Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải Tha Lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu. Các bạn, chúng ta có nhân duyên gặp gỡ trong kiếp này, cùng đồng hành trên con đường tu luyện Pháp chân lý của Đức Bổn Sư Thích Ca. Cuộc sống chúng ta thật nhiều việc, nhưng vẫn dành một tiếng đồng hồ để chúng ta cùng tìm về một sự sống vốn có trong cuộc đời chúng ta. Đó là sự sống của Tâm linh. Đời sống tâm linh của con người không thể thiếu thốn được. Có lẽ chúng ta chưa thực sự được giới thiệu, tiếp cận hoặc khai thị, được hướng dẫn rõ ràng, nên đời sống tâm linh Phật dạy cho chúng ta tu luyện để thoát ra cảnh khổ của trần gian còn quá mông lung. Do vậy chúng ta ít có khi nào thường xuyên tu luyện, mà chỉ tới với cửa Phật Thiền Môn, Tịnh xá khi đau khổ, khi cần một điều gì đó giải thoát, giải quyết cho trần gian những nỗi khổ của chúng ta. Chúng ta chỉ tới như một điều gì đó mà chúng ta không thể tự giải quyết được. Con người sẽ tìm tới Phật khi không giải quyết được. Các bạn sẽ tìm hiểu từ từ tại sao tìm tới Phật khi không giải quyết được. Như hiện tại, chúng ta đang tu tập Thất Bảo Huyền Môn, là một pháp môn mà mỗi người chúng ta luôn luôn có sự hoạt động và hiện diện thật rõ của Tha Lực Phật điển. Tha Lực Phật điển là một sự cao quí vô cùng đối với con người chúng ta, và nó có thật hiện hữu trong cuộc đời này nếu chúng ta có nhân duyên tu tập để tiếp cận. Kho báu Tha Lực Phật điển sẽ giúp chúng ta nhận ra giá trị đích thực của đời người, của kiếp người. Và nhận rõ ràng ở trong cuộc đời này vẫn còn nhiều điều cao cả hơn để cho chúng ta hiểu thấu.
Tất cả những gì ta cho là có trên thế gian này cũng chỉ là hư không. Bởi những thứ có đó rồi sẽ ra đi ta chẳng mang theo được. Nhưng còn có những thứ không không vô tận ta chưa có cơ hội gặp gỡ và tìm thấy, thì hôm nay chúng ta đã nhận rõ rồi. Bởi tiếp được Tha Lực Phật điển, là thứ mà người ta nói nó không tồn tại nhưng thực ra nó có và hiện hữu. Các bạn nhớ, trong pháp môn Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta phối hợp nhịp nhàng giữa Thiền của hơi thở chánh niệm mà Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta. Hơi thở đó được đưa vào bằng mũi xuống dưới bụng. Và trong khi đưa xuống như vậy ta phình bụng ra. Với thao tác hít vào như thế, mỗi người chúng ta nương vào tánh Thấy Biết, nhận rõ ràng hơi thở đi vào như thế nào. Đây là một sự tu tập công phu để tạo cho chúng ta có một thói quen nương vào hơi thở tự nhiên, để tánh biết và tánh thấy của chúng ta được nuôi dưỡng. Nếu con người không có tánh thấy biết, tất cả mọi sự trong cuộc đời trở thành vô nghĩa, nếu tánh thấy biết đó không được nuôi dưỡng thì cuộc đời về vật chất, danh vọng, tiền tài của thế gian sẽ đứng ở đằng đầu, che mất con mắt trí tuệ cho chúng ta. Do đó khi hít vào, bạn phải nhớ bạn hít vào bằng mũi phình bụng. Thở ra, bạn nhớ bằng miệng, hóp bụng lại và trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa. Và như vậy, chúng ta sẽ luôn luôn an trú trong hơi thở chánh niệm này và tiếp được Tha Lực Phật điển, năng lượng từ bi, yêu thương của Mười Phương Chư Phật, ban rải xuống cho các bạn và cho Bảo Thành cùng tất cả muôn loài chúng sanh.
Giờ đây mời các bạn đặt bàn tay phải được gọi là bàn tay trí tuệ, vào lòng bàn tay trái là từ bi. Chúng ta lấy 4 chữ từ bi và trí tuệ để an trú trong hơi thở chánh niệm, trì mật âm Mu A Mu Sa. Mời các bạn.
Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải Tha Lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật Lực cho chúng con. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra từ từ hóp bụng vào. Trì mật chú Mu A Mu Sa (7 lần)
Mô Phật. Chúng ta vừa thực hành 7 biến mật chú vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa. Chúng ta tiếp nhận được ngay Tha Lực Phật điển, năng lượng từ bi, năng lượng của Phật vào trong thân tâm. Các bạn thân mến, 2 chữ Tha Lực Phật điển đối với những người khác thật là xa lạ, nhưng đối với chúng ta những người tu Thất Bảo Huyền Môn, thật quen thuộc vô cùng. Bởi chúng ta được tiếp cận và được Chư Phật ban rải. Và Tha Lực, từ trường yêu thương của Phật tăng trưởng mỗi ngày, hòa nhịp với từng hơi thở, với từng công việc, suy nghĩ hằng ngày của kiếp người chúng ta. Phật quá gần trong hơi thở. Phật tới trong tư tưởng, hòa mình trong tất cả công việc của đời người. Phật thật sự đã tới với ta trong sự yêu thương của từ trường năng lượng từ bi.
Các bạn! Chúng ta nhận biết rõ ràng cuộc sống ngày hôm nay với kiến thức của khoa học cho chúng ta biết, con người hiểu thật rõ ràng sự tương tác trong cuộc sống của chúng ta luôn cần phải có năng lượng. Người nào không có năng lượng người đó sẽ dần dần chết. Năng lượng tới từ nhiều nguồn, tới từ nước uống, thức ăn, thực phẩm, từ không khí từ sự vận động của cơ thể để tạo ra năng lượng. Tất cả những nguồn năng lượng đó chỉ là nguồn năng lượng của kiếp người và nó theo qui luật của nhân quả và nhân duyên trong 4 chữ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Có nghĩa là hình thành, trụ một thời gian, từ từ bị hủy hoại, rồi triệt tiêu không còn nữa. Do vậy, chúng ta có cố gắng tới đâu thì những điều chúng ta tích trữ được, năng lượng bản thể của con người đó cũng chỉ tồn tại với nhân duyên mà thọ mạng chúng ta trường tồn mà thôi. Đến khi thọ mạng viên chung, hết rồi, những thứ ta suốt cuộc đời chăm sóc đó sẽ không còn trong tầm tay của chúng ta. Chúng ta sanh ra bởi nhân duyên có và không, nhưng lại có một nguồn năng lượng khác vi diệu, không nằm trong qui luật của sanh diệt, hoại trụ đó – Các bạn ạ! – không nằm trong qui luật Thành – Trụ – Hoại – Diệt, không nằm trong qui luật gọi là sanh diệt, có không. Nó thường hằng trong Tâm của Chư Phật, của bậc Giác Ngộ. Đó là năng lượng yêu thương, từ trường từ bi. Ta gọi là Tha Lực Phật điển. Chúng ta thực sự đã tiếp được Tha Lực Phật điển. Nếu chúng ta chuyên chú mỗi ngày thì Tha Lực Phật điển như nước tưới vào cuộc đời, sẽ nuôi dưỡng tâm của chúng ta cho trong sáng, thanh tịnh, thanh cao, và nuôi dưỡng thân của chúng ta cho khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc. Các bạn, các bạn muốn tiếp cận với năng lượng gì? Tùy theo tâm của các bạn. Nếu tâm của các bạn biết được nhân duyên với Phật Pháp, biết được Phật Pháp Tăng và có trí tuệ rõ ràng trong nhân quả Thiện ác. Thấy được ác tạo ra họa, thấy được Thiện tạo ra phước báu, và thành tựu được những điều cần thiết trong cuộc đời để thấy an lạc, thì năng lượng từ bi, năng lượng Phật điển là nguồn năng lượng tích cực, thanh cao tuyệt đối và hữu dụng trong cuộc đời của chúng ta. Chủ đề của chúng ta hôm nay nói tới chúng ta Mê Quá Rồi. Chúng ta mê gì? Mà phải than rằng mê quá rồi. Chúng ta trở về với tuổi thơ, biết bao nhiêu thứ chúng ta mê, rồi theo tuổi đời chúng ta lớn lên, cái chúng ta mê đó thay đổi từ từ, từ từ. Nói cho rõ hơn trong hiện tại của cuộc sống, nói về chế độ thông tin phương tiện của phone. Các bạn còn nhớ khi phone tay bắt đầu được tạo ra, ai có cơ hội mua phone tay thì mê và đắm chìm vào trong phone tay. Cái thủa phone tay còn bự chúng ta phải vác bằng 2 tay mới nói chuyện được, vậy mà cũng đã mê. Nhớ về cái phone tay, bự thô như vậy đó, vậy mà cũng mê. Rồi tới thế kỷ hiện tại đây, cái phone gọn nhẹ như thế nào, nó đầy đủ chức năng phục vụ cho nhu cầu của con người. Và youtube Bảo Thành và các bạn đang tương tác đây cũng là một chức năng thật là tuyệt vời của phone trong thời đại mới. Phương tiện của phone thay đổi theo nhu cầu của con người và sự khám phá. Chúng ta mê phone cùi bắp, rồi bỏ cùi bắp cho tới phone có cảm ứng, rồi cái phone ngày hôm nay. Không những vừa cảm ứng, vừa nhiều ứng dụng, vừa đẹp. Như vậy, cái mê về phone thôi đã có sự thay đổi. Từ thô sơ đến tinh tế hơn và dần dần nó sẽ tinh tế, tuyệt vời hơn. Con người khi học về Phật Pháp Chư Phật đã dạy: Có 5 điều chúng sanh thường hay đắm chìm và mê muội, để rồi thần trí mê man không thể thoát ra, và bị đày vào