Nguyễn Sơn bút ký
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta bắt đầu một tuần mới vào ngày thứ hai đồng tu để cộng hưởng năng lượng từ bi của chư Phật, chan hòa vào cuộc sống của chúng ta. Thời gian trôi qua thật là nhanh. Nếu chúng ta không biết dừng lại trong chánh niệm để rồi chúng ta tu luyện tiến về tiếp cận với năng lượng của chư Phật thì chỉ một thoáng qua, cuộc đời khi kết thúc, ta sẽ thiếu đi sự lựa chọn sáng suốt mà lại luân hồi trở về những cảnh giới đau khổ. Đời sống mỗi người chúng ta luôn luôn phải quyết định cho mình một sự lựa chọn phù hợp để sống. Và nếu các bạn không quyết định phù hợp khi ngày cuối tới chúng ta hối hận không kịp. Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là một pháp môn không phải áp chế các bạn phải làm cái này hoặc phải tu như thế kia, mà là một pháp môn soi sáng tâm hồn, thắp sáng đuốc tuệ, khai trí cho các bạn, để từ đó các bạn có một sự lựa chọn phù hợp. Sự lựa chọn phù hợp cần phải có một sự chuẩn bị. Nếu các bạn siêng năng tinh tấn hành pháp thiện đó là một sự một sự chuẩn bị đầy đủ, để từ đó lực của pháp thiện sẽ dẫn các bạn đi tìm một con đường giải thoát. Còn nếu các bạn không hành pháp thiện chỉ hành pháp những pháp ác thì đó là một sự trôi trượt vào những nghiệp lực xấu rồi các bạn sẽ bị luân hồi đau khổ. Chính đức Phật đã thấy trong luân hồi đau khổ như vậy mà Ngài tới để hướng dẫn cho chúng ta một con đường thắp sáng đuốc tuệ để chúng ta có một sự lựa chọn minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, phù hợp hơn để có bình an và hạnh phúc ngay trong cuộc đời này, trên con đường ta đi trở về với chư Phật.
Các bạn, Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta vận hành giữ hơi thở chánh niệm an trú tánh thấy biết của mình vào trong vi diệu âm Mu A Mu Sa, hòa mình vào với tha lực phật điển và tự lực cầu đạo giác ngộ để chúng ta soi chiếu tất cả những pháp ẩn hiện trong cuộc đời. Chúng ta nhìn thấu, nhìn rõ để buông, buông những pháp ác. Nhìn thấu nhìn rõ để hành, hành những pháp thiện. Hơi thở hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng và phình ra. Với hơi thở hít vào phình ra nhẹ nhàng chậm rãi từ từ sẽ giúp cho chúng ta có sức mạnh về thể chất và với hơi thở ra hóp bụng vào cũng thở chậm rãi từ từ hòa huyện vào với vi diệu âm Mu A Mu Sa, sẽ tăng trưởng tha lực Phật điển, từ trường yêu thương của chư Phật thẩm nhập vào cuộc đời của chúng ta, để tăng trưởng đời sống của thân cho vững chãi, cho mạnh cho khỏe, cho bớt bệnh, cho hết bệnh, cho tâm sáng suốt, bớt phiền não, hết phiền não. Mời các bạn chúng ta cùng nhau đặt bàn tay phải là bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái là bàn tay từ bi để chúng ta đồng hít thở bảy biến vi diệu âm Mu A Mu Sa, quán chiếu đề mục hôm nay là đôi cánh thiện thần. Mời các bạn.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi cho chúng con để chúng con chắp Đôi cánh thiện thần bay về miền đất Phật. Hít vào bằng mũi phình bụng thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa. (7 biến)
Mô Phật. Các bạn, chúng ta mỗi lần trì niệm vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa là chúng ta tiếp thêm được thật nhiều tha lực Phật điển của mười phương chư Phật ban rải xuống cho chúng ta. Cuộc đời của chúng ta là kiếp người, rất cần rất cần sự gia trì của Phật lực, rất cần sự gia hộ của tha lực Phật điển trên con đường tu. Sức người có hạn, nhưng với sự tự lực cầu đạo dõng mãnh của chúng ta, chúng ta được chư Phật tiếp cận qua vi diệu âm Mu A Mu Sa, ban rải gắn kết và đổ tràn tha lực Phật điển xuống cho chúng ta, để tăng niềm tin và tăng trưởng sự thanh tịnh. Và giúp cho chúng ta có một sự quán chiếu, quán chiếu thật sâu, thật rõ để nhận ra tất cả những hiện tượng và các pháp đang xoay chuyển trong cuộc đời của chúng ta.
Đề mục hôm nay chúng ta quán chiếu là Đôi Cánh Thiện Thần. Các bạn, đã là con người từ thuở rất còn thơ, còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng mơ ước làm sao có được đôi cánh đôi cánh đó, giúp cho chúng ta bay lên trên trời, bay lên trên hư không như loài chim, để có thể nhìn được những cảnh giới ở bên trên. Lớn dần chúng ta vẫn mơ ước có một đôi cánh đôi cánh đó để chúng ta bay vào tận cung trời mơ mộng, cung trời cao rộng để chúng ta tìm hiểu và nhìn thấy những điều ta chưa thể nhìn. Và dĩ nhiên trong cuộc sống của chúng ta, cũng thật nhiều dù nhỏ hay lớn vẫn có sự xen lẫn trong giấc mơ, về những giấc mơ bay bổng bay bổng. Và hình như đã là con người, ai ai trong chúng ta cũng thường mơ về những lúc chúng ta được bay lên trên trời. Và rồi trong cuộc sống chúng ta vẫn thầm ước mãi, ước gì có thêm đôi cánh để được bay, bay từ miền đau khổ đi qua chỗ hạnh phúc, bay từ chỗ phiền não tới bình an, bay từ chỗ phiền lụy thoát ra khỏi chỗ đó, để tiếp cận với niềm vui. Chúng ta luôn luôn muốn có đôi cánh để bay thoát ra tất cả những sự ràng buộc của con người, đau khổ của con người. Có lẽ đôi cánh gắn liền với cuộc đời của chúng ta để giúp cho chúng ta bay và thoát ra, bay và lên trên cao để thấy.
Từ ý tưởng có đôi cánh đó mà chúng ta thấy các nhà khoa học gia đã nghiên cứu ra các máy bay cũng có đôi cánh để bay tận lên trên trời đưa chúng ta từ đất nước này tới đất nước khác, từ châu lục này tới châu lục khác. Nếu không có đôi cánh của máy bay, có lẽ chúng ta khó có thể gặp gỡ nhau, hoặc vân du từ châu lục này, quốc độ này tới châu lục, quốc độ khác, từ Việt Nam qua Mỹ hay từ Mỹ qua Việt Nam cũng phải tới hai mươi mấy tiếng, ngắn là mười tám tiếng, cũng phải nương nhờ vào sức mạnh của máy bay với hai đôi cánh đưa chúng ta tới. Đôi cánh rất quan trọng để bay để tới những miền thật là xa, và để lên tới những nơi thật là cao. Đôi cánh là ước mơ của muôn người.
Vậy thì chủ đề Đôi Cánh Thiện Thần sẽ giúp cho chúng ta bay về đâu? bay tới đâu các bạn? Nếu các bạn có được đôi cánh, các bạn mơ ước với đôi cánh đó, với đôi cánh thiện thần đó, nếu các bạn có được đôi cánh thiện thần, các bạn muốn bay về đâu? Chúng ta hãy thử suy niệm trong ba mươi giây những nỗi niềm của mỗi người chúng ta, để chúng ta suy nghĩ thử nếu thực sự, nếu thực sự ta có được đôi cánh thiện thần các bạn muốn bay về đâu? muốn bay lên đâu? muốn bay tới đâu? Chúng ta hãy cùng im lặng trong ba mươi giây thử suy nghĩ và thật chân thật với chính mình, cõi lòng của mình, tìm tới thử coi, nếu thực sự tôi có được đôi cánh thiện thần, tôi sẽ tung đôi cánh thiện thần này lên trời cao? hay lên cõi nào để đi về đâu các bạn.
Các bạn thân mến mỗi người chúng ta đang có một ước mơ. Thực sự nếu có đôi cánh thiện thần sẽ bay về chỗ mình mong muốn, mà không biết rằng các bạn có trùng hợp với điều Bảo Thành muốn khai thị hay không. Có lẽ chắc không, chắc không đâu. Để khi Bảo Thành nói tới chúng ta sẽ thấy được tác dụng của đôi cánh thiện thần giúp cho chúng ta bay về đâu, bay tới đâu. Từ muôn thuở chúng ta cứ lặn ngụp từ địa ngục ngạ quỷ súc sanh rồi lại làm người. Có phước chút xíu thì làm thần, rồi làm chư thiên, cứ đảo lộn sáu nẻo luân hồi đau khổ. Đó cũng chính là vì các bạn mơ ước có được đôi cánh bay bổng vào trong khung trời ảo tưởng, bay bổng vào trong những khung trời không thực, huyễn giả, cho nên các bạn cứ muốn bay ra bay lên bay mãi bay mãi thoát ra khỏi cuộc sống, muốn bay thoát ra khỏi hoàn cảnh muốn bay thoát ra khỏi nghịch cảnh, muốn bay thoát ra khỏi khung thời gian chúng ta đang bị ràng buộc.
Các bạn. Đó là cách sống tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, không đúng đắn đối với lời giáo huấn của Phật. Chúng ta không bay ra cũng chẳng bay cao, chẳng bay lên. Với đôi cánh thiện thần chúng ta sẽ bay về đâu? Chúng ta sẽ bay vào bên trong. Người ta có thể chế ra đôi cánh máy bay để bay đi, người ta có thể nhìn thấy con chim có đôi cánh cũng để bay đi. Nhưng ý niệm của Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là có đôi cánh thiện thần để bay vào, bay vào miền Chân Như, bay vào miền đất Phật, bay vào với Phật tánh, bay vào với tâm tánh của chúng ta. Chúng ta bay vào bên trong với một tốc độ siêu tốc, an tịnh nhẹ nhàng, để đáp xuống miền chân tâm thấu rõ được tâm của chúng ta. Ai ai cũng mơ ước có một đôi cánh để bay đi. Nhưng ta tu là để có đôi cánh thiện thần bay vào trong tâm, y như lời giáo huấn của chư Phật. Chúng ta đi vào. Chúng ta không đi ra. Chúng ta bay vào. Chúng ta không bay đi. Chúng ta đón nhận cuộc đời này bởi nhân duyên phước báu làm nên ta trong cuộc đời này. Và chư Phật, bậc thầy tối cao đã nói: Kiếp người và thân người thật khó kiếm, nhưng quý hiếm vô cùng, lại là phương tiện vi diệu. Do đó, ta không cần thiết phải từ bỏ, bay ra hoặc là bay đi, mà ta cần phải tinh tấn bay vào bên trong, đáp xuống dùng đôi cánh thiện thần bay vào bên trong, đáp xuống, đáp xuống tâm thức, đáp xuống miền đất Phật tánh của chúng ta, để chúng ta khám phá kho tàng vi diệu.
Nói đến đây chắn chắn các bạn đã thấy rồi những ước mơ có được đôi cánh thiện thần mà các bạn chắc một trăm phần trăm là mơ ước để bay ra và bay đi, chứ có ai đâu nhớ được lời của đức Thế tôn dạy để có được đôi cánh thiện thần bay vào bên trong. Đó là ước mơ có đôi cánh, còn chúng ta tu mà nói để mơ để mộng thì thật là huyễn tưởng, ảo tưởng, chỉ trong tưởng thức, tưởng tượng, không có thật. Đôi cánh thiện thần là có thật. Và với đôi cánh thiện thần này, các bạn ghì chắc vào, các bạn sẽ bay được vào bên trong miền tâm thức của các bạn, để nhìn thấy rõ mồn một tất cả những dòng nghiệp thức các bạn đã tạo ra trong sân bay tâm thức của các bạn. Khi các bạn hạ cánh xuống đó, các bạn sẽ thấy rõ mồn một tất cả mọi dòng nghiệp thức các bạn đã tạo ra từ trong vô lượng kiếp qua. Do chính sự quán chiếu bằng trí tuệ, thấu triệt được nhân quả, các bạn sẽ hỏi: vậy đôi cánh thiện thần là gì mà bạn đã tu Thiền mật song tu, các bạn chưa biết, hôm nay mới nghe nói tới. Các bạn, thật sự chúng ta có một đôi cánh thiện thần mà chúng ta quên sử dụng, hoặc chúng ta đã sử dụng nhưng không biết tên nó là như vậy ở trên đời. Có thiếu gì những thứ chúng ta sử dụng mà tên khác nhau và mỗi vùng mỗi miền lại đặt cho đó một cái tên khác nhau. Không sao. Chúng ta không chấp vào ngôn ngữ, vào cái tên, mà hiểu thấu được ý nghĩa của đôi cánh thiện thần hôm nay mới được gọi là cao quý.
Đôi cánh thiện thần là gì? Cánh thứ nhất mà chúng ta có được trong suốt thời gian chúng ta tu Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, đó chính là hơi thở chánh niệm. Các bạn, chính là hơi thở chánh niệm là đôi cánh trái, và tha lực Phật điển là cánh bên phải. Với đôi cánh của hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển giúp cho chúng ta bay được vào miền chân tâm, đáp xuống tận chân tâm thức của chúng ta để nhìn rõ mọi nghiệp lực, dù là thiện nghiệp hay ác nghiệp, nó tác động và nó dẫn chúng ta trong cuộc đời này. Nghiệp lực trong đó có ác nghiệp và thiện nghiệp. Hai cái này chúng ta làm chủ được, chuyển hóa được, thì chúng ta sẽ hoán chuyển được nghiệp lực thành nguyện lực thành nguyện lực, để chúng ta lái chiếc phi thuyền, hay để chúng ta vận hành đôi cánh thiện thần của chúng ta, bay mãi bay mãi bay mãi vào tận cùng miền chân tâm sâu thẳm, chứ không phải bay lên khung trời cao rộng mơ ước tưởng tượng. Chúng ta sống ngay trong kiếp này. Chúng ta đã lãng quên miền chân tâm của chúng ta. Chúng ta cứ mơ ước bay xa. Chúng ta cứ mơ ước đi ra để rồi chúng ta quên đi trở vào. Phật tới thế gian nhắc nhở cho chúng sanh là đi trở vào, đi ngược với dòng đời của thế gian, con mắt trần gian nhìn ra, nhưng con mắt của nhà Phật là nhìn vào trong tâm thức. Với đôi cánh thiện thần là hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển năng lượng từ bi, chúng ta có khả năng để bay vào tận cùng nơi sâu thẳm của miền chân như, và nhìn rõ tất cả những dòng nghiệp thức từ vô lượng kiếp qua ta đã tạo, Trong đó lẫn lộn giữa thiện và ác. Và với con mắt trí tuệ biết thấy, an trú trong đôi cánh của chánh niệm hơi thở, và tha lực Phật điển, ta nhìn thấu được nhân quả, để chúng ta sàng lọc, chuyển hóa và tinh tấn đi, đi mãi đi mãi vào bên trong, an trụ và thường trú ở trong tâm Phật của chúng ta. Ai thường phóng tâm và ai thường mông lung trong cuộc sống cũng chính vì chúng ta mơ ước được đi ra, được thoát ra, và được bay đi, bay lên khung trời cao rộng.
Các bạn có thấy chưa? Biết bao nhiêu những câu chuyện huyền thoại về những con người, về những con người tu theo pháp môn này pháp môn kia, vô vi hoặc là tu thiếp, hoặc là có những con người cận kề sự chết thấy hồn thoát ra. Đó, đến lúc chết người ta cũng mơ ước được thoát ra. Và trong khi sống, người ta cũng mơ ước để được thoát ra đi tìm những cái không thuộc về ta, tìm cõi Phật, cõi tiên, cõi thần, cõi thánh, để rồi biết bao nhiêu con người tu theo vô vi hoặc tu theo pháp này pháp kia thấy rằng: À tôi thấy, thấy được Phật, thấy được cảnh giới này, thấy được cảnh giới kia, và tôi thoát hồn tôi ra rồi. Họ còn đặt thêm ba hồn. Chúng ta có đến ba hồn bảy vía và cứ ba hồn bảy vía bay mãi bay mãi bay mãi bay mãi. Ba với bảy là mười, bay mãi trong mười phương trời xa, xa mãi, để rồi mười phương như xé nát cuộc đời chúng ta ra từng mảnh từng mảnh. Tứ mã phanh thây đã chết rồi mà mười hướng mười hướng kéo tan tác tâm của chúng ta đi về mười hướng thì chúng ta còn là gì nữa đâu. Ai cũng nói được là hồn có thể thoát ra, hồn có thể bay đi. Ai cũng nói được là ta đi tới chỗ này, đi tới chỗ kia để biết. Nhưng chỉ có đức Thế tôn là bậc thầy duy nhất không nói bay đi, không nói tới chỗ này tới chỗ kia, mà nói trở vào bên trong để thấy rõ mọi tạo tác, dòng nghiệp thức của tâm đang tương tác với cảnh giới bên ngoài qua sáu căn, qua ngũ uẩn. Chính vì Ngài đi vào bên trong, nên Ngài mới thành Phật. Chính vì Ngài đi vào bên trong, thấy rõ nghiệp thức của Ngài để rồi chuyển hóa nên Ngài thành Phật. Nên Ngài bình an hạnh phúc và không còn rong chơi trong cuộc đời của sáu cửa luân hồi nữa, thoát khỏi luân hồi.
Các bạn, tất cả những mơ ước có được đôi cánh để bay vào khung trời hay bay ra ngoài đời, hoặc là những mơ ước hảo huyền của những người tu tu đạo tiên hay tu về vô vi, hay tu về pháp này pháp kia, mà thường tôn vinh lý thuyết rằng xuất hồn để đi thì thể đó, thể hồn thể phách đó cũng chỉ là ảo tưởng. Trong khi sống đây, trong khi sống đây nếu gọi là hồn sao ta không thấy hồn ta không biết hồn. Nếu gọi là thức thì tại sao khi sống đây ta chưa nhập vào thức đó, mà để chết rồi mới đi cầu cho hồn được siêu thoát, cầu cho thần thức được siêu thoát, hoặc mơ tưởng khi sống được thoát hồn ra được thần thức thoát ra. Phật không dạy chúng ta để cho hồn thoát ra bên ngoài, thần thức thoát ra bên ngoài. Phật dạy cho chúng ta đi vào bên trong mà hôm nay chúng ta không còn đi bộ nữa, chúng ta bay vào, bay vào bên trong bên trong sự sâu thẳm của tâm thức của chúng ta, của miền chân như của đất Phật, của Phật tánh bằng đôi cánh thiện thần, là hơi thở chánh niệm và vi diệu âm Mu A Mu Sa. Hơi thở chánh niệm và vi diệu âm Mu A Mu Sa sẽ giúp cho chúng ta có được tha lực Phật điển để chúng ta bay mãi, bay mãi với đôi cánh thiện thần này, đi vào trong, đi vào trong miền chân như trong suốt, Phật tánh kim cang trong suốt. Và chúng ta đáp vào miền chân như đó, để nhìn rõ tất cả những dòng nghiệp thức từ vô lượng kiếp qua ta đã tạo ra.
Nghiệp ác ta lau chùi, ta chuyển hóa. Nghiệp thiện ta tăng trưởng để có thêm. Nhân quả chẳng nằm ngoài hai chữ thiện ác. Vậy thì đời sống của người con Phật và phương pháp tu Thiền mật song tu ta chẳng rong ruổi chạy theo những lý thuyết cao siêu khác, mà chúng ta chú trọng ngay luật nhân quả thiện ác này, ngay nhân này đây, ngay gốc ở chỗ này, thiện và ác, nhân quả thiện ác. Rồi an trú trong hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển để chúng ta bay vào trong tâm của chúng ta thật sâu để nhìn rõ những nhân thiện ác đang ngủ ngầm. Cái ác ngủ ngầm nó sẽ phác tác và rồi nó hại chúng ta, ta chuyển hóa. Cái thiện nó ngủ ngầm nó không được phát huy, ta sẽ nâng nó lên, nâng nó lên một tầm cao, tăng trưởng nó và phát huy nó. Tất cả những điều chúng ta tu học để thành Phật thành Bồ Tát cũng phải bắt đầu từ hai chữ nhân quả thiện ác nhưng ứng dụng thiện như thế nào để chúng ta từng bước từng bước đi lên đó là sự ứng dụng của pháp thiện, nhưng cần phải có pháp thiện. Song hành với pháp thiện đó trong đời người, chúng ta tu an trú tánh thấy biết trong đôi cánh của chánh niệm và tha lực Phật điển, thì chúng ta thật dễ bay vào bên trong, thấy rõ được mình. Thấy rõ được mình mới quan trọng, chứ còn các bạn thấy bên ngoài cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi. Bạn có thể xuất hồn ra bên ngoài, chỉ là sự bình thường của ảo giác thích thú, nó không có thực. Nhưng bạn có thể thấy được linh hồn của bạn trong cuộc đời này mới là quan trọng. Bạn có thể xuất thần thức của bạn đi đây đi đó chẳng quan trọng, chuyện đó là chuyện thừa thải. Nếu bạn có thể thấy và nhận ra được thần thức trong tâm của các bạn mới là điều quan trọng. Thấy ở bên trong quan trọng vô cùng. Vào được bên trong mới càng quan trọng hơn, mà bay được vào bên trong miền tâm thức của chúng ta, miền đất chân như của chúng ta và được pháp xuống trong tâm Phật của chúng ta, đó mới là nơi mới là cứu cánh, mới là sự cần thiết.
Trên con đường tu Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, ta không hướng ra bên ngoài. Ta nhìn vào bên trong. Ta không bay lên trên trời, mà ta bay vào trong tâm của chúng ta. Đôi Cánh Thiện Thần, các bạn đã thấy rõ đó là hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển năng lượng từ bi. Với đôi cánh này, các bạn chỉ cần vỗ nhẹ vào trong tánh thấy biết, các bạn sẽ bay vào bên trong, để thấy để biết để rõ, để thấu rồi để buông. Buông gì? buông ác, và rồi để tăng trưởng gì? tăng trưởng pháp thiện. Pháp thiện là nhiên liệu tối hậu cần thiết nhất trên con đường tu tập. Bạn muốn thành gì cũng được, nhưng thiếu pháp thiện bạn chẳng thể thành cái bạn muốn. Thành gì cũng được nhưng các bạn dư giả pháp ác chẳng bao giờ thành. Để thành Phật, thành Bồ Tát, và thành thánh hiền, hay thành sự chứng đắc an lạc tự tại, học về cõi tịnh độ của chư Phật hoặc cõi Đông phương giáo chủ Dược Sư, bất cứ một cõi nào đi nữa thì các bạn nhớ rằng cũng rất cần phải quay về bên trong nhìn thấu, nhìn xuyên suốt, nhìn rõ được nghiệp của chúng ta, ác và thiện, để buông ác hành thiện. Tuy gọi là căn bản, nhưng nó là bửu bối thượng thừa. Bởi thiếu sự chuyên tu trong nhân quả thiện ác ta chẳng thể đi tới đâu.
Chúng ta hôm nay nói về Đôi Cánh Thiện Thần để bay vào sâu thẳm miền sâu thẳm của chân như, khám phá kho tàng vũ trụ bao la ở trong miền chân tâm, trong Phật tánh của chúng ta. Chúng ta đừng chạy theo những lý thuyết của sự hư cấu ảo tưởng của những triết học, nền triết học, hoặc những giáo lý, hoặc những cái gọi là những triết thuyết của ai đó mà gọi là xuất hồn, rồi để thần thức rong chơi bay vào cõi này cõi kia. Đó hoàn toàn không cần thiết, mà giả sử như họ nói có, nó cũng chỉ là ảo tưởng không thực. Nó không có thực bởi vì chính khi còn sống, đang nói chuyện với nhau mà chẳng biết có hồn hay không, có thần thức hay không. Và rồi đã tiếp cận được chưa với linh hồn của mình, với thần thức của mình, mà nói rằng hồn xuất ra, thần thức xuất ra. Vậy thì hồn đó là hồn gì? thần thức đó là thần thức gì để xuất ra để bay đi để tới cõi này tới cõi kia? Phật chưa bao giờ dạy cho chúng ta một pháp môn nào để xuất hồn, để chuyển di thần thức tới chỗ này tới chỗ kia. Phật chỉ dạy cho chúng ta quán chiếu thật rõ trong chánh niệm đời sống, trong chánh niệm hơi thở, ứng dụng tánh thấy biết, nhìn rõ nhân quả thiện ác. Và hôm nay chúng ta làm theo đúng lời Phật. Chắp đôi cánh của chánh niệm và tha lực Phật điển bay vào bên trong tâm thức của chúng ta, để nhìn cho thật rõ tất cả những dòng nghiệp thức từ vô lượng kiếp qua, lẫn lộn đang xen giữa thiện ác, để chúng ta nhìn thấu nhìn rõ buông ác hành thiện. Đi vào đi vào với linh hồn của ta ở bên trong. Đi vào với thần thức của chúng ta ở bên trong. Danh từ ngôn ngữ gọi là thần thức hay linh hồn hay còn gọi là, chúng ta gọi là đi tới sự vô ngã, dù sao, dưới những hình thức chơi chữ cách nào đi nữa, thì là một con người bình thường, một cư sĩ bình thường chúng ta cũng phải đi vào được bên trong tâm thức của mình, đi vào được bên trong miền đất chân như phật tánh. Còn những danh từ được đặt để, được đặt tên, nó cũng chỉ là tên. Như các bạn tên gì đó, được cha mẹ đặt thì gọi tên ta, nhận tên là mình. Chỉ là cái tên, còn phận người của chúng ta mới là sự quan trọng. Hãy gạt bỏ tất cả mọi sự khác biệt của những cái tên, tranh giành nhau trong những giáo lý, những lý thuyết để nói về tánh không tánh có, cái không cái có, cái vô hình cái hữu hình, những chuyện đó không cần phải tranh cãi. Nhưng hãy khiêm tốn và chân thật với chính mình để chắp đôi cánh thiện thần, là hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển để bay vào bên trong tâm thức siêu mầu, để nhìn rõ và đáp xuống miền chân như Phật tánh, để sàng lọc giữa cái thiện và cái ác ta đã tích lũy trong nhiều đời, để ngay trong kiếp này, ngay trong hiện tại này chúng ta sống bình an và hạnh phúc.
Mời các bạn chúng ta đặt bàn tay phải là trí tuệ vào lòng bàn tay trái là từ bi chúng ta hãy cùng nhau chắp đôi cánh thiện thần, bay vào miền đất chân như phật tánh của chúng ta, mời các bạn.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi cho chúng con, để chúng con chắp đôi cánh thiện thần, là hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển bay vào miền đất Phật trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật, các bạn, các bạn đã có đôi cánh đôi cánh thiện thần, là hơi thở chánh niệm và tha lực phật điển. Mỗi khi chúng ta hòa mình vào vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa, mỗi khi chúng ta hành công Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là mỗi người chúng ta tiếp được thật nhiều tha lực phật điển và an trú thật sâu vào trong hơi thở chánh niệm. Vậy là chúng ta đang tăng trưởng sức mạnh cho đôi cánh thiện thần của chúng ta. Cánh của hơi thở chánh niệm an trú thật sâu trong tánh biết sẽ lớn lên sẽ dài ra, sẽ mạnh mẽ. Và cánh của tha lực phật điển cũng được tăng trưởng theo thời gian, theo chiều dài công phu của chúng ta. Đôi cánh chánh niệm và tha lực phật điển này đủ sức mạnh để khi các bạn dụng tâm bay và miền chân như của các bạn, vào bên trong thì các bạn đáp xuống gì? sân bay Phật tánh của các bạn. Các bạn sẽ nhìn thấu được tất cả, nhìn thấu được tất cả từ trong tâm của mình những nghiệp ác nghiệp thiện, thấy rõ được mọi tạo tác, thấy rõ được nhân quả của chính chúng ta đang tạo ra trong kiếp này, và đã tạo ra trong những vô lượng kiếp khác. Nhà Phật cần nhất là phải quán chiếu, quán chiếu cho thật rõ để nhìn cho rõ, hiểu cho thấu để buông. Làm sao các bạn có thể nhìn rõ và hiểu thấu nếu các bạn cứ bay và trượt ở bên ngoài. Nếu các bạn cứ tung đôi cánh bay bổng lên trên trời, bao nhiêu người tốn tiền mua vé máy bay ngồi lên trên để rồi bay lên tầng mây nhìn thấy gì ở trên cõi trời kia? Nước Mỹ những người giàu còn trả biết bao nhiêu tỉ, bao nhiêu triệu để có thể ngồi lên phi thuyền bay ra ngoài không gian, hoặc lên mặt trăng. Nhưng họ thấy gì? thấy một vũ trụ bao la vậy thôi, chứ chưa thể bay vào thấy được mầu nhiệm huyền bí ở trong tánh Phật. Tại sao chúng ta phải tốn công tốn sức tốn tiền tốn của để bay đi mà không dụng công hành pháp để bay vào bên trong. Nay mỗi một người trong chúng ta đã thấu được lý của đôi cánh thiện thần là hơi thở chánh niệm và tha lực phật điển. Các bạn, các bạn hãy tinh tấn tăng trưởng đôi cánh này và các bạn hãy vỗ đôi cánh thiện thần này bay vào bên trong tâm thức của mình, tìm về chính mình, tìm vào bên trong, thấy rõ được mình, hiểu thấu được mình, để buông ác hành thiện. Như vậy các bạn đang nên thánh, đang nên Bồ tát, đang nên Phật, đang trở nên thánh, trở nên Bồ tát, trở nên Phật, để rồi các bạn một kiếp nào đó sẽ thành thánh thành Bồ tát thành Phật mà thôi. Thánh, Bồ tát, Phật không ở đâu xa ở trên cõi trời này cõi trời kia, ở phương trời này phương trời kia, mà ở chính trong chúng ta. Chúng ta không cần tốn quá nhiều sức để đi tìm ở bên ngoài. Hãy trở vào bên trong, với đôi cánh thiện thần của hơi thở chánh niệm và tha lực phật điển, chắc chắn mỗi người chúng ta sẽ được tự tại thong dong, vô quái ngại, bay vào, bay vào bên trong miền đất chân như, phật tánh tự tại, đáp xuống nơi đó để hiểu được rõ ràng về chính mình, thấy chính mình, và nhìn thấu, hiểu thông, buông, buông tất cả, buông tất cả những gì không cần thiết trong đời sống cư sĩ, để rồi từ từ chúng ta buông những điều cần phải buông, để tiến tới cứu cánh cuối cùng là thành Phật. Đừng vội vàng, hãy từ từ, như người mẹ ủi áo cho con, không bao giờ vội vàng, cứ ủi từ từ để từng nếp nhăn trên áo đó được thẳng tắp. Người cư sĩ của chúng ta khi tu tập cũng phải rất từ từ, khoan dung nhẹ nhàng, bay vào bên trong. Từ từ mà ủi đi nhũng dòng nghiệp thức bởi cái ác ta đã tạo. Cứ từ từ mà chuyển hóa, từ từ mà thay đổi, đừng vội vàng. Cái tu chẳng thể một ngày. Phải tu vô lượng kiếp, phải tu vô lượng kiếp. Chúng ta cứ từ từ, từng trang một, mở ra rồi chúng ta viết vào đó những dòng văn tự của pháp thiện. Và chỉ cho mình một lối đi đúng như lời đức Phật đã dạy. Đó là hãy cùng nhau dùng đôi cánh của hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển để bay vào bên trong trái tim của chúng ta, bay vào tâm thức của chúng ta. Và đặc biệt nhất là chúng ta phải dùng đôi cánh này, đôi cánh thiện thần này, đôi cánh của hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển, bay trở về với với cuộc sống nội tâm, cuộc sống của gia đình, nơi đó có cha mẹ, có vợ chồng và con cái. Thứ nhất là tu tại gia, chúng ta có đôi cánh thiện thần, chẳng bay ra khỏi gia đình mà phải bay về với gia đình, bay vào trong đời sống của gia đình, trong tại gia của chúng ta. Chúng ta phải hoán chuyển đời sống tại gia đình trở thành một nơi thiền tự an vui nhẹ nhàng hạnh phúc, không rộn ràng tiếng kinh tiếng mõ tiếng chuông, nhưng rộn ràng tiếng cười, lòng khoan dung, tình yêu thương chan hòa trong cuộc sống. Tu chẳng mỏ chẳng chuông cũng chẳng kinh chẳng sách rình rang mỗi ngày, mà tu là gì? là phát triển lòng từ bi, đối xử với nhau bằng tâm chân thành, bằng bác ái, bằng yêu thương, đó gọi là tu. Chúng ta hãy chắp đôi cánh thiện thần chánh niệm hơi thở và tha lực Phật điển an trú vào trong hơi thở này. Chúng ta hãy cùng nhau bay về miền đất chân như của ta và trở về với gia đình để chúng ta có được một gia đình hạnh phúc yêu thương.
Mời các bạn đặt bàn tay phải là bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái là bàn tay từ bi chúng ta bắt đầu bay vào miền đất chân như của mình và trở về với gia đình của chúng ta mời các bạn.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực năng lượng từ bi tới cho chúng con để chúng con chắp đôi cánh thiện thần bay trở về miền đất chân như sống hạnh phúc với gia đình. Hít vào bằng mũi phình bụng thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật, các bạn, chúng ta vừa đồng tu cộng hưởng được thật nhiều tha lực phật điển. Nhờ đó mà chúng ta tăng trưởng được đôi cánh thiện thần của mình cho dõng mãnh. Với hơi thở chánh niệm và tha lực phật điển chúng ta hãy cùng nhau bay vào bên trong miền đất Phật ở ngay tự tánh của chúng ta. Đừng mơ ước những chuyện hảo huyền, xuất hồn rong chơi, thần thức bay bổng, mà trở vào bên trong sống thật sự chính là mình, trong tâm chân thật và sàn lọc mọi dòng nghiệp thức thiện ác, bỏ ác hành thiện, sống hạnh phúc ngay trong đời này, với ta, với cha mẹ với vợ chồng với con cái với cuộc sống hiện tại trong gia đình. Tu ngay tại gia, chuyển hóa ngay tại tâm, chuyển tâm sống tại gia đình là một đời sống rất cần thiết của những người con Phật hiện tại là cư sĩ. Thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn sẽ giúp cho các bạn trưởng dưỡng được tánh thiện, sống an vui và hạnh phúc.
Các bạn đã có đôi cánh thiện thần rồi, các bạn hãy tung bay vào bên trong để khám phá chính mình, để hiểu chính mình, để nhìn cho thấu, hiểu cho rõ và buông.
Cám ơn các bạn đã đồng tu, mời các bạn chắp tay vào chúng ta đồng hồi hướng công đức đồng tu hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống cho muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi cho chúng con, để chúng con chắp đôi cánh thiện thần bay về miền đất Phật, sống an vui hạnh phúc cùng với gia đình. Chúng con nguyện hồi hướng công đức tới tất cả các nguyên thủ các quốc gia cũng chắp đôi cánh thiện thần này bay về cùng với nhau, thành lập được chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho các nhà khoa học gia ngành y ngành dược, bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu tế, cứu trợ cũng đồng chắp đôi cánh thiện thần bay về với những cõi lòng của những bệnh nhân, chế ra vắc-xin thuốc chữa lành các bệnh tật. Nguyện cầu cho tất cả những người đang đau khổ bạo động ngoài kia quay về với bản thân, với tự tại, và với đôi cánh thiện thần bay về nơi gia đình sống hạnh phúc an vui. Nguyện cầu cho tất cả những vong linh vừa tử vong được siêu sanh miền lạc quốc. Chúng con nguyện xin chư Phật mười phương từ bi chứng minh.