Mô Phật.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Đã tới giờ đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng thân tâm, khẩu ý của mình về với bậc thầy tối cao đức Bổn Sư và ba ngôi tam bảo chúng ta bắt đầu đồng tu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống mọi loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu. Mỗi một ngày chúng ta đồng tu với nhau, thay cho sự tự tu. Bởi cuộc sống bận rộn ai cũng muốn tự tu, thế nhưng sự bận rộn của cuộc đời lôi kéo chúng ta, khó có thể tiếp tục và liên tục tu tập. Có thể 1, 2, 3, 4, 5, 6 ngày, nhưng rồi đời sống bận rộn, ta ngưng một ngày, rồi tu tập tiếp, rồi ngưng 2 ngày, rồi tiếp tục tu, ngưng 3 ngày, cho tới có những lúc chúng ta ngưng dài hạn mới tu lại được. Do đó sự đồng tu như vậy giúp cho chúng ta có một sự sách tấn rõ ràng, có tình thầy trò, có tình pháp lữ đồng môn, với sự sách tấn của những con người phù hợp căn duyên với nhau, để chúng ta đánh thức tinh thần cầu đạo của chúng ta, sống mãi và có lòng nhiệt tâm vượt qua chướng ngại công phu với nhau. Điều này rất quan trọng. Trong cuộc sống hiện tại mỗi người chúng ta, không nhất thiết chúng ta phải tới một thiền đường thật là lớn, một pháp hội thật là đông, nhưng chúng ta phải tới được với trái tim thật lớn của mỗi chúng ta ngồi tại tư gia hay nơi phù hợp hiện tại, để chúng ta đồng tu.
Hơi thở của Thiền Mật Thất Bảo Huyền Môn đi vào từ mũi. Đây gọi là hơi thở chánh niệm, cho nên tùy theo sức của các bạn, hít vào sâu hay hít vào nông, nhiều hay ít nương theo sức của mình. Hơi thở hít vào bằng mũi, ta phải thấy được hơi thở đi vào từ mũi xuống tới bụng và biết bụng phình ra. Hơi thở vào thấy vào phình bụng biết phình bụng, nhưng ta phải thở từ từ, thở vào từ từ, hít vào từ từ chậm rãi, thong dong tự tại, không nhanh không chậm, vừa tầm với điều mà ta thấy. Nhẹ nhàng hơi thở ra thì bằng miệng, đồng hành với câu mật trú Mu A Mu Sa và biết bụng của ta hóp vào. Hơi thở vào và ra cũng đều như nhau, khác ở hơi thở vào là hơi thở ra trì thêm mật trú Mu A Mu Sa, để nương nhờ vào đại hồng, đại lực của âm thanh vi diệu Mu A Mu Sa, chúng ta có sự gắn kết với mười Phương chư Phật, tiếp được tha lực phật điển, làm rung chấn thân tâm của chúng ta, và để soi sáng đuốc tuệ bằng năng lượng từ bi, giúp cho chúng ta quán chiếu tâm hành của chúng ta, thân hành của chúng ta, khẩu hành, tức là sự hoạt động của thân tâm trong từng giây phút, để chúng ta chuyển hóa sự hoạt động của thân tâm từ chiều hướng tối tới chiều hướng sáng, chiều hướng sai của sự tiêu cực do bất thiện nghiệp tới chiều hướng thuận, chiều hướng cao, chiều hướng thượng, chiều hướng thanh tịnh bắng pháp thiện. Đó là cách đồng tu của chúng ta. Giờ đây, mời các bạn chúng ta đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái, để chúng ta bắt đầu đồng tu, với một đề mục của các Phật tử gửi về cho Bảo Thành để chúng ta cùng quán chiếu ngày hôm nay. Đề mục đó là Ta Từ Đâu Đến.
Mời các bạn chúng ta bắt đầu.
Chúng con nguyện mười phương chư phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì phật lực tiếp năng lượng từ bi khai mở trí tuệ để cho chúng con hiểu được chúng con từ đâu đến hít vào bằng mủi phình bụng thở từ từ hóp bụng vào trì mật trú Mu A Mu Sa (7 lần).
Mô Phật.
Bảo Thành kính chào các bạn. Các bạn thân mến, khi các bạn gửi về cho Bảo Thành những đề mục quán chiếu như vậy là một sự tương tác mật thiết trong tâm cầu đạo giác ngộ của chúng ta, để khi chúng ta thực hành thiền mật Thất Bảo Huyền Môn, ít nhiều gì pháp môn này đưa chúng ta tới sự hiểu biết những thắc mắc của mình, để chúng ta có thể định được tâm, an trú trong hơi thở chánh niệm. Là con người, những điều thắc mắc không được giải thích thường làm cho tâm của chúng ta chạy nhảy tối ngày, khó bề an định, làm sao mà tu thiền. Thuở xưa đức Phật, hàng đệ tử của Ngài cũng thường hỏi ngài thật là nhiều về những chủ đề liên quan tới sự tu tập, các bạn nhớ, liên quan đến sự tu tập.