trong đau khổ phiền não. Đó là mê về Tiền, Tài, Danh, về vật chất nhà cao cửa rộng, về sự ăn uống ngủ nghỉ. Nhà Phật gọi tóm là ngũ dục. Nhìn trong cuộc sống hiện tại nói về tiền, ai cũng thích tiền, bởi vì tiền là phương tiện để con người chế tạo ra để trao đổi về những thứ con người cần phải có, do những người khác tạo ra mà ta không thể tạo được. Ví dụ ta dùng tiền để mua gạo, tức là dùng tiền là giá trị ta tạo ra được lưu thông bằng đồng tiền để lấy gạo nuôi thân, thì số tiền đó có được do công sức, nhưng ở thời buổi bây giờ, khi mọi việc đã bình ổn, hầu hết chỉ có một vài người đắm chìm trong tiền mà thôi. Hoặc về danh cũng vậy, về tài cũng vậy, về sắc cũng vậy, về nhà cao cửa rộng về sự ăn uống ngủ nghỉ, hình như nó đã được bình ổn và chúng ta đã chấp nhận cuộc sống theo khả năng. Ngoại trừ những con người có ước mơ cao hơn thì cũng phải dùng kiến thức để thành tựu, chứ chẳng thể vì mê mà đắ chìm. Ví dụ tiền, ta có tiền đâu để đắm chìm trong tiền. Đối với đời sống công nhân Việt Nam ngày hôm nay, chỉ có một số tiền đủ ăn đủ sống, họ phải tiết kiệm, lấy gì để mê có tiền nữa. Tức là cuộc sống đã đặt để để không thể mê là có. Mê về công danh, mê về chức quyền, mê về nhà cao cửa rộng, sự ăn uống ngủ nghỉ, những mê đó không thể thực hiện được, khó lắm, thật là khó. Ngoại trừ trau dồi về kiến thức thì ta thành tựu được nó. Điều đó là chân lý mà, chúng ta có kiến thức, chúng ta làm được tiền, ta có tài, ta có tiền. Và trong tình cảm chân thật, ta nuôi dưỡng mọi người có tình yêu trong sáng. Những điều ngũ dục mà nhà Phật nói ngày hôm nay, chúng ta khó đắm chìm. Bởi chẳng thể có nhiều để đắm chìm. Các bạn! Những gì dư dả ta mới mê. Những gì thiếu thốn ta khó mà mê được. Các bạn đã bao nhiêu lần thích tiền và mê tiền, nhưng các bạn đâu có thể có tiền. Lâu dần các bạn cũng chán, chẳng còn mê nữa, mà chấp nhận cuộc sống đi làm để có tiền nuôi thân, phù hợp với chúng ta.
Nói như vậy không phải là chúng ta không còn đắm chìm trong Ngũ dục: Mê tiền tài, danh vọng, địa vị, ăn uống ngủ nghỉ, những thứ đó mê cũng khó lắm. Ngày nay thật là khó. Các bạn, nói như vậy để chung ta thấy được gái trị của câu Mê Quá Rồi. Nó đã bị biến chứng, tàng hình ở trong 5 ngũ dục mà ta không thể đạt được thì năng lượng mê đó bị biến qua hình thái, nhẹ nhàng hơn, là chúng ta không còn cảm giác mê. Nhưng thực sự chúng ta đã mê quá rồi. Mê gì đây các bạn? Khi các bạn chưa biết được, vốn có trong cuộc sống này các bạn chấp nhận, các bạn ngủ quên ở trên đó, và các bạn đã tạo ra ra một chân lý như vậy là sanh ra để làm cho có tiền, sanh ra để cho có tài danh, có quyền lực, cho có nhà để ở, cho có chỗ để ngủ. Những thứ đó khi có đầy đủ rồi thì chúng ta đã chấp nhận cuộc đời là như vậy. Đây là một cái mê chúng ta chấp nhận cuộc đời với cái nhìn có hữu hạn của chúng ta, giới hạn, nhìn thấy cuộc sống chỉ như vậy. Cuộc đời này chỉ có như thế. Ta định nghĩa cuộc đời là sinh ra để ăn uống, để ngủ nghỉ, để làm cho có tiền phục vụ cho ăn uống, ngủ nghỉ, để có danh, để có tình cảm với vợ chồng con cái, với người này người kia. Đó là mối giao hảo của cuộc đời. Những thứ như vậy, ăn uống ngủ nghỉ như một định nghĩa mặc định rằng cuộc đời con người là như thế, hết rồi, chẳng còn gì để mà đi tìm cầu, chẳng còn gì để mà đi tìm kiếm. Bởi đó mà người ta mới định nghĩa: Đời này chỉ có một lần thôi, chết là hết. Chính câu đó quá quen thuộc, rồi chúng ta chấp nhận cuộc sống ngắn ngủi, vùi đầu để tìm kiếm cơm ăn áo mặc ngủ nghỉ, rồi đợi chờ ngày chết để ra đi.
Các bạn, để Bảo Thành kể cho các bạn một câu chuyện trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa về lời của Đức Phật trong phẩm: Căn Nhà Lửa. Thời đó trong kinh nói rằng có một số người mãi chơi trong căn nhà đó, rồi căn nhà đó bốc lửa cháy họ cũng không biết lửa cháy, họ cứ đắm chìm như vậy hoài không chịu chạy ra. Người ở bên ngoài, ông chủ ở bên ngoài, người cha ở bên ngoài thấy những người con, thấy những người làm ở bên trong căn nhà lửa cháy đó cứ mãi chơi không chịu chạy ra, kêu cũng không ra, gọi cũng không ra, gào cũng không ra. Người cha mới nói với những người con trong căn nhà lửa ấy rằng: Các con ơi, ở ngoài này cha có xe hươu, cha có ngựa, cha có xe nai đẹp lắm, các con ra đi. Cha sẽ tặng cho các con những thứ, phương tiện như vậy để các con chơi, các con vân du đây đó. Các con nghe được tiếng của người cha, nghe được tiếng ở bên ngoài cha có những trò chơi cao quí hơn, liền tủa ra ngoài để đón nhận. Khi họ chạy ra ngoài rồi, họ mới thấy căn nhà của họ đang cháy và họ cảm thấy sợ hãi. Tuy nhiên, thật sự trước mặt họ vẫn là những đồ chơi cao quí mà người cha hứa cho: là xe nai, xe huơu, xe ngựa. Các người con vui vẻ từ bỏ căn nhà cháy đó mà tiếp nhận phương tiện mới để rong chơi trong cuộc đời. Các bạn! Danh vọng, địa vị, tình cảm hay sự ăn ướng ngủ nghỉ nó ngầm cháy trong cuộc đời căn nhà của thân xác này, mà chúng ta không thể nhận ra được. Chúng ta đã mê. Định nghĩa cuộc đời là như thế, thôi nên chấp nhận, và rồi để cho 5 ngọn lửa của tham dục, dục ở trong ái, dục ở trong danh vọng, quyền lực, tiền tài, dục ở trong vật chất của cải, nhà cao cửa rộng, của sự ăn uống sa đọa, ngủ nghỉ triền miên. Nói chung 5 dục đó nó biến tướng hợp thành một ngọn lửa thật là lớn như núi lửa. Đó là sự giải đãi, lười biếng. Đam mê đến mức lười biếng, giải đãi, không còn có một sự phấn đấu nào để vượt qua. Bởi người ta định nghĩa cuộc đời là như vậy, là cao nhất rồi cho nên ngủ quên trên định nghĩa này. Vì sao? Vì họ không có cơ hội nhìn thấy rằng, ngoài cái mặc định về cuộc sống của họ, về những điều họ cũng có thể thấy, còn những thứ cao quí hơn. Họ cho rằng chỉ có vậy, đời chỉ có vậy, chỉ cần tiền tài, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, rồi nuôi cuộc đời này, sống cho xả láng đi rồi kết thúc một cuộc đời, rồi sanh ra ăn uống, để rồi chết. Một định nghĩa như vậy, nhưng nó dần dần thấm vào rồi ai cũng chấp nhận. Phật đã nhìn thấy điều đó, khi ngài thấy trong 4 thành sinh ra đau khổ như thế nào, bởi vì phải bị bệnh, bị già đi, rồi chết. Đó là một vòng lẩn quẩn. Phật đã nhìn ra, và Ngài đã tìm ra một phương tiện để chúng ta đi ra khỏi căn nhà lửa của Sinh, lão, bệnh, tử của thân này, thật đau khổ. Nói như vậy có lẽ hơi mông lung với một số người, nhưng nói thực tế hơn, nếu chúng ta mãi chơi trong căn nhà đang cháy không thấy đường, nghe tiếng mời gọi để trao tặng chơi những trò chơi mới, thì chúng ta nhất định sẽ chạy ra. Chỉ có đi ra, chỉ có thoát ra khỏi căn nhà, mới thấy được căn nhà đó bị lửa cháy, bị hỏa hoạn. Và cũng như vậy, chỉ có khi nào chúng ta có cơ hội đi ra khỏi sự của mặc định của định kiến, của định nghĩa, của cái nhìn có giới hạn, của kiến thức. Chúng ta tách ra khỏi cái đó, thì chúng ta mới thấy được thật nhiều điều cao quí, huyền diệu, linh thiêng hơn, lúc đó chúng ta mới từ bỏ, hoặc chỉ ứng dụng phương tiện của kiếp người này để thành tựu được những thứ cao cả hơn mà thôi. Như vậy chúng ta Mê Quá Rồi. Mê gì đây? Mê ngũ dục, nhưng nó được biến tướng như từ cái phone thô sơ thành tinh tế hơn. Ngũ dục ngày nay nó biến tướng thành sự tinh tế hơn, chấp nhận cuộc đời là như vậy, nên chúng ta thường ngủ quên, thường lười biếng, thường giải đãi, không tinh tấn để tìm tòi những huyền diệu ở ngoài không gian, tư tưởng, suy nghĩ, kiến thức của chúng ta.
Các bạn đi tới nhà người này người kia, chúng ta có cơ hội tiếp chuyện, tương tác với nhau. Đó là cách sống khỏe mạnh, trong tinh thần sự tương tác yêu thương giữa người với người của thế hệ trước. Người ta thường tới thăm nhau ở nhà bạn để rồi uống một tách trà, nói chuyện nhưng thật là khỏe, bởi có sự tương tác bằng năng lượng tình yêu, bằng sự mặt đối mặt. Ngày nay các bạn vô quán café, ngay ở trong quán café thì một người uống café, mỗi người một cái phone, mỗi người một góc. Mời nhau đi uống café, tay vẫn cầm phone nghịch ngợm. Chưa hẳn thế, trong căn nhà của chúng ta, khi ngồi ăn cơm, khi ngồi uống nước, họp mặt, cha mẹ, ông bà, con cái, thì cũng mỗi người một phone, cũng tỉ tê, sờ qua sờ lại, cái phone đã làm cho chúng ta mê. Rồi trong phone còn có biết bao nhiêu trò chơi game, biết bao nhiêu em đã đắm chìm vào trong game mà không thoát ra được. Đấy, cuộc đời như một game chơi, như một trò chơi mà chúng ta chơi hoài rồi mê vào đó chẳng thể thoát. Là vì sao? Chúng ta chỉ thấy thế giới này nắm gọn trong cái phone, cái mê của chúng ta, của thế giới loài người, chỉ nằm gọn trong 2 chữ sanh tử. Sanh ra rồi chết. Cho nên trong khi còn sống đang chờ chết, ăn uống ngủ nghỉ, có tài, có tiền, có quyền lực, để thể hiện cái ta, cái tôi. Vậy đến khi chết là xong, chứ chưa nhìn thấy bên ngoài vòng sanh tử – sanh ra rồi chết – còn những phẩm giá cao quí hơn mà Phật đã tìm ra. Phật chính là người cha đã thấy căn nhà lửa của thân xác này, của cuộc đời này trong sanh tử đó. Căn nhà sanh tử đó đang cháy, đang cháy mà chúng ta quá mê. Mê về ý nghĩa cuộc sống mà chúng ta với kiến thức, định nghĩa chỉ như vậy thôi. Nhưng Phật nói không chỉ như vậy thôi. Đó chỉ là một vòng tròn lẩn quẩn trong sự chết và đau khổ. Do đó Phật đã hiến tặng cho chúng ta thật nhiều phương tiện để dẫn dụ chúng ta thoát ra khỏi căn nhà lửa cháy của thân tâm, được mặc định với trí tuệ, trí tuệ hạn hẹp của chúng ta.
Chúng ta đã Mê Quá Rồi. Mê từ trong ngũ dục. Nhưng cái ngũ dục nó khôn quá, nó đã biến dạng làm tăng trưởng sự lười biếng giải đãi của chúng ta. Để khi chúng ta được nghe, được biết về một điều gì đó linh mầu do giáo lý của Phật, ta chẳng thể bước ra được định mặc của cuộc đời, rồi cứ thế làm biếng rồi giải đãi. Nhưng may thay chúng ta được một sự sách tấn tình thương của Chư Phật tác động vào chúng ta. Ngài đã gọi vào cuộc đời của chúng ta trong khi lửa dục đang cháy và gửi vào đó một âm thanh vi diệu là Ngài hiến tặng cho chúng ta một phương tiện mới kỳ diệu vô cùng. Đó là Phương tiện của Tha Lực Phật điển, từ trường yêu thương. Mà những ai tiếp xúc được với Tha Lực yêu thương của Phật rồi mới nhận ra giá trị của cuộc sống còn nhiều điều màu nhiệm, nhiều điều tuyệt vời. Các bạn khi đã tiếp cận và được ban rải Tha Lực Phật điển, phương tiện Phật điển rồi thì chúng ta thấy cái lười cũng dần được chuyển hóa. Cái mặc định về cuộc sống sinh ra để có tiền, có tình cảm, có danh vọng, có nhà cao cửa rộng, có sự ăn uống ngủ nghỉ, nó không còn là định nghĩa của một đời người nữa. Bởi vì mục đích của con người không chỉ sinh ra chỉ có 5 thứ đó mà còn có một mục đích cao cả hơn, tức là tiếp cận với Tha Lực Phật điển yêu thương của Chư Phật để trở về với cuộc sống hướng thượng cao hơn, cao hơn kiếp làm người trong thân xác này. Chúng ta tiếp nhận được Tha Lực Phật điển, chúng ta càng khám phá thấy rằng cuộc đời này còn có quá nhiều điều kỳ diệu. Bởi ta có nhân duyên làm những việc thiện rồi nên Ngài đã tới cuộc đời gọi ta ra và trao cho chúng ta một phương tiện mới, đó là Tha Lực Phật điển. Tha Lực Phật điển để nương vào đó chúng ta tìm ra ý nghĩa của cuộc sống đích thực, và hiểu rằng cuộc đời này chỉ như một bến đò, tạm dừng trong chốc lát, lại tiếp tục đi thêm trong dòng sông từ ái tràn đầy năng lượng từ bi của Chư Phật. Các bạn thân mến! Chúng ta đã Mê Quá Rồi. Nhưng hôm nay chúng ta đã tỉnh. Mê gì? mê trong suy nghĩ rằng cuộc đời là như thế. Nhưng hôm nay chúng ta tỉnh bởi biết cuộc đời không như thế. Bởi biết cuộc đời còn nhiều cái đẹp hơn, cao hơn, là chúng ta phải thoát ra cuộc đời, đừng mặc định rằng kiếp người là như vậy, mà hiểu rõ kiếp người chỉ là bến đò tạm dừng trong một thời gian ngắn, để tiếp tục đi trên dòng sông đó và trở về vơi miền đất an lạc, từ bi, tịnh tĩnh, thoát khỏi khổ và phiền não.
Các bạn! Mời các bạn đặt bàn tay phải bàn tay từ bi vào lòng bàn tay trái bàn tay trí tuệ. Từ bi và trí tuệ để chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm. Dùng từ bi và trí tuệ quán chiếu hơi thở chánh niệm. Mời các bạn
Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải Tha Lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật Lực để chúng con tiếp được năng lượng từ bi mà nhìn thấu những điều chúng con đã Mê Quá Rồi, để tinh tấn vượt ra và tiếp cận với năng lượng của Phật, để thành tựu được sự an lạc. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra từ từ hóp bụng vào. Trì mật chú Mu A Mu Sa (7 lần)
Mô Phật chúng ta lại vừa tiếp được thật nhiều năng lượng từ bi, từ trường yêu thương của Phật vào trong thân tâm của chúng ta. Các bạn, người Cha lành là Đức Thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Người đã gọi vào trong tâm thức của chúng ta và nói rằng: con ơi căn nhà Lửa Thân tâm của chúng con, căn nhà lửa của ngũ dục của chúng con đang cháy. Ngoài này cha có nhiều đồ chơi mới cha tặng cho con hãy ra và lãnh nhận. Chúng ta là những người con đang bị thiêu cháy trong căn nhà Lửa của thân xác này, của ngũ dục, của tình tài danh vọng, địa vị, ăn uống ngủ nghỉ, thế mà khi nghe được tiếng gọi đó chúng ta không đắm chìm nữa mà bởi có một sự hứa khả của Phật trao tặng những thứ mới. Ta đã bước qua những sự đang thiêu cháy của ngũ dục đó bởi đang đón nhận phương tiện lớn của Phật. Phương tiện đó là xe hươu, xe ngựa, phương tiện đó là gì? Là Tha Lực Phật điển, mà từ khi chúng ta tiếp nhận được Tha Lực Phật điển cuộc đời đã đổi thay, nhận thức về cuộc đời đã đổi thay. Bao nhiêu những kiến thức mặc định về cuộc đời, những suy nghĩ về đời sống tâm linh, thực sự đã thay đổi. Bởi nó không còn giới hạn, nó không còn hạn hẹp ở trong khuôn chữ định nghĩa về đời sống tâm linh Phật học, về đời sống tâm linh của các tôn giáo, đời sống của con người như ta thường suy nghĩ. Tha Lực Phật điển đã mang tới một nguồn sống mới, một nguồn trí tuệ, một nguồn hiểu biết mới, vượt ngoài hiểu biết của con người. Các bạn! Tha Lực Phật điển từ trường yêu thương đã giúp cho chúng ta hiểu thế nào về những ngôn ngữ mờ tịt, mụ mẫm, giam hãm trí óc của chúng ta trong những thế giới mà con người ham tài danh và quyền lực đã tạo ra một ngôn ngữ là vô thần, nghĩa là không có đời sống của tâm linh, đời sống về sau. Bởi vì cái nhìn, cách tiếp cận của họ nên sự cực đỉnh chỉ nằm trong 5 thứ Tiền – Tài – Quyền lực – Nhà cao cửa rộng và sự ăn uống thỏa thuê mỗi ngày, đắm chìm trong những điều đó. Đức Phật trao cho chúng ta Tha Lực Phật điển, vượt lên trên nóc nhà trí tuệ mà người ta mặc định là vô thần đó. Để xuyên qua nóc nhà đỉnh cao trí tuệ đó, thấy được rằng: không không! nó không giới hạn ở đó. Bởi vì cái mà được gọi là vô thần giới hạn đó chỉ nằm trên đầu của cây măng thôi. Cây măng mới đâm ra khỏi mặt đất, nó mới trồi ra khỏi mặt đất, nó dũng mãnh cỡ nào và nó tưởng rằng nó đã tới. Trên đầu ngọn măng thật là thấp, nó phải vươn cao lên mãi, vươn cao lên mãi, cho đến khi nó thấy khung trời cao rộng mênh mông vô tận không thể với tới. Lúc đó nó đã thành cây tre, mới biết cong xuống cúi đầu với thiên đại. Và nhận ra rằng vũ trụ mênh mông vô tận, con người thủ đắc tư duy, suy nghĩ và cho rằng nóc nhà kiến thức của họ là cao quá trời rồi. Nhưng khi chúng ta, những con người bình thường này đây tiếp được năng lực Phật điển, từ trường yêu thương của Phật, thì chúng ta đã đến hồi như cây tre biết cúi đầu xuống để không còn cống cao ngã mạn, để trở thành một con người khiêm tốn bởi nhận ra rằng trí tuệ viên giác của Chư Phật mênh mông vô tận, chẳng thể nào với tới được. Chỉ còn một phương pháp duy nhất là nương vào Tha Lực Phật điển, phương tiện đại hùng đại lực trong tình yêu thương mà Mười Phương Chư Phật đã ghé vào cuộc đời chúng ta, trao tặng cho chúng ta, để ngồi trên Tha lực Phật điển đó mà chúng ta vân hành tới những cảnh giới cao hơn mà Chư Phật đã chứng đắc. Còn không chứng đắc được điều đó, không ngồi trên phương tiện Tha Lực chứng đắc được điều của Chư Phật, thì chúng ta chỉ thủ đắc với kiến thức phàm phu giới hạn, hẹp hòi của chúng ta. Để rồi mặc định cuộc đời này sinh ra là để chết, cho nên giữa sanh và chết lo vơ vét vào tiền tài danh vọng, địa vị, nhà cao cửa rộng ăn uống si mê.
Các bạn ơi, chúng ta không giới hạn trong cuộc đời này là chỉ có 2 chữ sanh rồi chết. Rồi từ đó tìm kiếm giữa 2 cái sanh chết này tiền, quyền lực và những sự ái dục ăn uống, ngủ nghỉ. Chúng ta nhìn từ cõi sanh này vượt qua cõi tử đi tới chỗ thoát khỏi sanh tử bằng phương tiện Tha Lực Phật điển. Chúng ta không tôn sùng thần tượng để rồi người ta phá sự tôn sùng đó bằng sự vô thần. Chúng ta có trí tuệ để nhìn thấy sự hiện hữu rõ ràng của đời sống tâm linh qua Tha Lực Phật điển mà Mười Phương Chư Phật ban rải xuống cho chúng ta. Đây là một sự cao quí để cho chúng ta đã trong vô lượng kiếp mê quá rồi, trong những ngũ dục đó, nay tỉnh giấc ngủ của đêm dài mê mộng. Nay ta tỉnh giấc mộng của những đêm dài mê mộng, để được gì các bạn? Để được gì? Ta tỉnh trong những đêm dài mê mộng để ta được gì? Ta được tánh giác, nhẹ nhàng tiếp cận Phật điển vân du đây đó, hiểu thấu được những sự chứng ngộ của Phật. Để rồi chúng ta thực hành theo lời của Phật để được chứng ngộ và giác ngộ thành Phật. Chúng ta không giới hạn cuộc đời không chỉ trong 2 chữ sanh tử của kiếp người là hết, mà chúng ta thấy rõ ràng cuộc đời trong 2 chữ sanh tử, khoảng trống của nó chỉ là một bến đậu, chỉ là một bến đò. Chúng ta tạm nghỉ ngơi ở đây để trưởng dưỡng sức mạnh, tiếp tục đoạn đường kế tiếp để chúng ta rời khỏi sanh tử của cuộc đời. Các bạn, sanh tử chỉ là một bến đò trong cuộc đời trên dòng sông yêu thương của Tha Lực Phật điển. Chúng ta khi đủ sức vẫn tiếp tục bước xuống con thuyền Bát Nhã của Tâm yêu thương, của Tha Lực Phật điển, để chúng ta vân du đây đó.
Các bạn, cuộc đời không còn nằm gọn trong 2 chữ vô thần sanh tử. Cuộc đời nay đã vượt qua nóc nhà trí tuệ hạn hẹp của những con người cố tình định nghĩa nhồi nhết để chúng ta tin theo. Ta đã được Phật tới với cuộc đời. Ngài đã gọi mời ta bước ra khỏi căn nhà lửa đang cháy, trao cho chúng ta phương tiện lớn là Tha Lực Phật điển, là tình yêu, là từ trường, là năng lượng từ bi. Hãy mở rộng trái tim để đón nhận. Và chúng ta khi đón nhận được điều đó, chúng ta sẽ thăng hoa cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ vượt qua mọi sự thách, mọi chướng ngại trong cuộc sống, thành tựu được sự an lạc đích thực trên bến đò sanh tử này. Các bạn, cuộc đời không nằm gọn trong 2 chữ sanh tử, mà cuộc đời nằm trong 2 chữ từ bi. Tha Lực Phật điển sẽ giúp cho chúng ta biết thế nào là từ bi, tiếp được năng lượng từ bi và biết thế nào là sức mạnh của tình yêu, từ trường, từ bi yêu thương của Phật. Các bạn, dù chúng ta đã mê quá rồi trong ngũ dục, thì hôm nay chúng ta nhất định sẽ vượt qua tất cả, bởi chúng ta nghe lời gọi của người cha là Đức Bổn Sư, mời gọi chúng ta ra khỏi căn nhà lửa đang cháy trong thân xác của kiếp người để đi tới một cảnh giới cao hơn, an lạc, bình an và hạnh phúc hơn đang đón chờ chúng ta.
Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, chúng ta an nhiếp trong 7 biến vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải Tha Lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật Lực tiếp được năng lượng từ bi cho chúng con, để chúng con nhận rõ những điều đã Mê Quá Rồi mà thoát ra khỏi căn nhà lửa này, tiếp lấy phương tiện từ bi của Phật mà hiểu thấu những điều Ngài chứng ngộ. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa (7 lần)
Mô Phật, các bạn thân mến. Bảo Thành nhắc lại rằng Mê Quá Rồi là mê trong ngũ dục. Nhưng ngày nay nó đã biến tướng thành sự lười biếng, giải đãi. Bởi vì chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc đời nằm gọn trong 2 chữ sanh tử. Sanh ra rồi chết. Giữa sanh ra và chết đó chúng ta thỏa thích để thỏa mãn về những điều ta mơ ước như Tiền, Tài, Địa vị, Danh vọng, Quyền cao, Nhà cửa rộng rãi, sự ăn uống và ngủ nghỉ. Chúng ta lạc vào trong căn nhà Lửa của Ngũ dục đó. Hôm nay ta đã nghe được tiếng mời gọi của Đức Thầy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và chúng ta bước ra khỏi căn nhà Lửa – sự mặc định và sự định nghĩa của đời sống vô thần – chỉ vậy mà thôi, đắm chìm trong vật dụng. Chúng ta tiếp cận được với phương tiện lớn là Tha Lực Phật điển, là luồng từ trường yêu thương là sự gia trì của Phật Lực, năng lượng từ bi tới với thân tâm của chúng ta. Chúng ta đã hiểu rõ được chân lý của nhà Phật cao siêu như thế nào và chúng ta không còn đắm chìm nữa, mà chỉ mượn cuộc đời này như một bến đò để tăng trưởng đầy đủ những nhiên liệu cần thiết tiếp tục cho đoạn đường kế tiếp để đi về miền đất Phật. Chỉ có con đường chuẩn bị đó, với Tha Lực Phật điển yêu thương, chúng ta luôn luôn được sự bình an và có hạnh phúc trong cuộc đời. Những phiền não và đau khổ sẽ được chuyển hóa. Tham sân si, hỉ nộ ái ố dần dần biến dạng thành năng lượng yêu thương. Mà chúng ta yêu ai? Yêu bản thân, yêu cha mẹ, yêu ông bà, vợ chồng con cái, thân bằng quyến thuộc, tất cả mọi loài chúng sanh như yêu bản thân chúng ta.
Các bạn, cám ơn các bạn đã đồng tu. Mời các bạn chắp tay vào chúng ta đồng hồi hướng công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Sa. Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ, đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật Lực để chúng con và mọi loài biết được năng lượng từ bi. Nhìn rõ được những điều đã Mê Quá Rồi và thoát ra được căn nhà lửa đang cháy, thành tựu được sự an lạc, hạnh phúc trong cuộc đời này. Chúng ta có được chút phúc đức nào trong sự tu hôm nay, nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia nhận biết được những điều họ đã quá mê, thành tựu được sự an lạc và phương tiện từ bi trí tuệ Phật khai mở. Nguyện cầu cho các nhà khoa học ngành y ngành dược chế tạo ra được Vaccin, thuốc chữa bệnh ôn dịch. Nguyện cầu cho bác sỹ, y tá, y sỹ, nhân viên cứu trợ trên thế giới có được lòng từ bi thoát được cảnh mê dục, để mở rộng vòng tay yêu thương chăm sóc cho bệnh nhân. Nguyện cầu cho những người đang phẫn nộ ở đây, những người không được đối xử công bằng, nhận ra được giá trị của cuộc sống là Tha thứ, ngồi lại đàm thoại để tìm ra được một con đường bình an cho nhau. Nguyện cầu cho tất cả vong linh đã mất trong thời gian qua được siêu sanh tịnh độ, tiếp cận được với năng lương từ bi của Phật để giải thoát và bình an. Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật từ bi chứng minh