Bảo Đức đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn!
Chúng ta vẫn phải lặp đi lặp lại mỗi một lần đồng tu. Chúng ta tu Thiền Mật song tu là pháp tu chúng ta lấy hơi thở Chánh Niệm an trú tâm ở trong đó nương nhờ tha lực Phật điển để kích hoạt các Luân Xa từ số 1 tới số 7 của chúng ta và từ đó chúng ta an trú trong mật chú Mu A Mu Sa thực hiện nội quán Thân − Thọ Niệm Xứ quán chiếu những cảm giác mà tha lực Phật điển tác động qua các Luân Xa. Để từ đó chúng ta tạo thành một cái thói quen mới và thói quen này sẽ giúp cho chúng ta từ từ làm chủ được hơi thở, làm chủ được tư tưởng, làm chủ được mọi cảm xúc của thân gọi là Thân Thọ trên từng vùng miền của thân này và của tâm này do nghiệp chướng tạo ra.
Các bạn, Bảo Thành nhắc lại 7 Luân Xa nằm ở 7 vị trí khác nhau trên cơ thể con người. Nó là 7 vùng huyệt đạo, là phương tiện chúng ta tác động tha lực Phật điển vào trợ thân cho khỏe, chuyển hóa tâm cho thanh tịnh. Chỉ là phương tiện nhưng rất vi diệu nếu như các bạn áp dụng đúng. Luân Xa số 1 ở vùng đằng trước xương cùng của chúng ta, Luân Xa số 2 ở dưới rốn một đốt ngón tay rưỡi. Luân Xa số 3 ở trên rốn một ngón tay, Luân Xa thứ 4 ở ngay cái vùng huyệt Chấn thủy tức là ngay xương ức vùng ngực. Luân Xa số 5 ở ngay vùng cổ của chúng ta, nếu chúng ta đụng ngay chỗ xương tiếp giáp với phần mềm của cổ đó là Luân Xa số 5. Luân Xa số 6 nằm giữa 2 con mắt của chúng ta, nằm ở vùng huyết Ấn đường, Luân Xa số 7 nằm trên đảnh đầu gọi là Bách hội. 7 vùng Luân Xa được chia nhau chúng ta có thể định vị nó cứ cách nhau khoảng chừng trên dưới một gang tay. Gọi là vùng không cần phải chính xác từng huyệt cho nên tại cái vùng đó đưa tâm dẫn ý để tha lực Phật điển tác động các Luân Xa khai mở luồng năng lượng hộ thân, hộ tâm cho chúng ta.
Đề mục hôm nay các bạn gửi về chúng ta quán chiếu cái phương thức đối trị tập khí. Tập khí là gì? Là thói quen, thói quen xấu. Có hai thể loại thói quen. Thói quen tốt hướng Thượng ta thường dùng gọi là Chánh Định, có cái tâm Chánh Định vững chắc trong Chánh Niệm. Chánh Định và Chánh Niệm trong những thói quen tốt gọi là pháp thiện. Còn cái thói quen xấu được đặt tên là tập khí. Tập khí, Chánh Niệm và Chánh Định tức là có cái năng lượng, năng lực. Bất cứ một việc gì chúng ta làm xấu nó tạo ra một cái lực và cái lực đó đi nó đã lớn tích lũy lại, hội đủ lại nó kéo, nó trì, nó dẫn chúng ta đi, khó cưỡng lại. Chánh Niệm và Chánh Định là do hành những cái pháp thiện giữ trong Chánh Niệm hơi thở tạo thành một cái nguồn năng lượng tươi mát, hướng Thượng để chúng ta kéo chúng ra thoát khỏi cái vùng năng lượng tiêu cực của tập khí. Xin nói ngắn gọn tập khí là gì? Là những thói quen xấu tích lũy nhiều đời nhiều kiếp và ngay trong kiếp này tạo thành một cái nguồn năng lượng quá lớn và giờ đây nó như cơn bão lốc, xoáy ta đi. Để thoát được ta phải tập thói quen mới trong Chánh Niệm, Chánh Định hơi thở.
Mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Chúng ta bắt đầu trì 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và khai mở 7 Luân Xa của chúng con để chúng con an trú trong Chánh Niệm và Chánh Định để chuyển hóa đối trị tập khí nhiều đời, nhiều kiếp. Hít vào bằng mũi, phình bụng. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật!
Tập khí là thói quen xấu của chúng ta. Thói quen xấu từ cách suy nghĩ, suy nghĩ xấu và dòng suy nghĩ xấu đó liên tục, liên tục tạo thành một thói quen. Như đường xưa lối cũ, như ngựa quen đường cũ, khởi lên tư tưởng là nó chạy vào cách suy nghĩ đó ngay. Hoặc là một thói quen sử dụng ngôn ngữ thô ác, đâm thọc, thị phi, tạo nghiệp nhiều đời nhiều kiếp rồi nó tạo thành tập khí, có nghĩa là một thói quen khi mở miệng ra ứng xử với nhau bằng thể loại ngôn ngữ như thế. Bởi vậy chúng ta mới thấy tại vùng miền này, vùng miền kia, khi sống chung với nhau, người ta dùng ngôn ngữ như vậy, và rồi tới làng đó, gặp những con người ở đó cách ăn nói nó như vậy. Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ ăn nói như thế nào, thói quen sử dụng, ứng xử ngôn ngữ sẽ tạo thành một thói quen cho con cái. Nếu những thói quen sử dụng ngôn ngữ theo sự tử tế, tốt đẹp, ái ngữ của nhà Phật thì đó gọi là Chánh Niệm trong Chánh Định. Ta có được Chánh Định rồi và giữ được Chánh Niệm. Còn nếu theo chiều hướng thị phi, đâm thọc, chửi bới, tạo nghiệp thì gọi là tập khí. Hành động cũng tương tự như vậy. Bởi vậy người xưa mới nói đời cha ăn mặn đời con khát nước. Có nghĩa là những đời trước của chúng ta, hoặc những đấng bậc bề trên hoặc những người lớn tuổi trong thân tộc, gia đình hoặc nơi thôn xóm, vùng miền ta sống có những cách sinh hoạt, tập quán, suy nghĩ, hành động và ăn nói như thế ta bị ảnh hưởng thật là nhiều. Đó là thói quen xấu, là tập khí. Tất cả những thói quen xấu tạo nghiệp đó từ vô thỉ vô chung nhiều đời nhiều kiếp hình thành nghiệp lực ác, tập khí là nghiệp lực ác. Định nghĩa thật đơn giản, tập khí là những nghiệp lực ác ta đã tạo ra, nay tạo thành một nghiệp lực dẫn chúng ta, điều khiển chúng ta, làm chủ chúng ta mà chúng ta không biết được. Và thường chúng ta hay cãi ngược lại với người khác “tôi như vậy đó, anh có chịu, có chấp nhận hay không tùy anh”. Đó là cách nuông chiều mình theo tập khí.
Người bị tập khí dẫn không biết, khó biết lắm, họ không biết. Đôi khi họ nhận ra họ làm cái đó sai, họ nói cái đó sai, họ suy nghĩ như vậy sai. Nhưng rồi họ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần bởi vì cái lực, tập khí là lực của bất thiện nghiệp nhiều đời, nó quá mạnh rồi và chúng ta khó cưỡng lại. Do vậy ở trên đời này khi sinh ra chúng ta, Bảo Thành, các bạn ai ai cũng có nhiều tập khí bất thiện nhiều đời nhiều kiếp. Tức là có nhiều lực của bất thiện nghiệp đã tạo thành một thói quen. Thói quen đến mức quá quen thuộc ta không còn cảm nhận được rằng nó sai nữa, như thói quen gắt gỏng với nhau, ai nói chuyện gì chúng ta gắt lên ngay. Và rồi chúng ta dễ đổ thừa cho nguyên nhân này, nguyên nhân kia. Không, không phải, khắc khẩu chính là bởi vì ta có thói quen gắt gỏng, chống đối, cãi và. Và chúng ta cứ nói là: “À, nó khắc suy nghĩ” tức là khắc tâm đó mà, tâm với tâm ai nhìn thấy đâu mà khắc. Nhưng mà thực sự khi họ khởi lên suy nghĩ gì họ diễn tả suy nghĩ đó bằng câu nói văn tự ta chống đối lại ngay. Đó là do chúng ta có thói quen chống đối lại ngay từ mầm mống của tư tưởng cho tới hành động. Người thích quét nhà kiểu này, người thích quét nhà kiểu kia, cũng chỉ là chuyện quét nhà nhưng phương thức khác nhau, cãi nhau, chửi nhau, chống đối. Đó là thói quen mà ta làm theo mình rồi và từ đó thói quen của chúng ta nó tự làm chủ. Thay vì tất cả mọi việc làm đều vận động từ não bộ, suy nghĩ gọi là Chánh Kiến thì có những thói quen tốt, còn Tà Kiến là những thói quen xấu.