Hôm nay, chủ đề các bạn gửi về là một câu hỏi hầu hết ai cũng hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Con người từ đâu tới? Vạn vật từ đâu tới? Đây là một chủ đề thật là lớn, nói phải vài ngày, vài tháng, nhiều năm mới có thể để cho chúng ta am tường được. Mà một đời người chúng ta phải tư duy cho tới mức đón nhận được một chân lý rõ ràng, và rồi ngồi xuống để tu, cần có chiều dài của thời gian đầu tư vô rõ ràng mới hiểu thấu. Từ muôn thuở, khi con người có trên hành tinh trái đất này và mãi mãi thế hệ này, qua thế hệ sau, vẫn luôn luôn có nhiều lúc mỗi người chúng ta sẽ tự hỏi ta từ đâu đến, và rồi ta đến từ đâu, rồi đi về đâu. Dù trong thời đại văn minh với nhiều kinh sách, với nhiều sách vở, với nhiều kiến thức được lưu lại để giải thích, để diễn giải, đưa thông tin tới cho mọi người hiểu biết được ta từ đâu tới, ta đến từ đâu, ta từ đâu đến nó cứ lộn xộn trong đầu.
Và rồi các bạn nhớ, hiện tại vì thông tin đại chúng quá nhiều và tốt, cho nên ở đâu chúng ta cũng có thể tìm được những thông tin như vậy để giải thích cho chúng ta biết ta từ đâu đến. Các bạn thân mến, ngày xưa sách vở chưa có, chúng ta hỏi thầy, ngày nay sách vở đã có, kinh điển đã có, giáo khoa đã có, thông tin đã có thật là nhiều đầy ở trên mạng, bấm lên trên đó, ta hiểu được. Nhưng hiểu đó vẫn là hiểu diễn giải của những nền triết học đạo học khác biệt nhau.
Sự khác biệt đó tới từ niềm tin khác biệt của mỗi người. Người tin theo triết học của di vật khi nói sự sống đều do vật chất. Duy tâm thì chẳng tin vào điều gì, tin vào một đấng ở bên trên. Rồi duy thần do thần tạo ra. Rồi các khoa học thì diễn giải cũng tương đồng với vật chất và sự tiến hóa hình thành nên con người và vạn vật. Bởi vì các bậc thầy đó đi tìm bốn chữ “ta từ đâu đến” mà cả cuộc đời của họ mãi mãi thiên thu bất tận, dù có giải thích tới đâu, thì những sự giải thích đó cũng chưa thỏa đáng, bởi không thể chứng minh được. Dù là khoa học đi nữa chứng minh cũng chỉ trong giai đoạn một ngàn năm, mười ngàn năm, còn những giai đoạn trước đó cũng chỉ là sự phỏng đoán của tỷ tỷ năm hình thành chưa ai dám nói chắc chắn. Những điều được khẳng định nhưng chưa chắc chắn thì vẫn coi như một môn học để tham khảo, tùy theo căn duyên của mỗi người chúng ta, mà chúng ta có niềm tin, để rồi khi thu nhập những thông tin đó vào ta cảm thấy ăn ý phù hợp và chấp nhận. Hôm nay Bảo Thành nói với những người đã tu tập Thất Bảo Huyền Môn, nói tới các bạn đã quy y Phật Pháp Tăng, chúng ta nhớ ta quy y Phật, có nghĩa ta nương vào Phật, và ta nhận Phật là bậc thầy, Phật là thầy của chúng ta. Đây là một cái phải khẳng định cho rõ để thể hiện tín tâm của mình. Các bạn đã nhận Phật làm thầy chưa? Nếu chúng ta nhận Phật làm thầy thì chúng ta phải học theo những điều thầy của mình dạy, và tuyệt đối tin tưởng vào sự khai thị của thầy mình. Trở lại vấn đề đi học. Mỗi người chúng ta có một trình độ chuyên môn khác khi ở trung học. Đã đến lúc sắp sửa bước vào đại học chúng ta phải chọn môn để học. Và khi chọn môn, chúng ta đi học kèm để tăng trưởng kiến thức ngày thi, ta có kết quả đậu vào những trường chúng ta muốn như bách khoa y, bách khoa văn học, bách khoa về khoa học, đủ mọi thứ. Và những môn học đó đòi hỏi những môn khác biệt thi vào những trường như vậy. Và ai trong chúng ta, nếu là những người đã một đời và một thời là học trò, chúng ta thường chọn môn toán thì chúng ta học của thầy dạy toán. Và khi tới thầy dạy chuyên môn toán, ta không bao giờ hỏi thầy dạy toán dạy về văn. Đó không phải là chuyên môn hoặc dạy về lý, hoặc dạy về hóa. Mỗi một vị thầy có một chuyên môn khác nhau, và những thầy đó sẽ đào tạo cho ta sự chuyên môn đó thật là giỏi. Các bạn, bậc thầy của chúng ta là đức Phật Bổn Sư. Điều đầu tiên ngài thắc mắc từ thuở nhỏ theo lịch sử, chẳng phải nhìn đến vũ trụ bao la rồi bắt đầu suy nghĩ vũ trụ này hình thành từ đâu, để câu hỏi đó ngài như là khao khát đi tìm chân lý để giải thích sự hình thành của vũ trụ. Đức thầy của chúng ta là đức Bổn Sư cũng chẳng phải nhìn vào: à, chúng ta tới từ đâu? ta từ đâu đến? con người từ đâu đến? vạn vật từ đâu đến? để rồi đi theo khát vọng đó, tâm nguyện đó, tầm cầu học đạo, tự giác ngộ để giải thích chúng ta đến từ đâu. Đức Phật cũng không đi học toán, học lý, học hóa học để giải thích cho chúng ta rằng những hiện tượng trong vũ trụ tự nhiên này từ đâu đến, hoặc là tìm hiểu trật tự tự nhiên các chất cấu tạo nên, hình thành trái đất, vũ trụ bao la.
Các bạn có nhớ đức Phật của chúng ta đi tìm gì hay không? điều gì đã khơi dậy trong tâm của một chàng trai trẻ từ thuở còn nhỏ cho tới khi làm thái tử và lấy vợ, có con, rồi từ bỏ kinh thành ngôi vua, vợ con, để ra đi tìm điều gì thao thức ở trong trái tim của chàng trai đó? điều gì mà đã thôi thúc để chàng trai đó từ bỏ tất cả để đi tìm? Có thể các bạn đã học qua kinh điển của Phật, đã biết, nhưng hôm nay Bảo Thành nhắc sơ qua để chúng ta thấy được mục đích đầu tiên mà luôn luôn canh cánh ở trong lòng chàng trai trẻ được gọi là thái tử Tất Đạt Đa thời đó, đi tìm trong sự khát vọng thực sự để giải quyết vấn đề đó. Là bởi vì lúc đó chàng trai là thái tử trẻ kia là con của một vị vua, và chàng đã đi kinh thành trong kinh thành, tức là tạm gọi trong thành phố, trong chỗ nhà vua quan quyền ở, Ngài thấy có người mới sanh ra đã khóc. Đó là sanh. Rồi ngài đi qua những hướng khác, tìm thấy con người sanh ra rồi con người bị bệnh. Sanh ra rồi bị bệnh. Bệnh đau khổ vô cùng. Tồi trong bệnh, rồi bị già. Sanh ra, rồi bệnh, rồi già, rồi chết. Bốn cái đó: sanh, bệnh, già, rồi chết. Nhìn thấy bốn điều đó làm cho con người quá khổ. Khi sanh ra thì cha mẹ bà con muôn người hớn hở. Chưa bao lâu thì nó đã bệnh, đau khổ vô cùng. Và rồi nó già nua, đau yếu, khổ, khổ, khổ. Khi chết đi thì khóc, chia tay biệt ly. Bốn điều sinh, lão, bệnh, tử, (sinh, bệnh, già, chết) đó đã thôi thúc trái tim chàng trai trẻ khát khao đi tìm nguyên nhân tại sao chúng ta sanh ra để rồi bệnh, để rồi chết, để rồi già đi. Những cái đó gọi là khổ. Ngài thấy được nguyên nhân sanh ra là khổ, sanh rồi bệnh, già, chết. Cho nên sanh là đầu tiên đi vào con đường khổ. Và ngài phát tâm đi tìm nguyên nhân tại sao chúng ta sanh ra để khổ như vậy, làm cách nào để hết khổ đây. Đúng hơn, mục đích của Ngài đi tìm một chân lý để giải quyết chuyển hóa khổ đau của con người khi sanh ra.
Chúng ta quy y theo Phật, nhận Phật làm thầy, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là bậc thầy dạy cho chúng ta nhận rõ sự khổ đau của con người, và làm sao chuyển hóa khổ đau đó. Như vậy chuyên môn của đức Phật là gì? là bậc thầy dạy chuyển hóa khổ đau, chứ ngài không phải là bậc thầy dạy cho chúng ta biết rằng ta từ đâu đến. Chuyên môn rõ ràng của ngài là đi tìm một chân lý hiểu rõ để chuyển hóa khổ đau khi loài người sanh ra. Dĩ nhiên trong suốt cuộc đời của đức Phật, Ngài đi dạy đệ tử của ngài chuyển hóa khổ đau để có được hạnh phúc và bình an trong kiếp người khi sanh ra, và để rồi hiểu rõ nguyên nhân sanh ra ở đời là khổ đau, cho nên vô sanh tức là đạt đến chữ vô sanh, là không còn sanh diệt nữa, thì khổ đau đó là chân lý của đức Phật. Người ta vẫn theo hỏi Phật: chúng ta tới từ đâu, ta từ đâu đến.
Chúng ta hãy bắt đầu chân thật như lời của Phật, đức thầy của mình dạy. Nếu các bạn là những người đã lớn có con, là cha là mẹ chúng, ta trả lời rất chân thật khi con cái của chúng ta, nhất là khi nó còn nhỏ, nó hỏi mẹ ơi, cha ơi con từ đâu đến. Chúng ta trả lời rất chân thật và một câu trả lời rất đẹp, chính xác đến mức không còn cãi, không còn phải sửa đổi, nhưng cứ từ từ chúng ta lại không chấp nhận câu trả lời đó. Nó thật là vô duyên đến mức như vậy. Nó chân thật, nó đúng và chính xác nhưng ta cứ lẫn trốn hoài. Con cái hỏi con từ đâu tới, thuở nhỏ ta từng trả lời với con cái các con tới từ cha mẹ. Đây là chân lý thật là rõ ràng, và đức phật cũng trả lời như vậy. Con người tới từ cha mẹ. Nhưng thêm một chữ nữa gọi là nhân duyên và tình yêu thương của cha mẹ để cho chúng ta hiện hữu trên cuộc đời. Và rồi trong cuộc đời hiện hữu do một nhân duyên và tình yêu của cha mẹ, ta bắt đầu đi vào những chuỗi ngày có đau khổ, cho nên đức thầy của chúng ta dạy cho chúng ta chuyển hóa khổ đau đó.
Các bạn thân mến, nếu các bạn dừng ở chỗ đó để tu tập sẽ thấy nhẹ nhàng vô cùng. Mà thực sự chúng ta tới từ cha mẹ. Đó là lời dạy, giải thích của chư Phật, tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên của nghiệp thức ta có, nó tương ứng với dòng nghiệp thức của cha mẹ mà nhập thai sinh ra làm người. Đó là câu trả lời trung thực rõ ràng. Ta đang hiện diện ở đây, ai cũng biết tới từ cha mẹ. Mà tại sao ta không hiểu được điều đó? mà chúng ta cứ đi tìm rồi quẩn quanh? Cha mẹ tới từ đâu từ ông bà. Ông bà tới từ tổ tiên. Tổ tiên tới từ đâu? cuối cùng rồi chúng ta chấm dứt ở chỗ niềm tin vào sự hí luận của người khác. Còn bậc thầy của mình dạy chúng ta tới từ tình yêu của cha mẹ, của tinh cha huyết mẹ, và nhân duyên tương ưng nghiệp thức sinh ra trong đời. Đó một câu trả lời thật gọn, thật dễ và chính xác, chứng minh được. Còn tất cả những lời giải thích của những nền triết học, duy tâm, duy thần hoặc là của ai đó ghi chép theo những văn bản của ngôn ngữ có hay như thế nào cũng chẳng thể chứng minh, vẫn còn như thứ nói chơi cho vui, chứ không chứng minh được. Như lời của Phật trả lời trung thực.
Nếu các bạn hỏi Phật hai ngàn năm trăm sáu mươi năm trước, và ngay ngày hôm nay Phật cũng trả lời chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ, tinh cha huyết mẹ. Và nhân duyên của mình nhận Phật làm thầy. Ta tin vào lời của Phật để giải quyết khổ đau của chúng ta. Còn nếu không chúng ta chỉ thả hồn mông lung chạy theo những điều đó, khổ đau vẫn tồn tại giải quyết không được, và rồi chúng ta lại bị khổ đau đó tạo ra nghiệp lực tái sanh hoài. Các bạn như một người bị một mũi tên độc bắn vào tay, nếu không giải quyết, đang đau sắp chết bởi vì tên độc, nếu không giải quyết rút tên ra và khử độc khử trùng chữa cho nó lành, mà cứ ngồi để mũi tên độc dính vào tay rồi hỏi mũi tên này bắn tới từ đâu, ai bắn, làm bằng gì chất độc tạo ra từ đâu, tại sao kẻ thù, tại sao họ bắn… Hỏi như vậy thì thuốc độc đã ngấm vào và chết, cho nên trong ví dụ đó, đức Phật nói: hãy để cho bác sĩ rút mũi tên ra, trị cho hết độc, khỏe mạnh, sau khi hết độc khỏe mạnh không còn bệnh, các bạn sẽ hiểu được mũi tên đó từ đâu và truy tìm.
Có nghĩa là chúng ta giải quyết sự khổ đau của chính chúng ta trước, rồi từ đó khi đi thoát khỏi sanh tử, ở một tầng lớp thoát khỏi sanh tử như vậy, vô sanh như vậy, ta sẽ hiểu được ta từ đâu đến. Nhưng cũng có lúc Phật trả lời thật rõ ràng, ta không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu. Chúng ta hiện hữu trên cuộc đời này, trong cuộc đời này, những nhân duyên phù hợp thị hiện ra thân tướng. Bởi lời Phật dạy có sáu nẻo luân hồi, thì chỉ có ba dạng ở trong sự sống có thân là súc sanh, loài người và thực vật, thể hiện những cây cối sự sống đó. Con người và súc sanh có thân tướng từ thế giới vật chất, còn những dạng như địa ngục là không có thân tướng, ngạ quỹ không có thân tướng, chư thần không có thân tướng, chư thiên không có thân tướng, là vô tướng, là vô vi, là vô hình. Chỉ có con người và loài vật trong sáu nẻo luân hồi mới có hình tướng mà thôi. Như vậy nếu chúng ta nói rằng những loài chúng sanh nói chung tới từ đâu, những loài có thân tướng tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nghiệp lực tương ưng. Nhưng sự thể hiện ở đây là do căn duyên phù hợp.
Các bạn nhìn một ví dụ đức Phật giải thích ta từ đâu tới. Các bạn nhìn đi một ngọn lửa: lửa tới từ đâu nếu người xài diêm? lửa ở trong diêm. Nhưng chúng ta có thấy lửa ở trong diêm đâu, diêm phải tác động vào một sự cọ sát, tạo ra nhiệt lượng bừng cháy lên. Có người nói lửa tới từ hột quẹt, có dầu, trong dầu không có lửa, trong hột quẹt không có lửa, nhưng khi có hòn đá lửa do sự ma sát tiếp vào với dầu với ga nó tạo ra ngọn lửa. Thời tiền sử lửa tới từ đâu? từ những cục đá chạm vào nhau. Như vậy trong đá có lửa hay không? Phật nói trong đá không có lửa, nhưng đá là nhân duyên để lửa hiện hữu, và rồi tiếp nối nhân duyên đó là chất giữ lửa, đốt cháy như cây cỏ hoặc những thứ có thể thể hiện hình tướng của lửa. Lửa là sức sống, là năng lượng tồn tại trong A lại gia thức, hay nói đúng hơn trong thần thức tạm dịch như linh hồn của chúng ta. Linh hồn, thần thức của chúng ta là một thức có sự sống. Nó là vô hình, nhưng nhân duyên phù hợp, như ngọn lửa tác động vô nó sẽ thể hiện ra tướng là lửa. Lửa không từ đâu tới, cũng không đi về đâu, có đủ nhân duyên nó thể hiện ra thân tướng, hết duyên nó trở thành vô tướng vô hình. Có duyên tạo thành tướng hữu hình như tất cả thông tin trong computer, trên máy của chúng ta. Nó nằm trong usb, nếu có điều kiện phù hợp như có cái phone, có máy vi tính, chúng ta bỏ vào đó, nó hiện ra hình, hiện ra thông tin. Như vậy thì hình ảnh và thông tin kia nó ở đâu? Nó ở trong ti vi, nó ở trong phone, nó ở trong máy vi tính hay nó ở trong một cái UBS nhỏ? Khi chúng ta ở trong phòng không có tivi, không hẳn là không có thông tin đó, nhưng khi có tivi thì những thông tin đó bắt được luồng từ trường của làn sóng radio, của vi tính, và qua đó truyền hình của chúng ta, phone của chúng ta, qua mạng vi tính của chúng ta, qua mạng bắt được thông tin và nó có nhân duyên để hiện hình đó gọi là nhân duyên hiện hình.
Mang kiếp làm người, phù hợp tương ưng thì thể hiện thân tướng. Khi nhân duyên thể hiện thân tướng hết thì bắt đầu trở về với luồng từ trường đó gọi là thức, là năng lượng. Nhà Phật không muốn diễn giải chữ linh hồn hay có một hình tướng cụ thể tồn tại do đấng nào tạo ra, bởi vì nhà Phật không giải quyết cái đó. Đức Phật chỉ giải quyết khổ đau, nhưng mà hiểu thấu con người sanh ra là khổ cho nên đã tới vô sanh bằng cách cái thức của chúng ta, là một nguồn thông tin từ trường. Mà luồng từ trường nào đi tới sự vô sanh, chỉ có từ trường của từ bi, từ trường của tình yêu mới có thể hiện thân dưới mọi thân tướng mà không đau khổ. Vô sanh không có nghĩa là không sanh. Vô sanh có nghĩa là những đau khổ không hiện hữu trong tất cả mọi thân tướng, có hoặc là không, vô hình hoặc hữu hình.
Cho nên câu trả lời ta từ đâu tới, chân thật như đức Phật dạy: do nhân duyên ngọn lửa mới hiện hình, do nhân duyên và tình yêu của cha mẹ phối hợp giữa tinh cha huyết mẹ mà con người tới trái đất này hiện hình. Câu trả lời đó chứng minh được. Bởi ai trong chúng ta, dù mồ côi không cha mẹ thì đầu tiên cũng tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên nghiệp thức tương ưng, để thần thức nhập bào thai hiện hình trong cuộc đời, và khi sinh ra làm người. Chúng ta bắt đầu khổ từ vô minh là không nhận thức đúng, cho nên có một cách nói khác, cho đơn giản hơn, ta tới từ tình yêu của cha mẹ, tương ưng với nghiệp thức. Hoặc ta tới từ vô minh mà chúng ta nhập thai và tới từ vô minh. Chúng ta đi về đâu? về niết bàn an vui và đây là cái chúng ta cần phải tu để giải quyết.
Ta tới từ vô minh để tương ưng nghiệp thức với tình yêu thương phối hợp giữa tinh cha huyết mẹ mà hiện hữu trong cuộc đời. Để rồi chúng ta gặp đau khổ, cho nên tới từ tình yêu thương nghiệp thức tương ưng vô minh này. Về đâu? về niết bàn an vui. Đây là cái cần phải giải quyết ngay trước mắt, như mũi tên độc bắn vào trong thân xác của chúng ta. Khi về tới niết bàn an vui, ta sẽ hiểu được tất cả. Các bạn cứ thấy đó, tất cả các nền triết học hiện tại, khoa học mở rộng, thì những văn tự trên đó vẫn chỉ là những trò hề, bởi chẳng thể chứng minh, mà chỉ chấp nhận theo những lý lẽ mà mỗi người chúng ta hợp, chúng ta thích mà thôi. Còn phật trả lời thật là rõ, chưa có nhà khoa học gia nào, hoặc những nền triết học nào nói ta tới từ cha mẹ. Họ nói tới từ vật chất, tới từ các vị thần, tới từ các đấng tạo ra. Phật nói rất là trung thực, bởi Phật giác ngộ.
Phật nói thật trung thực. Chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên kết hợp từ nghiệp thức tương ưng. Và từ đó gọi là vắn tắt hơn, chúng ta tới từ vô minh. Và về đâu? chúng ta đi về đâu về niết bàn, niết bàn là một đích tới từ vô minh, tới từ đây về niết bàn an vui. Các bạn, hiểu và đón nhận điều này thì các bạn sẽ hết khổ đau. Khi các bạn hết khổ đau rồi, các bạn sẽ nhận ra rõ ràng chân lý của đức Phật. Tới – chúng ta không tới, cũng chẳng đi. Vô sanh, chúng ta là vô sanh. Về niết bàn thì vô sanh kiến Phật. Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh. Có nghĩa là chúng ta, hoa khai là như hoa sen vươn lên khỏi bùn, thì thấy Phật, ngộ ra không có sanh diệt. Chúng ta vươn lên từ bùn lầy khổ đau, vượt qua khổ đau, thoát khỏi khổ đau, chuyển hóa hết khổ đau. Chúng ta thấy được Phật là đấng vô sanh, bất diệt. Và lúc đó ta cũng vô sanh bất diệt.
Hoa khai kiến phật ngộ vô sanh. Dù giải thích tới đâu thì cũng tùy theo nhân duyên, chúng ta không bài bác cái nào đúng, hay cái nào sai. Nhưng nếu đã nhận đức Phật là bậc thầy, chúng ta hãy học theo lời của đức thầy của chúng ta dạy, là hãy chuyên trú vào chúng ta tới từ vô minh, nên thần thức khế hợp vào nhân duyên tình yêu cha mẹ nhập bào thai hiện hữu trong cuộc đời, rồi tạo khổ bởi vô minh. Do đó, đức thầy của chúng ta là đức Bổn Sư dạy cho chúng ta: hoa khai kiến phật ngộ vô sanh, nghĩa là vươn lên từ trong những vô minh đó, chuyển hóa tất cả mọi khổ đau để trở về với niết bàn, vô sanh bất diệt, không còn khổ đau. Con đường chuyên môn của đức thầy ta dạy, đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thiền mật Thất Bảo Huyền Môn giúp cho chúng ta tiếp được, gắn kết với từ trường yêu thương của chư Phật. Nguồn từ trường này, khi các bạn thẩm nhập vào trong tâm thì nó sẽ hiện hữu, nên tất cả những sự giải thích trên con đường các bạn tầm học, cũng như luồng từ trường được chuyển qua tivi, được chuyển qua máy vi tính, chuyển qua phone nó sẽ hiện hình, và luồng từ trường đó được thiết lập do con người đặt để vào. Và mỗi người chúng ta đang sống có quyền thiết lập nên luồng từ trường yêu thương của chúng ta, và đặt để vào đó sự vô sanh, bởi vì trong vòng sanh tử sẽ khổ. Chúng ta bắt đầu viết lại lập trình trong thần thức, là bộ nhớ thần thức, là bộ nhớ phần mềm tạo nên những điều ngày hôm nay, hiện hình trên máy tivi của con người này. Con người của chúng ta như một máy tivi, như một máy vi tính, như một cái phone. Và phần mềm thần thức khi nó tiếp cận với nhân duyên của tivi này, nó sẽ thể hiện. Chúng ta có thể viết lại phần mềm đó bằng năng lượng từ bi, để không còn hiện hình trong tivi thân xác này nhảy múa trong đau khổ. Đó gọi là hoa khai hiến phật ngộ vô sanh. Chúng ta ngộ ra ta tới từ vô minh, nhân duyên phối hợp với tình yêu thương của cha mẹ hiện hữu trong cuộc đời, và ta đi về với niết bàn tịch tĩnh an vui, không đau khổ. Theo đức Phật, hãy đón nhận chân lý này, thực hành Thất Bảo Huyền Môn, để tìm lại được sự an vui trong cuộc sống, để chúng ta không cần đảo điên trong những dòng chữ ngược xuôi của con người, khi không thể chứng minh, mà chỉ là hí luận, diễn giải theo tâm ý hiểu biết hạn hữu của loài người mà thôi.
Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, lấy trí tuệ và từ bi an trú trong hơi thở chánh niệm, để chúng ta thẩm nhập được chân lý yêu thương của chư Phật, đón nhận từ trường yêu thương, tăng trưởng sự hiểu biết, để thấu nghĩa ta đến từ đâu, câu chân lý của bậc thầy tối thượng dạy cho chúng ta.
Mời các bạn!
Chúng con nguyện mười phương chư phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì phật lực tiếp năng lượng từ bi, khai mở trí tuệ để chúng con thấu hiểu được ý nghĩa ta đến từ đâu. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật trú Mu A Mu Sa (7 lần).
Mô Phật.
Dù Bảo Thành nói tới đâu đi nữa, thì ngoài kia hàng ngàn năm xưa cho tới nay, mãi mãi con người vẫn luôn tạo nên những nền triết học lý thuyết để giải thích con người đến từ đâu. Nhưng chúng ta quy y theo Phật rồi, lời của Phật dạy thật dễ dàng mà câu này không ai có thể chối cãi được, chứng minh được, ngay cả những người viết ra những nền lý thuyết kia cũng phải chấp nhận những lời Phật dạy. Họ nói tới từ đức Chúa Trời tạo dựng nên, ai biết được đức Chúa Trời ở đâu tới? từ vị thần này thần kia? Rồi vật chất duy tâm duy vật, tất cả những triết học đó không chứng minh được, chỉ chứng minh qua sự suy luận bàn luận. Đã gọi là luận bàn thì thế gian này luận bàn cho tới đâu mới hết được? Phật nói không cần luận bàn, rõ ràng ai cũng chấp nhận chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên phù hợp để cái thức của chúng ta nhập bào thai thì hiện hình thân tướng như ngày hôm nay. Và trong thể hiện thân tướng đó khi nhập vào bào thai của cha mẹ, ta mang theo một lập trình đã được viết từ trong vô minh, nên khi nhập vào bào thai mang nên thân tướng này, chúng ta bước vào những con đường tự tạo khổ. Phật nhìn thấy điều đó, dạy cho chúng ta chuyển hóa khổ đau bằng cách vô sanh, vươn lên khỏi đống sình lầy của cuộc đời, mà khai, vươn lên khỏi bùn, thấy phật vô sanh. Khi chúng ta thấy được Phật, sẽ ngộ được vô sanh. Con người không đến từ đâu và cũng chẳng đi về đâu: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, nhưng nương vào tình yêu của cha mẹ, nghiệp thức tương ưng thì hiện hình. Những dòng thông tin chúng ta khi thâu vào cái UBS của một máy vi tính lớn, biết bao nhiêu dữ liệu cũng nhét vô đó được, và rồi khi chuyển qua vi tính, máy móc, ti vi, nó lại hiện hình. Như vậy thì cái luồng từ trường, cái phone, luồng từ trường giữ triết liệu, sự lập trình, và tất cả nó là một dạng năng lượng vi tế bất sanh diệt, bất cấu tịnh, bất tăng giảm, vô minh, nhưng để có sự hữu hình nương nhờ vào nhân duyên của vi tính, của máy, của tivi, để hiện lên màn ảnh thông tin. Và chúng ta ở trong cái thần thức vi tế là một dạng năng lượng, được ký hiệu vào đó những sự lập trình của con người chúng ta, qua sự tương tác tình yêu cha mẹ, thần thức nhập bào thai hiện thân làm người khổ đau, cần phải giải quyết.
Phật tóm gọn lại, chúng ta đến từ vô minh. Và rõ ràng chúng ta đến từ thần thức vô minh, nhập bào thai do tình yêu của cha mẹ kết hợp nên, của nhân duyên, của hữu hình, là tình yêu tinh cha huyết mẹ và vô hình, là thần thức nhập vào khế hợp nên thể hiện trong cuộc đời với thân tướng làm người, làm thú. Chỉ có làm người, làm thú, mới có thân tướng như vậy. Còn làm địa ngục ngã quỷ, chư thần, chư thiên không có thân tướng này. Như vậy, cái ta, là cái thân tướng, hay cái ta là thần tướng? Nếu nói ta là thân tướng này, thì ngoài chúng sanh khác, đâu có thân tướng này, chư thần đâu có thân tướng này, chúng sanh có đồng loại với chúng ta, ngạ quỹ địa ngục không có thân tướng này. Như vậy ta có thể gọi ta cái thân này chỉ là phương tiện. Phương tiện này là tứ đại giả hợp. Nó có, nó không, nhưng cái thần thức vẫn là dạng năng lượng thể hiện, cho nên chúng ta là những nhà lập trình viết lại phần mềm của cuộc đời trong thần thức của chúng ta, do sự hoạt động trong thân tướng hiện hữu này. Hãy viết lên một sự lập trình mới để chuyển hóa khổ đau, tẩy những cái lập trình khổ đau kia đi, để viết lên một lập trình mới trong sự hạnh phúc và an lạc. Và rồi chúng ta đi từ vô minh, từ tinh cha huyết mẹ, trở về với niết bàn tịch tĩnh an vui. Và chúng ta tâm niệm điều này để chúng ta đón nhận năng lượng tha lực tình yêu thương của chư Phật vào thân tâm của chúng ta, chuyển hóa khổ đau, giải quyết cái thực tại ngay trong lúc này, hiện hữu ngay tại đây sự khổ đau của chúng ta. Chúng ta sẽ có hạnh phúc và bình an hiện thời ngay trong chánh niệm. Hạnh phúc và rồi thoát khỏi vô sanh. Chúng ta sẽ thấu hiểu được.
Tất cả các bạn có thấy khó khăn khi một đứa nhỏ 5, 6, 7, 8, 9, 10 tuổi nó hỏi cha mẹ rằng con tới từ đâu? Nhiều khi cha mẹ trả lời thật là rõ tới từ cha mẹ, nó vẫn chưa chấp nhận, nó hỏi tới từ chỗ nào. Và rồi các con còn quá nhỏ, ta chỉ nói đơn giản các con tới từ tình yêu của cha mẹ, lớn lên con sẽ nhận rõ ràng hiện thực. Chúng ta có một trẻ thơ vẫn kêu gào giữa trời đất mênh mông vô tận: ta tới từ đâu? như đứa con. Ai có con thì hiểu được điều này, tới một cái tuổi nào đó, nó sẽ hỏi mẹ ơi, cha ơi con tới từ đâu. Và người cha người mẹ thấy thật khó trả lời, nhưng vẫn trả lời trung thực rằng con tới từ tình yêu của cha và của mẹ. Cha mẹ cưu mang con, mang con tới trong đời bằng tình yêu. Lớn dần, có kiến thức mới hiểu được điều tới từ chỗ nào của cha mẹ. Từ chỗ cha mẹ biết yêu thương nhau, và khoa học giải thích cho nó ra đời như thế nào, tự động hiểu.
Người cha của chúng ta là đức thầy Bổn Sư cũng dạy y như ta dạy con cái, là chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên do nghiệp thức tương ưng. Hiện thân là kiếp con người thì ta còn giải quyết được khổ đau, hết khổ đau, đi về tới niết bàn an vui là đủ kiến thức để nhận rõ chính xác rằng ta tới từ đâu và về đâu. Lúc đó ta sẽ hiểu được lời đức Phật nói ta từ đâu tới, ta cũng chẳng về đâu do nhân duyên mà thể hiện thân tướng phù hợp trong từng thời, từng khắc để an vui hay đau khổ. Khi về với cảnh giới của chư Phật, ta sẽ hiểu hiện tại, hay giải quyết khổ đau của chính mình, và chấp nhận lời dạy của Phật là cha, nói rằng chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên. Nếu không, chúng ta sẽ bị những tư tưởng của những con người chưa giác ngộ dẫn kéo theo, để đắm chìm trong nền triết học duy vật, duy tâm, duy thần, giải thích theo những hiện tượng này, hiện tượng kia, nhưng chẳng thể chứng minh được. Họ khước từ rằng họ tới từ cha mẹ.
Chính từ chân lý chúng ta tới từ cha mẹ mà đức Phật mới dạy cho chúng ta biết cha mẹ là Phật. Điều quan trọng chuyển hóa khổ đau là bằng phương thức chúng ta phải có sự hiếu đạo với cha mẹ, hiếu đạo là trên hết. Cái cao cả của đức Phật dạy vẫn là lòng hiếu đạo người con đối với đấng bậc sinh thành, bởi chúng ta đến từ cha mẹ. Cha mẹ là đấng bậc sanh thành ra chúng ta. Hãy mang lòng hiếu đạo, vậy là đủ. Còn những sự giải thích kia mông lung, chỉ là hí luận của cuộc đời. Các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, quán chiếu câu này để thể hiện lòng hiếu đạo trong cuộc đời với đấng bậc sanh thành, thấu hiểu được ta tới từ đâu, ta đến từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên nghiệp thức tương ưng. Mời các bạn.
Chúng con nguyện mười phương chư phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì năng lượng, khai mở trí tuệ, để chúng con hiểu rằng chúng con tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên nghiệp thức tương ưng. Hít vào bằng mũi, phình bụng thở từ từ, hóp bụng vào trì mật trú: Mu A Mu Sa (7 lần).
Mô Phật.
Các bạn thân mến. Trong nền triết học dù là duy tâm, vô thần, duy vật hay duy thần đi nữa, sự giải thích về con người đến từ đâu, họ vẫn nói tới từ đâu đâu đó, thì những cái đâu đâu đó vẫn chỉ là ngôn ngữ hý luận đặt để xuống, do chính suy luận của những con người nói về vấn đề đó. Đức Phật không chạy lòng vòng như thế. Ngài là bậc thầy giác ngộ, giải quyết khổ đau, thoát khổ đi tới sự bình an và hạnh phúc ngay trong cuộc đời này và cuộc đời kế tiếp. Có hạnh phúc bình an tại đây thì khi chết đi ta tái sanh về, mang theo hành trang hạnh phúc bình an. Chẳng thể có hạnh phúc và bình an khi trên đời này toàn là đau khổ phiền não. Các bạn nhớ hành trang của chúng ta về kiếp sau chính là hạnh phúc bình an ngay trong giây phút này. Đức Phật trả lời thật gọn: chúng ta tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên nghiệp thức tương ưng. Và một cách giải thích khác, Phật nói chúng ta tới từ vô minh, do tình yêu của cha mẹ, trong vô minh nghiệp thức nhập bào thai tình yêu của cha mẹ giúp chúng ta hiện thân mang thân tướng loài người. Chúng ta tiếp được tình yêu của cha mẹ, có thân tướng này. Chúng ta tiếp được nguồn từ trường tình yêu của cha mẹ qua tinh cha huyết mẹ, có thân tướng làm người, thì chúng ta cũng tiếp được từ trường từ bi yêu thương của Phật, thì sẽ sanh về cảnh giới niết bàn, mang thân tướng vô sanh kiến Phật. Tình yêu thương của cha mẹ, nghiệp thức tương ưng, năng lượng từ bi, hiện thân từ bi của cha mẹ, yêu thương của cha mẹ, hiện thân làm người. Ta tiếp được năng lượng từ bi của phật thì ta sẽ về với niết bàn an vui, ta sanh về đó rõ ràng. Hãy sống với điều này và suy niệm nó trong từng giây phút chánh niệm của cuộc đời, với nhân quả thiện ác, an trú trong ba ngôi tam bảo, nương vào sự dạy dỗ của đức thầy Bổn Sư thoát khổ, chúng ta sẽ thấy được chân lý rõ ràng. Một lần nữa xin nhắc lại, chúng ta theo như lời Phật dạy, tới từ tình yêu thương của cha mẹ, tinh cha huyết mẹ và nhân duyên nghiệp thức tương ưng, tới từ vô minh, đón nhận kiếp người. Để hết kiếp người này chúng ta trở về cái chỗ không tới không đi, thì phải nương vào năng lượng từ bi của chư Phật để sanh về cảnh giới niết bàn. Nơi đó không tới, không đi không sanh, không diệt, không bệnh, không già, sẽ hết khổ. Nếu các bạn hiện thời đang đau khổ giải quyết cái khổ trước để có hạnh phúc bình an cho bạn, trong gia đình cha mẹ của bạn, của vợ chồng con cái, tốt hơn là chạy lòng vòng trong những cái ý niệm không tưởng, chẳng giải quyết được vấn đề khổ đau. Chúc các bạn chuyển hóa được khổ đau của mình.
Mời các bạn chấp tay vào hồi hướng công đức ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương chư phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi và gia trì phật lực tiếp năng lượng từ bi khai mở trí huệ để chúng con hiểu và nhận ra rằng chúng con tới từ tình yêu thương của cha mẹ, và với nhân duyên nghiệp thức tương ưng, hiện hữu trong kiếp người. Nếu có công đức tu tập ngày hôm nay, chúng con thành tâm hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia để họ cũng có khái niệm rằng chúng ta đều tới từ tình yêu thương của cha mẹ và nhân duyên để từ đó thành lập nên chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho các bác sĩ, các nhà khoa học nghành y, nghành dược các y tá, y sĩ chế ra vacxin thuốc chữa bệnh chữa lành bệnh nhân. Nguyện cầu cho những ai còn khổ đau hết khổ đau. Nguyện cầu cho những vong linh vừa tử vong được tái sanh miền cảnh giới an lạc. Chúng con nguyện xin chư Phật mười phương từ bi chứng minh.