Search

Bài 1139: Ông Địa Báo Mộng – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật, Bảo Thành kính chào Sư Cô Bảo Cơ, Sư Cô Trúc Diệu, Eileen, Bảo Thy, Bảo Nghy, và tất cả các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn, xin chào Sư Cô Quảng Nguyện. Đã tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa. Con nguyện mười phương Chư Phật, ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là pháp môn chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm vào ra. Trong hơi thở Chánh Niệm này, chúng ta ứng dụng tánh thấy, thấy hơi thở biết bụng phình ra để tăng trưởng độ nhạy bén, quán chiếu sâu sắc thân tâm của mình qua tánh thấy biết bởi hơi thở. Đồng thời chúng ta trì mật chú Mu A Mu Sa là để có một sự gắn kết giữa tự lực cầu đạo giác ngộ của chúng ta. Các bạn nhớ, bất cứ một pháp môn nào, nếu học đúng Chánh Pháp của nhà Phật đều phải khởi nguồn từ nguồn tự lực, tự lực rất quan trọng.

Các bạn sẽ không đón nhận được tha lực nếu không có tự lực. Bởi vì nếu không có tự lực thì tha lực kia là những tha lực của vọng tưởng. Nhưng có tự lực tin sâu vào Tam Bảo, an trú vào trong tánh thấy biết, hơi thở vào ra, thì tự lực đó là tự lực sáng suốt trên con đường cầu đạo giác ngộ, bởi nó là tự lực trong hơi thở Chánh Niệm Đức Phật đã dạy.

Khởi nguồn với tự lực giác ngộ như vậy trong hơi thở Chánh Niệm, chúng ta trì mật chú Mu A Mu Sa, mỗi người chúng ta sẽ đón nhận được thật nhiều, thật nhiều tha lực Phật điển.

Lực của ta là lực gì, là lực yêu thương, tầm cầu đạo giác ngộ, vượt khỏi Vô Minh tới bờ giác, ánh sáng của Trí Tuệ. Tha lực là lực gì, là lực yêu thương của mười phương Chư Phật, là lực đại Từ đại Bi của Chư Phật gắn kết với chúng ta, để hỗ trợ cho chúng ta tăng trưởng tình yêu thương, lòng Từ Bi vốn có nơi bổn tánh Như Lai của chúng ta. Mà nó sẽ được khơi dậy từ nguồn tự lực cầu đạo.

Chúng ta nhớ rằng nếu không có sự tự lực này, tha lực khó tác động, nhưng nếu chỉ có tự lực thì sức con người có giới hạn, rồi cũng đi tới đích như kẻ đi bộ về nhà. Nhưng có tha lực là phương tiện như xe đạp, xe honda, xe hơi, thậm chí là cả máy bay. Những phương tiện như vậy rất cần trong đời sống hiện tại để chúng ta trở về nhà, và tha lực Phật điển rất cần cho chúng ta phối hợp với tự lực để chúng ta thấm nhuần vào năng lượng Từ Bi của Phật mà chúng ta tu.

Giờ đây các bạn nhớ, với đề mục quán chiếu hôm nay, hơi cầu kỳ, nhưng suy niệm cho kỹ, chúng ta sẽ thấy nó tràn đầy ý nghĩa. Đề mục là quán chiếu với bốn chữ “Ông Địa Báo Mộng”. Chúng ta hãy cùng nhau an trú trong hơi thở Chánh Niệm để coi mỗi người chúng ta có được ông Địa báo mộng gì hay không.

Các bạn đặt bàn tay Trí tuệ, bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, bàn tay Từ Bi, an trú trong hơi thở Chánh Niệm, để hầu mỗi người chúng ta đón nhận được tha lực Trí Tuệ, hiểu rõ được ý nghĩa của câu ông Địa báo mộng, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi, khai mở Trí Tuệ để chúng con hiểu rõ ý nghĩa “Ông Địa báo mộng”. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú, Mu A Mu Sa (7 biến). 

Mô Phật! Bảo Thành kính chào các bạn. Sau bảy biến vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa, mỗi người chúng ta đều mở lòng an trú trong tánh thấy biết vào ra của hơi thở. Sự an trú ở trong hơi thở đó, mỗi một người chúng ta gắn kết với mười phương Chư Phật, qua mật chú Mu A Mu Sa, tha lực Phật điển tràn đầy ở trong người, lấy nguồn ân điển Từ Bi của Chư Phật nuôi dưỡng tâm tánh của chúng ta, trong từng giây phút hơi thở vào ra. Chất liệu Từ Bi có diệu lực phi thường, thần thông ở chỗ gội rửa mọi nghiệp chướng của chúng ta, gội rửa những lầm chấp của chúng ta, làm cho con mắt sáng, làm cho tinh thần thanh tịnh, làm cho đời sống tâm linh hướng đến điều cao cả, vượt lên trên cảnh giới của phàm phu, để thẩm nhập vào cảnh giới của Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền.

Đề mục bốn chữ “ông Địa Báo Mộng”. Các bạn, ở đâu đâu trên thế gian này, nếu có người Việt, chúng ta nói trong phạm trù thật ngắn gọn, nói trong cái chỗ thật nhỏ là người Việt ta thôi, chứ còn nói rộng những nước Á Đông, hình ảnh của ông Địa được chuyển từ từ hình thái như ông Địa ta từng thấy ở mỗi một nhà chúng ta hoặc qua những tượng được gọi đặc trưng như ông Địa, được gọi hình thái khác như ở Thái Lan, có hình của con Mèo, Campuchia, các nước, mỗi một nước tạo dựng cho mình một hình ảnh, một hình ảnh như là ông Địa. Để cuộc đời như vật chất này, chúng ta thờ, chúng ta cúng, chúng ta van xin, và chúng ta đặt ra những dữ kiện đòi hỏi, mong muốn mơ ước ông Địa sẽ mang lại cho chúng ta. Đó là ước nguyện hầu hết của những người Á Đông chúng ta.

Các bạn thân mến, vẫn biết chúng ta đi chùa lễ Phật, vẫn biết quy y Phật, không quy y quỷ, thần, tiên, vật. Đó là điều duy nhất chúng ta nhớ đó, nhưng khó thực hành. Bởi truyền thống, phong tục dân gian, phong hóa tôn giáo bản địa, địa phương, nó dày cộm theo chiều dài lịch sử quá gần gũi, mà kinh của nhà Phật thời xưa ít có cơ hội đến tai người. Có gần thì cũng gần mấy mươi năm nay, khi nền giáo dục Phật đà được phát triển trên phương tiện truyền thông giáo lý. Ở các thiền môn, tịnh xá, am thất thì chúng ta mới bắt đầu học hỏi và nghe qua. Trước khi nghe được lời Phật, hầu hết chúng ta vẫn bị điều mơ ước đó, cần phải có ông Địa, và cả cuộc đời chúng ta vẫn thường cúng kiếng ông Địa như một truyền thống của cha mẹ, ông bà truyền lại. Nhưng phước báu thay hôm nay chúng ta đã tới chùa, đã nghe kinh ở trên mạng, các bậc tôn túc, những bậc thầy giáo thọ của chúng ta đã giải nghĩa, hiểu thấu, hiểu, biết rõ ràng. Nhưng vẫn chưa thể, chưa thể rời ông Địa lên một phẩm cách cao hơn như Phật, mà cứ đặt để ông Địa như một vị thần đất, cung phụng cho ta nhu cầu của cuộc đời.

Vẫn biết giữa tượng Phật và tượng ông Địa cũng chỉ là tượng, tượng một tôn tượng bằng đất sét, bằng ngọc, bằng đá, thậm chí bằng đồng. Tất cả mọi vật liệu làm gì thì cũng gọi là tượng, tượng Phật, hay tượng ông Địa đồng một chữ tượng nhưng khác chữ tâm. Ta đặt để tâm gì ở trong tôn tượng đó, có phải chăng hình hài của ông Địa phải là ông Địa, có phải chăng hình hài của Phật phải là ông Phật. Trong hai hình hài khác biệt đó đồng một tâm, ta đặt tâm gì? Nếu thờ ông Địa hôm nay, thì nghe qua chủ đề này ta sẽ đặt để ông Địa bằng tượng ông Địa đó có tâm của nhà Phật, hay hơn là chúng ta đặt để ông Phật, tượng Phật trong nhà nhưng lại quy về với tâm của ông Địa. Địa là cầu, Phật là buông, các bạn tượng Phật là buông, giáo chỉ dạy là buông. ông Địa là cầu, là nắm bắt, là giữ tâm của ông Địa là cung phụng nhu cầu của thế nhân.

Có một câu chuyện kể như vầy về ông Địa báo mộng, trước khi kể Bảo Thành nói với các bạn, các bạn có khi nào được ông Địa báo mộng chưa, và các bạn có khi nào mong ước rằng trong cuộc đời của mình một lần ông Địa báo mộng cho tìm được kho báu?

Có hai cha con một phú gia giàu có vô cùng, giàu có, giàu có đến mức người con này được hưởng phước. Cho tới khi người cha mất đi, người con không biết làm gì, chỉ hưởng của và hiện vật vốn có ở trong nhà, cuối cùng cũng hết, nghèo khổ. Anh ta sống vất vưởng ở trong ngôi nhà cũ của cha đó, không biết phải làm gì, lục lọi mãi mới tìm thấy được một cái hộp, sau bao nhiêu năm đói khát bởi xài hết của của cha. Anh ta mở cái hộp gia tài của cha còn lại ở trong đó, vỏn vẹn chỉ có một cái khăn nhỏ, mở ra trên cái khăn đó vẽ ngoằn ngoèo vài dấu chỉ đường. Nhìn cho kỹ thì đó chính là cái khăn mà người cha vẽ lại bản đồ đi tìm kho vàng bạc mà người cha đã chôn dấu ở trên rừng, dành riêng cho giây phút cuối khi người con nghèo khó đi tìm lại. Với lời nhắn nhủ là con hãy cẩn trọng trong sự tiêu xài, để luôn luôn giàu có trong đức hạnh. Nhưng đối với người con, cẩn thận trong sự tiêu xài, giàu có trong đức hạnh chẳng lọt vào con mắt, tư tưởng mà chỉ lọt vào lòng ham muốn, bởi tiền bạc đã hết nên tìm đến kho tàng đó để làm sao có sự giàu có trở lại. Trên con đường anh ta đi, đi cũng hơi xa, trở lại khu rừng hồi xưa cha dấu của. Anh ta hơi mệt mỏi, nghỉ ở vệ đường có một cái miếu, bên cái miếu đó thì anh ta chợt tỉnh sau khi về chiều. Hằng hà sa số những con người mang chuối, mang đồ, phẩm vật tới cúng ở trong miếu, anh ta mới thấy lạ kỳ, thì người ta đang cúng một ông Địa. Anh ta hỏi, ông này là ai, và được truyền miệng đó là ông Địa rất linh, ai cúng kiếng ông ta, ông ta sẽ báo mộng và trong cơn mộng mị đó chúng ta sẽ có được tất cả. Và thực sự trên con mắt quan sát của anh ta, anh ta thấy biết bao nhiêu con người, nhiều lắm, cả làng cứ ùn ùn kéo tới mỗi ngày. Sau bao ngày quan sát, thấy biết bao nhiêu con đường lui tới, anh ta nghĩ đoạn đường phía trước đi thật là xa. Bản đồ trên tay có thật hay không, thấy được kho tàng hay không vẫn còn là một kỳ vọng. Nhưng hiện trước mắt ông Địa ngay đây, bao nhiêu con người cúng kiếng, xin xỏ, hy vọng lời cúng kiếng của ta với số vốn mang theo trên hành trình tìm kho tàng, ta mua đồ cúng kiếng cho ông Địa, biết đâu trong đêm ngủ ông ta báo mộng kho tàng trước mắt, chẳng phải đi xa và chỉ cần chạm tay xuống đất có cả kho tàng thật là tuyệt vời. Do đó anh ta bắt đầu bỏ tiền ra mua đồ cúng, ngày một rồi ngày hai, qua ngày tiền đã hết, cúng cũng đã nhiều vậy mà những đêm nằm sát ngay miếu đó, anh ta cố tình ngủ để cho ông Địa báo mộng, mà trong biết bao nhiêu những giấc mộng, chẳng bao giờ thấy được ông Địa báo cho kho tàng.

Các bạn thân mến, tiền đã hết mà thời gian cũng trôi qua, bây giờ biết làm sao, bỏ Địa thì thương tiếc cõi lòng mình đã cúng kiếng ông, chắc có lẽ ông chưa tới kịp để báo mộng, mà đi thì cũng không đành. Cứ chập chừng ở đó, cuối cùng chẳng có gì để cúng ông Địa, anh ta quyết định đi tìm kho tàng trở lại.

Các bạn thân mến, và cuối cùng theo bản đồ đó, anh ta đã tìm được kho tàng. ông Địa được cúng kiếng, ăn phình bụng nhưng chẳng báo mộng cho dân gian, nếu báo mộng thì cuộc đời này biết bao nhiêu con người đã sống trong ảo mộng rồi. Chính vì ông Địa thấy giấc mộng được báo cho con người nó cũng chỉ là giấc mộng mà thôi, có mộng, thấy mộng, nhập mộng rồi tan mộng, vỡ mộng, khổ vô cùng.

Nên ông Địa chẳng bao giờ muốn báo mộng cho những người cúng kiếng cuộc đời. Cái mà tìm tới ông Địa để cúng thay vì dồn sức lực vào đó, chúng ta không tìm tới ông Địa mà phải trở về với tâm địa của chính ta. Nhớ chữ ông Địa và tâm địa khác nhau thật xa, ông Địa là một đối tượng, là một chủ ngã, cho một cái tôi ở bên ngoài, để ban ơn giáng họa. Còn tâm địa của ta là tâm địa hiền lương mà cha mẹ đã cài đặt, mà ông bà đã truyền lại, mà Đức Phật đã khai thị.

Thay vì tìm tới ông Địa là một chủ ngã bên ngoài để quên đi lời thề chỉ theo Phật là bậc Thầy mà thôi, thì ta đã theo một vị thầy vật chất thế gian là ông Địa để xin xỏ. ông Địa chỉ là cục đất lấy gì có để cho ta, còn tâm địa cũng là đất bởi tâm này cũng chỉ là đất, nước, gió, lửa mà thôi. Nhưng nó là phần tâm, tâm địa hiền lượng là kho tàng cao quý nhất. Bản đồ của người cha để lại cho người con là một dấu chỉ đi suốt cuộc đời để đi tới đích là kho tàng vĩ đại cha để dành.

Trong món quà đó, chúng ta trong cuộc hành trình, ghé ngang chỗ này, ghé ngang chỗ kia, Đông, Tây, Nam, Bắc, thị phi thiên hạ, ghé ngang mọi chỗ, và rồi bản đồ trao truyền đi tìm kho báu đó lạc vào tâm tưởng của những thần tượng sống trong cuộc đời, của những con người chẳng ra công ra sức, hồi về với tâm địa hiền lương dõng mãnh để đi tìm kho báu. Mà chỉ ngủ ở bên miếu, cúng kiếng để mà xin xỏ, đâm ra ông Địa cũng nhàm chán, chẳng ngự ở đó mà báo mộng. Các bạn, ông Địa không báo qua giấc mộng mà ông Địa thật sự sẽ báo qua tâm địa hiền lương của chúng ta, đó là sự khai thị của Đức Phật.

Các bạn thân mến, ông Địa báo mộng nếu mà ông Địa báo mộng cho chúng ta thì có lẽ ông sẽ báo trong giấc mộng rằng, kho tàng của các người nằm dưới lòng đất, rộng một thước, dài hai thước, sâu ba tấc, đó là mồ chôn thân đó. Ông báo thật sự có phải vậy không, đúng mà, những người thờ ông Địa cuối cùng gia tài có được bao nhiêu, cũng trở về lòng đất đó mà thôi, lạnh lẽo, đơn côi, buồn chán, khổ ải.

Các bạn thân mến, tại sao, vì con người là bụi tro cũng trở về với lòng đất, con người là cát bụi trở về với lòng đất mà thôi. Nhưng Đức Phật, ông bà, cha mẹ, những bậc thánh đức, cổ đức nhắc nhở cho chúng ta rằng chẳng tìm đâu xa ở ngoài biên ải hay trong cuộc đời đầy rẫy những khổ đau mà chỉ cần lần về với tâm địa hiền lương của cha, của mẹ để lại, của ông bà trao truyền, của Đức Phật khai thị, thì kho tàng được nằm rõ trên bản đồ được ghi lại lời của Phật nhắc nhở.

Kho tàng đó chỉ vượt qua chướng ngại của cuộc đời có ba khu rừng cản trở mà thôi. Khu rừng của sự tham Dục, tham Ái, khu rừng của sự sân hận và si mê, ba khu rừng này bước qua được thì kho tàng vĩ đại đang để dành cho chúng ta.

Các bạn, Đức Phật đã dạy cho chúng ta hãy theo Phật là theo lời giáo lý của Ngài, khai thị giúp cho chúng ta mở mang Trí Tuệ, và trong lời nguyện chúng ta đã nguyện rằng chúng ta quy y theo Phật, chẳng quy y theo quỷ, thần, tiên, vật, nhưng chúng ta quá lệ thuộc vào phong tục của loài người, rồi cứ cúng, cứ kiếng, cứ cầu. Chúng ta theo ông Địa là cầu, theo ông Phật là buông, buông gì, có phải chẳng các bạn cầu có được cái này, có được cái kia, tức là các bạn đã bán cuộc đời cho gì, cho tánh Tham, Sân, Si.

Các bạn đi theo ông Địa để cầu có tiền, có tài, có vật chất, có đủ thứ, có phải chẳng các bạn đã tự nhốt mình vào ba khu rừng Tham, Sân, Si. Rừng sâu núi thẳm, chướng khí tràn đầy, nhất định nhốt mình trong đó sẽ bị chết mà thôi. Mồ hoang ở trong rừng, còn không thì thú sẽ xé xác, khổ, khổ lắm các bạn ơi. Do vậy, mà đi theo Địa, đi theo ông Địa là cầu thì chúng ta trở về với tâm địa hiền lương của chúng ta, để quy ngưỡng về với Phật để buông, buông Tham, Sân, Si, buông những tham Dục, tham Ái, buông tất cả những nhu cầu vật chất, nhưng có được một kho tàng thánh đức trong giới hạnh. Mà từ kho tàng thánh đức, giới hạnh đó, vật chất của cải, quyền danh chúng ta sẽ có vừa đủ, để phụng dưỡng cho cuộc sống của chúng ta, và nuôi dưỡng tất cả những người yêu thương. Kho tàng của Phật, như bình thật nhỏ, chứa nước cam lồ uống hoài không hết. Còn kho tàng của ông Địa rộng một thước, dài hai thước, sâu 3 thước, đủ lớn đó, nhưng cũng vừa đủ chôn thân của ta mà thôi. Theo Địa thì về với lòng đất, theo Phật thì về với trời cao an lạc, bình an. Các bạn chọn lựa hướng nào đây. Các bạn có thấy ông Địa báo mộng cho các bạn chưa, ông ta không có báo mộng mà ông ta nói thật rõ ràng nếu theo ông Địa thì trở về với lòng đất, và thật sự trong sâu thẳm tâm khảm, chúng ta thấy được điều đó. Ông Địa là vật chất tượng trưng cho sự ham muốn. Còn Đức Phật là Trí Tuệ, Ngài dạy cho chúng ta buông bỏ sự ham muốn để đạt tới Trí Tuệ mà có tất cả.

Các bạn, ông Địa chúng ta cũng nặn bằng đất, cũng bằng tượng, ông Phật cũng bằng tượng, bằng đất. Khác ở chỗ tâm thái của chúng ta quy ngưỡng về tôn tượng được gọi là Phật đó là gì, là Trí Tuệ. Còn tâm của chúng ta quy ngưỡng về ông Địa là gì, là vật chất. Vậy thì tượng ông Địa và ông Phật có khác nhau không, chẳng khác nhau cũng chỉ là tượng đất sét, hoặc bằng đá quý, hay đá tầm thường.

Chúng ta hãy nâng tầm nhân cách của chúng ta, chúng ta hãy nâng tầm phẩm giá của chúng ta, để sống thật và đúng với phẩm chất làm người như Chư Phật gọi tức có tánh Phật ở trong đó. Hãy nâng tầm, tầm phẩm cách của tôn tượng ông Địa của thành tầng cao của phẩm cách Chư Phật. Có nghĩa, nhìn xuyên suốt qua tượng của ông Địa để thấy nhân cách, phẩm cách Trí Tuệ của Đức Phật truyền dạy cho chúng ta là buông. Buông để có chứ chẳng ôm để mất, giữ để mất, cầu để trượt khỏi tầm tay.

Anh chàng kia thay vì phải đi suốt đoạn đường đó tìm ra ngôi báu, anh ta đã dừng chân bên miếu thờ ông Địa, tiêu tốn biết bao nhiêu tiền bạc, cũng còn may mắn, anh ta nhận ra cuối cùng ông Địa chẳng báo mộng như người ta đồn đại, nên anh ta bỏ và ra đi tìm kho báu. Còn nếu như anh ta đắm chìm trong những mộng mị, thị phi, đồng bọn kia có lẽ anh ta đã chôn thân ngay miếu lạ đó và trở thành ma đói trong cuộc đời.

Các bạn, các bạn đang có một bản đồ mà đấng từ tâm là Đức Phật trao truyền lại cho chúng ta, để đi tìm kho tàng bên bờ kia của cuộc đời đó là Niết Bàn an vui. Chính con đường tìm lại nguồn an vui trong cuộc sống, Niết Bàn tại thế trong gia đình, nhất định chúng ta sẽ đương đầu với những phong tục hủ lậu của tôn giáo, nhất định chúng ta sẽ phải đương đầu với những truyền thống lập dị của mỗi một con người tạo nên nhân cách của cái tôi, do tôn giáo, do giáo dục, do môi trường sống. Những điều đó là một sự cản trở vô cùng. Bởi ai chúng ta cũng có một nhân cách khác biệt, những nhân cách đó được tạo dựng theo sự va chạm của cuộc đời, để mở rộng hay co lại, để yêu thương hay ghen ghét, để hận thù hay để xả ly.

Các bạn, chúng ta đã nhồi nhét như một ông Địa mà thôi, ông Địa được nặn bằng đất sét, tượng Phật cũng làm bằng vật chất. Chúng ta cũng tạo nên hình hài nhân cách của mình bằng vật chất của tâm cầu của thế gian. Chúng ta đã nhồi nhét và tạo ra một nhân cách mà ta gọi là tôi như vậy, nhưng thật ra chúng ta chẳng biết cái tôi như thế nào. Cái tôi đối với con người phàm phu là nhân cách của sự ham muốn, nhồi nhét trong xã hội đặt để và cài vào do những nhu cầu về vật chất, danh vọng, về địa vị, về tình cảm, về tất cả những nhu cầu trong cuộc sống. Cái tôi đó là cái tôi của tham Dục, tham Ái, cái tôi của Ngũ Dục, tôi để trở về với ông Địa nơi lòng đất lạnh là mồ hoang. Còn cái tôi đích nghĩa của Chư Phật là cái tôi đó phải buông bỏ để trở về cái hiện hữu, vĩnh cửu, vĩnh hằng. Đó là thần thức, tánh Phật an nhiên và tự tại, đó mới là cái tôi của ta. Tôi mà chẳng phải tôi, khi lìa tôi rồi thì tôi còn ở đâu.

Các bạn nhớ, đích thực ta là có Phật tánh, Phật tánh đó là kho tàng, Chư Phật đã trao truyền cho chúng ta một bản đồ, để trở về tìm kiếm cho chúng ta một kho tàng đó. Trên con đường đi, chướng ngại của cái tôi của cuộc đời, như trong gia đình giữa vợ chồng vẫn có cái tôi, tức là một  truyền thống, văn hóa, nhân cách của mỗi một con người tự tạo nên do sự va chạm trong học đường, trong giao đường, trong thiền đường, trong xã hội, trong môi trường sống nó hình thành nhân cách của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta gội rửa nhân cách ở đời đắp đặt lên, thì chúng ta sẽ trở về như một trẻ thơ nằm trong lòng bàn tay của mẹ, chẳng cần nhân cách ở đời, chỉ một con người lột bỏ tất cả, trong sáng, ngây thơ,  ánh mắt thiên thần,  nụ cười đẹp đẽ đó và cái tiếng nói bập bẹ trong tánh thiện. Nhân chi sơ tánh bổn thiện, thì kho tàng hiện hữu đó chẳng cần ông Địa, chẳng cần ông trời, chỉ cần tâm thiện, tâm địa hiền lương và chính ngay trong tâm địa hiền lương đó kho báu hiện hữu, Đức Phật hiện tiền, Phật tánh hiển lộ và con đường tới Niết Bàn tại thế trong gia đình, chẳng xa lòng bàn tay.

Các bạn, các bạn có cần ông Địa báo mộng nữa hay không, có còn, có cần chở đi thoát ra khỏi cuộc đời tìm ông Địa để báo mộng hay không. Các bạn có còn quỳ lạy trước ông Địa nữa hay không. Cuộc đời có nhiều lúc phải dừng lại để nâng cao phẩm giá nhân cách của chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại ở ông Địa là ông cung phụng, cung cấp nhu cầu vật chất, nâng cao phẩm giá của mình và cũng nâng cao phẩm giá của tượng ông Địa thành ông Phật, nâng cao ông ta lên để ông ta trở thành một vị Phật hiện hữu trong tướng hình gần gũi với dân gian, tức là buông. Buông tham Ái, tham Dục để có được Trí Tuệ kho tàng vĩ đại.

Các bạn, tại sao chúng ta tự hạ thấp nhân phẩm của mình và rồi cũng hạ thấp nhân phẩm của một vị thần xuống ở mức làm nô lệ cung phụng cho chúng ta, để biến ông ta thành ông Địa để phục vụ nhu cầu. Thậm chí cúng kiếng xong mà thấy ổng không cho thì còn nhét điếu thuốc, dùi vô cái bụng, hôi quá, nóng quá, nhột quá, sợ quá, để rồi ông hít thả ra một vài cục vàng. Đó là tà kiến, đó là tà pháp, chẳng thật. Nâng tầm phẩm giá của ta, cũng phải nâng tầm phẩm giá, nhân cách của người khác. Ông Địa cũng có thể biến thành ông Phật, ông Phật có thể biến thành tâm địa hiền lương, chính trong tâm của mỗi một con người. Nhìn xuyên suốt qua tất cả hình hài các tôn tượng, ta phải thấy được nhân cách cao cả của Đấng Giác Ngộ hiện hữu trong những tôn tượng đó. Đừng Để những tôn tượng đó để râu, tô son, vẽ phấn, bụng chướng ra để gọi là ông này, bà kia.

Trên thế gian này, ai còn xưng ông này, bà kia, thì cuối cùng cũng trở về với mồ hoang mà thôi. Khi chẳng còn ông này, bà kia, chúng ta chỉ còn tâm địa hiền lương quy về Chánh Pháp, dưới đuốc Tuệ hiền lương của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Bản đồ đi tìm kho báu nhìn thật là rõ, chẳng cần phải dừng đây đó, dưới miếu thần hoang của cuộc đời, lạy lộc, cầu xin, tiêu hết gia tài của mình. Hãy dùng gia tài Trí lực, sức khỏe, gia tài của Trí Tuệ mà đi tìm kho báu Chư Phật đã thọ ký cho chúng ta, đó chính là Niết Bàn an vui tại tư gia, tại gia đình, tại trong tâm của mỗi người chúng ta.

Ý nghĩa ông Địa báo mộng, các bạn nhớ, mộng là phải nhập mộng, phải lập mộng, phải tảo mộng, rồi khi vỡ mộng khổ lắm. Thế mà trong dân gian người ta đã có những gì, có những phong trào, có những môn học giải mộng. Mơ một chút là tìm tới Thầy giải mộng, trả quá trời tiền, mộng một chút là tìm tới thầy giải mộng để mất sức, mất tiền, mất của. Trong khi Đức Phật đã giải cơn mộng của trần gian, đời chỉ là một cơn mộng, tỉnh đi con trở về Niết Bàn, thế mà mộng kia cứ đắm đuối chìm vào, Niết Bàn tại thế xa vời tầm tay.

Các bạn hãy vươn bàn tay Trí Tuệ đặt vào bàn tay Từ Bi, chúng ta từ bỏ cõi mộng này, tự đánh thức mình mà trở về cõi tịch tĩnh an vui trong hơi thở Chánh Niệm để tìm được kho tàng. Chúng ta không cầu để đắm chìm vào trong tham Dục. Chúng ta buông Dục để trở về với kho tàng vĩ đại Phật đã truyền cho ta. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Huệ để chúng con từ bỏ tâm cầu ông Địa báo mộng, mà trở về với tâm địa hiền lương, tịch tĩnh. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa (7 biến).

Mô Phật ! Các bạn, chúng ta trở về tìm kho tàng của chúng ta nằm trong tâm địa hiền lương vốn có mà Đức Bổn Sư đã thọ ký. Đó là Phật tánh của chúng ta. Tâm địa hiền lương có kho tàng đầy đủ để cung phụng cho đời sống làm người. Và có đầy đủ hành trang đi trên một con đường trở về với Niết Bàn an vui tại gia đình, tại thế gian này, chẳng cần phải ghé ngang những tịnh thất, am miếu ở đời để cúng kiếng ông Địa. Các bạn đừng làm giảm nhân cách của chính mình, ta là con Phật, ta là một vị Phật tương lai, ta hãy trở về đó để có tất cả. Tại sao phải tự giảm nhân cách của chúng ta. Hãy nâng cao nhân cách của chúng ta, hãnh diện và hạnh phúc bởi Phật là bậc Thầy đã trao truyền bản đồ tìm về nhân cách, miền đất tâm an nhiên tự tại, miền đất chân như vĩnh hằng, không có sanh diệt, chết chóc. Không những phải nâng tầm nhân cách của ta, mà ta còn phải nâng tầm nhân cách của mọi chúng sanh khác. Đừng hạ thấp nhân cách của ta, và cũng đừng hạ thấp nhân cách của chúng sanh khác. Dù gọi là Chư Thần, Chư Thánh, Chư Thiên, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì trong sáu nẻo luân hồi này cũng có nhân cách trong đó, tức là nhân cách của vị Phật tương lai. Sao chúng ta tự dìm mình xuống, tự dìm mình xuống làm giảm nhân cách của mình mà con đan tâm dìm nhân cách của một ông thần xuống ở mức quá tầm thường, chỉ là người hầu, người nô lệ, người phụng dưỡng cho nhu cầu của chính ta. Chỉ qua vài món đơn giản như kẹo, như chuối, như bông, như hoa, như trái, như một điếu thuốc đốt vào trong bụng, phì phà một chút xíu để rồi cầu một hủ vàng, một thỏi vàng, cả gia tài trong cuộc đời. Đâu có công bằng, hạ thấp nhân cách của ta, đó là một điều đáng trách, huống hồ chi là hạ thấp nhân cách của một vị Thần, thì ôi thôi thật đáng trách, tổn phước báu.

Hãy nâng tầm nhân cách lên phẩm giá một vị Phật tương lai có đức hạnh, sống như một vị Phật hiện tại, thì gia đình là Niết Bàn. Hãy nâng tầm phẩm giá của ông Địa trở nên như một vị Phật, không cần phải đập vỡ ông Địa ở trong nhà. Các bạn chỉ cần đập vỡ cái tôi mặc định vào trong cuộc đời của mình, chỉ cần đập vỡ bản ngã ta đặt để vào trong ông Địa, đó là ông Địa, nâng cao tầm nhân cách của ông ta lên trở thành ông Phật, với tánh buông xả, xả ly, chứ không phải cầu mong như chúng ta.

Các bạn, thay đổi nhân cách sống là một điều rất quan trọng, chứ không phải thay đổi cuộc đời của chúng ta bằng cách lệ thuộc vào một nhân cách mới mà chúng ta tự tạo ra bằng đất, bằng gỗ, bằng sự tưởng tượng, bằng truyền thông, bằng phong tục, bằng văn hóa, bằng niềm tin, bằng cuộc đời, bằng tà kiến. Các bạn phải tự thay đổi nhân cách của mình, nhân cách mà tự mặc định trong cuộc đời, trở về với nhân cách nguyên thủy mà Đức Phật đã khai thị, đó là phẩm giá của một vị Phật tương lai. Hãy nhìn hình ảnh ông Địa và các tôn tượng khác mà thế gian tạo ra, bằng con mắt Trí Tuệ và bằng nhãn quan của giáo pháp Như Lai, thấy tất cả mọi tôn tượng chỉ là sắc tướng đồng một tâm là tâm giác ngộ, thì từ đó ta nhìn thấy tất cả các tôn tượng, hình tướng, sắc tướng ở đời chỉ có tâm giác ngộ là cao quý được đặt để vào trong đó. Chỉ còn cái tâm phàm phu ham muốn, cầu tài, cầu vật, cầu tình, những chuyện cầu đó đặt để vào những tượng từ đất, từ gỗ, từ đá tạo nên sự hoang tưởng đắm chìm. Và cuối cùng kết thúc trở về với cuộc đời nằm sâu trong lòng đất, giữa một kho tàng rộng một mét, dài hai mét, sâu ba mét. Ai rồi cũng kết thúc, may mắn thì được đặt trong hủ chưng lên bàn một thời gian, cũng chỉ là nắm tro cuối cùng của cuộc đời.

Các bạn phải nhìn qua, nhìn qua được điều đó, ta không khinh biệt các tôn tượng của các vị Thần, của những ông Địa, nhưng ta nầm tầm nhân cách của các tôn tượng đó lên bằng tinh thần của nhà Phật, nhìn trong nhân cách thế gian đặt để ở đó, chúng ta lột bỏ, gội rửa. Và đặt vào những tôn tượng đó nhân cách của một bậc Trí Tuệ, tức là gì, xả ly trần thế, buông bỏ tất cả, chứ không phải nhân cách của vị Thần mà người thế gian tạo ra để chúng ta tới cầu xin, bái lạy, mà trở thành tôn tượng của bậc Trí Tuệ hiện hữu trong những hình thù của dân gian tạc nên, có Trí Tuệ, có giáo pháp, để tới đó chúng ta nương vào giáo pháp Trí Tuệ của Chư Phật, qua những sắc tướng hiện hữu do những tâm cảm của con người, nhìn rõ để tạo nên những hình thù đó mà thôi. Ta không đi theo hình thù, mà ta đi theo tâm của nhà Phật, thì từ đó đối tướng chẳng chấp tướng, đối pháp chẳng chấp pháp, đối tâm chúng ta cũng chẳng chấp, bởi đồng tâm giải thoát trong Phật tánh của chúng ta.

Các bạn hãy nâng tầm nhân cách của mình, và nâng tầm nhân cách của tất cả những người đang sống xung quanh chúng ta. Đừng hạ nhân cách của họ xuống, đừng tìm ông Địa để bảo mộng. Trong cuộc sống, tình yêu cũng như trong cuộc sống của gia đình, Từ Bi trong tất cả mọi phương diện. Nâng tầm nhân cách là nâng tầm năng lượng Từ Bi lan tỏa đến mọi người yêu thương. Thì ông Địa cũng biến thành Phật, còn không nâng tầm nhân cách, lan tỏa tình yêu thương, lòng Từ Bi thì tượng Phật cũng biến thành ông Thầy hoặc là ông Thần, thậm chí còn biết thành ông Địa, sự biến tướng của môi trường để cầu cạnh mà thôi.  Ta đã có tất cả trong kho tàng Trí Tuệ của Phật, và trong kho tàng đó ta vận dụng Trí Tuệ  để ứng dụng vào đời, có được những phương tiện hiện hữu qua tất cả ở thế gian này để sống bình an.

Mời các bạn hãy trở về với tâm địa hiền lương, nâng cao phẩm cách của mình và phẩm cách của ông Địa, để trở thành Trí Tuệ viên mãn bằng bàn tay phải là Trí Tuệ và bàn tay trái là Từ Bi, chúng ta lấy Trí Tuệ và Từ Bi, an trú trong hơi thở Chánh Niệm. Không tìm cầu ông Địa báo mộng mà trở về với tâm địa hiền lương, miền đất chân như tịch tĩnh, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Tuệ, để chúng con nâng tầm nhân cách, không tìm ông Địa báo mộng mà trở về với miền đất tâm tịch tĩnh, miền đất chân như an nhiên tự tại. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa (7 biến).  

Chúng ta hoàn tất 21 biến Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa. Bảo Thành, quý Sư Cô, Eileen, cùng các bạn đón nhận được thật nhiều tha lực Phật điển và hiểu thấu được ông Địa báo mộng, chẳng tầm cầu. Nâng cao nhân cách để chúng ta trở về buông xả. Nâng cao phẩm cách của chúng ta, cũng nâng cao phẩm cách của những người đang sống chung.
Ông Địa cũng là một phần đang sống chung với chúng ta, hãy nâng cao phẩm giá của ông ta lên ngôi vị biết buông xả, hơn là dìm ông ta vực sâu của tham cầu vật chất, để phục vụ cho chúng ta, tạo nghiệp vô cùng, chẳng thể tha thứ. Khi dìm nhân cách của chúng ta xuống đã là tạo nghiệp rồi, huống hồ chi dìm nhân cách của người khác là tạo nên ý nghiệp. Vọng ngữ, khẩu nghiệp rồi thân nghiệp. Ôi cha phước đâu mà còn nữa. Hãy thay đổi quan niệm sống này, từ bỏ ông Địa báo mộng, trở về với tâm địa hiền lương, có sẵn bản đồ đi tìm kho báu, miền đất chân như. Đức Phật Thầy, Phật Tổ, Đức Bổn Sư Thích Ca đã trao truyền bản đồ đó. Các bạn hoan hỉ trở về nâng cao phẩm giá của chính mình, phẩm giá của những người ta thương yêu trong gia đình để sống an vui. Mời các bạn chắp tay vào, chúng ta hồi hướng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Huệ, để chúng con tìm bỏ tất cả những điều mơ tưởng rằng ông Địa báo mộng mà trở về với miền đất tâm tịch tĩnh, miền chân như, sống nâng cao phẩm giá đức hạnh của mình và những người thân yêu xung quanh chúng con. Có được chút công đức nào, nguyện xin hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia, bỏ đi những mơ ước hão huyền của cuộc đời, nâng cao phẩm giá của nhân loại, thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho tất cả các nhà khoa học gia trên thế giới, ngành y, ngành dược chế tạo ra vắt xin, thuốc chữa. Nguyện cầu cho các bác sĩ, y sỹ, y tá, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới chữa lành các bệnh nhân. Chúng con nguyện cầu cho thế giới tiêu tan bệnh dịch, cho quê hương đất nước của chúng con hết dịch, hết bệnh, để lòng người hoan hỉ, an yên, tự tại. Nguyện cầu cho các vong linh tử vong trong ngày tháng qua được siêu sanh miền cực lạc. Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.                     

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn