Search

Bài 1137: Ganh Ghét Đố Kỵ – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật, Bảo Thành kính chào Bảo Thi, Bảo Nghy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Đã tới giờ đồng tu mời các bạn quy ngưỡng thân tâm về với ba ngôi Tam Bảo, để chúng ta bắt đầu. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa. Chúng con nguyện mười phương Chư Phật, ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, nhắc lại cho chúng ta nhớ rằng hơi thở của Thất Bảo Huyền Môn đi vào từ mũi, sâu xuống dưới bụng, và khi đi xuống này chúng ta nên vận dụng tánh thấy để thấy được hơi thở đi vào mũi xuống dưới bụng và biết được bụng phình ra. Con đường thấy được hơi thở đi vào và phình bụng ra giúp cho chúng ta vận dụng tánh thấy và biết. Hai tánh này rất quan trọng để chúng ta quán chiếu, chúng ta nhạy bén với điều ta thấy, để khai mở Trí Tuệ. Còn không những điều chúng ta thấy mà như mù. Bởi vì thấy mà không biết, đôi khi chúng ta chỉ biết mà không thấy, bởi biết đó nằm trong sự tưởng tượng, thấy và biết phải đồng hành với nhau. Để ứng dụng được nó một cách sâu sắc vào cuộc sống trong khi hành thiền, các bạn phải tập trung vào tánh thấy được hơi thở đi vào, và biết được bụng phình ra. Khi thở ra các bạn cũng thấy hơi thở đi ra và biết được bụng hóp vào, đồng thời trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Với sự chuyên trú và an trú trong hơi thở như vậy, chúng ta sẽ làm chủ được tâm của mình. Cái tâm được chia ra bằng nhiều sự cảm xúc khác biệt, như vui buồn, sướng khổ, thích hoặc không thích, khổ hoặc hạnh phúc, phiền não hoặc bình an, ác hoặc thiện. Ở đây theo lời Đức Phật dạy chúng ta phát triển tâm thiện của chúng ta. Để phát triển tâm thiện, làm chủ tâm thiện, chúng ta cần phải tập trung vào hơi thở, theo dõi hơi thở bằng tánh thấy biết. Với sự chuyên tu như vậy, ta tăng thêm khả năng theo dõi cơ thể của mình, theo dõi tư tưởng, suy nghĩ, ngôn ngữ của mình để ta làm chủ pháp thiện trong tư tưởng, trong lời nói, và trong hành động của chúng ta.

Mời các bạn chúng ta đặt bàn tay phải là bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái bàn tay Từ Bi, chúng ta bắt đầu. Với hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển, đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng Từ Bi, khai mở Trí Tuệ, để chúng con chuyển hóa tánh ghen tuông, đố kỵ. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật, Bảo Thành kính chào các bạn, các bạn thân mến, đề mục quán chiếu hôm này là chúng ta nhìn sâu vào tánh ganh ghét, đố kỵ vốn có trong mỗi một con người. Phàm là kẻ phàm phu như chúng ta, ai cũng có tánh ganh ghét đố kỵ, Từ Bi và yêu thương. Hai tánh này luôn đối nghịch với nhau trong cuộc sống. Bảo Thành cũng có tánh ganh ghét, đố kỵ trộn lẫn với Từ Bi và yêu thương. Khác ở chỗ, là mỗi người chúng ta có thể tăng trưởng được tánh Từ Bi, yêu thương, hay chúng ta lại lăn lộn vào trong tánh ganh ghét đố kỵ. Đây là sự lựa chọn của mỗi một con người, ý thức được tầm quan trọng và lợi ích trong cuộc sống hạnh phúc, bình an của chúng ta. Nếu chúng ta muốn mình có một thân xác khỏe mạnh an vui, một tinh thần trong sáng trên con đường hành đạo để giải thoát chúng ta và mang lại sự an vui cho muôn người muôn loài, chúng ta phải lựa chọn tánh Từ Bi, và yêu thương để tăng trưởng, phát triển, ứng dụng vào cuộc đời. Và nếu chúng ta không thấu được điều đó để tăng trưởng pháp thiện Từ Bi yêu thương, có được phước báu trong cuộc sống mà lựa chọn pháp ác, có nghĩa là tánh ganh ghét, đố kỵ thì chúng ta sẽ tạo ra bệnh hoạn, phiền não, đau khổ.

Năng lượng Từ Bi yêu thương có sức mạnh giải tỏa mọi bế tắc trong sự vận hành tự nhiên của cơ thể, giúp cho cơ thể của chúng ta, máu huyết lưu thông, tim mạch điều hòa. Mỗi khi ganh ghét nó ngược lại, trái tim bị co thắt, những kinh mạch không chuyển động một cách bình thường, bị bế tắc. Và thường trong sự ganh ghét trộn lẫn với sự đố kỵ thì những người đó hay bị co thắt cơ tim, đột quỵ bất thường, gây cho cơ thể bị bệnh và có thể đưa đến sự bị trầm cảm, đó là nói nhẹ, đột quỵ là nặng. Hiện tượng này có thật, khoa học đã chứng minh, tánh ganh ghét, đố kỵ tạo ra bệnh cho cơ thể và sự u tối của tinh thần, tâm linh thì không có được mẫn tuệ, sáng suốt.

Các bạn thân mến, nhìn rõ được hiệu quả của tánh ganh ghét, đố kỵ nguy hại như vậy, nguy hại đến thực sự ngay trong lúc này, kiếp này và đời sống này, chẳng phải kiếp sau, đời sống kiếp sau, hiện tại nó xảy ra rõ ràng. Từ đó chúng ta phải huân tu, để làm sao đó cho những mầm mống của sự ganh ghét, đố kỵ không có cơ hội trỗi dậy, mà chúng ta đầu tư thời gian chăm chú để tăng trưởng những mầm thiện qua tánh Từ Bi yêu thương. Năng lượng Từ Bi yêu thương giúp cho chúng ta khỏe, hết bệnh, trong sáng, tướng hảo đẹp. Năng lượng của tánh ganh ghét, đố kỵ làm cho chúng ta tướng hảo suy giảm, thân gây bệnh. Chúng ta hãy quán chiếu điều này theo kinh của Đức Phật dạy. Thời Đức Phật có một người anh em họ chú bác với Đức Phật, mà cũng còn gọi là anh vợ của Phật, đó là ông Đề Bà Đạt Đa.

Thuở nhỏ, Thái Tử Tất Đạt Đa và Đề Bà Đạt Đa sinh ra, tương tuổi tương đồng với nhau. Nhưng hai tánh khác biệt, người anh em họ Bồ Đề Đạt Đa thì là một con người thường không có tánh khiêm tốn, cao ngạo, tự cao, tự đại, ganh ghét, đố kỵ, đó là tánh của Đề Bà Đạt Đa. Còn Thái Tử Tất Đạt Đa, có một tánh hiền lương nhân hậu, biết kính trên nhường dưới, luôn luôn nghĩ đến mọi người, chăm sóc cho muôn người mà quên bản thân của mình. Chính hai tánh khác biệt đó mà Đề Bà Đạt Đa càng ngày thêm thù, mà không có bạn, chẳng mấy ai yêu thương anh ta, ngược lại Thái Tử được mọi người yêu thương. Từ thuở nhỏ như vậy, một người có lòng nhân hậu, tánh tình hiền lương, Từ Bi yêu thương, một người ganh ghét, đố kỵ, hiềm khích tìm mọi cách để giảm giá trị của người anh em họ mình. Lớn lên Đức Phật đi tu chứng đắc và trong dòng họ Thích, Đề Bà Đạt Đa cũng như các vị Thái Tử khác đi theo sự mầu nhiệm của Đức Phật đã giác ngộ trở thành Tỳ Kheo đệ tử của Phật.

Thế nhưng trong các hàng Tỳ Kheo đó, Đề Bà Đạt Đa, người anh em họ này luôn luôn tìm đủ mọi cách để ám hại Phật, bởi tánh ganh ghét và đố kỵ. Trước những sự đố kỵ như vậy, Đề Bà Đạt Đa đã tìm ra nhiều phương thức để giết hại Đức Phật, bằng cách bắt tay với Vua A Xà Thế, tìm đủ mọi phương thức để hại Đức Phật. Từ những hình thức làm cho voi uống rượu say rồi thả ra để chà đạp lên Đức Phật. Nhưng chính năng lượng Từ Bi của Đức Phật đã thuần hóa và hàng phục được những con voi này phải quỳ xuống, từ đó không tổn hại đến Đức Phật. Rồi thật là nhiều lần, Đề Bà Đạt Đa đã phối hợp với Vua A Xà Thế tìm đủ mọi phương kế, khích động những hàng đệ tử của Bà La Môn, tìm cách làm nhục Đức Phật, hại Đức Phật, vu khống hàm oan. Rồi lại còn trên núi Linh Thứu, Đề Bà Đạt Đa đã chuẩn bị lăn đá xuống để giết hại Đức Phật, khi Đức Phật đi lên trên núi để giảng. Có những tảng đá lăn xuống vỡ ra, một vài tảng đá nhỏ đã lăn vào chân Phật làm cho chân Phật chảy máu, nhưng Phật không hề bị gì hết.

Cuối cuộc đời Đề Bà Đạt Đa khi sắp sửa chết đi, thấy hối hận, mình có tánh ganh ghét, đố kỵ, cả cuộc đời đã theo Đức Thế Tôn tìm cách hại. Và thấy biết bao nhiêu những người theo Đề Bạt Đạt Đa đã quay về và sám hối với Đức Phật để được cải hoá và theo con đường Chánh Pháp. Ông ta cũng muốn làm một cuộc trở về để sám hối với Phật, nhưng hỡi ơi đã không kịp. Trên con đường trở về với Đức Phật ông ta đã bị tận diệt. Và theo lời Đức Phật nói với các đệ tử, ông ta đã bị đọa vào Địa Ngục. Đó là câu chuyện hiện thời lúc khi Đức Phật còn sanh tiền. Một bên là ganh ghét, đố kỵ được thể hiện thật rõ nét từ thuở nhỏ của ông Đề Bà Đạt Đa, một bên là Từ Bi yêu thương ngay từ khi chưa giác ngộ của Thái Tử Tất Đạt Đa. Tới khi Đức Phật thành Phật, Ngài tăng trưởng lòng Từ Bi yêu thương đó, lan tỏa tới mọi loài chúng sanh. Còn Đề Bà Đạt Đa cũng là Tỳ Kheo, theo Đức Phật học nhưng càng tăng trưởng sự ganh ghét và đố kỵ. Để rồi Đấng Giác Ngộ vẫn thong dong tự tại trong cuộc đời cứu độ muôn dân, còn bên kia, ngược lại đã bị chết và đọa vào Địa Ngục. Đức Phật nói về Đề Bà Đạt Đa đó là sự ganh ghét, đố kỵ truyền kiếp.

Các bạn thân mến, đối với cuộc sống của chúng ta, mỗi người chúng ta trong tâm, sâu thẳm ở trong tâm thức của ta, vẫn có những mầm mống ganh ghét đố kỵ. Khi chúng ta nhìn thấy một người bạn hoặc một người nào đó ganh ghét, đố kỵ với chúng ta, thực ra không phải ta không có, nhưng đố kỵ, ganh ghét của ta chưa có cơ hội trổ mầm, chưa đủ nghiệp lực bất thiện trổ mầm, nó sơ sơ còn ngủ ngầm sâu ở bên trong. Còn đối với bạn của ta, ta nên dùng chữ bạn, vì đối xử với mọi người bình đẳng, cuối cùng mọi người cũng có thể chứng đắc thành Phật, như chúng ta trên con đường cầu đạo giác ngộ. Cho nên những người dù có tánh ganh ghét hay đố kỵ, chẳng phải là kẻ thù mà chính là những vị Phật đồng hành đang ở trong Vô Minh, chưa tỏ ngộ được ánh sáng, cho nên vẫn còn làm việc sai trái bất thiện. Thì khi người bạn của chúng ta có tánh ganh ghét, đố kỵ đó, nghĩ là đã đủ môi trường sống, bạn của ta sống trong môi trường mà môi trường đó tràn ngập những năng lượng bất thiện, tiêu cực, nó kích thích, nó khích động và nó tạo ra được khởi nguồn cho tánh ganh ghét đố kỵ phát triển.

Như ông Đề Bà Đạt Đa, ngay từ thuở nhỏ ganh ghét, Thái Tử yêu thương Từ Bi nhiều người thương mến gần gũi, và rồi Thái Tử Tất Đạt Đa có nhiều năng khiếu đặc biệt, bởi Ngài luôn nghĩ đến chúng sanh, luôn nghĩ đến người khác, nên tự trau dồi cho mình những kiến thức căn bản, từ kiến thức đạo nghĩa của con người, đạo nghĩa sống giữa người với người, đạo nghĩa xử thế, đạo nghĩa hy sinh phụng hiến cho muôn người. Ngay cả những loài thú vật nhỏ bé, thì khi Thái Tử Tất Đạt Đa còn nhỏ cũng quan tâm, luôn luôn tháo gỡ khi chúng bị những cạm bẫy bắt vào, hoặc khi gặp những tai họa có thể chết. Lòng Từ Bi thương xót chúng sanh và luôn phóng sanh, giúp người, phụng hiến cho tha nhân, đã tỏ lộ thật rõ trong tâm tánh của Thái Tử.

Ngược lại Đề Bà Đạt Đa thì tánh ganh ghét, đố kỵ là mầm mống khi sinh ra. Nói thực thì ai cũng sinh ra bởi hai tánh ganh ghét, đố kỵ, Từ Bi và yêu thương. Nhưng người nào phát triển tánh nào là tùy vào môi trường sống, môi trường của Thái Tử có lẽ được giáo dục, dạy dỗ một cách đặc biệt, và có nhân duyên công đức lớn nên khi tái sanh mang thân Thái Tử, tánh Từ Bi yêu thương đã được phát triển. Còn Đề Bà Đạt Đa cũng sinh ra là Thái Tử trong cung điện, nhưng có thể môi trường, quan hệ và giáo dục được trộn lẫn với sự ganh đua, quyền chức trong cung đình, cho nên tánh ganh ghét, đố kỵ nó phát triển nhanh. Vậy khi bạn bè chúng ta có tâm tánh ganh ghét, đố kỵ phát triển, nó có hai thứ. Một là do ta tạo nghiệp cộng hưởng từ đời trước, có nghĩa là ganh ghét họ, ta đố kỵ họ, để rồi bây giờ họ cũng ganh ghét đố kỵ ta. Ta nói thật gọn, hai là như Đức Phật Từ Bi yêu thương nhưng mà vẫn có người ganh ghét, đố kỵ, mầm mống ganh ghét, đố kỵ vốn có. Nhưng thời đó Đức Phật phát triển tâm Từ Bi yêu thương, còn ông Đề Bà Đạt Đa không phát triển được. Như vậy Đức Phật đâu có ganh ghét, đố kỵ đâu, mà ông Đề Bà Đạt Đa lại ganh ghét, đố kỵ, thì đây chúng ta hiểu rằng chẳng phải do nhân ganh ghét, đố kỵ của Thái Tử đã đối xử với ông Đề Bà Đạt Đa để rồi ông này đã đối xử cũng y như thế. Mà chính vì người có lòng Từ Bi yêu thương cũng phải gặp những người ganh ghét, đố kỵ và người ganh ghét, đố kỵ, với người khác, thì cái nghiệp đó cũng trả lại để chúng ta phải đương đầu với người ganh ghét, đố kỵ, đây là hai trường hợp.

Và Đức Phật nói về tiền kiếp của Đức Phật trong một kiếp thật là xa xưa của Đức Phật với ông Đề Bà Đạt Đa, để chúng ta thấy rằng ganh ghét, đố kỵ là một năng lượng truyền kiếp lưu truyền nếu chúng ta không chuyển hóa kịp thì từ kiếp xưa lưu truyền đến kiếp này, đến kiếp sau và cuối cùng khi nó trổ quả ta sẽ bị đọa vào Địa Ngục. Hiểu được điều đó để ngăn ngừa. Vào một thuở xưa, có hai nhà thương buôn, còn là đi buôn hằng ngày như vậy cũng đi với nhau trong một đoạn đường. Thời đó tiền thân của Đề Bà Đạt Đa là một người thương buôn thật là giỏi, nhưng có tâm tánh ganh ghét, đố kỵ với người thương buôn tiền thân là Đức Phật hiền lương, Từ Bi. Hai người đi trên chuyến buôn đó, ông Đề Bà Đạt Đa đi thật là nhanh phía trước tới một thôn làng kia, và một bà cụ có một đứa cháu muốn mua đồ chơi của ông Đề Bà Đạt Đa, thì ông ta bắt đầu muốn bán nhưng bà già không có tiền, bà cụ đó đưa ra một cái bình, thật ra đó là cái bình cổ của bà ta. Đề Bà Đạt Đa biết được đây là một bình cổ có giá trị hơn cả cái xe hàng của ông ta, nhưng ông ta ghì giá và nói thật là rẻ, nói bình không đáng giá. Ông ta cố làm như vậy là để mua được bình để có tiền lời nhiều hơn. Bà già không bán, ông ta đi, và ông ta nghĩ rằng chỉ một chút nữa thôi, khi trở lại bà già sẽ bán và ông ta có tiền nhiều. Nhưng sau đó một đoạn đường tiền thân của Đức Phật đi tới cũng là một người thương gia, bà cụ cũng mang bình đó ra bán và đổi lấy một số đồ chơi cho cháu của mình. Khi tiền thân của Đức Phật cầm bình đó nhận ra đây là bình cổ giá trị hơn cả xe hàng của Đức Phật, tức là tiền thân của Đức Phật. Tiền thân của Đức Phật mới nói rằng thôi giá trị của bình này thật là lớn, hơn cả xe hàng của tôi, thôi tôi đổi cho bà xe hàng và đổi lấy bình này. Bà cụ thấy rất là hoan hỷ giá trị lớn hơn đó, nhưng mà bà cụ chỉ lấy một số ít vừa đủ trên xe hàng đó cho cháu chơi mà thôi. Khi tiền thân của ông Đề Bà Đạt Đa trở lại, thì bà cụ đã bán rồi và nói với ông ta đã bán cho vị thương gia kia và được cả một xe hàng đây. Ông ta, tiền thân của Đề Bà Đạt Đa đâm lòng ganh ghét, đố kỵ và thề nguyền rằng đời đời kiếp kiếp sẽ tái sanh cùng với tiền thân của Đức Phật để trả thù, để hãm hại. Đức Phật kể câu chuyện tiền thân và nói rằng, cho tới thời Đức Phật thành Phật, Đề Bà Đạt Đa đã tái sanh cùng trong cung điện là anh em họ dòng Thái Tử vương quyền. Và cũng đi tu như Phật thành Tỳ Kheo, nhưng để phá Phật suốt cuộc đời cho tới chết.

Hai câu chuyện này trong Kinh sử của nhà Phật nói rằng, chúng ta cần phải hiểu rõ năng lượng ganh ghét, đố kỵ nó tăng sự hiềm khích nguy hiểm, để rồi chúng ta tỏ lộ, qua những lời nguyền rủa suốt đời theo đuổi nhau để bắt hại nhau. Và cũng nói lên một mạch để cho chúng ta hoan hỷ rằng khi chúng ta gặp ai đó ganh ghét, đố kỵ chưa hẳn là chúng ta có tâm ác ganh ghét đố kỵ với họ, nên họ đố kỵ ganh ghét với chúng ta. Như tiền thân của Đức Phật và như Đức Phật từ thuở nhỏ và kiếp trước lòng luôn khoan dung, Từ Bi yêu thương, thế mà Đề Bà Đạt Đa luôn ganh ghét. Có phải chăng người tốt gặp người không tốt, không phải như vậy, ở chỗ là người tốt phát triển cái tốt, người xấu không biết phát triển cái tốt, chỉ biết phát triển cái xấu, trong lòng ganh ghét, đố kỵ mà thôi.

Như vậy chúng ta hỏi rằng Đức Phật có bị ảnh hưởng không, đối với Đức Phật có lòng Từ Bi yêu thương, khi là Thái Tử cho đến khi thành Phật, vẫn tỏ lộ lòng Từ Bi yêu thương, bao bọc, khoan dung, tha thứ cho ông Đề Bà Đạt Đa với tánh ganh ghét, đố kỵ, hãm hại Phật, nhưng Phật không bao giờ buồn, hồi hướng công đức lan tỏa lòng Từ Bi, năng lượng yêu thương đến ông ta, nên Đức Phật càng tăng trưởng lòng Từ Bi, càng an trú trong Chánh Niệm như một Bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác không bị tổn hại bởi năng lượng ganh ghét của Đề Bà Đạt Đa. Do đó, khi chúng ta nhớ đây là sự mà chúng ta có thể chuyển hóa nội tâm của ta, Đề Bà Đạt Đa không ngừng tánh ganh ghét, đố kỵ cho tới phút chết, nhưng Chư Phật không bao giờ để cho tánh ganh ghét, đố kỵ phát triển. Ngài là Đấng đại Từ đại Bi chỉ lấy năng lượng Từ Bi mà đối xử với chúng sanh.

Do đó, khi chúng ta là những người theo Phật có lòng Từ Bi yêu thương, đặc biệt là đón nhận được tha lực Phật điển vào cuộc đời, đối diện với những người bạn còn đang đắm chìm trong bản tánh ganh ghét, đố kỵ, chúng ta làm sao đối trị? Chúng ta không cần phải đối trị bằng cách triệt tiêu họ hoặc làm cho họ tỉnh thức, đầu tiên chúng ta phải an trú vào với chính bản thể tự tánh Phật của chúng ta, đón nhận năng lượng Từ Bi nuôi dưỡng tâm tánh của chúng ta trong tánh thiện từ yêu thương, bằng năng lượng Từ Bi tha lực Phật điển y như Đức Phật, mà hồi hướng ngược lại cho ông Đề Bà Đạt Đa. Chúng ta cũng như vậy, dung dưỡng nuôi cuộc đời, tinh thần, và tâm linh của chúng ta trong năng lượng Từ Bi, rồi chúng ta nghĩ đến những người còn đang đắm chìm trong ganh ghét, đố kỵ đối xử với chúng ta, hồi hướng năng lượng đó cho họ. Đây là cách đối trị đặc biệt nhất, sự đối trị này không phải là tiêu diệt mà là nâng đỡ, xoay chuyển để cho đối tượng kia có thể thấm được năng lượng Từ Bi của ta, lòng yêu thương của Phật, để từ đó thuần hóa tánh ganh ghét đố kỵ. Đây là cách tốt nhất mà chúng ta học nơi gương của Đức Phật. Nhưng không phải rằng khi chúng ta làm như vậy, đối tượng kia có thể thay đổi, bởi vì tùy theo căn cơ nghiệp thức của họ. Đá, chúng ta đổ nước không thể thấm vào đá, nhưng đất đổ nước sẽ thấm. Căn cơ của họ đầu như cục đá, bao nhiêu năng lượng yêu thương Từ Bi của Đức Phật hồi hướng và ban tặng cho ông Đề Bà Đạt Đa, thì đầu đá ganh ghét, đố kỵ của ông ta cũng chẳng thấm nhuần một chút gì năng lượng của Từ Bi, cho tới phút cuối của cuộc đời mới nghĩ ra. Nhưng ít nhất trong phút cuối của cuộc đời mới nghĩ ra, ông ta bị chết đọa xuống Địa Ngục, nhưng Đức Phật nói dù trong Địa Ngục tăm tối, ông ta đã biết hồi đầu với năng lượng và với tâm biết hồi đầu về với Chánh Pháp, ông ta sẽ dần dần được tái sanh vào cảnh giới thiện lành sau này.

Cho nên chúng ta khi gặp những người ganh ghét, đố kỵ, chúng ta đừng tìm phương pháp phải vạch mặt họ cho người ta thấy được tánh đó. Chúng ta cũng không cần dùng phương pháp để hãm hại họ, để tiêu diệt họ, để tránh xa họ, bởi vì có họ bên cạnh đều do nhân duyên. Ông Đề Bà Đạt Đa tiền kiếp đã nguyện rằng phải luôn luôn song hành với Đức Phật để hại Đức Phật. Nếu những ai có nghiệp như thế đối với chúng ta, họ phát nguyện như vậy thì ta có dùng đủ mọi cách tránh xa họ cũng kề cạnh ta, ta có xua đuổi họ, họ cũng dính liền với ta, ta có tiêu diệt họ thì họ vẫn sống. Tốt nhất là chúng ta theo gương của Đức Bổn Sư, tăng trưởng lòng Từ Bi yêu thương, đối xử với họ cũng chỉ bằng Từ Bi yêu thương. Và dù rằng họ có ganh ghét, đố kỵ tìm đủ mọi cách bắt hại ta, như Đề Bà Đạt Đa bắt hại Đức Phật, Đức Phật cũng không bao giờ muốn hại ông ta. Vì sao, vì Ngài là Phật, mà Phật là Đấng Từ Bi yêu thương, chúng ta là con Phật, tu tập Thất Bảo Huyền Môn, tu tập Phật pháp, tu con đường Từ Bi và yêu thương, khi đối nghịch với những người ganh ghét, đố kỵ, chúng ta theo gương Đức Thầy, Từ Bi yêu thương họ, rải tâm từ đến họ, nguyện xin Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi đến họ. Dù như đá kia đời này không thấm được năng lượng đó, thì đời sau cũng được ảnh hưởng năng lượng đó để được tái sanh, được gặp Phật, Pháp và Tăng.

Các bạn, do đó mà chúng ta không thể loại trừ rằng tôi tốt, cứ than như vậy, tốt như vậy, hiền như vậy, mà sao cứ gặp người ganh ghét, đố kỵ, bởi vì người kia ganh ghét, đố kỵ, ta không ganh ghét, đố kỵ. Trong con người của chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn cái tốt cái xấu, cái tiêu cực và cái tích cực để theo. Đức Phật đã chọn lựa sự tích cực trong năng lượng Từ Bi yêu thương, Đề Bà Đạt Đa đã tự chọn tiêu cực trong năng lượng ganh ghét và đố kỵ. Các bạn, chúng ta không thể làm chủ những con người khác, ta chỉ có thể làm chủ được tâm của ta mà thôi. Nhưng ta có thể hồi hướng lòng Từ Bi yêu thương để một ngày nào đó những người không tự chủ được tâm có thể nhận ra bằng giáo lý của Phật mà làm chủ được tâm của họ. Cho nên đối với những học trò của Phật ngày nay, chúng ta gặp những ai ganh ghét đố kỵ, chẳng có gì phải sợ. Bởi vì Bậc Thầy tối thượng là Đức Bổn Sư đã cam qua biết bao nhiêu sự ganh ghét, đố kỵ ở đời rồi.

Cách đối trị tuyệt vời của Ngài là mang tâm Từ Bi yêu thương đối xử với tất cả mọi loài chúng sanh, ngay cả kẻ ganh ghét, đố kỵ hay kẻ thù của chúng ta. Còn những kẻ thù ganh ghét, đố kỵ của chúng ta, chúng ta không cần thiết phải tiêu diệt họ, xua đuổi họ, tránh xa họ, mà hãy tự tại sống với môi trường hiện hữu do nhân duyên đưa đẩy và luôn luôn tăng trưởng năng lượng Từ Bi yêu thương hồi hướng cho tất cả, cả kẻ thù, của kẻ ganh ghét, đố kỵ, cả kẻ thân, người thương, tất cả mọi loài hiện hữu trong cuộc đời ta biết được đều bình đẳng tánh trí như nhau. Và năng lượng Từ Bi yêu thương của ta cần phải được ban rải một cách bình đẳng, không có phân biệt kẻ cao người thấp, người tốt hay kẻ thù, người yêu thương ta hay ganh ghét, đố kỵ, tất cả mọi người, mọi loài đều bình đẳng tánh trí, họ đều là Phật tương lai thì chúng ta phải mang tánh Phật, tánh của Phật là tánh Từ Bi yêu thương, tánh của ma là ganh ghét, đố kỵ. Học pháp của Phật và muốn thành Phật, ta phải học tánh của Phật, tánh Phật là tánh Từ Bi yêu thương, tánh ma là ganh ghét, đố kỵ. Cho nên Đức Phật đi vào Niết Bàn, còn Đề Bà Đạt Đa sống với tánh ma nên cuối cùng cuộc đời phải đi xuống Địa Ngục.

Các bạn thân mến, chúng ta làm sao chuyển hóa, thay đổi chính mình, đừng quá lo nghĩ là phải làm sao chuyển hóa, thay đổi những người đang ganh ghét, đố kỵ chúng ta. Bởi không ai có thể làm chủ người khác, mà ta mới chính là người có thể làm chủ chính ta. Khi chúng ta làm chủ chính mình, làm chủ được tâm Từ Bi yêu thương của mình, phát triển nó, lan tỏa tới mọi người trong môi trường và trong từ trường Từ Bi yêu thương của ta, được khế hợp mật thiết với từ trường Từ Bi yêu thương của mười phương Chư Phật. Nó tạo thành một sức mạnh, nó hấp dẫn và nó là cảm ứng và nó chiêu được những người còn đang đau khổ tiếp xúc được.

Chúng ta nhớ, định luật, định luật mà luật hấp dẫn chúng ta đi vào vòng xoáy, lực xoáy của cơn lốc nó hấp dẫn nó kéo chúng ta theo. Và y chang như vậy năng lượng Từ Bi yêu thương nó có một lực hấp dẫn những con người đang đau khổ, những con người đang phát triển lòng Từ Bi đi vào vòng năng lượng từ trường Từ Bi yêu thương đó, để được phát triển. Cũng vì năng lượng từ trường Từ Bi yêu thương của Phật, hồi hướng cho ông Đề Bà Đạt Đa với tánh ganh ghét, đố kỵ đó mà phút cuối của cuộc đời mà ông ta đã sám hối, muốn gặp Phật để sám hối, dù nghiệp của ông ta quá nặng không thể gặp Phật, chết trên con đường tới gặp Phật, thì ông ta cũng mang được năng lượng sám hối cuối cùng quay về với cội nguồn Từ Bi và Trí Tuệ yêu thương. Đọa xuống Địa Ngục vẫn còn mầm đó để tái sanh vào cảnh thiện, đó là sự thọ ký của Đức Phật.

Chúng ta ngày nay đừng nghĩ rằng phải dồn quá nhiều sức lực để cảm hóa người ganh ghét, đố kỵ thành người tốt, mà chúng ta hãy dùng hết năng lượng của mình an trú trong hơi thở Chánh Niệm để chuyển hóa tánh ganh ghét, đố kỵ của chính ta, và chì nuôi dưỡng ta trong năng lượng từ trường Từ Bi yêu thương, tha lực Phật điển của Chư Phật, với hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa, lớn mạnh, lớn dần mỗi ngày để thắp sáng đuốc tuệ của ta, và rồi làm cho môi trường ta đang sống lan tỏa Trí Tuệ đó, tình yêu thương đó thì những người sống chung quanh ta cũng thừa nương vào năng lượng Chư Phật hiện hữu trong cuộc đời của ta mà hiểu ra con đường cần phải từ bỏ tánh ma đó, gọi là tánh ganh ghét và đố kỵ.

Các bạn đừng quá bận tâm đối với những ai ganh ghét, đố kỵ với chúng ta. Và cũng đừng quá bận tâm phải suy nghĩ làm cách nào để chuyển hóa họ mà hãy tập trung vào hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa tiếp tha lực Phật điển nuôi dưỡng từ trường yêu thương, năng lượng Từ Bi của chúng ta trong hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa, và rồi chúng ta làm chủ tâm đó, tâm Từ Bi đó để từ từ chuyển hóa tâm ganh ghét, đố kỵ của chúng ta. Khi tâm ganh ghét đố kỵ của chúng ta đã chuyển hóa dần dần và trở thành thanh tịnh thanh khiết là Từ Bi yêu thương, thì chính là lúc môi trường ta đang sống sẽ có hương Định, hương Giới, hương Huệ, để mọi người tiếp xúc với môi trường ta sống sẽ ảnh hưởng điều đó và ảnh hưởng bản thân của họ, chứ chúng ta không cần phải nghĩ làm sao để thay đổi người khác, hãy nghĩ làm sao để thay đổi chính mình.

Đây là phương thức Đức Phật dạy qua chiều dài lịch sử khi Đức Phật còn sống phải đối đầu với người anh em họ, người anh vợ của mình là Đề Bà Đạt Đa, kẻ đối nghịch luôn ganh ghét và đố kỵ suốt cả cuộc đời, từ tiền kiếp đeo đuổi phát nguyện để rồi chỉ ganh ghét, đố kỵ với Phật mà thôi. Cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ gặp những trường hợp như vậy, trường hợp ta ganh ghét, đố kỵ với họ và họ ganh ghét, đố kỵ ngược lại với ta trong kiếp này, trường hợp đó chúng ta cũng chỉ cần an trú trong hơi thở Chánh Niệm, tình yêu thương để tự thay đổi, sàng lọc năng lượng ganh ghét, đố kỵ của ta vốn có trong tiền kiếp, để hóa giải giữa sự cộng nghiệp đối với họ, tạm dùng trong mấy chữ Oan Gia Trái Chủ trong tánh ganh ghét, đố kỵ đời trước này lại tìm nhau để trả lại, khi ta xóa nợ nó bằng năng lượng Từ Bi yêu thương, còn đối với người kia chúng ta tăng trưởng lòng Từ Bi yêu thương hồi hướng cho họ.

Và cũng có thể trong trường hợp ta phát tâm Từ Bi yêu thương từ tiền kiếp, và cũng có người bạn đồng hành đi chung trong kiếp nào đó vì ta yêu thương người mà họ đố kỵ bởi tình yêu thương Từ Bi có bạn có bè nhiều người mến. Lòng ganh ghét hận thù do cái nhìn đó, cái nhìn nhỏ bé đó mà họ ganh ghét, hận thù đeo đuổi ta mãi. Thì như hình ảnh của Đức Phật, chỉ cần an trú trong lòng Từ Bi, từ trường yêu thương tăng trưởng cuộc sống và rồi hồi hướng cho họ là đủ. Đừng mong rằng phải chuyển hóa người đó, thay đổi người đó, hãy chuyển hóa mình và thay đổi chính con người của mình. Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ bàn tay phải vào lòng bàn tay trái Từ Bi, chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm để có năng lượng Từ Bi chuyển hóa tánh ganh ghét, đố kỵ của chúng ta, mời các bạn

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ, đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Tuệ để chúng con chuyển hóa tánh ganh ghét, đố kỵ trong lòng của chúng con. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú, Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật, các bạn, khi chúng ta có lòng Từ Bi yêu thương là người có Phật tánh phát triển để đi lên tới Niết Bàn an vui. Còn khi chúng ta có tâm tánh ganh ghét đố kỵ, là chúng ta có lòng tham vọng, lòng tham vọng đó chúng ta mong cầu đạt được một điều gì đó, để hơn, tại vì sự ganh ghét đố kỵ đúng ra là sự ghen tuông, tranh giành. Với tham vọng tranh giành đó,  ta tìm đủ mọi cách chà đạp lên người khác và luôn luôn thể hiện mình ở bên trên, tìm đủ mọi thủ đoạn để hơn người. Những ai như chúng ta, nếu bị đắm chìm trong tham vọng, ganh ghét đố kỵ, hơn thua, ghen tuông chà đạp lên nhân phẩm người khác, chúng ta nếu chiêm nghiệm và thấy có được tánh đó phải cẩn thận, như ông Đề Bà Đạt Đa chết đọa địa ngục. Dù rằng ông ta sau này cũng có sự quyết tâm, tham vọng, muốn thống lĩnh Tăng đoàn giáo chủ thay mặt Phật nên tìm cách triệt hạ Phật và với cái tâm quyết như vậy ông ta cũng chứng được thiền định thần thông nhưng trong tham vọng. Do đó càng lâu càng dài khi có một số người theo ông ta thì tham vọng càng lớn, ông ta có thể hiện thần thông làm được việc đó, nhưng về sau thần thông đó tự mất. Bởi năng lượng thiền định thần thông có được do tham vọng đó, bởi tập trung trí lực mà thôi. Không phải là tâm cầu đạo giác ngộ, nên không tồn tại vĩnh viễn, chỉ thoáng qua như một cơn gió, như một áng mây rồi nó trôi mãi về cuối trời để cho người đó phải chết đọa địa ngục.

Còn Chư Phật với tâm nguyện nghĩ đến chúng sanh, phụng hiến cho muôn người, muôn loài nên thần thông của người được tăng trưởng trong lòng Từ Bi và yêu thương, nó tồn tại mãi mãi bởi đó là tự tánh trong gốc rễ của nhân thiện yêu thương muôn loài. Nếu những ai còn ganh ghét, còn đố kỵ, còn đắm chìm trong tham vọng muốn hơn người nhưng ông Đề Bà Đạt Đa muốn hơn Phật, để rồi tăng trưởng và rồi tự khống cho mình những danh vọng địa vị, hoặc tự mọc lên những điều chưa chứng ngộ để mà lôi kéo người khác đi về với ta. Chúng ta phải coi cẩn thận lại, Đề Bà Đạt Đa đã làm điều đó để lôi kéo hàng Tỳ

Kheo theo Phật về với ông ta, bởi vì ông ta luôn luôn chê bai Phật, dèm Phật, đố kỵ ganh ghét với Phật và tìm cách hãm hại Phật. Có đó, một số người là đệ tử của Phật, Tỳ Kheo theo Đức Phật cũng đã bị ảnh hưởng bởi danh vọng hão huyền của Đề Bà Đạt Đa mà bỏ Phật theo ông ta. Nhưng cuối cùng cũng nhận ra khi ông ta không còn làm được gì thì đã trở về sám hối với Phật.

Chúng ta có thể nói như vầy, nếu những ai có tâm tánh như Đề Bà Đạt Đa hãy cố gắng suy nghĩ lại và sám hối tự chuyển hóa mình, đừng để đến phút cuối của cuộc đời không kịp sẽ bị đọa vào địa ngục. Dù chúng ta chưa chết cũng bị đọa vào địa ngục của tham vọng, của tham dục, tham ái, của sự ganh ghét đố kỵ thật là đau khổ cho thân của chúng ta. Bởi ta lúc nào cũng sẽ bị khó chịu, bị ức chế cơ thể, tim mạch không lưu thông, dễ sanh bệnh và năng lượng đó là năng lượng hấp dẫn để chúng ta có tham vọng, có tánh ganh ghét, đố kỵ thì năng lượng tham vọng, ganh ghét, đố kỵ đó ảnh hưởng đến môi trường sống, gần thì cha mẹ, hoặc là con cái của chúng ta thừa hưởng sự hấp dẫn năng lượng tham vọng, ganh ghét, đố kỵ đó, mà con cái của chúng ta không thành tài, thành nhân, nó dễ đi vào con đường sa đọa, không nghe lời chúng ta, và rồi đi nghịch lại với lời của chúng ta. 

Chúng ta nhớ, Đức Phật tăng trưởng năng lượng Từ Bi yêu thương, từ đó mà khi Ngài đã thành Phật, năng lượng đó trong Chánh kiến chỉ muốn phụng hiến cho chúng sanh là làm sao để chứng đắc được con đường để giải thoát cho muôn loài khỏi đau khổ và thoát khỏi sanh tử.  Cho nên định luật hấp dẫn năng lượng đó đã đi về với dòng tộc của họ Thích, cha của Ngài, vợ của Ngài, con của Ngài, các thái tử dòng tộc Vua như ông A-Nan và tất cả mọi người đều theo Phật tu và đi đến sự chứng đắc. Đó là sự hấp dẫn năng lượng Từ Bi yêu thương. Còn ngược lại ông Đề Bà Đạt Đa có năng lượng hấp dẫn trong tham vọng, giận dữ, ghen tuông và đố kỵ, nên những người đi theo ông ta và cuối cùng ông ta cũng thân bại không có làm được gì hết, danh liệt, thân bại, chết đọa địa ngục. Ai còn tánh ganh ghét, đố kỵ hãy noi gương Đề Bà Đạt Đa ở chỗ ta phải biết dừng ngay, còn không, nếu là cha mẹ mà có tánh ganh ghét, đố kỵ, hận thù, tham vọng như vậy để chà đạp lên nhân phẩm của những Bậc đức hạnh để rồi chúng ta tự nâng mình lên, hãy coi lại gia đình, sẽ không có hạnh phúc, con cái sẽ không nghe lời chúng ta. Vì sao, vì ta không nghe được lời kêu gọi tánh thiện vốn có trong ta, ta không nghe được lời của Đức Phật nói phải xả đi tất cả sự ganh ghét, đố kỵ để đi vào con đường chân chính, an trú ở trong tánh thiện và lòng Từ Bi yêu thương. Ta không thể làm chủ được tánh thiện mà buông lung chạy đuổi theo tánh tham vọng, ganh ghét, đố kỵ thì làm sao con cái, những người thân của chúng ta có thể noi gương chúng ta được. Nhưng vì lực hấp dẫn đó ta có thể chiêu cảm con cái cũng làm như ta, và chúng sẽ đối xử với ta y chang như vậy để rồi chúng ta không có hạnh phúc trong gia đình.

Các bạn thân mến, người tu là người học từ hai vai, từ hai ngôi vị trong thời Đức Phật, là một quả vị Phật và một quả vị Tỳ Kheo đã làm sai để lẫn lộn ở trong tánh tham vọng, ganh ghét, đố kỵ đó là Đề Bà Đạt Đa. Chúng ta có hai sự lựa chọn, ta là con Phật, ta lựa chọn theo Phật, ta phải học những giáo lý, những con đường Đức Phật trải nghiệm mang lại lợi lạc cho muôn người. Thì chúng ta noi gương đó mà thực hành, đừng bắt chước Đề Bà Đạt Đa để rồi ganh ghét, đố kỵ với người khác, rồi chúng ta kết liễu trong địa ngục đau khổ, con cái thì không nghe lời, gia đình thì bị tan nát, tinh thần bị suy sụp, thể xác bị bệnh hoạn, tâm linh bị u tối. Chúng ta không muốn như vậy.

Còn đối với các bạn đã học Phật, có được năng lượng Từ Bi cố gắng từ bỏ tánh ganh ghét, đố kỵ, những tham vọng hão huyền chính đang ngủ ngầm trong tâm của chúng ta. Làm sao chúng ta chuyển hóa chúng, chúng ta chỉ cần tăng trưởng an trú trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, để với tự lực cầu đạo giác ngộ vốn có trong tánh thiện, năng lượng Từ Bi của ta. Đừng gắn kết năng lượng Từ Bi của Phật mười phương hòa quyện vào với nhau tăng trưởng trong Chánh Niệm hơi thở với tánh quán chiếu thấy biết, nhìn rõ tánh ganh ghét đố kỵ khi nó khởi lên và đổ vào đó năng lượng Từ Bi, chúng ta sẽ tự tại. Các bạn, mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ, bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta lấy Từ Bi và Trí Tuệ quán chiếu hơi thở Chánh Niệm. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi, khai mở Trí Tuệ để chúng con chuyển hóa tâm tánh ganh ghét, đố kỵ ngủ ngầm ở trong lòng chúng con. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa.  

Mô Phật, các bạn thân mến, Bảo Thành, quý Sư Cô và các bạn vừa đồng tu với nhau trong 21 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Để chúng ta nhìn rõ về tánh ganh ghét, đố kỵ vốn có ngủ ngầm trong mỗi một chúng ta. Không riêng gì ai, ai cũng có cái này, khi họ khởi lên, không làm chủ được, chúng ta hồi hướng năng lượng Từ Bi cho họ để ngưỡng cầu ba ngôi Tam Bảo mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển năng lượng Từ Bi đến những con người như vậy, để họ tự chủ được như Đề Bà Đạt Đa cuối đời sám hối. Mong rằng những người bạn của chúng ta đang đắm chìm trong tham vọng, trong lòng tham ganh ghét, đố kỵ thấm nhuần tư tưởng của Phật học, tự thay đổi bản thân để hòa mình vào với từ trường yêu thương sống an vui, và hạnh phúc. Các bạn chúng ta kết thúc, mời các bạn hồi hướng công đức cùng với Bảo Thành.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa, con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở Trí Tuệ để mọi loài chúng sanh đều đón nhận được ân điển Từ Bi năng lượng yêu thương, để chuyển hóa phàm tánh ganh ghét, đố kỵ ngủ ngầm ở trong tâm. Nguyện cầu cho các nguyên thủ các quốc gia, không còn tham vọng đắm chìm trong ganh ghét, đố kỵ, ngồi lại với tinh thần yêu thương, thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Hồi hướng cho các Bác Sĩ ngành y, ngành Dược, các nhà khoa học gia chế tạo ra vắc xin, thuốc trị bệnh ôn dịch cho tất cả những con người đang làm việc từ thiện, bác ái, những người làm ngành Y chữa được các bệnh cho những người đang lâm bệnh trong lúc này. Đặc biệt hồi hướng cho cả thế giới, quê hương Việt Nam được vượt qua cơn đại dịch này. Hồi hướng cho những ai còn đau khổ, sợ hãi hoang mang tìm được sự trú ngụ trong hơi thở Chánh Niệm để được bình an, hạnh phúc. Hồi hướng các vong linh vừa tử vong siêu sanh cõi lạc độ của Đức A Di Đà. Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật Từ Bi chứng minh.        

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn