Search

Bài 1193: Chuyển Hoá Tự Cao – Thất Bảo #1- Mu A Mu Sa

Bảo Đức đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đang ở trên kênh Youtube!

Cuộc đời kCuộc đời khi sinh ra làm người cho tới hôm nay chúng ta đã từng trải qua biết bao nhiêu những cuộc hẹn hò. Và trong những buổi hẹn hò của những cuộc chơi ở trong đời lẫn lộn giữa niềm vui sướng, hạnh phúc xen lẫn với đau khổ, tủi nhục, thất vọng. Và rồi ở trong những cảm xúc vui buồn, sướng khổ đó mỗi một chúng ta có một sự trải nghiệm riêng để nâng cao kiến thức ở đời. Nhưng nói đến buổi hẹn hò hôm nay của chúng ta không phải là buổi hẹn hò bình thường như ở cuộc đời mà là một buổi hẹn hò để tiến bước lên trên một con đường mới giải thoát mọi sầu muộn, đau khổ, mọi tánh khí của phàm phu tàng ẩn trong kiếp người mà ta khó làm chủ. Một trong những tánh khí đó gọi là tánh tự cao. Đề mục các bạn gửi về hôm nay “chuyển hóa tự cao”. Tự cao vốn có trong mỗi một con người, ai cũng có, ai cũng luôn luôn có chất của sự tự cao. Nhưng hiểu thấu được điều đó ta phải đi theo giáo lý của Đức Phật để chuyển hóa hoàn toàn sự tự cao, nâng tầm sống tới đỉnh cao thoát khỏi Sanh − Tử.

Các bạn, Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn dẫn đưa chúng ta thoát khỏi những sự ràng buộc đặc biết của sự tự cao, tự mạn mà trong văn tự Phật Pháp nói là cống cao ngã mạn. Một trong những tánh nó ở trong tâm rất nguy hại, gây ra đau khổ, phiền não cho chúng ta. Thất Bảo Huyền Môn giúp chúng ta chuyển hóa được cống cao ngã mạn của tự thân để biến cuộc đời của mình thành một ruộng phước phì nhiêu sẵn sàng ươm những mầm mống tốt đẹp gieo trồng vào cuộc đời. Để rồi từ đó muôn người, muôn chúng sanh đều có thể gặt hái được nơi ruộng phước của chúng ta những điều tốt đẹp. Hơi thở trong Thất Bảo chúng ta đã từng biết là nó đi vào từ mũi. Khi hít vào các bạn thấy tức là dùng ý, dùng tâm để nhận thấy hơi thở đi vào từ mũi rồi chúng ta đưa sâu xuống dưới bụng dưới. Tại nơi bụng dưới ta phình bụng ra, thấy hơi thở vào, biết bụng phình ra. Tâm dẫn ý theo dõi Luân Xa số 1. Luân Xa số 1 nằm vùng xương cùng ở đằng trước.

Từ xương cùng đến đảnh đầu được phân thành 7 khúc đều nhau. Và mỗi một đoạn như vậy có một vùng Luân Xa như những cửa khẩu dẫn những năng lượng của con người lan tỏa khắp châu thân giúp cho thân của chúng ta luôn luôn có sự tự tại bơi đầy đủ oxy dưỡng khí và năng lượng tự thể của kiếp người. Luân Xa số 2 ở dưới rốn của chúng ta khoảng chừng một đốt ngón tay rưỡi ngay chỗ Đan điền Khí hải gọi là bụng dưới. Luân Xa số 3 ở trên rốn một ngón tay gọi là bụng trên. Luân Xa số 4 tiếp giáp giữa vùng ngực và phần mềm, ngay huyệt Chấn thủy. Luân Xa số 5 ở ngay vùng cổ tiếp giáp giữa vùng cổ mềm và xương ngực. Luân Xa số 6 ở giữa hai chân mày và Luân Xa số 7 ở trên đỉnh đầu huyệt Bách hội hay còn gọi là đảnh đầu của chúng ta. Trong cơ thể con người có thật nhiều huyệt đạo theo Đông y và theo kinh nghiệm, sự học của những Bậc Cổ Đức, Thánh Hiền của ông bà, cha mẹ đã nghiên cứu 7 Luân Xa này 7 cửa khẩu. Là nơi luân lưu năng lượng của cơ thể giúp cho cơ thể của chúng ta lành mạnh, lọc sạch những trược khí, năng lượng tiêu cực để giữ cho thân bão hòa năng lượng trong sự tinh khiết của đất trời để cơ thể khỏe. Trong một thân xác khỏe mạnh tinh thần luôn trong sáng an vui, thân xác mà bệnh hoạn kéo theo sự trì trệ của tư tưởng, suy nghĩ, trầm cảm, đau đớn. Sinh ra nếu như chúng ta có phước báu đầy đủ chúng ta cần phải tịnh dưỡng cái thân đúng pháp để luôn khỏe cho tới khi thọ mạng viên dung có nghĩa là tới hơi thở cuối cùng.  

Mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Ta lấy Trí Tuệ và Từ Bi vận hành 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa và sau đó chúng ta sẽ cùng chia sẻ làm sao để chuyển hóa tự cao nơi mỗi con người chúng ta.    

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở 7 Luân Xa để chúng con có được Trí Tuệ để chuyển hóa được sự tự cao của chính mình. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật!

Các bạn thân mến, có lẽ do một sự di truyền để bảo vệ mạng sống, để bảo vệ cái tôi, để bảo vệ chính mình mà trong dòng máu của chúng sanh, trong sự luân lưu năng lượng tự thể của chúng sanh tràn ngập tánh khí tự cao để coi như một sức mạnh bảo vệ chính chúng ta. Đó là một khái niệm dẫn nhập từ từ đi đến biệt nghiệp và tập khí tức là thói quen nhiều đời vốn tồn đọng. Cống cao ngã mạn tóm gọn hai chữ “tự cao” là tự cống cao, tự ngã mạn, chẳng ai mang tới cho mình. Ai cũng có, người già, kẻ trẻ, lớn tuổi hay nhỏ, có học thức hay không có kiến thức, thành tựu giàu có hay nghèo hèn, ăn xin ai cũng có tánh tự cao. Tuổi càng trẻ tánh tự cao càng dâng tràn. Nếu người đó trải qua nhiều kinh nghiệm của cuộc đời, tiếp xúc với nhiều Bậc thiện nhân, trí thức những người đó sẽ được chui luyện, học hỏi, nhận thức ra sự tự cao và thay đổi. Có những người thiếu phước báu chẳng có được sự rèn luyện nơi cuộc đời, nơi xã hội, nơi học đường thì cứ sống mãi với sự tự cao đó. Rồi cái tự cao đó là tổn hại đến sức khỏe, đến trí tuệ và đến đời sống, không có hạnh phúc.

Có những hình ảnh mà người xưa thường nói ví dụ sự tự cao như cây măng (măng mọc từ cây tre). Người Việt Nam chúng ta ít nhiều gì cũng hiểu được cây tre, khi nó còn măng nó còn trẻ, nó chui mầm dưới đất nó chui lên, nó dũng mãnh, nó thẳng đứng. Con người khi còn trẻ tánh khi như cây măng, lúc nào cũng nghĩ ta khỏe, ta trẻ, ta dõng mãnh, ta mạnh. Đất cứng như kia ta còn đâm chồi vươn lên huống chi những chuyện ở đời không có gì làm cho ta sợ. Nhưng tính chất của cây măng thật là dễ bị gãy. Chính vì nó dễ bị gãy, nó sợ bị gãy nên dũng khí của nó dồn vào trong tánh tự cao để bảo tồn bởi vậy nó đâm thẳng lên trên trời. Nhưng thực ra trong tự cao, tự mãn đầy tràn sự sợ hãi. Nó nghĩ rằng nó có thể đâm thủng bầu trời bởi nó mạnh, nó khỏe, nó trẻ, dưới đất nó chui lên, nó đâu biết trời cao đất rộng. Măng mà, nó ở dưới đất, dưới ngục tối, dưới vô minh nó trồi, nó đâm lên nó không thấy ai. Và khi nó thấy trời đất mênh mông vô tận nó sợ, nó không muốn thấy, nó tự thể hiện tánh tự cao để vươn mãi. Nhưng thời gian trôi qua dần dần theo năm tháng nó mới hiểu được trời cao đất rộng, núi này cao còn có núi kia cao hơn, mênh mông vô tận khỏi tầm mắt, tầm nhìn không thể vươn tới mà chọc thủng được. Theo năm tháng dài cây măng nó to nó bự dần dần nó nhỏ, nó mềm và nó bị cong xuống cúi đầu lạy trời, lạy đất. Cho nên chúng ta thấy cây tre nó càng già nó càng cong, tuổi đời càng lớn nó càng cúi sạp xuống dưới đất như một sự thể hiện rằng đã biết được trời cao đất rộng. Bởi vậy phong ba bão tố trôi qua ít có cây tre nào bị gãy nhưng các cây măng một luồng gió mạnh thổi qua dễ bị gãy lắm. Ở đời người ta dễ bẻ măng chứ không ai bẻ tre. Tự cao cũng như thế dễ bị bẻ gãy.

Tánh tự cao còn thể hiện trong văn hóa dân gian. Nói đến Tề Thiên đại thánh trong phim đó chúng ta coi có tánh khí cuồng ngạo bởi nó sinh ra từ đá, nó không có trí tuệ, nó vô minh, có chút thần thông bay đến tầng trời phá trời phá đất. Cho đến khi Phật Tổ giáng xuống ngũ hành sơn được đại sĩ Quan Âm tới đặt vòng kim cô kéo nó ra trong sự đau đớn bị giam hãm 500 năm bởi Phật Tổ. Bởi vì nó không thấy trời cao đất rộng thách đố với Chư Phật. Đứng trên bàn tay Phật theo câu chuyện mà cứ tưởng rằng nhảy lên xú uế trên những cột đỉnh trời cao rộng. Nhưng thực ra chưa thoát được bàn tay của Phật, bàn tay Trí Tuệ của Bậc Giác Ngộ. Đến cuối cùng bị úp xuống ngũ hành sơn tượng trưng cho năm uẩn hay nói rõ hơn đối với người bình thường của chúng ta ngũ hành sơn chính là ngũ dục. Chúng ta bị ngũ dục kềm xuống tận cùng của cuộc đời như Tề Thiên mà thôi, như cái đầu đá chẳng có Trí Tuệ. Ngũ dục là mụ mẫm, là mù mờ làm cho chúng ta vô trí trở thành vô minh, không thấy ai, ngạo nghễ giữa cuộc đời, tưởng chỉ có mình cho nên tự cao. Nhưng sống trong một thế giới mênh mông vô tận tưởng rằng không ai, tự cao tự đại đầy ấp sự sợ hãi bởi vì chẳng biết được vô tận ngoài kia. Do đó càng tự cao, càng cống cao, càng ngã mạn thì càng đầy ấp sự sợ hãi.

Đó là một hình ảnh văn hóa của Á Đông, Bảo Thành cũng mượn một câu chuyện mà câu chuyện này có lẽ người Phật giáo ít ai biết nhưng người Thiên Chúa giáo họ biết thật là rõ. Cũng vì một sự tự cao, ngày nay người ta gọi là Quỷ Satan. Quỷ Satan hay còn gọi là Lucifer. Thực ra hồi xưa theo kinh của nhà Chúa dạy Quỷ Satan là Tổng Lãnh Thiên Thần có nghĩa là một vị Thần chủ quản, chỉ dưới tay Thượng Đế mà thôi. Một vị thần có dũng lực, chủ quản cả vũ trụ bao la dưới tay Thượng Đế. Nhưng nó sợ mất đi, ông tổng lãnh Lucifer này sợ mất đi quyền lực của mình, sức mạnh của mình nên bắt đầu tự cao coi mình là trên hết. Chính tánh cuồng ngạo, tự cao đó đã đày và làm cho ông ta mất hết thần thông của Bậc Trí Tuệ chỉ còn quờ quạng sức mạnh trong vô minh và đày xuống trở thành Quỷ Satan. Đó là một hình ảnh trong tôn giáo nói đến sự khác biệt giữa Thượng Đế và Quỷ. Thượng Đế là tình yêu còn Quỷ là tự cao, tự mãn, sợ hãi cho nên nằm ở trong tăm tối Địa Ngục gọi là vô minh.

Đó là hai câu chuyện Tề Thiên và Satan là câu chuyện thật rõ. Trong lời của Đức Phật cống cao ngã mạn là những mầm mống sợ hãi trong vô minh kết lại thành một sự cộng nghiệp nhiều đời của chính ta dồn cục, thô cứng, vây hãm trong ngũ dục. Để chúng ta không còn nhìn thấy ai như con cóc lọt thủng dưới giếng để rồi coi trời bằng vung. Đứng trong vùng trí tuệ nhỏ bé như giếng thấy mặt trăng lấp lánh ở dưới nước tưởng rằng ta ở trên trời mặt trăng ở dưới, thấy mặt trời lấp lánh dưới nước tưởng ta đứng trên cả trời nữa. Và rồi nó nhảy tủm xuống mặt nước thấy mặt trăng tan vỡ, thấy mặt trời vỡ tan nó nghĩ rằng nó có sức mạnh để đập vỡ mặt trăng, để đập tan mặt trời, để làm cho tinh tú đảo lộn, để làm cho muôn người sợ hãi. Nó kêu thật là to, oang oang dưới miệng giếng ta mới là người có sức mạnh. Đó là tánh tự cao, tự cao là thể hiện cho những con người sợ hãi bị rơi vào vùng sâu đen tối của ngũ dục như con ếch dưới đáy giếng. Và rồi trong mập mờ của tánh Phật hiển hiện như nước đó phản quang ánh mặt trời, mặt trăng, ánh tinh tú nó tưởng rằng nó ở trên nó có thể đập tan, nó có thể xóa mờ, nó có thể làm cho muôn người sợ hãi. Từ đó chẳng thể nhận ra mình chỉ dưới hố sâu ngục tù của ngũ dục, của tăm tối, của vô minh.

Chuyển hóa tự cao không ai chuyển hóa được ngoại trừ chính tự thân của người đó nhận ra, trong nhà Phật có tinh thần gọi là tự giác. Nghiệp ai người đó phải gánh, tự cao là nghiệp của những bất thiện nghiệp nhiều đời ta đã tạo ra oan gia trái chủ nhiều đời sinh ra sự sợ hãi. Từ đó tự cao được tác thành để bảo vệ, để tự phong tỏa, phong kín cuộc đời của mình coi như an toàn. Hầu hết 100% những ai tự cao tràn đầy sự sợ hãi, luôn sống trong đau khổ và phiền não. Nếu họ tự cao về kiến thức thì họ rất sợ thua những người khác từ đó thấy ai hơn là họ sợ, họ đập phá, họ trù dập. Rồi họ sợ tiếp xúc với những Bậc Trí Giả, những Bậc Thiện Nhân, những Bậc Thiện Tri Thức, những Bậc có kiến thức hơn, họ luôn luôn sợ. Những người tự cao luôn luôn sợ hãi dễ lâm vào khủng hoảng tinh thần đi đến trầm cảm. Những người tự cao thường bị cô độc, những người tự mãn thường sống tránh xa mọi người. Còn nếu không nữa thì họ nguy hại như Tề Thiên phá trời, phá đất. Hơn thế nữa như Quỷ Satan luôn luôn hãm hại mọi người. Mà ở trên đời ai càng tự cao bàn tay họ càng ác độc, ai càng tự cao họ càng ác độc bởi họ sợ chết, họ sợ thua, họ sợ đứng đằng sau. Nên sự tàn sát kẻ khác bằng danh dự, bằng tiền tài, bằng tình, bằng tất cả những ngũ dục ở trong đời chỉ là để bảo vệ cái tôi của họ. Người tự cao rất nguy hiểm và luôn luôn bị phê phán trong xã hội. Trong đạo, người đó luôn luôn được chú ý và được các Bậc Tôn Túc muốn đánh thức để họ có thể chuyển hóa sự tự cao để bớt đi tai họa cho xã hội, cho chúng sanh mà trở thành ruộng phước phì nhiêu cho muôn người.

Tự cao đến từ sự sợ hãi, để chuyển hóa tự cao phải chuyển hóa sự sợ hãi của chúng ta. Sợ thua, sợ bị thiệt thòi, sợ không bằng ai. Và muốn như vậy ta phải hiểu được lời của Chư Phật trên đời này thực sự không có ai hơn ta hết. Để không tự cao ta phải nhận rằng không ai hơn được ta. Bảo Thành dám khẳng định không ai hơn được Bảo Thành và các bạn cũng dám khẳng định không ai hơn được các bạn. Dựa vào đâu để nói không ai hơn Bảo Thành? Dựa vào đâu để các bạn tự vỗ ngực rằng không ai hơn các bạn? Dựa vào chân lý của Phật, Phật dạy chúng sanh đều bình đẳng Tánh Trí. Nếu chúng ta hiểu được chân lý và hiểu được ngay lý lẽ ở chỗ này chúng sanh bình đẳng Tánh Trí có nghĩa chẳng có ai cao hơn mình, chẳng ai thấp hơn ai vậy thì có gì phải tự cao, có gì phải so kè, phải so sánh hơn thua.

Phật đã nói chúng sanh đều bình đẳng không ai cao hơn chẳng cần phải tự cao, không ai thua chẳng cần phải khinh thường. Chính hiểu được ngay chỗ đây bình đẳng nên ta không tự cao, bình đẳng nên ta không khinh thường, ta sống chan hòa yêu thương. Phật dạy, không phải Bảo Thành nói nhưng chúng ta không cần phải vỗ ngực như con khỉ vỗ ngực xưng tên không ai bằng ta, không phải. Mà ở chỗ chúng ta hiểu rõ chân lý chúng sanh đều bình đẳng Tánh Trí, chỉ cần chúng ta trui luyện, tu luyện, học hành cho đúng ta đạt được Tánh Trí bằng như nhau. Có thể anh ăn trước tôi anh no trước nhưng không phải vì anh no trước mà anh hơn. Tôi ăn sau tôi no sau nhưng cái no đó là no cho cái thân của tôi. Các bạn cũng như vậy, mỗi người chúng ta no đủ kiến thức đều cần phải trải qua sự tu học. Có thể bạn đã đầy đủ kiến thức trong lúc này Bảo Thành chưa có, ai đó chưa có nhưng khi chúng ta trau dồi tu học chúng ta sẽ đầy đủ kiến thức như mọi người bởi đích cuối cùng là sự bình đẳng. Để có sự bình đẳng ngay trong lúc đầu thu hoạch những kiến thức cao rộng trong những vùng trời lớn, cao rộng này để tâm được an, hạnh phúc thì mỗi người chúng ta phải thấm nhuần được chúng sanh bình đẳng không cao, không thấp.

Như tâm kinh Bát Nhã không cao, không thấp, không nhỏ, không bé, không xấu, không đẹp. Chính trong cái không cao, không thấp, bình đẳng mọi Tánh Trí đó mà chúng ta hết tự cao bởi không còn so sánh, bởi không còn có chấp trược, không còn có cái tôi, dung thông được với muôn người. Và ai tự cao chính là ở chỗ không hiểu được chân lý này để rồi từ từ những sự sợ hãi tích lũy trở thành những vạn lý trường thành của sự sợ hãi phong kín, bao bọc, ngăn cách ta với người, với đời. Làm sao tẩy rửa được vạn lý trường thành vô lượng kiếp xây dựng trên những chất chồng của sợ hãi? Nước chảy đá mòn, một chân lý bất biến không bao giờ thay đổi. Nước gì chúng ta dẫn để chảy vào vạn lý trường thành của nghiệp chướng, của sự sợ hãi, tự cao? Nước gì chúng ta dẫn vào trong núi cao của tự mãn cống cao, nghiệp chướng của sự sợ hãi chất chồng? Nước thanh lương, nước Từ Bi của Phật, dòng suối nguồn tươi mát muôn đời chảy mãi để từng giọt, từng giọt thấm nhuần vào. Núi thật cao của cống cao ngã mạn sẽ một ngày tan rã chẳng còn đâu. Một giọt nước Cam Lồ, một giọt nước Từ Bi ân điển của mười phương Chư Phật có sức mạnh siêu thế, có thần thông vô biên tẩy xóa làm mòn, xói mòn tất cả những núi cao của chúng ta, núi cao của tự cao, của cống cao, của ngã mạn. Nhưng làm sao làm được điều đó? Mỗi một con người phải tự giác nhận ra rằng chúng sanh bình đẳng và nhận ra được ta thật là tự cao, ta chỉ là con ếch ngồi dưới đáy giếng coi trời bằng vun. Ta lọt thỏm ở trong cái giếng ngũ dục, ta tự nhốt mình vào trong kiến thức dù kiến thức rất tầm thường nhưng chúng ta lại đặt lên quá cao.

Hồi xưa người ta nói ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, nhưng Bảo Thành nhìn thấy đáy giếng không chỉ có mặt trời, nó còn có mặt trăng nữa, còn có tinh tu ở dưới đó. Nên con ếch nó nhảy, nó lặn ngụp ở dưới nước, nó làm cho tinh tú đảo lộn, mặt trời mất hết, mặt trăng chẳng còn nên nó mới tự cao. Chứ nếu như cầu trời mưa thật lớn, nước lũ dâng lên tràn ngập miệng giếng, nó có một lần thoát ra nó sẽ thấy cả một khung trời cao rộng mênh mông vô tận. Và nó thấy nó quá nhỏ bé chỉ nhảy tục tục ở trên mặt đất mênh mông mà thôi. Chúng ta cũng vậy, mỗi người nếu nhận ra sự tự cao của mình thì biết rằng mình có tánh sợ hãi vô biên còn tàng ẩn, dễ gây khổ cho tự thân, làm tổn phước báu và gây họa cho muôn người. Đúng, những kẻ tự cao nếu là chồng thì luôn khinh miệt vợ và luôn luôn coi thường con cái, thân bằng quyến thuộc. Hay tạo khổ cho vợ, hay đày đọa con cái và lúc nào cũng tự mãn. Có những kẻ không có kiến thức nhưng vẫn tự cao, rất nguy hại, rất nguy hại. Còn người có kiến thức tự cao nữa thì trở thành nguy hiểm hơn cho xã hội. Nếu làm vợ mà tự cao thì gia đình tan nát. Tự cao về tiền có thể làm nhiều tiền hơn chồng, có thể đẹp sắc nước nghiêng thành, có thể tài giỏi, danh vọng và có thể có nhà cao cửa rộng, đầy đủ những thức ăn, thức uống. Chính những điều đó kiếm ra được tự cao coi chồng tầm thường, gia đình tan nát. Ngược lại chồng như vậy, chồng cũng thường tự cao để rồi coi thường vợ của mình ra đường 5 thê 7 thiếp, bến nào cũng đậu, nước nào cũng đắm mình trong đó tạo khổ cho vợ. Đó là nói đến tình nghĩa vợ chồng, nói đến cá nhân từng người ai có sự tự cao thường sợ hãi và gây khổ cho muôn người.

