Bảo Đức đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Các bạn thân mến, Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn là Pháp môn phối hợp giữa hơi thở Chánh Niệm và mật chú Mu A Mu Sa. Hơi thở Chánh Niệm tịch tĩnh ở trong đó để chúng ta quán chiếu thân ta, cảm thọ. Cái danh từ của Phật Pháp gọi là Thân − Thọ Niệm Xứ. Dịch cho nó đơn giản hơn là ngồi cảm nhận những cái cảm thọ vui buồn, sướng khổ, đau nhức, hạnh phúc, tất cả mọi thể loại cảm thọ của thân, của tâm ở từng vùng miền trên cơ thể nếu nói về thân, ở từng vùng xuất phát nói về tâm. Và nương vào tha lực Phật điển của mật chú Mu A Mu Sa có nghĩa ta thỉnh mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại Từ đại Bi xuống cho tất cả mọi chúng sanh. Với cái năng lượng Từ Bi đó ta gội rửa mọi cảm thọ uế trược, cấu nhiễm, bất tịnh, tiêu cực để chuyển hóa cuộc đời của mình thành tốt đẹp hơn.
Niềm tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo, hiểu thấu Nhân Quả Thiện − Ác, giữ năm giới vẫn luôn luôn là cái nền tảng vững chắc trên con đường tu tập Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn. Hành thiện là trợ duyên tăng trưởng phước báu, quán chiếu là chuyển hóa tất cả những lầm lỗi, nhìn rõ mọi cảm xúc của con người để từ đó lấy ý tâm của mình, lấy ý căn của mình, lấy tâm ý, dùng phương pháp nào cũng chỉ là một chữ có nghĩa như Phật dạy dùng ý, dùng tâm để chúng ta làm chủ mọi cảm xúc để không còn dính mắc đi tới sự hạnh phúc, an vui trong cuộc đời. Càng đơn giản hóa ý nghĩa của ngôn ngữ để đi vào sự thực hành càng dễ tiến bộ. Do đó các bạn nhớ rằng ta đã nương vào Phật là Bậc Thầy và tất cả các phương thức Ngài dạy cũng như hòa hợp của Tăng Đoàn là điều tất yếu cần có trên con đường tu tập của tất cả Phật tử tại gia hay xuất gia, không cần biết tông phái nào, mười điều thiện ai cũng phải hành. Không ai mà không tin vào Tam Bảo, Nhân Quả, giữ giới, hành thiện mà có thể chứng đắc dù đã thọ nhận các Pháp môn cao siêu. Tất cả các Pháp môn đi tới sự cao siêu nhiệm mầu chính là ở chỗ ta tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo, Nhân Quả, giữ năm giới và hành thập thiện. Có được nền tảng như vậy ta sẽ xây được một tòa lâu đài đức hạnh viên mãn để thành tựu pháp an lạc và hạnh phúc.
Hơi thở đi vào bằng mũi ta phải thấy được hơi thở đi vào bằng mũi để dùng cái Tánh Thấy đó. Khi đi xuống dưới vùng Luân Xa số 1, 2 ta phải biết bụng ta phình ra. Khi thở ra ta phải thấy được hơi thở từ ở dưới, hóp vào biết bụng hóp vào và thở ra. Cứ như vậy dùng ý dẫn Phật điển tức là năng lượng chúng ta tiếp xúc được của Chư Phật ban rải xuống tới từng vùng Luân Xa quán chiếu những cái cảm thọ của mình trong từng giây phút. Với cái cách thực tập hơi thở Chánh Niệm như vậy ta sẽ làm chủ được hơi thở, ta sẽ làm quen được với hơi thở, ta sẽ đồng hành được với hơi thở Chánh Niệm để cùng cảm nhận mọi cảm xúc, suy nghĩ của ta khởi lên để tưới tẩm vào đó năng lượng Từ Bi chuyển hóa cái chủng tử đó ngay khi nó mới khởi lên. Đã là phàm phu bận rộn trong cuộc đời ta đừng vội khoác áo cũng những Bậc Thánh, Bồ Tát, Phật vào trong lòng. Mà hãy khoác cái thân phàm vào và cứ cần cù, chuyên chú, tẩy rửa, gội rửa những cái tánh phàm bằng năng lượng Từ Bi thế là cuộc đời đã an vui, hạnh phúc lắm rồi.
Bây giờ mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi để chúng ta bắt đầu tu tập. Đề mục hôm nay chúng ta quán chiếu là “chuyển hóa nghiệp chướng”. Tất cả mọi nghiệp chướng nhiều đời ta đều có thể chuyển hóa được.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở 7 Luân Xa để chúng con có được Trí Tuệ và Định lực nhìn rõ để chuyển hóa nghiệp chướng nhiều đời của chúng con. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật!
Các bạn thân mến, theo như từ xưa người ta luôn mặc định cuộc đời của con người sanh ra như thế nào thì đời đời không thể thay đổi. Cứ ám chỉ mình rằng tất cả các loại nghiệp chướng ta đã tạo ra không thể thay đổi, phải chấp nhận mà thôi. Từ những cái tư tưởng nguyên khởi như vậy từ cái thuở xa xưa dần dần gom lại những ý tưởng và con người đặt để ra một cái chân lý để áp chế mọi người phải tin rằng chúng ta đã được đặt để như vậy bởi nghiệp và không thể thoát ra được. Từ cái chữ “nghiệp” đó người ta nâng tầm ngôn ngữ cho nó cao siêu hơn để vượt khỏi cái tầm tay có thể kềm tỏa, kềm chế, chuyển hóa. Cái thứ gì mà không hiểu, không biết, cái gì mà không thể kềm chế, chuyển hóa được theo cái tư tưởng suy nghĩ của con người, người ta nâng tầm thật là cao biến thành hai chữ thật là lớn đó gọi là “Thượng Đế”, đó là “Ông Trời”, đó là “Tạo Hoá”. Khi cái chuyện gì Thượng đế, ông trời, tạo hóa đã an bài, đã sinh ra ta không thể chối cãi được mà phải chấp nhận. Chính vì hai chữ “chấp nhận” mà con người đã đặt để theo cái nguyên lý hiểu biết thật là nhỏ bé, thật là thấp, thật là giới hạn khi đứng trước biết bao nhiêu những cái sự việc xảy ra không có đủ Trí Tuệ để hiểu đi vào cái vùng tối, vùng mù của tâm thức, của não bộ không thể hiểu, của Trí Tuệ không thể thông, người ta đặt ra hai chữ “Thượng đế”, “trời đất”. Và rồi trời đất, Thượng đế an bài hết mọi con người, tạo vật theo như điều Ngài muốn, thích theo ý Ngài, Ngài thưởng, không thích theo ý Ngài, Ngài phạt.
Hình như nó tản mác lâu đời trong tâm trí của con người và như vậy cứ sống, sống mà để chấp nhận. Bởi vậy cái thế giới ngày xưa trong Ấn Độ người ta vẫn chia thành thứ lớp của những cái tầng lớp con người sinh ra với cái nghiệp chướng như thế trong từng gia đình, trong từng giai cấp. Và đời đời kiếp kiếp chết đi có tái sanh trở lại cũng sanh vào giai cấp đó mà thôi, không thể thoát được, để làm gì? Để những con người được đặt để vào giai cấp cao họ hưởng phước và những con người được đày đọa trong giai cấp thấp luôn luôn chỉ là những con người phục dịch, tôi tớ, nô lệ cho họ mà thôi. Và hình như tản mạn trong các tôn giáo, niềm tin của mọi người bởi khuất phục trước cái sự không hiểu biết đặt để ra cái tầm cao không thể với để cho mọi người chấp nhận số mạng của mình. Cho tới khi Đức Phật ra đời và Ngài Giác Ngộ, Ngài nhìn thấu được tất cả sự vận chuyển của Sanh − Tử Luân Hồi trong sáu nẻo đều do chính mỗi con người chúng ta đi vào. Nếu có thể đi vào trong vùng tối thì có thể xoay đầu hồi lại trở về với ánh sáng của tự nguyên vốn có trong đời. Chưa có ai nói điều này, ai cũng nói rằng ta sinh ở đâu ta chịu ở đó, nghiệp như thế nào phải trả cho tới chết, trả mãi, trả mãi. Luôn luôn là như thế, còn chuyển hóa nó thì không có được đâu, bó tay, chịu trận, đầu hàng để đón nhận tất cả những cái xui xẻo, tai họa. Những cái thân phận làm người đã mặc định trong xã hội, tầng lớp trong chế độ trong cái chế độ, kỷ nguyên đang sống. Dù là văn minh như ngày nay người ta vẫn mặc định giai cấp âm thầm nhưng thực sự vẫn còn có sự phân biệt chủng tộc, giai cấp con người. Đây chính là lúc chúng ta cần phải mang lời giáo huấn của Phật ra để thực hành. Để mỗi con người chúng ta được tự do tung đôi cánh an nhiên tự tại bay vào vùng trời cao rộng để đón lấy Ánh Minh Tuệ của Phật mà được giải thoát khỏi mọi nghiệp chướng ta đã tạo ra.
Chẳng ai tạo nghiệp cho ta, chẳng ai dồn nghiệp cho ta, chẳng ai đưa đẩy nghiệp cho ta, chẳng ai gánh nghiệp cho ta. Nghiệp do ta tạo ta phải chịu, ta có thể tạo ra ác nghiệp thì Đức Phật đã chứng minh thật là rõ ta cũng có thể tạo ra thiện nghiệp. Thiện và ác đều là nghiệp, tạo ra nghiệp. Cái nghiệp đó người ta gọi là nghiệp lực, thật là rõ theo một cái quy luật của khoa học. Mọi tạo tác của ý, của ngôn ngữ, của hành động theo chiều hướng bất tịnh, gian ác tạo ra một cái lực ác kéo ra vào vô minh. Còn giữ giới, hành thiện, biết ái ngữ, suy nghĩ hướng Thượng, thanh cao tạo ra một cái lực thanh tịnh dẫn đưa chúng ta thơi thới từ trong cái cõi lòng ngay trong cái cuộc sống hiện tại. Thật là rõ nhưng trước đó chưa có ai nói. Người ta cứ nói sinh ra là chịu vậy, sinh ra thế nào phải gánh gồng hết thôi. Mà không phải chỉ kiếp này thôi đâu, mãi mãi con cháu, dòng tộc cứ như thế phải chịu, không có công bằng. Đức Phật Ngài đã Giác Ngộ, Ngài nhìn thấy công bằng ở trong sự bình đẳng Tánh và Trí của mọi chúng sanh. Dù có sơ sài có thân tướng bình thường hay có thân tướng vi diệu như loài người cũng bằng nhau, chẳng khác. Đây là một chân lý làm nổ tung tất cả những mặc định, định kiến, triết lý, triết học của con người chưa Giác Ngộ đã tự sáng chế, tác tạo và áp chế vào mỗi người để người ta cứ khổ hoài, không có cái lối thoát.
Chuyển hóa nghiệp chướng nhất định là một chân lý, Phật đã dạy thật là rõ. Cho nên Bảo Thành và các bạn không thể buông xuôi cuộc đời dù chúng ta sinh ra trong một gia đình, trong một hoàn cảnh so sánh với mọi người thật là tệ nhưng không phải là ta phải đầu hàng. Bởi những gì ta sinh ra dù sung sướng, hạnh phúc, có đầy đủ phước báu tràn ngập tịnh tài, phước báu về danh vọng địa vị, quyền lực, của cải trong cuộc đời. Hay không có một chút phước báu thì cũng chính là nghiệp của chúng ta mà thôi. Nhìn rõ cái hiện kiếp, hiện tại mà ta thấy được nghiệp đó có phước báu hay không có phước báu. Nó thuộc cái vùng của bất thiện hay vùng của tâm thiện, vùng của gian ác hay vùng của cái tâm mà chúng ta hướng tới những điều cao cả. Thiện − Ác tạo ra nghiệp, rõ mà, nếu không có phước báu ta tạo phước để chuyển. Tất cả những cái nghiệp ta tạo ra làm tổn phước báu gây ra tai họa. Một người té xe có thể đứng dậy, nếu có gãy chân, gãy tay thì cũng có thể đi tới nhà thương để chữa trị mà. Cho nên tất cả những cái nghiệp gì chúng ta tạo gọi là ác nghiệp nay trổ quả gây tai họa đều chuyển hóa được nếu chúng ta nhìn nhận cho nó sớm để chuyển hóa, đừng đợi nó trổ quả.
Có một cô bạn, chạy chiếc xe, chắc có lẽ bận rộn trong cuộc đời, thấy con chó đi ngang không kịp tránh, đụng vào nó té trầy chân, trầy tay. Rồi nghĩ quẩn ôi chắc là nghiệp, mà nếu thông minh chút xíu thì nói chắc có lẽ ta bị phân tâm do công việc hay chuyện gì đó nên trên trục lộ giao thông này ta sơ ý, con chó chạy ngang ta không tránh kịp thì bị té. Cũng nhẹ nhàng mà, chỉ cần nhắc nhở mình một cái lần sau cẩn thận thì nhẹ vô cùng. Chỉ cần hai chữ “cẩn thận”, “lần sau cẩn thận” thì nó nhẹ biết bao. Nhưng nếu không định ở cái Trí Tuệ như vậy thì bắt đầu nghĩ miên man chắc là nghiệp. Mà đúng, đây là nghiệp hiện tiền con mắt không chịu nhìn, ta có con mắt, ta có Trí Tuệ, ta có phản ứng thật là nhanh khi lái xe nhưng lúc đó ta bị phân tâm. Cái nghiệp đó là nghiệp hiện tại, chẳng cần phải nói quá khứ đâu. Hiện tại chưa chịu chú tâm, tâm chưa định, phân tán quá nhiều. Đi trên trục lộ ngang dọc của cuộc đời muôn sự có thể xảy ra, ta bị phân tâm đụng vào con chó. Nhưng có hai luồng tư tưởng, nếu chúng ta sợ thì bắt đầu suy nghĩ nghiệp này, nghiệp kia. Còn mà nghĩ lung tung nữa thì: “à chắc ai hại ta đây”, “ai trù ếm ta đây” hoặc có vong, có linh, có ma, có quỷ, có đủ thứ. Con người có cái cảm tính thường hay đổ thừa, lỗi lầm của ta không bao giờ nhận, mọi sự sai trái thường đổ thừa. Mà cái đối tượng chúng ta đổ thừa một cách dễ dàng nhất khi không có phản ứng đó là hương linh, vong linh, ma quỷ. Bởi vì họ không có nói với ta là: “tôi đâu có làm”. Nhưng nếu bạn đổ thừa với một người bạn khác, người bạn đó có thể phản ứng và nói rằng: “bạn nói sai rồi, tôi đâu có làm, đó là lỗi của bạn”. Chính vì vậy khi đổ lỗi cho nhau ở trên đời cứ cãi hoài cho nên cuối cùng người ta mới đổ lỗi cho vong linh bởi vong linh không có cãi. Nghe thấy cũng vui, cuộc đời có nhiều cách để đổ thừa. Nhưng người Phật tử chúng ta tu rồi chúng ta thấy dù là nghiệp hiện tại hay là nghiệp của quá khứ hay những cái sự bất cẩn trong cuộc đời của chúng ta đều nói đến hai chữ “Tỉnh Thức”. Ta không có thực sự sống trong Tỉnh Thức. Người sống trong Tỉnh Thức là người luôn biết quán chiếu mọi hành động đang xảy ra để rồi mọi hành động trong Chánh Niệm hơi thở họ thấy và họ biết. Thấy biết đó để họ kiểm chứng, để họ làm chủ, để họ điều ngự mọi suy nghĩ, hành động của họ, trong từng giây phút họ luôn luôn an lạc.
Các bạn sẽ nói: “Thôi hãy cho tôi biết chuyển hóa nghiệp chướng như thế nào? Ta đang nghèo, tôi muốn giàu, tôi đang khổ, tôi muốn hạnh phúc, tôi đang phiền não, tôi muốn bình an”. Thực ra Đức Phật là một Bậc Thầy đã truyền cho chúng ta cái công thức rồi. Nếu ở nhà chúng ta hết gạo để nấu cơm thì đi mua gạo, rõ ràng. Còn nếu như hết cơm, không có đồ ăn ở trong nhà thì ra tiệm mà ăn. Phải có tiền, tiền là phương tiện. Để chuyển cái phương tiện định mặc để chúng ta chuyển cái công sức làm việc đó được đại diện bằng tiền đổi lấy thóc, lấy gạo, lấy đồ ăn ở tiệm hoặc tự nấu. Phước báu là năng lượng vi diệu của thiện pháp, chỉ có những ai có phước báu bằng thiện pháp thì có thể mang cái phước báu đó ra để chuyển hóa, để thay đổi. Hay nói đúng hơn cái từ ngữ hiện tại là để trao đổi để sống. Tiền là tượng trưng cho công lao, sức làm việc, mồ hôi nước mắt chúng ta làm ra. Trong cuộc sống, trao đổi cái sự việc như vậy và tiền là đại diện cho cái công sức làm việc để từ đó lấy nó trao đổi lấy miếng ăn, miếng uống, nhà cửa, quần áo, phương tiện ở đời. Phước báu có thể nghĩ đơn giản như thế, là những công việc, cứ gọi là công việc, đừng gọi chữ pháp cao siêu quá, gọi như là một cái công việc. Nếu chúng ta làm cái công việc ác ta không có phước báu tức là không có tiền để trao đổi. Nếu ta làm những công việc thiện, ta có tiền phước báu. Bảo Thành gọi như vậy cho dễ hiểu, ta có được đồng tiền phước báu để từ đó ta có thể mang cái phước báu để này để trao đổi, để hoán đổi, để chuyển hóa cho có đủ phương tiện trong cuộc sống.
Do đó, ở trong cuộc đời bất cứ chuyện to, chuyện nhỏ, sống trong Chánh Niệm, nhìn rõ nghiệp chướng của mình, không bao giờ đổ thừa. Bảo Thành vẫn thích một câu ở trong Thiên Chúa Giáo, mỗi một chủ nhật người ta cầu nguyện người ta luôn vỗ ngực, người ta nói: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi”. Tức là tất cả mọi cái chuyện xảy ra vui buồn, sướng khổ đều là do chính họ. Cái đó cũng làm một ý tưởng tuyệt vời, Chư Phật cũng dạy như vậy mà nhưng dịch theo một cái ngôn ngữ khác thôi. Vạn sự ở trên đời xảy ra cho ta đều do chính mình tạo, cái ác hoặc cái thiện. Tựu trung hai chữ “nghiệp chướng” nó gọi là chướng ngại trong cuộc đời còn nếu có thiện nghiệp thì chẳng có chướng ngại. Chữ “nghiệp chướng” ở đây nói đến sự chướng ngại xảy ra trong cuộc đời do bất thiện nghiệp ta đã tạo. Chúng ta chỉ cần làm thiện nghiệp mà thôi, tạo ra phước báu thì mọi nghiệp chướng đều được chuyển hóa. Chỉ cần thông thạo cái pháp của nhà Phật, cái công thức của Đức Phật.
Có một anh chàng học về nông nghiệp ở trong một trường đại học trên thành phố dạy về ngành nông nghiệp. Anh ta tốt nghiệp đại học nông lâm, giỏi dữ lắm nhưng chưa bao giờ về miền quê. Trên giấy tờ văn bản, bằng cấp thật là cao, nghiên cứu kinh sách thật là nhiều. Đến khi ra trường về miền quê tiếp xúc thực tế nhưng vô tình cái đợt đó anh ta về đúng vào cái mùa lũ. Tất cả những cái đê ở bờ ruộng đã bị tràn ngập, đã bị bung hết. Anh ta luống cuống không biết phải xử trí như thế nào. Thì anh ta thấy một ông già lội ở trên ruộng đi tới một cái chỗ kia có một cái đập. Và cái đập đó ông ta chỉ xả đập ra cho nước chảy đi, thế là nước rút thật là nhẹ nhàng, từ từ, bảo vệ được cái bờ đê. Nhưng mà anh ta dùng biết bao nhiêu cái trí tuệ suy nghĩ nhưng không biết phải làm gì, bối rối vô cùng. Để xử lý cái vấn đề nước ngập trên đồng ruộng, làm vỡ đê chỉ cần mở cái cửa chặn nước ra, nước sẽ tuôn, nó không giữ ở trong đó. Anh ta mới suy nghĩ tại sao anh ta học bao nhiêu năm lại không có một sự phản ứng nhanh như vậy mà một lão nông chỉ có một cái khố quấn ở dưới thôi, đầu trần, chân đất bước ở trên nước lũ mà mở đê thoát nước. Còn ta quần áo thì đẹp như một thư sinh đại học có bằng cấp mà thấy nước lũ không dám bước xuống.
Nó khác biệt ở hai chỗ là pháp học, chúng ta học có tinh thông cỡ nào đi nữa nhưng vẫn phải trở thành một lão nông, sẵn sàng bước xuống cái vùng sình lầy, lũ lội trong cái mùa đó để xả đê, để mở đê cho nước thoát. Trong cuộc đời của chúng ta những cái mùa lũ của tai họa, mùa lũ của nghiệp chướng tràn về khi nó trổ quả, ai ở trong cái hoàn cảnh đó mới thấm được cái nỗi đau của kiếp người. Còn không ta chưa bị, chưa trổ quả ta luôn luôn chẳng có cảm nhận đâu. Do vậy, các bạn nhớ hãy trở nên như một lão nông bình thường sắn tay áo sẵn sàng, đầu đội trời chân đạp đất bước vào vùng lũ gỡ đê cho thoát nước. Thì cả cánh đồng cuộc đời chúng ta đây sẽ được giải thoát khỏi mọi cái nghiệp chướng ta đã tạo ra do cái mùa lũ tới. Không ai trốn được nghiệp mình đã tạo ra, trên trời, dưới đất, hang động, sâu xuống biển, chỗ nào cũng không thoát được khi nó trổ quả. Vậy thì phải như lão nông đừng ôm kiến thức đặt ở trên đầu, mặc áo thật đẹp đứng chơi vơi vùng lũ, không dám bước xuống. Mà cứ đi bước vào ngay cái vùng lũ của cuộc đời biết bao nhiêu nghiệp chướng đã chất chồng để tháo ra, gỡ ra. Gỡ bằng cái gì? Gỡ bằng hơi thở Chánh Niệm, gỡ bằng năng lượng Từ Bi, gỡ bằng sự xả thân bước vào trực diện với nghiệp chướng của mình. Không chạy trốn, đi tới các vị Thần, cái vị Thầy, các Đấng này, Đấng kia để giải nghiệp cho chúng ta. Xưa đến giờ mọi người thường lầm, nghiệp nó tới chạy tới người này, chạy tới người kia để giải nghiệp. Hoàn toàn sai, nghiệp của ta, ta phải trực diện và chuyển hóa. Cho nên để chuyển hóa nghiệp chướng phương pháp tối hậu, cao siêu, đơn giản, dễ làm như lão nông kia bước xuống ruộng mở đê ra nước sẽ thoát. Nước nghiệp chướng vô lượng kiếp tuôn vào cuộc đời nay trổ quả các bạn hãy mạnh dạn nhìn. Nhìn vào hơi thở Chánh Niệm để lấy cái sức mạnh của năng lượng Từ Bi nơi Chư Phật tháo cái đê, tháo cái bờ, tháo sự ngăn chặn của tâm thức chúng ta bị ràng buộc, nhốt vào trong cái vùng lũ này để nó thoát ra. Và từ đó ta mở cửa tâm hồn nhìn thấy thiện pháp vi diệu. Chỉ cần trong Chánh Niệm hơi thở là đủ.
Các bạn cầu pháp giải thoát đừng nên cầu kỳ quá mức, sắc tướng nhiều chi cho mệt. Chỉ khiêm tốn, nhẹ nhàng trở về theo dõi hơi thở. Hơi thở kỳ diệu, hơi thở mầu nhiệm, hơi thở này đưa chúng ta siêu thoát tất cả. Theo dõi hơi thở là phương thức giản đơn mà Bậc Thầy Vô Thượng là Phật đã dạy để giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp chướng. Không nói nhiều, các bạn cứ thử kinh nghiệm. Khi các bạn thật là khổ, thật là buồn, khi các bạn đang ở trong cái tình cảnh thiếu tiền, thiếu tình, thiếu danh, thiếu đủ thứ nó khổ dữ lắm. Các bạn theo dõi hơi thở, Trí Tuệ bừng sáng, các bạn sẽ nhìn rõ được những sự việc các bạn cần phải làm để thay đổi cuộc sống. Phật không có nói sai, Phật nói thật là chân thật. Hơi thở siêu mầu, mình nói theo cái danh từ bình thường hơi thở Chánh Niệm có cái sức mạnh thần thông đẩy lui mọi dòng nghiệp thức của quá khứ do bất thiện nghiệp tạo ra cái nghiệp chướng hiện tiền ngày hôm nay.
Thật là siêu nhưng đơn giản, các bạn cần phải áp dụng. Như lão nông kia chỉ bước xuống ruộng mở đê thôi là thoát được rồi. Có chi đâu như anh học đại học có bằng cấp chỉ đứng ở trên bờ mà suy tính chi cho nhiều. Khi nghĩ ra chắc đê, ruộng sẽ hư hết rồi. Cuộc đời của chúng ta là có thói quen cứ vịn vào người khác để thay đổi cuộc đời của ta. Mà Phật dạy chỉ có ta mới có thể thay đổi được nghiệp chướng của chính mình. Có thật nhiều cái phương pháp nói để thay đổi nghiệp chướng, để chuyển hóa nghiệp chướng nhưng chỉ là vẽ vời trên văn tự, ngôn ngữ được gọi là triết học cao siêu, nhiệm mầu hoặc gọi là Phật học uyên bác, mầu nhiệm, huyền ngữ. Nhưng mà thực ra trở về với Phật nó là một cái pháp hành, phải hành động thật là rõ. Đơn giản như bữa cơm mẹ nấu cho ta ăn, như nồi cơm mẹ dạy cho ta nấu. Đơn giản như vòng tay yêu thương của mẹ ôm ấp khi ta sầu muộn, như nụ cười chan hòa yêu thương của mẹ ban cho ta khi ta cay đắng ở trong cuộc đời. Nó đơn giản như vậy thôi cho nên năng lượng Từ Bi Mu A Mu Sa chan chứa trong hơi thở Chánh Niệm có cái sức mầu nhiệm siêu thoát để giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp chướng. Các bạn hãy thực nghiệm sẽ có được một sự trải nghiệm kỳ thú trong cuộc đời.
Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay Từ Bi để chúng ta vận hành 7 hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa. Các bạn hãy nhìn lại chính mình và nhìn lại nghiệp chướng đang tồn tại trong tự thân, nhiếp tâm vào hơi thở Chánh Niệm, đón nhận tha lực Phật điển chúng ta sẽ thấy được nghiệp chướng chuyển hóa từ từ trong cuộc đời của chúng ta.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con đón có được Chánh Định nhìn rõ và chuyển hóa tất cả nghiệp chướng nhiều đời chúng con đã tạo ra. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Chúng ta vừa thêm 7 biến nữa, thanh tịnh và năng lượng tràn đầy.
Các bạn, mọi chuyện xảy ra ở trên đời là bởi vì chúng ta làm việc theo cái quán tính chứ không làm việc trong sự Tỉnh Giác. Những cái câu chuyện kể sơ qua về một cô bé sơ ý đụng vào con chó là bởi vì cô ta lái xe theo quán tính của mỗi ngày đã đi để rồi cái đầu suy nghĩ lung tung. Thực ra tất cả những gì chúng ta đã làm nó tạo thành một cái thói quen gọi là tập khí. Và rồi thói quen đó như một quán tính dẫn, nó tạo cho ta thấy rằng con đường này, cách này, phương thức này nó quen thuộc quá rồi những cái chuyện không ngờ nó xảy ra ta đổ thừa cho nghiệp. Nhưng thực ra ta chưa có cái thói quen sống trong sự Tỉnh Giác. Chánh Niệm hơi thở là phương thức giúp cho chúng ta sống tỉnh, sống thức tỉnh để không bị thói quen của cuộc đời dẫn, không bị quán tính của cuộc đời kéo. Chúng ta phải trở về sống trong sự Tỉnh Thức thực sự để hưởng được hạnh phúc trong sự Tỉnh Thức đó nơi từng giây, từng phút ta đang sống trong cuộc đời. Đừng bỏ thí cuộc đời cho những cái quán tính, thói quen ta đã tạo ra nó kéo, nó dẫn đi dù con đường đó có đường xưa, có lá me bay hay con đường xưa có ai đó cùng đi với ta. Nay đi trên con đường đó phải Tỉnh Giác, đừng thả hồn mơ mộng lá me bay, là vàng lác đác. Tại sao cứ phải sống với quá khứ? Cái đó thì hơi rõ để suy nghĩ nhưng thực ra các bạn cứ thử trải nghiệm đi nếu các bạn không Chánh Niệm hơi thở các bạn ngồi lên xe để lưu thông trên cuộc đời hay lên cái cuộc đời như chiếc xe này chạy ta hầu hết bị quán tính của quá khứ dẫn đưa mà chẳng có sự Tỉnh Giác hiện hữu ngay giây phút đó. Chánh Niệm hơi thở giúp cho chúng ta tăng trưởng phước báu trong từng giây, từng phút.
Có một anh chàng làm hướng dẫn viên, hướng dẫn cả một nhóm người đi vào một cái động bằng một con thuyền thật là nhỏ, phải chui qua một cái hang. Trong đó có một cái động thật là đẹp, rỗng ở bên trong. Nhưng đi qua cái hang đó rồi vào trong động thì nước nó dâng lên bít kín cửa. Vừa đi vào nước dâng bít kín cửa, nguyên một đoàn nhìn ngược lại thấy cái cửa vừa đi vô bị bịt kín hoảng sợ vô cùng, la lên
Người ta nhốn nháo sợ hãi nhưng người hướng dẫn viên vẫn tươi cười, vẫn chỉ lên từng cái vách tường, từng thạch nhũ, từng những chỗ đẹp trong hang động chỉ có mọi người trên cái thuyền đó rằng nơi đây nó tích lũy được trải qua hàng ngàn, hàng tỷ năm. Và anh ta cứ mỉm cười, nói luyên thuyên về những cảnh đẹp. Nhưng người ở trên thuyền sợ hãi vô cùng bởi nhìn ngược lại dõi theo cái cửa động đã bị nước dâng lên bịt kín. Và trong suốt cuộc hành trình một tiếng rưỡi đó khi trở về chẳng ai còn có cơ hội để nhìn cảnh đẹp, thưởng thức cái cảnh đẹp hiện tại mà chỉ thấy cái cửa động bị nước dâng lên nên sợ hãi. Cho nên cái chuyến đi vào động thưởng lãm cái cảnh đẹp, thạch nhũ đó họ không có hưởng được, họ tràn đầy sự lo lắng cho mạng sống. Khi vòng ra họ rất là sợ bởi thấy cái cửa động lúc nãy bị bịt kín nghĩ rằng sẽ không thoát được, sẽ bị nhốt ở trong. Nhưng khi tới gần cửa thì nước đã hạ xuống, thấp xuống và con thuyền đã thoát ra nhẹ nhàng. Khi ra khỏi động người ta mới hỏi anh hướng dẫn viên rằng:
Anh hướng dẫn viên chỉ nói đơn giản:
Lúc đó mọi người mới ồ một tiếng, hóa ra trả biết bao nhiêu tiền đi vào trong động mà không thể nhìn cảnh bởi cái tâm sợ hãi.
Các bạn, chúng ta có một hướng dẫn viên là Phật Tổ Như Lai ngồi trên cái thuyền của cuộc đời mênh mông trong cái chỗ trôi nổi của cuộc đời. Chúng ta bị cái nghiệp chướng nhiều đời nó dâng lên bịt kín cái tầm nhìn của chúng ta. Nhưng Phật là một hướng dẫn viên đã vào ra trong cái lặn ngụp của cửa Sanh − Tử rồi. Ngài biết được khi nghiệp chướng dâng, nghiệp chướng tàn, nghiệp chướng xuống, biết làm sao để chuyển hóa. Nên trên con thuyền đồng hành với Phật, người hướng dẫn viên Phật Tổ thật là thong dong tự tại chỉ cho ta cái cảnh đẹp hiện tại ở trong động nhưng ta không nhìn bởi ta sợ. Các bạn, các bạn đã có nhân duyên ngồi trên thuyền của pháp giải thoát Đức Bổn Sư thuyền dạy. Hãy tin vào Ngài, Ngài là người hướng dẫn viên, hiểu được nước dâng, nước xuống. Cái nước nghiệp chướng dâng lên và hạ xuống trong từng thời, từng khắc để từ đó tự tại trong Chánh Niệm hơi thở để hưởng được cái đẹp trong chính cuộc đời này. Hãy trở về với vị hướng dẫn viên này, tin tưởng vào Ngài và bước lên cái thuyền Bát Nhã của giáo lý Phật đã truyền cho chúng ta qua cái con đường thật là dễ đó là hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa.
Các bạn thực hành đi, tin tưởng đi, hướng dẫn viên Phật Tổ là người đã đi vào, đi ra trong Sanh − Tử nhiều đời nên biết thật là rõ. Đừng sợ, đừng la toáng lên, đừng hoảng sợ như cái nhóm người du lịch kia đã trả biết bao nhiêu tiền mà chẳng hưởng được cảnh đẹp. Chúng ta đã trả biết bao nhiêu cuộc đời lăn lộn trong nghiệp chướng rồi chưa một lần được hưởng cái đẹp trong cuộc đời Chánh Niệm hơi thở. Thì đây, trong lúc này, có phước báu nghe và thấy được Phật Pháp hãy sống Chánh Niệm để được hưởng hạnh phúc và an lạc trong cuộc đời để chuyển hóa mọi nghiệp chướng. Nghiệp chướng dù có lớn, có mạnh như nước lũ dâng lên bít kín cửa của cuộc đời thì nhớ rằng Phật Tổ đã đi qua rồi. Ngài biết cứ theo hơi thở Chánh Niệm nước sẽ hạ dần dần để ta đi trở lại cuộc sống thanh bình. Các bạn, dù lọt vào cái động Sanh − Tử đi nữa thì trong Sanh − Tử đó vẫn đẹp vô cùng. Chúng ta đang sống trong Sanh − Tử của kiếp người, muôn trùng cái đẹp sẽ hiển lộ trong Chánh Niệm hơi thở mà thôi.
Đặt bàn tay phải và tay trái vào với nhau, mời các bạn
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và chúng con phát nguyện luôn tin tưởng vào huấn luyện viên cũng như hướng dẫn viên Phật Tổ trong giáo pháp Chánh Niệm hơi thở để chúng con có thể can qua mọi dòng nghiệp thức chướng ngại của cuộc đời. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và giúp cho chúng con thường trú trong Chánh Niệm hơi thở Mu A Mu Sa để chuyển hóa mọi nghiệp chướng nhiều đời đã tạo ra.
Thành tâm chúng con hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới để họ thành lập được những chính sách hòa bình cho thế giới để ngừng chiến tranh gây tang thương, chết chóc cho muôn người. Hồi hướng tất cả các nhà khoa học ngành y, ngành dược, các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới luôn luôn có trí tuệ chế tạo ra vắt xin và thuốc trị bệnh đại dịch và chữa lành các bệnh nhân. Nguyện hồi hướng cho những ai đau khổ nhất là quê hương quốc tổ của chúng con được giải thoát và bình an, sống tu tập Pháp Phật nhiệm mầu. Hồi hướng cho các vong linh tử vong được siêu sanh miền Lạc Tịnh.
Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.