Hầu hết chữ Tà Kiến tức là những thói quen tạo ra nghiệp và gây ra chướng ngại. Nó tới từ cái tôi của mình nhiều hơn. Chúng ta nấu cơm theo kiểu này, chúng ta bày chén dĩa trên bàn theo kiểu này, chúng ta luôn luôn nâng cái tôi lên quá cao và cho rằng phương thức của chúng ta là đẹp, là tốt. Để rồi ai mà sắp xếp khác chút là ngứa tay, chỉnh lại ngay, ai mà sắp xếp khác một chút xíu là con mắt ngứa chịu không được. Rồi khi nó ngứa tới miệng thì miệng phải nói. Như vậy do những thói quen để rồi ta cứ xung khắc hoài trong cuộc sống. Để rồi cho những người thầy bói, thầy tướng, thầy số mượn vào hai chữ “xung khắc” rồi tới họ trị, họ chữa. Mà thực ra đó là do cái tôi của mình chấp trược vào cách làm việc và hành xử tạo ra nghiệp của ta, ai có thể thay đổi được đâu.
Phật nói Phật không thể thay đổi được nghiệp của chúng sanh. Tất cả mọi chuyện chúng ta làm ngày hôm nay gọi là tập khí tạo ra sự đối nghịch lẫn nhau và cứ tiếp tục tạo nghiệp là do chính chúng ta, nó xuất khởi từ cái tôi quá lớn. Phải nhận biết được cái gốc đó để chúng ta bắt đầu đi thỉnh một cái búa, đi thỉnh một cái rìu, cái đục đục cho nó tan cái tôi đó ra. Búa đó là gì? Là búa Chánh Niệm hơi thở. Đục đó là gì? Là đục chúng ta miên mật trong Mu A Mu Sa. Lấy cái đục Mu A Mu Sa với cái búa Chánh Niệm hơi thở chúng ta gõ gõ cho nó tan ra. Và rồi chúng ta huân tập tức là tu tập trở lại, là tập luyện trở lại theo chiều hướng tốt để cho có được Chánh Niệm hơi thở trong Chánh Định. Tập khí là Tà, Tà là chướng ngại, Chánh tức là thuận, đi lên, hướng Thượng.
Một thói quen chúng ta cũng có thể thử tập nhưng đó là một thói quen, và nếu từ đó các bạn suy diễn ra có những thói quen xấu thật là khó cưỡng lại khi nó tới chúng ta không thể kềm chế, quản thúc nó. Một thói quen bình thường của chúng ta như vầy, một người thuận tay phải, các bạn để ý đi, ăn cơm là cầm đũa tay phải, nâng chén, rửa chén, làm cái gì cũng tay phải. Để rồi khi thử tay trái thấy ngượng ngạo khó chịu do quen tay phải rồi, gọi là tôi quen tay phải. Có khi nào các bạn thử cầm đũa và ăn cơm bằng tay trái chưa, nếu các bạn thuận tay phải, quen tay phải có khi nào viết bằng tay trái, làm việc bằng tay trái chưa. Hoặc là các bạn thường nhai bằng hàm bên phải có khi nào các bạn nhai bằng hàm bên trái chưa. Đó là nói tới tay trái, tay phải, hàm trái, hàm phải. Chúng ta hình như cứ nuông theo thói quen thuận tay và rồi chúng ta cũng thuận theo tập khí nhiều đời nhiều kiếp, nuông chiều, buông xuôi. Để rồi ai đụng tới là ta nhảy như con lật đật, bật lên, bật xuống và hăng quá thì vỗ ngực “tôi như vậy”. Khi mang cái tôi như vậy rồi không ai còn có thể nói được nữa. Đó là một thói quen được dùng theo ngôn ngữ Phật học gọi là tập khí xấu, không tốt.
Để đối trị chúng ta phải thực tập một thói quen mới tốt đẹp hơn. Có những cái gia đình chúng ta sống trong cái nền giáo dục gương mẫu cha mẹ luôn dạy cho con phải xưng hô bằng “anh” và bằng “em”. Người anh luôn luôn gọi người ở dưới bằng “em”, không bao giờ gọi bằng “thằng” hoặc là “mày”. Hoặc người em luôn luôn gọi người ở trên bằng “anh” hoặc bằng “chị”, không bao giờ gọi bằng “mày”. Đó là những ngôn ngữ gọi là tử tế, lịch sự, có lễ giáo. Thế nhưng ở đời chúng ta quen gọi bằng “mày”, bằng “tao” rồi. Chúng ta cứ thử đi, khi các bạn gặp một người lớn trong gia đình gọi bằng chú, bằng bác, bằng cậu, người anh ruột của mình, người chị ruột của mình các bạn thử gặp đối mặt. Nếu từ xưa giờ chúng ta gọi bằng “mày, tao” hoặc xưng tên nay gọi bằng anh nó ngượng cái miệng dữ lắm. Và nó ngượng quá hóa ra ta không tập một thói quen tốt. Thì cái mà bị lôi cuốn theo một thói quen cũ gọi bằng “mày, tao”, xưng hô ngang ngược thì thật ra cái đó không có sao nhưng đó là một hiện tượng gọi là tập khí, đó là một thói quen xấu. Để tạo thành một cái thói quen mới nó ngượng ngạo rất khó nhưng nếu chúng ta có người hướng dẫn và có một tập thể hòa hợp, có cái năng lượng thanh tịnh sẽ hỗ trợ cho chúng ta. Sống ở vùng nước nhất định sẽ biết bơi, sống ở vùng núi nhất định sẽ giỏi leo nói, sống ở đồng bằng thì bay nhảy. Sống ở môi trường nào ta quen thuộc ở môi trường đó. Như ngôn ngữ nếu chúng ta sinh ra và lớn lên ở miền Trung chúng ta sẽ nói ngôn ngữ miền Trung, giọng Huế, giọng Quảng. Ở miền Bắc ta nói giọng Bắc, ở miền Nam ta nói văn hóa và ngôn ngữ miền Nam. Vùng miền lệ thuộc thật là nhiều và những cái thói quen tập tục trong cuộc sống cũng ảnh hưởng. Nếu như ngày hôm nay học được Phật thì chúng ta sẽ tập một cái thói quen, một phong tục mới của Đức Phật, một thói quen hướng Thượng, một phong tục chuyển hóa những cái tập khí bằng an trú trong hơi thở Chánh Niệm và Chánh Định.
Làm sao ta có thể thay đổi được? Ta chỉ có thể thay đổi được tập khí là thói quen xấu bằng cách nhận diện ra. Nhận diện ra rằng những thói quen đó tạo những nghiệp chướng và gây tác hại đến cái hạnh phúc, an lạc trong đời thường và sẽ khiến cho chúng ta khổ đau và phiền não, gia đình tan nát. Thói quen ăn nói không có đàng hoàng, tử tế, kính trọng cũng tạo thật nhiều khó khăn trong cuộc sống khi đi làm ở xã hội, khi tương tác với bạn bè và người thân. Ông bà mình nói: dạy con từ thuở còn thơ. Khi cái tuổi còn rất thơ chập chững đi vào con đường Đạo, các Bậc Thầy luôn dìu dắt chúng ta phải tập thành một thói quen theo Chánh Niệm hơi thở để có Chánh Định vượt qua và đối trị lại tập khí nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta. Trên con đường Đạo, Bảo Thành và các bạn chỉ là những trẻ thơ. Thì trong cái thơ ngây đó cần phải thực hành cho miên mật để thành một thói quen mới trong Chánh Niệm hơi thở tạo nên một lực thật là mạnh. Lực đó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi lực nghiệp chướng bất thiện được gọi là tập khí nhiều đời nhiều kiếp kết lại thành một khối lớn, năng lượng lớn. Tà không thể thắng Chánh, dù năng lượng của tập khí có lớn tới đâu thì năng lượng của Chánh Niệm hơi thở cũng có thể chuyển hóa được hết.
Do đó để mỗi một người tinh tấn chuyển hóa chúng ta phải nhận rõ tập khí là những cái thói quen xấu gây tổn hại đến hạnh phúc của gia đình và tổn hại đến sức khỏe của ta, tạo ra đau khổ, phiền não, không có an vui trong cuộc sống. Thấy được cái hại đó rồi ta mới thấy Chánh Niệm hơi thở gọi là Chánh khí sẽ tạo ra cái an vui, hạnh phúc trong cuộc sống để có được Chánh Định vững chắc trong cuộc đời. Thong dong như mây trắng mà vững chãi như Thái Sơn, chẳng sợ gì hết các bạn. Thì chúng ta phải thực tập hơi thở Chánh Niệm theo cái thói quen mới và thực tập những cái cách đó để làm chủ cái tâm của chúng ta vận hành ngôn ngữ theo ái ngữ, vận hành tạo tác theo pháp thiện. Một con én không làm nên mùa xuân, một cây làm chẳng nên non. Tự lực tu là điều tốt nhưng thông thường mỗi một cá nhân chúng ta khi tự tu thường bị chi phối quá nhiều bởi cái cảnh sống trong xã hội, dễ bị lung lay và rồi chúng ta không có tinh tấn được. Do đó chúng ta đi như Đức Phật nói là một dòng đại hải, Tăng thân sẽ giúp cho chúng ta tinh tấn trên con đường tu. Thôn xóm đồng tu, một ngôi chùa, một ngôi tịnh xá, một ngôi tịnh thất hoặc một nhóm bạn hòa hợp trong cái duyên phước đầy đủ với nhau thật là dễ nâng đỡ, hòa hợp, tu thật dễ tinh tấn.
Cho nên sự đối trị tập khí tức là đối trị lại những cái thói quen xấu là chúng ta phải tập những thói quen mới tốt đẹp theo như Phật dạy. Thói quen đó là thói quen sống trong Chánh Niệm hơi thở, sống trong Mu A Mu Sa, sống trong cái sự tinh tấn tin vào ba ngôi Tam Bảo, sống trong cái thói quen hiểu rõ được Nhân Quả, ứng dụng năm giới hộ thân, hộ pháp cho chúng ta, thói quen hành thập thiện. Đó là những thói quen mà mỗi người chúng ta cần phải thực tập thật là nhiều và khuyên bảo nhau phải thực tập thói quen này. Ai là người dễ nói với chúng ta để chúng ta dễ nghe? Đó là cha mẹ, Đấng Bậc sinh thành, đó là các Bậc Thầy, đó là những người bạn có nhân duyên đồng phước báu khi nói ta nghe hợp. Chúng ta hãy lắng nghe những Đấng Bậc đó, những người bạn đó nói với chúng ta và chúng ta tinh tấn tu tập. Khi chúng ta thực hành an trú trong hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa tiếp được Phật điển Từ Bi mỗi người chúng ta hiểu rõ được điều đó, thực hành cho rõ sẽ tập thành một cái thói quen mới trong hơi thở Chánh Niệm. Vi diệu âm Mu A Mu Sa tạo thành một cái lực thanh tịnh thật là lớn để đối kình với lực bất thiện nghiệp gọi là tập khí nhiều đời nhiều kiếp.
Bây giờ nói đơn giản là chúng ta thường tạo ra ba cái nghiệp từ Thân − Ngữ − Ý theo cái tập khí tức là những cái thói quen xấu tạo ra cái luông tư tưởng như vậy. Thì Phật dạy cho chúng ta có Chánh Kiến, Chánh Kiến tức là khởi lên những cái tư tưởng theo Chánh Pháp. Từ xưa tới giờ chúng ta luông tuồng muốn nghĩ gì thì nghĩ rồi nghĩ tức là miệng sẽ nói ngay, miệng nói rồi hành động theo như vậy, để có nó kéo chúng ta đi. Nay chúng ta thực tập lời của Phật sống có Chánh Kiến. Chánh Kiến là gì? Tức là nhìn thấy những con vật đang bị đau khổ, sắp bị giết ta khởi lên cái tâm muốn giải thoát cho chúng bằng cách phóng sanh đó là Chánh Kiến. Và rồi từ cái Chánh Kiến đó chúng ta tác động bằng cái Chánh Ngữ, chúng ta khởi lên tâm thương xót cho cái sinh mạng của chúng sanh này thôi tạo nên một cái hành động gọi là Chánh Hành Động bằng cách chúng ta giải thoát, phóng sanh cho chúng sanh đó. Ba cái điều đó tạo được vô lượng phước báu. Còn nếu không chúng ta theo tập khí thấy chúng sanh đó đang bị nhốt theo cái tập khí nó dẫn tư tưởng nghĩ ngay “ui cha con cá này ngon đó nha, nếu như có được nó về giết nó mà ăn thì tuyệt vời, chắc là tốt cho sức khỏe”. Và rồi khởi cái ý theo tập khí ác đó chúng ta liền mua con cá, con gà, con vịt về giết sống, ăn tươi. Như vậy ta tạo ra nghiệp. Đó là thói quen mà và thông thường những thói quen đó được mặc định bằng những ngôn ngữ thật là hào Bóng. Để rồi nghe thấy mỹ miều quá ta dễ sa vào mà không tự chủ được. Do đó đối trị với cái tập khí thì chúng ta phải theo lời của Đức Phật dạy chúng ta phải thực tập cái pháp thật đơn giản là Chánh Kiến. Luôn luôn nghĩ tốt về mọi người, mọi vật và mọi loài chúng sanh, thực tập đơn giản như vậy. Ví dụ khi gặp cha, gặp mẹ, chúng sanh hay bất cứ một thể loại nào đang đau khổ từ thân xác tới tinh thần hoặc về nhiều phương diện của cuộc sống ta khởi lên cái tâm thương xót và rồi từ đó ta có lòng Từ Bi mang cái niềm vui để hòa nhập với họ để chuyển hóa cái nỗi khổ của họ bằng những cái ngôn từ thật dễ thương, bác ái, khoan dung, độ lượng, chân thành và nhẹ nhàng. Với những ngôn ngữ như vậy ta an ủi cha mẹ, bạn bè, vợ chồng, con cái, những người đang đau khổ. Đó đã là một thói quen mới tốt đẹp. Những cái sự thăm viếng người bệnh, người đau khổ, san sẻ, an ủi đó đều được khuyến khích bởi Đức Phật và những Bậc Thánh Tăng để cho chúng ta có cơ hội nuôi dưỡng cái tánh thiện, lòng bao dung, bác ái, Từ Bi.
Do đó cái phương pháp đối trị tập khí đơn thuần dễ ứng dụng trong cuộc đời là hãy về với những người trong gia đình trước. Những cái điều gì ta luôn luôn thấy đối nghịch với chồng, với vợ, với cha mẹ, con cái chúng ta ngồi xuống bình tĩnh quán chiếu thật là rõ tại sao cái người này luôn luôn làm những cái chuyện như vậy? Bởi vì họ bị tập khí nhiều đời nhiều kiếp dẫn còn ta bị cái tập khí nhiều đời nhiều kiếp của ta dẫn do đó cả hai bên cứ chống kình nhau hoài. Nhất định oán với oán hà thời oán tức là đụng tay đụng chân thì nhất định tay chân sẽ luôn luôn bị đụng mà thôi. Do đó chúng ta mới ngồi lại bình tĩnh trong hơi thở Chánh Niệm mật chú Mu A Mu Sa. Đừng để cho cái tập khí của người ta xuyên vào trong tâm tưởng của ta để đánh thức cái tập khí của mình rồi mình lao đầu phóng theo cái tập khí đó tạo nghiệp. Ngay trong cái hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa ta nhìn rõ được cái điều đó và ta an trú thực tập tạo thành cái năng lượng Từ Bi siêu thế. Lòng của chúng ta rộng hơn, tâm của chúng ta rộng hơn và rồi muôn sự rắc rối tới ta vẫn đón nhận được mà không thấy đau lòng, nhức mắt, đau tai.
Có nhiều con người chuyện thật là nhỏ khi xảy ra họ không có dung nhiếp được như cái bụng của Ngài Di Lặc. Nó lỉnh kỉnh rồi nó tức lên tới cổ rồi nó trào ra miệng và rồi họ phải nói. Còn những người có công phu tu tập dù cái chuyện bất như ý hay chuyện như ý tới với họ bụng họ lớn như Thái Dương. Muôn sự tới họ vẫn tịch tĩnh, họ vẫn an vui, họ vẫn có những ngôn ngữ tử tế, tốt đẹp, trên môi miệng của họ luôn mỉm cười tươi, chẳng một lời than phiền trách móc bởi vì họ có cái trái tim bao dung, có cái bụng thật lớn dung nhiếp tất cả hằng hà sa sự khác biệt. Do đâu? Do họ tu luyện Chánh Niệm hơi thở và sống tịch tĩnh trong cái Chánh Định của Mu A Mu Sa. Từ đó những cái tập khí của người và của họ không có cơ hội tương tác chỉ có tha lực Phật điển tác động vào trong lòng để có yêu thương trong sự tương tác. Từ đó họ luôn luôn nghĩ ra được thật nhiều những cái phương tiện diệu dụng để dẫn từng con người từ từ đạt tới cái Tỉnh Thức và dẫn cái tâm của họ an trú trong cái sự an nhiên tự tại. Và họ biết khi nào cần làm, khi nào nói và họ ứng dụng được đa phương tiện, diệu dụng được phương tiện của Phật. Cho nên cuộc đời của họ luôn luôn bình tĩnh, luôn luôn trầm tĩnh, khó có thể tạo cho họ nổi sân, nổi khùng, nổi điên. Đây là cái cách mà Đức Phật dạy cho chúng ta đối trị tập khí bằng cái phương thức Chánh Niệm hơi thở trong Chánh Định Mu A Mu Sa và luôn luôn quán chiếu Luân Xa của mình để tạo ra một cái nguồn năng lượng tương tác trong các vùng miền của châu thân nơi các đại huyệt để từ đó tích lũy năng lượng Từ Bi, yêu thương để trong chúng ta chuyển hóa những cái tập khí của mình. Và lan tỏa tình yêu thương, năng lượng yêu thương, tươi mát để tắm gội tất cả những ai đang đắm chìm trong vùng sình lầy hôi thối một cách từ từ để gội rửa họ sạch sẽ một cách thật là thuần thục theo tinh thần của nhà Phật.
Các bạn, đối trị tập khí là một đoạn đường dài, mỗi một chúng ta cần có một sự quyết định rõ ràng ở trong cái văn tự nhà Phật gọi là Bồ Đề Tâm Bất Thối. Có nghĩa là phải có một cái tâm dõng mãn, không bao giờ đầu hàng, không bao giờ chùn bước để rồi như cái lời hát của ca khúc đầu bài đồng tu hôm nay “bão tố rồi sẽ qua”. Mọi giông bão của cuộc đời nếu tạo nên bởi tập khí nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta chúng sẽ qua mau thôi bởi chúng ta nay không còn lệ thuộc, đắm chìm trong giông bão tập khí của cuộc đời nữa. Mà nay chúng ta đắm mình trong cái dòng suối ân điển tha lực của Chư Phật, năng lượng siêu thế của lòng Từ Bi thì không còn gì phải lo lắng, hãy cười lên.
Đặt bàn tay phải Trí Tuệ và lòng bàn tay trái Từ Bi. Chúng ta lấy Từ Bi và Trí Tuệ vận hành hơi thở Chánh Niệm và đón nhận tha lực Phật điển yêu thương chan chứa vào trong lòng của chúng ta để trong tâm của chúng ta có Từ Bi, môi miệng của chúng ta có Từ Bi, hành động có Từ Bi. Để chúng ta biết kham nhẫn trước mọi hành động, trước mọi sự việc, trước mọi tư tưởng để nhận ra tập khí mà chuyển hóa bằng Chánh khí qua hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và khai mở 7 Luân Xa của chúng con để chúng con biết an trú trong Chánh khí hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa để chuyển tập khí nhiều đời nhiều kiếp của chúng con. Hít vào bằng mũi, phình bụng. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật!
Các bạn, đối trị tập khí theo Thiền Mật, Thất Bảo Huyền Môn chúng ta khi bắt đầu khởi lên những cái tư tưởng, khởi lên những cái ngôn ngữ, khởi lên những cái hành động có nghĩa là khi chúng ta đang suy nghĩ, đang nói, đang làm, chưa nói, chưa suy nghĩ, chưa làm, đã nói, đã suy nghĩ, đã làm. Chúng ta nhận ra ta đang, đã như vậy thì chúng ta chỉ cần hít vào một hơi thật là nhẹ đưa xuống Đan điền Khí hải sâu xuống Luân Xa số 1 từ đó trì mật chú ở trong tâm Mu A Mu Sa thật nhẹ đón nhận tha lực Phật điển vào các Luân Xa đưa lên trên đảnh đầu khai mở Trí Tuệ và chúng ta bắt đầu ứng dụng ngôn ngữ của nhà Phật, tư tưởng của nhà Phật, hành động của nhà Phật con nguyện suy nghĩ, nói năng và làm việc đúng theo những pháp thiện của Phật. Hít vào một hơi thật sâu đưa xuống Luân Xa số 1 chạy thẳng lên Luân Xa số 7 trì Mu A Mu Sa. Như vậy ta đã khởi động cho chúng ta một thói quen sống trong Chánh Niệm hơi thở dung nạp được cái năng lượng Từ Bi của Phật dung chứa trong toàn bộ thân tâm của chúng ta để khởi lên những tư tưởng, lời nói và việc làm đúng Chánh Pháp thiện của Như Lai. Ta sẽ chiến thắng và đối trị được tất cả mọi tập khí, thói quen nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta. Một thói quen xấu cần phải xây dựng một thói quen mới tốt đẹp thì đối trị được cái thói quen xấu đó. Hàng trăm, hàng triệu, hàng tỷ những cái thói quen xấu tạo thành tập khí nhiều đời chúng ta chỉ cần tập một thói quen mới đó là thói quen sống trong Chánh Niệm hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa thì hằng hà sa số những thói quen xấu từ nhiều kiếp và kiếp này đã tạo ra dần dần phải tan rã và để cho chúng ta chuyển hóa chúng thành những cái năng lượng thanh tịnh hữu ích cho cuộc đời.
Cho nên từ nay trở đi các bạn nhớ câu Bảo Thành nói hãy thực tập cho mình một thói quen mới sống trong Chánh Niệm hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa. Khởi nguồn của suy nghĩ, lời nói và hành động luôn bằng một hơi thở chậm rãi đưa xuống Luân Xa số 1 và thở ra từ từ bằng Mu A Mu Sa dẫn năng lượng Phật điển lên Luân Xa số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7 rồi từ đó bắt đầu suy nghĩ, nói năng và hành động. Thì trong những ngôn từ, hành động và tư tưởng của chúng ta đều chứa đựng năng lượng tình yêu thương để mọi tập khí của ta và mọi tập khí của người khi tương tác nó không còn tạo ra nghiệp chướng oan gia. Bởi vì tập khí của ta đã không còn dâng lên, tập khí của người khi trào tới ta lấy một cái hơi thở Chánh Niệm sâu với năng lượng Từ Bi của Phật, một thói quen mới sống trong Chánh Pháp thiện của Như Lai sẽ chuyển hóa tất cả những tập khí dâng trào của người khác. Mà lòng của chúng ta nhẹ nhõm, tim của chúng ta bao dung hơn và bụng của chúng ta sẽ rộng lớn như Thái Dương chứa đựng được tất cả mọi cái điều không như ý vào trong lòng mà không hề thấy khó chịu. Thực tập điều này các bạn sẽ thấy được cuộc sống thật là lý thú, thật là tuyệt vời, thật là đẹp, thật là an. Và tất cả những ai tới với cuộc đời của các bạn không cần biết tập khí của họ như thế nào các bạn đều an nhiên tự tại. Và cái sự tịch tĩnh trong cái năng lượng Từ Bi của các bạn đó dần dần sẽ thấm nhuần vào những người có tập khí năng đang gần gũi với các bạn. Các bạn hãy nhớ một tảng đá vô tri thô cứng mà cái người tạc tượng nhìn sơ qua hình thù theo chiều dài của thời gian họ sẽ tạc lên những cái tượng thật đẹp như tượng Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm. Thì cái tảng đá tập khí là thói quen lâu đời nhiều kiếp dù có thô cứng như thế nào dưới con mắt của một người nghệ thuật gia đã học Pháp Phật siêu phàm rồi nhất định họ sẽ tạc được một cái pho tượng cao quý chỉ cần có thời gian và sự kiên nhẫn của mọi người mà thôi.
Chúng ta đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái Từ Bi để chúng ta bắt đầu vận dụng 7 biến hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và khai mở 7 Luân Xa của chúng con để chúng con an trú trong hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa để chúng con đối trị và chuyển hóa tất cả mọi tập khí nhiều đời, nhiều kiếp của chúng con. Hít vào bằng mũi, phình bụng. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Chúng ta vừa hoàn thành 7 biến nữa tổng cộng 21 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.
Đối trị tập khí của chúng ta là trở về sống trong Chánh Niệm hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa quán chiếu các Luân Xa trước khi khởi ý, trước khi tác ý, trước khi mở miệng nói năng xử thế ở đời cũng như trước khi tạo tác mọi sự việc trong cuộc sống khi tương tác. Nhất định chúng ta sẽ chuyển hóa được tất cả mọi tập khí, thói quen tội lỗi thói quen của nghiệp chướng nhiều đời đã tạo ra.
Chúc các bạn thực tập miên mật để tạo thành một thói quen sống trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa! Cám ơn các bạn đã đồng tu!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện hồi hướng công đức này tới muôn loài chúng sanh đều được khai mở các Luân Xa và an trú Chánh Niệm hơi thở Mu A Mu Sa để chuyển hóa mọi tập khí nhiều đời, nhiều kiếp. Hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới phá tan đi tập khí nhiều đời thành lập được Chánh Pháp và giữ được nền hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho các nhà khoa học ngành y, ngành dược chế tạo ra vắt xin và thuốc trị bệnh đại dịch. Nguyện cầu cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới chữa lành tất cả những bệnh nhân. Nguyện cầu cho muôn người đang đau khổ, khủng hoảng, sợ hãi trên thế giới và tại quê hương Việt Nam của chúng con được gặp Phật − Pháp − Tăng sống hòa hợp .
Hồi hướng cho các vong linh vừa tử vong được siêu sanh miền Lạc quốc.Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.