Cho nên chuyển hóa tự cao theo tinh thần của Đức Phật đầu tiên là phải hiểu rằng không ai hơn ta, không ai thua ta, bình đẳng hết. Chính chỗ này nó san bằng hết hầm sâu, hố sâu, gai góc, gồ ghề đều được san bằng hết. Trong tâm thức bằng phẳng không cao, không thấp, bất sanh − diệt, bất cấu – tịnh, bất tăng, bất giảm. Trong cái tâm như vậy thì tự cao nó biến mất, khi bằng phẳng như vậy thì đâu có ai cao hơn ai. Hiểu được chân lý lời Đức Phật thọ ký ta hạnh phúc vô cùng. Ta hạnh phúc bởi ta dung thông với Tận Hư Không Pháp Giới, ta làm một với Pháp Giới Hư Không. Còn ta tự cao, tự cô mình vào trong bóng tối tan rã, chia rẽ và hư mất trong vùng ngũ dục của giếng sâu tội lỗi bất thiện nghiệp nhiều đời chúng ta tạo ra, tự hãm mình chôn sâu vào trong đó. Để thoát ra được thì ta phải như con ếch, phải nhận rõ rằng ta bị nhốt dưới giếng của ngũ dục, sợ hãi bao trùm trong bóng đen, phản ánh lại những cái ở trên trời và rồi tự ngộ nhận mình ở trên tất cả. Các bạn phải nhận thức ra điều đó để đồng chấp tay khiêm tốn xin một lần trời mưa lớn để mười phương Chư Phật ban rải cơn mưa đại Từ đại Bi tràn ngập trong thân tâm để bạn có thể thoát ra khỏi giếng ngục tù vô minh đen tối của chính mình. Để một lần chiêm nghiệm và nhìn rõ trời cao, tinh tú, trăng sao mênh mông vô tận, ta thấy núi cao đất rộng, vũ trụ bao la, tinh tu hằng hà sa. Và nhìn lại mình nhỏ hơn cả hạt bụi, tự thân sẽ nghĩ và biết ta quá nhỏ bé. Chính trong sự nhỏ bé đó nhưng ta là một thành phần kết cấu nên cả vũ trụ bao la. Cho nên Phật mới gọi là trong Tận Hư Không ta chẳng là gì nhưng ta vẫn ở trong hư không, cái hư không mà ta không chấp không tôi thì ta hòa mình dung thông, ta bình đẳng với trăng, với trời, với sao, với vũ trụ bao la, với các hành tinh.

Đó là một điều khai thị hiển nhiên vô tận mà chỉ có Đức Phật mới chỉ dạy được điều đó. Và chỉ có thực hành theo lời của Phật nơi những ai nhận thức ra chính mình, tự giác ta nhận ra ta tự cao. Và giác tha là tự làm nên điều đổi mới cho chính mình bằng giác hạnh, tự mình giác tha cho mình và giác hạnh cho mình. Còn không ai sửa được đâu, không ai sửa được tánh tự cao của các bạn. Cha mẹ không sữa được tánh tự cao của các bạn, các Thầy không sửa được tánh tự cao của các bạn ngoại trừ chính các bạn nhận ra các bạn tự cao. Như con ếch thấy đó nó mới cầu trời mưa xuống cho nước đầy giếng cho nó thoát ra khỏi miệng. Ta cũng vậy, phải biết khiêm tốn nhẹ nhàng, nhận thấy chân lý của Phật bình đẳng Tánh Trí đừng tự cao trong hố sâu của vô minh và xin mười phương Chư Phật ban rải mưa Phật điển Từ Bi xuống cuộc đời của con để con có thể bơi ra khỏi vũng sình lầy đen tối vô minh của sự sợ hãi nhiều đời nhiều kiếp để con thấy được trời, được đất, được vũ trụ, được hư không vô tận để từ đó sự tự cao biến mất. Cho nên để chuyển hóa tự cao các bạn phải tự nhận ra mình tự cao và đón nhận năng lượng Từ Bi của mười phương Chư Phật thấm nhuần, thẩm nhập, tưới tẩm dần dần từng giọt ân điển Từ Bi của Phật và trong pháp tu Chánh Niệm hơi thở theo dõi đón nhận Mu A Mu Sa tích lũy nhiều đời thì nước chảy đá mòn. Từng giọt, từng giọt mưa ân điển của Phật qua hơi thở Chánh Niệm chảy vào những gò núi, những đỉnh núi, những nơi tự thủ nhốt mình vào trong tự cao sợ hãi đó nó sẽ tan, nó sẽ chẳng còn tồn tại mãi trong cuộc đời.

Tóm lại để chuyển hóa tự cao mỗi người phải nhận ra mình đã tự cao và thấu rõ được chân lý chúng sanh bình đẳng, chẳng ai hơn hơn ta, chẳng ai thua ta. Và để xóa tan tự cao tích lũy nhiều đời, nó hội tụ nhiều đời gọi là tập khí nhiều đời tánh cống cao ngã mạn đó ta phải khiêm tốn đón nhận mưa ân điển của Phật quán chiếu hơi thở Chánh Niệm vào ra từ từ, đón nhận dòng nước Từ Bi của Phật để nó chảy nó làm mòn từ từ. Các bạn nhớ rằng một giọt nước chảy có thể phá tan cả tảng núi huống chi là giọt nước Cam Lồ Từ Bi của Phật thì bao nhiêu nghiệp chướng chất chồng của các bạn nhiều đời một giọt nước Từ Bi của Phật chúng ta sẽ cảm nhận được kiếp người quá nhỏ bé, chúng sanh luôn bình đẳng, chẳng nên có tâm cống cao ngã mạn.

Các bạn, đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái Từ Bi để chúng ta vận hành 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.    

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con đón nhận được ân điển của Phật gội rửa mọi núi cao của sự cống cao ngã mạn, sợ hãi tồn tại trong cuộc đời của chúng con. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật!

Để chuyển hóa tự cao Bảo Thành nhắc lại rằng lời Đức Phật khai thị chúng sanh đều bình đẳng, chẳng ai hơn ta, chẳng ai thua ta. Do đó, chẳng cần phải sợ hãi ai sẽ đè bẹp ta, chỉ cần sống khiêm tốn đón nhận nước năng lượng Từ Bi của Phật chuyển hóa, xói mòn đi tất cả sự sợ hãi, cống cao ngã mạn vốn tích lũy được nhiều đời kiếp qua để cho chúng ta được nhẹ nhàng sống và xiển dương kiến thức trong pháp thiện, tăng trưởng và mang lại phước lợi cho muôn người, cho xã hội và trở thành ruộng phước báu, phước điền cho muôn người tới gieo trồng trong cuộc đời của chúng ta những điều thiện hảo, mang lại tình yêu thương, san sẻ cho những ai bị bất hạnh trong cuộc đời. Các bạn, chúng ta phải quay về với chính mình trong hơi thở Chánh Niệm Đức Phật dạy quán chiếu năng lượng Từ Bi Mu A Mu Sa giúp cho chúng ta nhìn rõ được chúng ta. Vì quay về với hơi thở, theo dõi hơi thở, vì có Chánh Niệm trong hơi thở và vì đón nhận được tha lực Từ Bi, năng lượng yêu thương của Phật muôn người sẽ tự nhận ra tự cao, cống cao ngã mạn của mình.

Tánh cống cao ngã mạn, tự cao thể hiện cho sự sợ hãi và dễ sân giận, đốt cháy phước báu, gây nguy hại cho bản thân và gia đình, mang tai họa gieo rắc vào cuộc đời và chà đạp lên mạng sống của những chúng sanh khác. Một trong những biểu hiện của tánh tự cao là luôn luôn tàn sát người khác. Biểu hiện của tánh tự cao là luôn sân giận, khó chịu khi thấy người ta hơn mình để rồi tìm đủ mọi cách đâm bị thóc, thọc bị gạo, thị phi hơn thua để làm sao giảm giá trị con người kia xuống, để làm sao đè bẹp họ xuống. Thường những người có tánh tự cao bởi sợ hãi thường gian ác, tiểu nhân và tìm đủ mọi kế sách dèm pha, chê bai và rồi làm sao cho người khác té xuống vực sâu rồi cười ha hả trên đỉnh cao của sự tự mãn. Nếu có con mắt tinh tường ở đời thật dễ nhận ra tánh tự cao bởi người có tánh tự cao đi tới đâu cũng khó hòa hợp, đi tới đâu cũng khó hòa hợp dung thông với mọi người, thường tách mình ra riêng biệt và thường vào trầm cảm, sợ hãi, thường có những hành động chì chiết hoặc có những cách cư xử lỗ mãng, thị phi, kéo bè, kéo nhóm để rồi tiêu diệt những ai hơn mình. Dễ nhận ra những người đó, chúng ta nhận ra được. Nhưng quan trọng nhất là mỗi người phải tự nhận ra sự cống cao ngã mạn của mình mới sửa được còn người khác nhìn thấy ta không sửa được đâu. Nếu ta tự cao, ta cống cao ngã mạn, đời đời muôn người họ nhìn thấy ta không sửa được. Chỉ sửa được tánh tự cao do chính ta nhìn và nhận ra rằng à ta đã cống cao ngã mạn rồi. Mà Đức Phật dạy cống cao, ngã mạn, nghi ngờ đó thuộc về nghiệp của tâm, tâm tánh đó các bạn. Một trong những điều tạo ra khổ cống cao mạn nghi, Bảo Thành gọi tắt là cống cao ngã mạn và nghi ngờ. Tánh cống cao ngã mạn, ngã mạn thì hay nghi ngờ, nghi ngờ rồi triệt tiêu. Cho nên trong dòng lịch sử của nhân loại biết bao nhiêu những người sử dụng cách đó giết hại tất cả đồng đội, anh em, huynh đệ để cho mình đứng vững trên cái gọi là ảo danh của cuộc đời.

Các bạn thân mến, Phật dạy cống cao, mạn nghi gây ra đau khổ, tổn phước báu, gây ra tai họa đời đời và luôn luôn nằm trong ngục tối của vô minh. Nhận thức ra được chuyện đó ta phải chuyển hóa, chuyển hóa bằng gì? Hơi thở Chánh Niệm. Chuyển hóa bằng gì? Tánh Thấy Biết vào ra trong hơi thở. Chuyển hóa bằng phương pháp nào? Đón nhận giọt nước thanh lương Tịnh Thủy Từ Bi của Phật, nhỏ từng giọt, từng giọt thì núi cao, đá lớn và tự cao, tự mãn vốn tồn tại nhiều đời trong A-lại-da thức của chúng ta cũng vỡ tan, trôi chảy hết, để lại một khoảng trống mênh mông vô tận bình đẳng trong Tánh Trí của người con Phật.

Các bạn, đạt tay phải vào tay trái, Từ Bi và Trí Tuệ chúng ta vận hành 7 biến nữa     

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con xóa tan đi mọi cống cao ngã mạn, sợ hãi, nghi ngờ để lan tỏa yêu thương đến muôn loài chúng sanh và sống trong tinh thần bình đẳng Tánh Trí. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật! Các bạn, chúng ta đã xong một buổi hẹn hò đồng tu với nhau mang lại phúc lợi, đón nhận được năng lượng Từ Bi, thấu rõ được chân lý bình đẳng Tánh Trí để xóa tan đi cống cao ngã mạn, nghi ngờ, sợ hãi của chúng ta, lan tỏa tình yêu thương ngay trong từng giây phút sống trong Chánh Niệm hơi thở Mu A Mu Sa. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải mưa đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để nương vào năng lượng Từ Bi đó chúng con nhận thức ra được sự tự cao, ngã mạn, sợ hãi mà rồi dùng thanh lương Tịnh Thủy Từ Bi gội rửa, tẩy rửa sạch để chúng con lộ rõ tánh Phật, sống bình đẳng Tánh Trí yêu thương mọi loài như chính bản thân của mình.

Hồi hướng công đức này tới các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới để họ thành lập được những chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới, tất cả các nhà khoa học ngành y, ngành dược chế tạo ra vắt xin và thuốc trị bệnh đại dịch và chữa bệnh nhân. Nguyện cầu cho tất cả mọi chúng sanh đang đau khổ ngay cả những Phật tử ở nơi quê hương quốc độ của chúng con được bình an, hết sợ hãi, tinh tấn tu học Pháp Phật nhiệm mầu. Hồi hướng cho các vong linh tử vong được siêu sanh miền Lạc Tịnh.

Con nguyện xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn