Bảo Minh biên tập
Mô Phật, Bảo Thành kính chào quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.
Tới giờ chúng ta cùng đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ, đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Các bạn, chúng ta như trời đất hòa hợp vào với nhau chỉ bằng một hơi thở rất bình thường trong chánh niệm của tánh thấy biết. Tiếp cận với nguồn năng lượng yêu thương của mười phương Chư Phật qua Phật ngôn Mu A Mu Sa, hơi thở này, chúng ta sẽ đánh thức được năng lượng vốn có ở trong tâm. Từ đó, ta có một nhìn tổng quát về những suy nghĩ, cũng như những hoạt động của thân, tâm trong từng giây phút. Kiểm soát được sự hoạt động của thân tâm sẽ giúp cho chúng ta tịch tĩnh, trụ lại, nương vào hơi thở chánh niệm, đời sống sẽ an vui, sức khỏe sẽ an ổn và chúng ta thật dễ dàng sống với mọi hoàn cảnh lui tới trong cuộc đời.
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, lấy trí tuệ và từ bi, chúng ta cùng đi vào 07 biến hơi thở từ bi quán – chánh niệm Mu A Mu Sa.
Các bạn nhớ hít vào bằng mũi, phình bụng ra, thở thì hóp bụng vào và chúng ta tùy mật chú Mu A Mu Sa chậm rãi, từ từ quán chiếu thân tâm, cảm nhận với mọi cảm ứng thân tâm của chúng ta có được trong từng giây phút hít vào và thở ra. Chúng ta có thể ngồi ở trên tọa cụ hoặc ngồi ở trên ghế, chỗ vững chãi, bất cứ tư thế nào cũng được, chỉ cần giữ cho thân vững, lưng cho thẳng, cổ cho thẳng, buông lỏng toàn thân, tịch tĩnh thân tâm.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ, đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến)
Mô Phật! Các bạn, chúng ta thông thường không có thói quen bình tĩnh nhìn những sự việc ta làm để hiểu thấu kết quả sẽ tới với chúng ta. Có lẽ ta đã quen sự vội vàng, đụng chuyện là làm, không suy nghĩ. Khi xảy ra sự việc, kết quả đúng như ý mình muốn thì vui, kết quả không như ý ta buồn. Ít có ai mà có thể bình tĩnh để suy nghĩ, nhận xét kết quả của hành vi, của công việc, của lời nói, của suy nghĩ của chúng ta sẽ ra sao khi chúng ta bắt đầu. Mà hầu hết khi đụng chuyện ta làm, đụng chuyện ta nói, đụng chuyện tư tưởng dâng tràn lên, chẳng bao giờ nghĩ tới kết quả, nói đúng hơn là hậu quả của hành vi, lời nói và suy nghĩ của chúng ta.
Hôm nay, với chủ đề các bạn gửi về nói rằng “Như Bóng Với Hình”. Tất cả mọi việc của ta làm đều gây ra một thành quả tốt hoặc là xấu, thật rõ. Nếu tốt ta gọi là thành quả, nếu xấu ta gọi là hậu quả, gọi sao cũng được, chỉ là ngôn ngữ. Nhưng một sự việc, một hành vi, một lời nói, một suy nghĩ của chúng ta Phật nhìn thấu và thấy rằng tất cả sự hoạt động của tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi đều tạo ra một lực đưa tới một kết quả theo chiều hướng tốt hoặc là xấu. Và chúng ta phải luôn luôn cẩn trọng, suy nghĩ, nhìn cho thấu. Để trước khi bắt đầu một sự việc, bắt đầu ứng dụng một ngôn ngữ nói chuyện trong giao tế hoặc để tư tưởng suy nghĩ ta luôn luôn phải phân biệt tốt và xấu. Để tự hướng dẫn bản thân, tự dẫn dắt cuộc đời của mình theo hướng tốt đẹp hơn, làm chủ. Kết quả của mọi sự việc trong đời do nhân ta gieo ra, kết quả như hình và bóng. Thấu hiểu được điều này, ta biết phải làm gì cho cuộc sống của mình và cuộc sống sẽ luôn an vui.
Như bóng với hình tức là nhân quả. Chúng ta thấy thật rõ Đức Phật luôn luôn dạy cho mỗi người chúng ta và các bậc Tôn Túc luôn nhắc nhở chúng ta phải hiểu thấu và nghiên cứu kỹ về luật nhân quả Thế Tôn đã khai thị. Người hiểu thấu nhân quả là người biết gieo nhân tốt, biết sàng lọc để lượm lại những nhân tốt mà gieo vào cuộc đời, biết gạt bỏ những cái nhân xấu, bởi thấy được quả của nó như thế nào. Người không hiểu thấu nhân quả thường đụng đâu làm đó, có chuyện thành công, có chuyện thất bại, có chuyện thành công theo chiều hướng tốt, có chuyện là hệ quả mang lại khổ đau và phiền não. Thường những người không thấu hiểu nhân quả làm thiếu cẩn thận và khi hậu quả xảy ra thì thất vọng và dễ vì cảm xúc đau khổ, dằn vặt làm cho khó có thể thoát được, suy sụp tinh thần. Người hiểu thấu nhân quả biết lựa chọn thì người đó luôn luôn an vui, bởi họ nhận thấy thật rõ điều họ làm sẽ mang lại điều gì. Tuy nhiên, trong cuộc sống biết bao nhiêu những người chung quanh chúng ta làm những việc ác mà họ không gặp tai họa; hoặc làm thật nhiều việc tốt mà chưa gặp việc may mắn. Cứ lộn xộn, lộn xộn như thế. Do đó từ từ chúng ta, người Phật tử tại gia đâm ra hình như nghi ngờ về điều làm tốt được tốt, làm xấu bị xấu. Hình như chúng ta cứ bị ảnh hưởng từ tư tưởng đó nên dần dần sống một cách không quan tâm đến nhân quả mấy, dù đã hiểu, đã thấu. Các bạn, chúng ta đi ra ngoài trời vào sáng sớm có lẽ chúng ta không thấy bóng nhiều, nhưng khoảng chừng 10h, 11h ta thấy bóng nghiêng về phía bên kia. Nếu ta hướng về phía Mặt Trời mà đi, ta chẳng thấy bóng đâu, ta đi ngược Mặt Trời ta mới thấy được bóng của mình ngã ở trên đất. Và khi xế chiều cũng vậy, nếu ta đi trực diện với Mặt Trời khi hoàng hôn xuống, ta không thấy bóng. Nhưng ta đi ngược lại với hoàng hôn ta sẽ thấy bóng. Nhưng khi mặt trời đứng bóng thì bóng và hình của ta hòa hợp thành một chẳng hai. Một ngày có ba thời, ban sáng, ban trưa và ban chiều, cái bóng đều khác, nó đều có, nhưng nó ngã về hướng nào. Buổi sớm nó ngã về hướng Tây, buổi chiều nó ngã về hướng Đông còn buổi trưa nó nằm ngay cùng với hình, hòa hợp chẳng thấy bóng, bởi bóng hình thành một. Cũng từ điều đó ta suy luận rằng bất cứ một nhân gì từ thuở sớm mai, nó luôn luôn ngã về hướng Tây, nó chẳng phải ở hướng Đông, tức là cho chúng ta thấy ngay được. Và cũng có những sự việc ta làm buổi xế chiều, thành quả lại ngược lại đối với buổi sớm mai của cuộc đời đã hưởng. Nó ngược và đôi khi ta chẳng thấy được hình bóng của chính mình bởi giữa trưa. Mỗi một tạo tác nếu mà chúng ta để ý ta sẽ cân nhắc thật kĩ, bởi ta đều nhìn thấy cái bóng của những nhân thiện ta làm mang lại sự an vui. Từ đó, ta trân quý và tinh tấn làm việc, nếu ta thực sự thấy được điều đó, chúng ta thấy được kết quả, chúng ta hoan hỷ hơn.
Ở đời làm một việc gì không thấy kết quả chẳng thể hoan hỷ. Cái bóng của những cái nhân tốt đẹp luôn luôn hiện ở trong tâm, nếu các bạn biết tịch tĩnh nhìn cho thấu. Mặt Trời tượng trưng cho trí tuệ, trí tuệ trong tâm của chúng ta nếu phủ lên trên tất cả và chiếu soi tất cả những hành vi, lời nói của chúng ta, nhất định ta sẽ thấy bóng dáng của những thành quả tốt đẹp hiện hữu và chúng ta nhận ra giá trị đó để tiếp tục làm mà không nản chí. Nhưng tiếc thay ở đời ta không quán chiếu nên ta vẫn làm theo với phong trào, với sự hùa theo chứ không phải với cái tâm có Chánh Định. Để rồi sự việc ta làm đó mặc dù là việc thiện, chỉ một thời gian ta chán nản và bỏ đi. Rồi ta làm việc với phong cách không có phân định rõ ràng, để từ đó giữa nhân tốt và nhân xấu lẫn lộn, ta làm việc không thấu rõ. Và cứ như thế, cuộc đời có những lúc xui, vận hạn, cũng như có những lúc hên và may mắn.
Phật tới trong cuộc đời của chúng ta qua một câu kinh về Pháp Cú nói về tâm như Tâm Bát Nhã, kinh Pháp Cú nói như vầy: “Nếu mà ý này được làm chủ các pháp thì ta nói lên hay hành động những điều thiện lành, những nhân tốt đều đi theo ta như hình với bóng”. Trong câu kinh đơn giản như vậy thôi, đã nói thật là rõ hàng Phật tử tại gia chúng ta, phải nhìn thấy tâm ý của mình khi làm bất cứ một việc gì nó có đồng bộ hay không. Bởi người mà làm chủ được tâm ý thanh tịnh, tất cả mọi lời nói hay hành động đều tạo được những cái nhân tốt, gắn liền với nhau như hình bóng không rời. Dĩ nhiên, ở một góc độ nào cao thật là cao, nơi những con người có trí tuệ tột bậc họ buông xả tất cả. Đó là cách nói, cách nói của những người thích đi vào trong những cái gọi là triết lý của Thiền luận; hoặc của chân lý luận bàn. Đối với hàng Phật tử tại gia chúng ta rất thực tế, ăn một miếng cơm phải nếm được mùi ngon đó, mùi vị đó. Ăn một món đồ ăn của chồng, của vợ nấu cho chúng ta ăn, ta phải nếm được. Không thể ăn với một cảm giác không có gì hoặc là vô cảm, lạnh cảm. Con người rất cần có những cảm xúc thăng hoa tốt đẹp. Nhìn nhận được kết quả của từng hành vi, giúp cho chúng ta củng cố được những hành động của mình vững chắc. Hình bóng của những nỗi niềm hạnh phúc có tới được với chúng ta chính là ở chỗ duy nhất như lời Phật dạy: “Hãy giữ tâm ý thanh tịnh”. Chỉ cần tâm ý thanh tịnh và hiểu thấu rằng nếu chúng ta làm cho tâm ý thanh tịnh thì kết quả của nhân thanh tịnh đó chính là hạnh phúc, chính là bình an. Với cuộc sống đau khổ, phiền não nhiều quá rồi, mỗi người chúng ta rất cần có được sự hạnh phúc và bình an. Ai cũng vậy, giàu nghèo không phân biệt đâu, kiến thức hoặc không có kiến thức cũng chẳng phân biệt. Ai ai cũng muốn hạnh phúc và bình an. Mấu chốt ở chỗ mà Đức Phật dạy là chỉ cần giữ cho tâm ý thanh tịnh thì chỉ cần khi ta nói chuyện ta đã có hạnh phúc và bình an. Chỉ cần khi ta tạo tác ra những hành động cho mình; hoặc chỉ tương tác với mọi người cũng có được hạnh phúc và bình an. Đây chính là chỗ mà chúng ta cần phải nhận cho rõ để thấy giá trị chân lý của Đức Phật cao siêu nhưng bình dị, đơn giản, dễ thực tập, không có ở trong vòng hý luận. Thật là rõ, chỉ cần giữ tâm ý thanh tịnh, chẳng cần phải làm một việc gì mà cho nó lớn đâu các bạn ơi. Khi tâm ý của bạn được giữ thanh tịnh, mỗi khi các bạn giao tiếp với cha mẹ, lời nói của các bạn sẽ mang lại hạnh phúc và bình an cho chính các bạn và cho cha mẹ. Mỗi khi các bạn giữ được tâm ý thanh tịnh, lời nói của các bạn đối với chồng vợ, con cái, đối với xã hội, đối với tất cả những ai bạn có cơ hội giao tiếp, nói chuyện với nhau, thì bạn sẽ tạo ra hạnh phúc và bình an cho chính bạn và gây được hạnh phúc và bình an lan tỏa tới người ta đang giao tiếp. Đây là một hiện thực rõ ràng chứng minh thật rõ, chúng ta nhìn thấy được kết quả này, chúng ta sẽ hạnh phúc. Bởi chúng ta đang tu pháp để giữ cho tâm ý thanh tịnh, để ta có hạnh phúc và bình an. Người có hạnh phúc và bình an kết quả thật rõ, cái nhân thanh tịnh mang lại hạnh phúc và bình an trong khi nói chuyện. Các bạn thấy không? Cái hình của sự thanh tịnh sẽ ngả bóng bình an và hạnh phúc xuống ngay cuộc đời của ta và cuộc đời của mọi người. Và khi chúng ta giữ được tâm thanh tịnh mà từng hành động, hành vi của chúng ta khi tương tác với tất cả mọi người trong xã hội; hoặc ngay trong gia đình của chúng ta đều mang lại hạnh phúc và bình an cho ta. Người Phật tử tại gia rất cần hạnh phúc và bình an. Nếu nền tảng của hạnh phúc, bình an không được xây dựng ngay trong gia đình, ngay trong đời sống của các bạn. Chẳng có điều gì cao quý hơn, có thể thành tựu được nếu không có bình an và hạnh phúc. Và bình an hạnh phúc tới từ ngay chỗ tâm ý thanh tịnh. Các bạn có nghe thật rõ được câu nói này không? Công thức là chúng ta nghe theo Phật, chỉ cần giữ cho tâm ý thanh tịnh thì trong cuộc sống, mọi hành vi tương tác, mọi lời nói chúng ta khi tiếp cận với mọi người đều tạo ra hạnh phúc và bình an cho ta và cho người. Cuộc sống mà ta có hạnh phúc và bình an là đã đủ lắm rồi, và nó còn dư nữa các bạn, chứ không phải chỉ đủ.
Ở trên đời này, ai ai cũng mong muốn rằng cuộc sống cần phải có bình an và hạnh phúc. Mấu chốt của cuộc đời người học Phật hoặc đi theo các tôn giáo, tín ngưỡng đều mong rằng đời sống của mỗi người luôn có hạnh phúc và bình an. Chìa khóa tìm được hạnh phúc và bình an Đức Phật nói như hình và bóng dính liền với nhau, không có xa, ngay trong kiếp này, ngay trong lúc này, ngay trong hiện tại, chẳng phải kiếp sau và bao nhiêu kiếp sau sau nữa. Ngay bây giờ hình với bóng không lìa, hình của tâm thanh tịnh sẽ tạo được bóng bình an, hạnh phúc ngay trong lúc này chẳng đợi đến kiếp sau. Ta không tu để rồi đau khổ mãi mãi chờ đến kiếp sau, hạnh phúc. Như ở đời thường nói: “Thôi cố gắng khổ đi, cố gắng chịu đi, kiếp sau sẽ hạnh phúc”. Đó là một cách nói nhìn không rõ hình bóng của nhân quả. Dĩ nhiên, có thật là nhiều nhân quả như những hạt giống trồng phải lâu lắm nó mới trổ mầm và bao nhiêu năm nó mới ra trái. Điều đó đúng, nhưng quả của tâm thanh tịnh sẽ trổ bông và trái hạnh bình an ngay trong hiện kiếp này. Nếu bạn giữ được tâm ý thanh tịnh thì bạn luôn hạnh phúc và bình an mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Điều này thật rõ và dựa trên thành quả mà một con người luôn có hạnh phúc và bình an ta biết rằng tâm ý của họ thanh tịnh. Nó thật đúng, không có sai. Do đó chúng ta, những người Phật tử tại gia phải nhớ rằng Đức Phật dạy thật nhiều những chân lý cao siêu, nhưng tất cả những chân lý cao siêu chứng đắc sau này chẳng thể không có nền tảng xây dựng dựa trên tâm ý thanh tịnh để có được hạnh phúc và bình an ngay bây giờ. Cho nên mỗi người chúng ta nếu tu đúng theo lời Phật, chỉ cần giữ tâm ý thanh tịnh thì hạnh phúc và bình an luôn luôn ở trong cuộc đời của mình. Dưới muôn hình vạn trạng của những sự việc, hoàn cảnh khác nhau, hạnh phúc và bình an luôn hiện diện.
Câu hỏi các bạn sẽ hỏi: “Bây giờ làm sao để giữ được tâm ý thanh tịnh?”. Một câu hỏi rất chính xác cần phải hỏi để chúng ta lần lượt tìm hiểu xem Đức Phật dạy làm sao để tâm ý thanh tịnh. Phải không các bạn? Bởi Phật dạy chỉ cần tâm ý thanh tịnh sẽ tạo ra hạnh phúc của bình an cho ta và cho người. Vậy các bạn hỏi thử xem: “ Thưa Phật! Con phải làm gì để tâm ý con thanh tịnh?” Là Phật tử, là học trò ta luôn hỏi thầy của mình rằng: “Nếu như thầy nói tâm ý thanh tịnh thì khi nói, khi làm, khi hành động sẽ tạo ra hạnh phúc, bình an cho mọi người. Vậy thưa thầy, xin hãy dạy cho đệ tử; hoặc dạy cho con cách làm sao cho tâm ý thanh tịnh”. Đúng không các bạn? Đúng mà. Và khi chúng ta hiểu được nguyên tắc rằng ta làm như thế nào, và ta phải làm gì để cho tâm ý thanh tịnh thì chúng ta sẽ bắt tay vào làm việc đó. Bởi nhận thấy thật rõ kết quả, hạnh phúc và bình an tới liền liền ngay trong cuộc sống khi chúng ta thực hiện được điều đó.
Phật là bậc thầy không bao giờ nói sai, Ngài nói luôn đúng và chuẩn mực, phương tiện tùy nghi phù hợp với căn cơ. Nhưng để giữ cho tâm ý thanh tịnh, để lời nói và hành động tạo được hạnh phúc, bình an, Phật dạy thật rõ, đơn giản, ai cũng làm được. Đức Phật dạy, để có tâm ý thanh tịnh, hàng Phật tử tại gia và tất cả chúng sanh đều phải làm một việc đó là gì? Hãy làm việc thiện, bỏ đi việc ác thì tâm ý thanh tịnh, đúng không các bạn? Khi các bạn làm việc thiện, bỏ ác thì tâm bạn, ý bạn thanh tịnh, thì lời nói của bạn mang lại hạnh phúc cho bạn, hạnh phúc cho mọi người, hành động của bạn mang lại hạnh phúc cho bạn, hạnh phúc cho mọi người. Hạnh phúc, bình an luôn luôn tới với mọi người qua ngôn ngữ ta ứng dụng, qua những hành vi ta tạo tác. Làm việc thiện dưới nhiều góc độ, thật nhiều góc độ. Việc thiện từ ngôn ngữ ta có thể thể hiện được việc thiện từ ngôn ngữ. Ví dụ trong cuộc sống gia đình, ta thường hay gọi cha mẹ là cha mẹ và xưng con. Nếu chúng ta nói với tâm thanh tịnh tuyệt đối, với lòng hướng thiện thì nhất định chỉ cần một câu: “thưa mẹ, con chào mẹ; hoặc chào cha”, thì cha liền hạnh phúc, mẹ liền bình an và ta cũng hạnh phúc và bình an. Ở đời những ngôn ngữ thanh tịnh thường tới từ trí tuệ nhận rõ từng đối tượng khi ta giao tế. Cho nên ngôn ngữ là nhịp cầu mang lại hạnh phúc và bình an. Hành động của ta cũng là nhịp cầu củng cố hạnh phúc và bình an.
Các bạn cứ để ý, có thật nhiều lần khi Bảo Thành đi làm từ thiện với các bạn. Chúng ta đi tới trung tâm dưỡng lão, dưỡng lão của những cụ bà bị bỏ rơi, của những cụ ông bị bệnh ở trong chùa; hoặc ở trong các trung tâm dưỡng lão của các Ma Sơ; hoặc các Thầy, các Sư Cô nuôi dưỡng. Thật nhiều lúc Bảo Thành và các bạn đứng đó, chẳng có gì để trao tặng cho cha mẹ ở trong những viện dưỡng lão đó. Các bạn, nhưng những bậc cha mẹ đó hạnh phúc vô cùng, hạnh phúc vô ngần, đến mức mà trên khóe mắt những giọt lệ rơi ra chẳng phải vì buồn, vì đau mà hạnh phúc. Chỉ cần một nghĩa cử từ thiện rằng ta tới thăm viếng các bậc đó thì ta đã làm cho chính mình hạnh phúc. Những lúc như vậy, Bảo Thành thật là hạnh phúc, thật là bình an và chắc chắn các bạn cũng thế. Các đấng bật lớn tuổi ở trong những trung tâm dưỡng lão như vậy cũng rất hạnh phúc và bình an. Được kề cận với các bậc lớn tuổi, Bào Thành có cơ hội cảm nhận được tình thương những đấng đó như cha, như mẹ của mình. Như mình được trở về để cha mẹ ôm ấp, bảo bọc, che chở và hạnh phúc vô cùng. Những giọt nước mắt thanh tịnh, trong suốt rung lên từng cung bậc cảm xúc của trái tim người mẹ, người cha khi thấy Bảo Thành và các bạn đến thật.
Các bạn, làm việc thiện đơn giản bằng đi thăm viếng những người lớn tuổi như vậy thôi, tâm ta đã thanh tịnh tuyệt đối rồi và hạnh phúc, bình an đã hiển ngự ngay chỗ đó cùng với ta. Bình an cho những người có lòng thiện tâm, hạnh phúc luôn ở với người có lòng thiện tâm. Phật dạy thật rõ làm việc thiện, bỏ việc ác thì tâm ý của các bạn và Bảo Thành thanh tịnh. Mà khi tâm ý của các bạn và Bảo Thành thanh tịnh, từng lời nói, từng hành vi của chúng ta sẽ tạo ra hạnh phúc và bình an cho mình và cho tất cả mọi người mà chúng ta đang tiếp cận. Rất cần ý thức được điều này bởi vì như hình liền với bóng. Một tâm ý thanh tịnh bởi làm việc thiện thì hạnh phúc và bình an như hình gắn liền với bóng. Chẳng rời xa, chẳng phải để kiếp sau, chẳng phải để năm sau, chẳng phải để ngày mai, chẳng phải để tới một kiếp xa vời nào đó mới có thể hưởng được sự bình an và hạnh phúc. Mà ngay giây phút đó, bình an và hạnh phúc tới ngay với những người có lòng thiện tâm, có tâm ý thiện lành bằng những nghĩa cử từ thiện dù rất nhỏ. Đừng đợi đến khi có nhiều tiền, nhiều bạc, nhiều của, nhiều đủ mọi thứ; hoặc đừng đợi đến khi có quyền lực ở trong tay, chúng ta mới làm việc thiện. Phật dạy, việc thiện chẳng phải kén chọn người giàu, kẻ thông thái mà đẩy lùi những người nghèo hoặc không có kiến thức. Đã là chúng sanh chúng ta đều có thể làm được việc thiện. Hãy làm việc thiện, bỏ ngay việc ác đi thì tâm ý thanh tịnh. Và dĩ nhiên khi các bạn đang làm việc thiện, chẳng có việc ác nào xen kẽ vào đó. Cho nên chẳng cần phải tìm kiếm việc ác để bỏ, chỉ cần liền liền cái tay, liền liền từng giây phút, trong mỗi giây, mỗi phút của cuộc sống ta cứ làm việc thiện thì việc ác chẳng có chỗ để xen chân vào. Do vậy Phật dạy thật dễ dàng, thật chính xác, Bảo Thành, các bạn đều làm được điều này.
Trong những ngày đầu của năm Tân Sửu, chúng ta nhất định phải trở về với vườn tâm của mình để chăm sóc hình bóng, nhân quả, thiện ác thật rõ. Để chúng ta gặt hái được hạnh phúc, bình an cho ta ngay trong kiếp này. Làm việc thiện, bỏ ác sẽ có tâm ý thanh tịnh. Để từ đó chúng ta, chúng ta là một việc gì, nói một ngôn ngữ gì đều hưởng được hạnh phúc, thật là sung sướng, bình an, thật là an lạc. Có cầu kỳ, cao siêu gì đâu, có kinh mõ, có chuông rộn ràng đâu, có hương khói nghi ngút đâu, có kinh kệ ngày đêm đâu, có nghi thức, nghi lễ gì đâu. Phật dạy nhân quả rõ mà, chẳng phải người Phật tử, tôn giáo nào cũng vậy. Miễn là đã là người, chúng ta chỉ cần làm việc thiện, tâm ý của chúng ta sẽ thanh tịnh, hạnh phúc và bình an có ngay. Kết quả thật là rõ, hiện tại đây thôi, không đợi, có ngay như uống nước vào hết khát, ăn cơm vào là no, làm việc thiện là tâm ý thanh tịnh. Tâm ý thanh tịnh thì hạnh phúc bình an tới ngay khi ta nói chuyện, khi ta tiếp xúc, khi ta tạo ra những hành vi hoặc có những sinh hoạt trong cuộc sống. Đâu cần cầu kỳ trong những hình dáng tu tập, phải không các bạn? Và đúng, để tăng trưởng được tâm ý thiện lành, tịch tĩnh luôn luôn chú trọng đến việc thiện, hơi thở chánh niệm rất quan trọng. Cộng thêm trưởng dưỡng hơi thở chánh niệm đó bằng nhìn thấu, tức là quán chiếu, nhìn thấu vào tâm từ bi của ta. Và để kích hoạt tâm từ bi của ta, ta nương vào năng lượng tình thương của Phật. Do đó mà khi chúng ta đồng tu với nhau, một hơi thở nhẹ nhàng đi vào phình bụng và chúng tập thở ra trì Phật Ngôn Mu A Mu Sa. Ngay giây phút đó tâm ý đã được thanh tịnh, tuyệt vời. Bởi không những ta làm từ thiện cho muôn người, mà ta đang làm từ thiện cho chính ta. Ta làm một việc rất từ bi, bác ái trong tâm ý thiện lành của chánh niệm hơi thở từ bi quán. Để nuôi dưỡng, để tái tạo sự sống cho chính chúng ta, để cho trí tuệ của chúng ta luôn được thắp sáng, tuệ giác luôn được lan tỏa, nhìn thấu kết quả. Ý nghĩa của Phật dạy, tâm ý thanh tịnh thì lời nói, việc làm sẽ tạo thành hạnh phúc và bình an. Rõ lắm! Mà đời sống Phật tử tại gia cần không, cần mà. Chúng ta rất cần hạnh phúc và bình an.
Gia đình đổ vỡ, cha mẹ, con chia rẽ tan nát, xã hội phân ly, sống trong sự đối kháng, không thuận hảo. Chính là bởi vì chúng ta không giữ được tâm ý thanh tịnh mà cứ ngồi đó cầu mong người khác phải thanh tịnh tâm ý. Phật dạy chúng ta hãy tự thanh tịnh tâm ý của mình bằng những việc thiện. Để từng lời nói, nghĩa cử, hành động của ta, hành vi của ta khi đối ứng với muôn người sẽ tạo ra hạnh phúc cho ta và cho người, xã hội sẽ hòa bình ngay chỗ đó. Người người sẽ hạnh phúc và khi tâm ý thanh tịnh bởi việc thiện trong chánh niệm hơi thở – từ bi quán. Để chúng ta ứng dụng mười pháp thiện nhà Phật dạy vào trong đời sống hàng ngày, cập nhật từng giây phút các bạn sẽ bình an, hạnh phúc miên trường. Để rồi thân của các bạn sẽ bớt bệnh, sẽ hết bệnh bởi khi tâm của các bạn hạnh phúc và bình an, phiền não nhiệt sẽ giảm đi để thân được khỏe mạnh. Ta rất cần một thân khỏe, một tâm trong sáng, thiện lành trong những ngày đầu của năm mới. Khởi động cho một cuộc hành trình của năm Tân Sửu, mang lại nhiều hạnh phúc và bình an cho mọi người.
Các bạn, như bóng với hình, nhân nào quả đó, liền liền ngay trước mắt, chẳng phải đợi đến kiếp sau. Và người Phật tử cần phải nhìn thấu được hành vi tạo tác của mình tạo ra hạnh phúc và bình an, đó chính là nhân của tâm ý thiện. Nếu chúng ta làm được việc thiện, tâm ý sẽ thanh tịnh và hạnh phúc sẽ tới khi ta nói chuyện và hành động. Phải nhìn rõ, chúng ta phải nhìn thấu và biết rằng sự việc như vậy, tôi có được tâm ý thanh tịnh là bởi vì làm việc thiện, không làm việc ác. Để rồi khi tâm ý thanh tịnh đó tôi nói, tôi làm việc, tôi tương tác trong xã hội hàng ngày tôi sẽ hạnh phúc và bình an. Phải thấy rõ như vậy. Đừng nghĩ rằng làm mà không cần phải thấy, đó là cách nói của những người ưa chuộng đàm luận, phiếm luận, bàn luận, lý luận, triết luận. Còn đúng ra tay ta làm, hàm ta nhai, ông bà dạy: “tay làm hàm nhai”, ta làm điều đó có kết quả, không cần phải hý luận chi nhiều, nói năng chi nhiều, diễn tả cho nó dày đặc. Buổi đồng tôi hôm nay chúng ta nhấn mạnh tới hình bóng của nhân quả liền liền ngay trước mắt, hưởng được ngay hiện tại, không đợi đến kiếp sau. Thực hành được câu kinh Pháp Cú với tâm ý thanh tịnh thì nói lên hay hành động, những thiện nghiệp, phước báu, hạnh phúc và bình an liền liền tới ngay. Và trở lại câu hỏi làm sao để tâm ý thanh tịnh như lời Đức Phật dạy là làm việc lành, bỏ việc ác, tâm ý sẽ thanh tịnh. Thật là rõ. Nếu các bạn đau buồn, phiền não, đau khổ, chính là tâm ý các bạn chưa có thanh tịnh. Nếu các bạn nói giống một lời mà gây đau khổ, tạo tác đau khổ cho bạn và cho người, có những hành động vừa khởi sắc đã tạo đau khổ, phiền não cho ta và cho người chính là các bạn và Bảo Thành chưa có tâm ý thanh tịnh. Và chưa có tâm ý thanh tịnh có nghĩa là chúng ta chưa làm việc thiện. Phải làm việc thiện nha các bạn. Hãy làm việc thiện để tâm ý thanh tịnh, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn, hạnh phúc cho ta và hạnh phúc cho muôn người.
Hạnh phúc và sự an lạc liền liền như bóng với hình trong nhân thiện của tâm ý thanh tịnh. Xoay đi, quẩn lại ngày hôm nay mấu chốt mà chúng ta chốt lại một chỗ để chúng ta nhận định thật rõ vấn đề mà hành sự tu tập ngày hôm nay là hãy trụ tâm vào trong chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Để dưỡng nuôi cuộc đời bằng năng lượng từ bi, từ đó có được những nghĩa cử, hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng thiện lành để giúp cho tâm ý thanh tịnh mà tạo ra hạnh phúc, bình an cho ta và cho người. Cuộc sống của tất cả mọi người, nhất là các bạn Phật tử tại gia thời nay rất cần nguồn hạnh phúc và bình an tràn đầy ngay từ trong gia đình. Khi có được hạnh phúc và bình an trong gia đình thì mọi vẩn đục nhơ nhớt, xấu xa, ô nhiễm, cấu trược tồn động nhiều ngày tháng qua sẽ lần lượt được gội rửa và theo dòng chảy đi mãi chẳng khi nào trở về với các bạn nữa. Hãy tiếp tay với chính bản thân của mình để làm lên một cuộc sống mới trọn hảo hơn, tinh tuyền, sạch sẽ hơn, gội rửa những phiền ưu trong cuộc sống bằng chánh niệm hơi thở từ bi quán. Để khởi tâm thiện lành và bắt đầu giữ tâm ý thanh tịnh bằng những việc thiện, để mọi người ta đang sống chung luôn hạnh phúc và bình an, để bệnh tật tiêu tan, thân tâm của chúng ta an ổn, an yên, tự tại. Không cao siêu, lý lẽ nhiều, hãy thực hành ngay. Kết quả tới ngay tại chỗ, không chờ đến ngày mai, chẳng hẹn đến kiếp sau mà ngay trong giây phút của hiện tại mà thôi.
Hãy đặt bàn tay từ bi và trí tuệ vào với nhau, chúng ta đi vào 07 biến vi diệu Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ, đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con nhận thấy mọi kết quả của nhân thiện sẽ mang lại ngay tại chỗ như hình liền với bóng, chẳng xa rời thực tế. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến)
Mô Phật! Các bạn, từ những điều ta vừa chia sẻ, ta hay nhìn lại cuộc sống của mình, nếu chúng ta vẫn còn đau khổ và phiền não, chỉ cần điều chỉnh tâm ý thanh tịnh bằng những việc thiện thì đau khổ, phiền não kia sẽ dần dần đoạn diệt, tiêu biến, rõ lắm. Chúng ta phải nhìn thấy và phải bình tĩnh nhận diện ra sự khổ đau, phiền não đang có mặt trong đời sống của chúng ta. Từ đó, thấu rõ rằng tâm ý chưa thanh tịnh đấy, bởi thiếu đi những việc thiện lành trong cuộc sống. Tăng trưởng việc thiện, tăng trưởng việc thiện đối với cha mẹ, các bạn biết việc gì phải làm mà. Tăng trưởng việc thiện đối với chồng, với vợ, các bạn biết phải làm gì gọi là thiện đối với vợ chồng mà. Tăng trưởng việc thiện với con cái, với xã hội, với bạn bè, với những người chúng ta giao tiếp. Các bạn đều biết việc gì gọi là việc thiện. Hãy làm ngay, đừng đợi, đừng chờ, đừng hứa hẹn, đợi đến khi nào tôi, bao nhiêu lần ta đã tự đợi và cứ tôi tôi hoài, có khi nào ta làm đâu. Phải bắt tay vào ngay, có kết quả ngay, lời ngay tại chỗ mà, đâu có lỗ gì. Làm việc thiện với cha mẹ, với vợ chồng, con cái, với ông bà, với người thân, với mọi người tương tác qua ngôn ngữ và hành vi thì ta sẽ có được hạnh phúc và bình an. Hãy nhận diện ra khổ đau và phiền não để giữ tâm ý thanh tịnh bằng việc thiện nơi ta tiếp xúc với những người ta giao tế trong cuộc đời,có thể trong gia đình hay xã hội. Nếu người đó còn đau khổ, phiền não nhiều, ta cũng biết ngay người này tâm ý chưa thanh tịnh. Ít làm việc thiện, mà cũng thật khó sách tấn họ làm. Nhưng nếu chúng ta làm được việc đó, họ nhìn gương của ta để rồi họ sẽ đi theo; hoặc chúng ta an trú trong chánh niệm hơi thở – từ bi quán Mu A Mu Sa, có được năng lượng thiện lành dồi dào để hồi hướng cho họ, thúc đẩy nguồn tâm thanh tịnh của họ trỗi dậy. Và họ sẽ có được tiếng nói lương tâm của bản thân nhắc nhở họ trỗi dậy, để thanh tịnh tâm ý bằng việc thiện, để có được hạnh phúc và an lạc, để bình an luôn có trong cuộc đời của họ, để phiền não và đau khổ dần dần tiêu tan đi. Đó cũng là cách ta hồi hướng cho những ai còn đau khổ, còn phiền não. Và đó cũng chính là cách ta tự tạo hạnh phúc cho chúng ta. Hãy luôn nghĩ đến những người còn đau khổ và phiền não trong cuộc đời khi ta tiếp cận được với họ, hãy hồi hướng cho họ. Và hãy luôn luôn suy nghĩ về tự thân nếu còn phiền não và đau khổ, hãy chuyển hóa ngay bằng tâm ý thanh tịnh. Do biết làm việc thiện nơi gia đình, nơi xã hội và chính nơi môi miệng, nghĩa cử, hành động, suy nghĩ của chúng ta.
Hãy đặt bàn tay trí tuệ tay phải vào lòng bàn tay từ bi, bàn tay trái chúng ta đi vào 07 biến vi diệu âm chánh niệm từ bi quán Mu A Mu Sa.
Thưa Phật, chúng con nhận rõ nhân quả thiện ác sẽ tới như bóng với hình, chẳng đợi kiếp sau. Nguyện một lòng tinh tấn chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Thưa Phật, Phật đã nói với tâm ý thanh tịnh, lời nói hay hành động đều mang lại hạnh phúc và bình an, phước báu cho mọi người và cho chúng con. Chúng con nguyện luôn giữ tâm ý thanh tịnh qua chánh niệm hơi thở từ bi quán Mu A Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Thưa Phật, Ngài đã dạy cho chúng con để có tâm ý thanh tịnh, hãy làm việc thiện, bỏ đi việc ác. Chúng con nguyện tinh tấn làm việc thiện, từ bỏ việc ác và trú tâm trong chánh niệm hơi thở từ bi quán Mu A Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Phật đã dạy chúng con, đau khổ, phiền não còn chính là bởi tâm ý chưa thanh tịnh. Nguyện một lòng làm việc thiện để tâm ý thanh tịnh, để mỗi một lời nói và hành vi của chúng con đều mang lại hạnh phúc và bình an cho chính mình và mọi người yêu thương. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện theo lời Đức Phật dạy sống đời gương mẫu, giữ tâm ý thanh tịnh bằng việc thiện để lời nói và hành vi tạo ra hạnh phúc và bình an. Nguyện hồi hướng cho muôn người cũng đều đồng hành trong chánh niệm hơi thở – từ bi quán Mu A Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Nguyện hơi thở chánh niệm từ bi quán Mu A Mu Sa, tiếp năng lượng tình thương của Phật vào cuộc đời để chúng con luôn luôn làm việc thiện, giữ tâm ý thanh tịnh. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Việc thiện sẽ mang lại tâm ý thanh tịnh. Tâm ý thanh tịnh sẽ mang lại lời nói và hành vi sẽ tạo ra hạnh phúc và bình an. Liền như bóng với hình chẳng xa, chẳng xa vời cho tới kiếp sau mà ngay hiện tại, trước mắt, bây giờ. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.
Mô Phật! Các bạn ta đã đồng tu xong rồi. Cảm ơn các bạn đã cùng đồng tu với Bảo Thành hôm nay. Nhận rõ rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi với tâm ý thanh tịnh qua việc thiện. Để nhân quả thiện ác như bóng với hình ta nhận rõ mà mọi tạo tác cũng như ngôn ngữ ứng dụng trong đời luôn là nguồn hạnh phúc, bình an cho ta và cho người.
Mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!
Chúng con nguyện xin Chư Phật mười phương luôn ban rải năng lượng tình thương xuống cho chúng con. Để chúng con hiểu thấu được rằng Phật luôn ở gần với chúng con, dắt dìu chúng con trong hơi thở chánh niệm từ bi quán Mu A Mu Sa. Để biết làm việc thiện, tránh việc ác cho tâm ý thanh tịnh, tạo ra an lạc và hạnh phúc trong đời sống của con qua ngôn ngữ và hành vi đối ứng với mình và với người. Nguyện hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia thành lập chính sách hòa bình cho thế giới, ngừng hẳn chiến tranh. Hồi hướng cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược biết chế tạo ra vắc-xin (vaccine) và thuốc trị bệnh đại dịch. Nguyện hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế giới chữa lành các bệnh nhân. Hồi hướng cho tất cả những ai còn đau khổ, bệnh hoạn, phiền não gặp được hạnh phúc và bình an. Hồi hướng cho chư hương linh tái sanh cảnh thiện lành.
Con xin mười phương Chư Phật từ bi chứng minh.