánh mất tình cảm đối với mẹ, bởi dựa trên tiền bạc giàu có thuê gia nhân, thuê người chăm sóc mẹ. Chúng ta đã bị tâm tham thuê mướn cuộc đời và thực ra tưởng làm chủ nhưng chúng ta đã làm nô lệ. Và ông chủ là tâm tham đã thuê trọn gói hợp đồng trọn đời vô lợi kiếp, nhốt ta vào bản hợp đồng có những điều mà ta tưởng rằng được làm chủ, nhưng không. Ông chủ tham mới làm chủ, còn chúng ta chỉ là nô lệ mà thôi. Cho nên trở sống với mẹ tượng trưng cho lòng hiếu đạo, hiếu đạo sẽ tạo được phước báu muôn trùng để chúng ta có đầy đủ những thể loại phước báu, thành tựu được những phương tiện trong cuộc đời lữ thứ làm kiếp người.
Các bạn, Đức Phật luôn dạy cho hàng Tứ chúng, mỗi một con người có nhân duyên khác nhau. Những vị xuất gia có những cách quán chiếu để đi vào con đường thành tựu, Phật tử chúng ta có cách suy nghĩ nhưng suy nghĩ như thế nào, quán chiếu như thế nào, thì sự quán chiếu về tình cha nghĩa mẹ, về lòng hiếu đạo với đấng bậc sinh thành dựa trên nền tảng của từ bi quán chánh niệm hơi thở Thiền Mật xong tu Mu A Mu Sa. Đặt trọn tâm đời sống của cha mẹ vào trong trái tim lên trên đảnh đầu, để nhất cử nhất động, từng lời nói, từng hành vi ta luôn luôn thể hiện tình thương, lòng hiếu đạo với cha mẹ, thì nhất định Bảo Thành và các bạn sẽ có đầy đủ phước báu để thành tựu. Thành tựu gia tài giàu có kếch xù mà vẫn sống khiêm cung, nhẹ nhàng, giản dị, thong dong và tự tại.
Các bạn, đó chính là cách trở thành giàu có. Nhiều khi các bạn nói, nếu đã là một bậc thầy nói thì phải nói những văn tự cao siêu để khi nghe người ta xiêu rồi người ta rơi vào trong cái tưởng, mà chẳng thể chứng. Đạo Phật là chứng – ngộ, nếu các bạn có thể chứng kiến được, cảm nhận được thì các bạn mới ngộ được. Đơn giản, nói đến món ăn chưa một lần ăn thì chẳng thể ngộ được hương vị và mùi vị thật đâu. Văn chương, nghĩa thú trong văn tự đều là đặt để, mặc định theo chiều sâu ta tưởng tượng mà thôi. Tất cả ngôn ngữ chỉ là tưởng tượng, đặt để ý nghĩa cao siêu, đắm chìm trong văn tự là đánh chìm trong biển mộng của tưởng thức. Tưởng có hai chiều xấu và tốt, tưởng đến mức mà cái ngã cao, mà bự bự như bong bóng thổi lên thì cái tưởng đó nguy hại. Tưởng đến hoang tưởng, tự đến ảo tưởng, tưởng đến thất kinh hồn vía, tưởng đến mức mà lửng lửng, lơ lơ, bơ bơ, rồi tưởng đến mức mà khờ dại, khùng điên. Nhìn ra ngoài đời thấy ai cũng sai chỉ có ta là đúng thì cái tưởng đó là cái tưởng của cái ngã còn cứng hơn tư tưởng của Tề Thiên Đại Thánh năm xưa. Muốn bay lên trên Ngọc Hoàng Thượng Đế để sửa, muốn gặp ai cũng phá bởi vì nghĩ rằng ta mới là người chuẩn mực nhất trong cuộc đời.
Trở thành người giàu có là trở thành người khiêm cung như mặt đất mà Đức Phật đã dạy: “hãy như đất”. Đất là mẹ của mọi sự sống, không có đất chẳng có sự sống. Đại địa là sự sống, đất là sự sống nhưng đất thật thấp, thật im, thật tịch tĩnh, không nói một lời để cho các con được trổ lên từ miền đất đó, vươn hình hài trỗi dậy nở hoa trái. Mẹ là đất, cha là đất, mẹ cha là đất tình thương, trong đất tình thương đó cho chúng ta trở về để nương vào đất tình thương của cha mẹ mà trở thành người giàu có, giàu có muôn đời.
Các bạn có muốn trở thành người giàu có thực sự hay không? Nếu muốn hãy trở về với miền đất của cha mẹ, để nhờ đất cha mẹ đó nuôi dưỡng miền đất tâm của ta. Bởi khi về sống với cha với mẹ, chúng ta sẽ được chăm sóc, sẽ được bảo vệ, sẽ được lo lắng, sẽ được cung dưỡng đầy đủ tất cả. Các bạn có còn nhớ để trở thành một con người ngày hôm nay đều là do cha mẹ đấy. Cho nên Phật dạy chúng ta, các bậc tổ dạy chúng ta, các bậc thầy dạy chúng ta, cha mẹ dạy chúng ta hãy nhớ là trở về. Trở về đâu? Trở về với cha mẹ. Trở về với cha mẹ, sống với cha mẹ, hiếu đạo với cha mẹ chính là người đã biết được Pháp tối thượng để trở thành giàu có. Thiền Mật song tu với hơi thở thật nhẹ nhàng khi hít vào từ mũi, đưa sâu xuống đan điền khí hải, trầm tĩnh ở dưới để rồi quán chiếu mọi cảm xúc qua giác quan từ từ thở ra hóp bụng lại, thở ra trì mật ngôn Mu A Mu Sa. Để gắn kết với năng lượng tình thương, tha lực Phật điển của mười phương Chư Phật, để chúng ta thấy được hình ảnh của cha mẹ chính là hóa thân của Phật và Bồ Tát. Cha mẹ chính là kho tàng, trong đó chứa toàn diện những điều ta rất cần trong cuộc sống.
Các bạn, là con người hiện đại, ta thường rất dễ quên. Trong bữa ăn ta lướt mạng, trong giờ ngủ ta đắm mình trong mạng, rồi ta cứ phượt, cứ lướt như là một thói quen rồi trầm mình trong giấc ngủ. Nhưng lại không nghĩ rằng những phương tiện truyền thông để chúng ta tập trung vào những chủ đề gọn nhẹ, phù hợp trong cuộc sống để ứng dụng như một phương pháp giáo dục. Ta đã mượn truyền thông trong cuộc đời để giải trí trong cõi phù du quên lãng. Và thậm chí có những con người đã mượn truyền thông để thả độc dược, lan tỏa đến cho mọi người, làm giết chết đi tâm thanh tịnh, tâm chân thật của mỗi lòng người. Ở đời, người ta thường thích sống ảo, từ trong cái ảo đó trên mạng, người ta bắt đầu thành tựu được sự vu khống, nói mà không ngượng miệng, viết mà không chạm tay. Để rồi họ cứ mượn những điều cho rằng là đúng để thả, không phải để thả tim mà là thả độc dược ở trên mạng giết chết cả một thế hệ. Làm cho người người chẳng còn niềm tin với nhau, làm cho người người chẳng còn đủ sự kiên nhẫn, lắng nghe.
Đức Phật không mang đạo Phật nhồi sọ để bắt ta thành người Phật tử, Đức Phật không mang khuôn mẫu ngôn ngữ đặt vào trong đầu để bắt ta phải ứng dụng y như vậy để giải thoát. Mà Đức Phật tới là để đánh thức như người mẹ hiền tới gọi dậy đi con. Chúng ta tới với Phật, chúng ta là Phật tử, trở về với cha mẹ, lòng hiếu đạo, tịch tĩnh trong từ bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa, chẳng phải là để trở về với những chân lý cao siêu mà trở về với những hành động thật dễ thương của mẹ, “dậy, dậy đi con”. Ta đã được đánh thức để trở dậy làm con Phật, làm con trong sự tỉnh thức, trong tâm chân thành, chân thật. Để trái tim biết yêu thương thực sự đối với muôn người. Dù rằng trong cuộc đời người ta đối xử với mình có thậm tệ, có ác độc tới đâu, thì ta vẫn có một kho tàng tình yêu, và lòng tha thứ, bao dung và bác ái của cha mẹ đặt để qua lời Phật đã mớm cho chúng ta từ tuổi thơ.
Các bạn, hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi. Để ta đi vào 07 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực cho chúng con trở thành người giàu có trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến)
Các bạn, trong buổi đồng tu hôm nay, một bài nhạc mới được ca sĩ Thanh Hà hát, chủ đề hãy ngồi xuống đây. Có câu đại ý: “hãy ngồi xuống đây em ơi, chúng ta hãy đưa tay hái sao trời mà nhìn rõ. Nhìn rõ để nhận ra những thiên thạch bằng cát, đá, bụi đó, vậy mà trùng xa vời vợi vẫn tỏa sáng”. Các bạn, thật tuyệt vời! Nếu mà anh em chúng ta, nếu mà các bạn, chúng ta biết trở về để ngồi xuống nhìn thân xác của cha mẹ được hình thành bởi tứ đại, sáng mãi trong suốt chiều dài thọ mạng của các Ngài để soi đường dẫn lối cho ta đi, để rồi khi các Ngài viên chung đã hình thành những tinh tú diệu vời xa thẳm trên nền trời. Để mỗi khi trong màn đêm u tối của cuộc đời, ta ngước lên vẫn thấy được một ngôi sao tuyệt vời của cha mẹ vẫn sáng tỏ muôn đời trong trái tim ta.
Trở về với đấng bậc sinh thành – cha mẹ, sống trọn hiếu đạo, chúng ta sẽ có cơ hội trở thành người giàu có tình thương. Tình thương đối với muôn loài muôn vật và tình thương đối với chính bản thân mình. Người được nuôi dưỡng bằng tình thương luôn có những ngôn ngữ từ bi, nhẹ nhàng, dễ thương. Người được lớn lên bởi những sự xâm hại, đánh đập ở những môi trường ác, thường có những ngôn ngữ thô ác chảy ra trong cuộc đời. Chỉ nghe người ta ứng dụng ngôn ngữ trong đời là biết ngay người đó có gần cha gần mẹ, có hiểu được tình nghĩa của cha mẹ, tình thương của cha mẹ hay không. Người biết nói ái ngữ như Đức Phật dạy là người có hiếu đạo, là người được cha mẹ yêu thương, là người biết trở về với cha mẹ và biết trở về để sống thực với lời của Đức Phật. Con người ứng dụng những ngôn ngữ thô ác, phỉ báng, đâm thọc, chê bai, dèm pha, ngược xuôi, xoay vần theo cái ngã của mình, thì người đó thiếu tình thương. Người đó chưa thật sự cảm nhận được nguồn cảm xúc của tình mẹ tình cha, người đó thật đáng thương.
Chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những người đang sống xung quanh chúng ta, nhất tâm từ bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa, gắn kết với Phật trời, gắn kết với cha mẹ thực hành lòng hiếu đạo. Để trở thành người giàu có tình thương nhất, để từng ngôn ngữ ta ứng dụng trong đời mang sự tươi mát của hạnh phúc, bình an trao cho mọi người. Để từng hành vi của chúng ta là nước, là phân tưới tẩm cho mầm mống của những bông hoa được vươn mình trên sỏi đá bất thiện của cuộc đời trổ bông thơm. Và hãy làm cho tình thương của ta đó được lên những ý tưởng như suối nguồn hạnh phúc, tuôn vào trong tâm thức những người còn đang đau khổ, dằn vặt, thốt ra những ngôn ngữ nặng lời, sắc bén đã làm cho biết bao nhiêu những người khác chảy máu, khổ đau; hoặc những ngôn ngữ độc dược nguy hại làm cho biết bao nhiêu thế hệ trẻ làm đường, lạc lối. Hãy trở về trong từ bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa để trở thành người giàu có nhất, giàu có tình thương và trở thành người con hiếu đạo.
Mời các bạn hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi.
Thưa phật! Chúng con đã hiểu tình yêu thương không được đong đo bằng tiền bạc như thương gia thuê gia nhân chăm sóc cho mẹ mà bằng những nghĩa cử thanh cao của người con biết đền đáp công ơn. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con đã hiểu dù có đầy vàng ở trong kho khi chết chẳng mang theo được, chỉ có tình thương mới để lại đời đời mà thôi. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.
Dù có tiền chất cao như núi mà thiếu đi tình người hiếu đạo với cha mẹ điều đó chẳng có nghĩa lý gì trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con nghe và đã hiểu, đều phát tâm để trở thành những người giàu có tình thương trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.
Phật đã dạy chúng con trở thành người giàu có tình thương trong cuộc đời phải là những đứa con biết trở về sống hiếu đạo với cha mẹ. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện nghe theo Phật, mang những lời châu ngọc tình thương mà trao tặng cho những người chúng con có cơ hội giao tiếp trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con sẽ không bay bổng với những ngôn ngữ ở trên cõi trời xa mà nhẹ đáp xuống và ngồi xuống nơi tình thương của cha mẹ sưởi ấm cuộc đời bằng tình yêu thương. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Mô Phật! Chúng ta tu xong rồi các bạn, mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!
Thưa Phật! Lời của mẹ thật đơn giản như bùn đất, như hạt cát, như giọt nước luân lưu trong dòng sông nuôi con thành người, nguyện một lòng nghe theo Phật trở về với sự hiếu đạo phụng dưỡng cha mẹ. Để chúng con trở thành người giàu có tình yêu thương nhất trong cuộc đời. Xin mười phương Chư Phật từ bi gia hộ.
Thành tựu công đức nếu có hôm nay, xin hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia để thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Hồi hướng cho những nhà khoa học gia, ngành y, ngành dược chế tạo ra thật nhiều vắc-xin (vaccine), thuốc trị bệnh đại dịch. Hồi hướng cho các bác sĩ, y sĩ, y tá, nhân viên cứu trợ, cứu tế mở rộng lòng từ tâm chữa bệnh cho bệnh nhân. Hồi hướng cho những ai còn đau khổ, phiền não tìm được hạnh phúc và bình an. Hồi hướng cho các hương linh theo thiện nghiệp tái sanh cảnh lành.
Xin Chư Phật mười phương từ bi chứng minh.